Giáo án Tập đọc - Tiết 57, 58: Hai anh em

Giáo án Tập đọc - Tiết 57, 58: Hai anh em

Tiết : 57+58 Thứ , ngày tháng năm 200

Môn : Tập Đọc Tựa bài : HAI ANH EM

I. MỤC TIÊU : II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài .

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của hai nhân vật (người anh và người em).

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :

- Nắm được nghĩa các từ mới .

- Hiểu nghĩa các từ đã chú giải.

- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tình anh em, anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.

- Tranh.

- Sách tiếng Việt.

 III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH

- Sách tiếng Việt.

 

doc 3 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Tiết 57, 58: Hai anh em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 57+58	Thứ , ngày  tháng  năm 200
Môn : Tập Đọc	 Tựa bài : HAI ANH EM
I. MỤC TIÊU : 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN 
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài .
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của hai nhân vật (người anh và người em).
Rèn kỹ năng đọc hiểu : 
Nắm được nghĩa các từ mới .
Hiểu nghĩa các từ đã chú giải.
Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tình anh em, anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.
Tranh.
Sách tiếng Việt.
III. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH 
Sách tiếng Việt.
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
PP &SD ĐDDH
Ổn định :
Bài cũ :
Giáo viên gọi 2 học sinh lên đọc thuộc lòng một khổ thơ em thích trong bài Tiếng võng kêu.
Trong giấc ngủ, em bé mơ thấy gì ?
Những từ ngữ nào tả em bé rất đáng yêu ?
Vì sao em thích khổ thơ đó ?
Giáo viên nhận xét cho điểm.
Bài mới :
Giáo viên giới thiệu :
Giáo viên treo tranh và hỏi : 
Tranh vẽ cảnh gì ? ® Hai anh em.
Luyên đọc :
Giáo viên đọc mẫu.
Đọc từng câu .
Giáo viên rèn tư thế đọc cho học sinh.
Giáo viên rèn đọc các từ khó :
công bằng	xúc động
ngạc nhiên	ôm chầm lấy nhau
Đọc từng đoạn .
Giáo viên rèn học sinh đọc ngắt giọng các câu sau :
Ngày mùa đến, / họ gặt rồi bó lúa / chất thành hai đống bằng nhau, / để cả ở ngoài đồng . //
Giáo viên giảng nghĩa từ khó :
 công bằng	kì lạ
Đọc từng đoạn trong nhóm :
Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm.
Cả lớp, giáo viên theo dõi nhận xét.
Học sinh hát.
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Lớp nhận xét.
Hai anh em ôm nhau giữa đêm bên đống lúa.
Học sinh chú ý nghe.
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
Học sinh đọc phần chú giải.
Học sinh chia nhóm đôi bạn đọc, bạn khác nhận xét.
Các nhóm cử đại diện thi đọc.
Ph.pháp 
kiểm tra.
Tranh .
Trực quan.
Vấn đáp.
Luyện đọc cá nhân.
Luyện đọc cá nhân.
Chia nhóm. Luyện đọc cá nhân.
Thi đua. 
cá nhân.
 TIẾT 2
Tìm hiểu bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc :
Ngày mùa đến, hai anh em chia lúa như thế nào, ở đâu ?
Người em có suy nghĩ như thế nào ?
Tình cảm của người em đối với anh như thế nào ?
Người anh nghĩ gì và đã làm gì ?
Điều kì lạ gì đã xảy ra ?
Mỗi người cho như thế nào là công bằng ?
Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quý nhau ?
Tình cảm hai anh em đối với nhau như thế nào ?
Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em.
Củng cố :
Giáo viên liên hệ thực tế : Anh em cùng một nhà nên yêu thương, lo lắng, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Nhắc nhở học sinh biết yêu thương, nhường nhịn anh chị em để cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi .
Chia lúa thành hai đống bằng nhau ở ngoài đồng .
Anh mình còn phải nuôi vợ con  thì không công bằng .
Rất yêu thương, nhường nhịn anh.
Người anh nghĩ : “Em sống một mình vất vả  thật không công bằng.”
Hai đống lúa ấy vẫn bằng nhau.
Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con.
Xúc động, ôm chầm lấy nhau.
Hai anh em rất yêu thương nhau, luôn lo lắng cho nhau.
2 anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau 
Vấn đáp.
Nêu gương.
@ Kết quả : . 

Tài liệu đính kèm:

  • docT-T15-TD-Hai anh em.doc