Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 cả năm (Học kì I)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 cả năm (Học kì I)

Tập đọc

CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM

I/ Mục đích, yêu cầu:

1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy, giữa các cụm từ

2) Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II/ Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết câu văn càn hướng dẫn HS đọc đúng.

III/ Các hoạt động dạy - học:

 

doc 291 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 cả năm (Học kì I)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tập đọc
Có CÔNG MàI SắT Có NGàY NÊN KIM
I/ Mục đích, yêu cầu:
1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phảy, giữa các cụm từ
2) Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết câu văn càn hướng dẫn HS đọc đúng.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Mở đầu:
 B. Bài mới:
 1) Giới thiệu bài:
 2) Luyện đọc:
 a, Đọc mẫu:
 - GV đọc to, rõ ràng theo giọng kể chuyện, phân biệt giọng của các nhân vật.
 b, Hướng dẫn luyện phát âm từ khó:
 - Gọi 1 HS đọc đoạn 1, 2.
 - GV giới thiệu các từ cần luyện phát âm và gọi HS đọc, sau đó nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
 - Yêu cầu HS đọc từng câu.
- Theo dõi trong SGK và đọc thầm.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
- 3 đến 5 HS đọc các từ khó trên bảng, cả lớp đồng thanh: quyển, nguệch ngoạc, nắn nót...
- Đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài.
 c, Hướng dẫn ngắt giọng:
 - Treo bảng phụ có ghi các câu dài và tổ chức cho HS luyện đọc.
 + Mỗi khi cầm quyển sách, / cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài / rồi bỏ dở. //
 + Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một tí, / sẽ có ngày / nó thành kim.//
 + Giống như cháu đi học, / mỗi ngày cháu học một ít, / sẽ có ngày/ cháu thành tài.//
 d, Đọc từng đoạn:
 - Chia nhóm hs và theo dõi hs đọc theo nhóm.
 e, Thi đọc:
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
 - Nhận xét cho điểm.
 g, Cả lớp đọc đồng thanh:
- HS luyện đọc các câu
- Từng hs đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi nhận xét.
Tiết 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3) Tìm hiểu bài:
- Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
- Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không?
- Bà cụ giảng giải như thế nào?
- Đến lúc này, cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
- Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- Nói lại câu Có công mài sắt, có ngày nên kim bằng lời của em.
- Mỗi khi cầm sách, ........ nguệch ngoạc cho xong chuyện.
- Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Để làm thành một cái kim khâu.
- Không.
- Mỗi ngày mài....................... thành tài.
- Cậu bé tin, hiểu ra, quay về học bài.
- Câu chuyện khuyên em nhẫn nại, kiên trì...
- HS tự nói theo suy nghĩ của các em.
4) Luyện đọc cả bài:
- Hướng dẫn HS đọc theo vai.
- Chú ý giọng đọc của từng nhân vật.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
5) Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện này em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Tự thuật.
- 6 HS tham gia đọc (2 nhóm).
- HS trả lời.
Kể chuyện
Có công mài sắt có ngày nên kim
I/ Mục tiêu :
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện
II/ Đồ dùng dạy - học : - Tranh minh hoạ sgk tr 5.
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Mở đầu : Giới thiệu chung về yêu cầu của giờ kể chuyện lớp 2.
- Lắng nghe.
B. Dạy – Học bài mới :
1) Giới thiệu bài :
2) Hướng dẫn kể chuyện :
a, Kể lại đoạn theo tranh :
- Treo tranh minh hoạ, yêu cầu hs dựa vào tranh tập kể trong nhóm.
- HS quan sát tranh.
- Nêu câu hỏi gợi ý :
* Tranh 1 :
- Cậu bé đang làm gì ?
- Cậu bé đang đọc sách.
- Cậu còn đang làm gì nữa ?
- Cậu bé đang ngáp ngủ.
- Cậu có chăm học không ?
- Cậu bé không chăm học.
- Thế còn viết thì sao ? Cậu có chăm viết bài không ?
- Khi viết cậu cũng chỉ nắn nót được vài dòng rồi nguệch ngoạc cho xong.
* Tranh 2 :
- Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì ?
- Bà cụ đang mải miết mài thỏi sắt vào hòn đá.
- Cậu hỏi bà cụ điều gì ?
- Bà ơi, bà làm gì thế ?
- Bà cụ trả lời ra sao ?
- Bà đang mài thỏi sắt này thành một chiếc kim.
- Sau đó cậu bé nói gì với bà cụ ?
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được ?
* Tranh 3 :
- Bà cụ giảng giải ntn ?
- Mỗi ngày mài  cháu thành tài.
* Tranh 4 :
- Cậu bé làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải?
- Cậu bé quay về nhà học bài.
- Yêu cầu hs dựa vào tranh tập kể trong 
- Kể lại chuyện trong nhóm
nhóm.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể chuyện.
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể theo đoạn.
- Gọi hs nhận xét sau mỗi lần kể.
- Nhận xét lời kể của bạn.
b, Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- Yêu cầu hs kể theo hình thức phân vai.
* Kể lần 1 :
- GV làm người dẫn chuyện phối hợp kể cùng hs.
- Một số hs khác nhận vai bà cụ, cậu bé và kể cùng gv.
- Yêu cầu hs nhận xét.
- HS nhận xét từng vai diễn.
* Kể lần 2 :
Gọi hs xung phong nhận vai kể, hướng dẫn hs nhận nhiệm vụ của từng vai sau đó yêu cầu thực hành kể.
- HS tự nhận vai người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé và kể lại chuyện.
- Yêu cầu hs nhận xét từng vai.
- Nhận xét các bạn tham gia kể.
3) Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể cho người thân nghe.
Chính tả: Tập chép
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
I/ Mục tiêu:
- Chép chính xách bài chính tả (SGK), trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài/ 
- Làm được các bài tập 2, 3, 4.
II/ Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập 2,3.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Mở đầu: Nêu yêu cầu môn chính tả
B. Dạy- học bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn tập chép:
a, Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc đoạn văn cần chép.
- Gọi hs đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào
- Đoạn chép là lời của ai nói với ai? 
- Bà cụ nói gì với cậu bé?
b, Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn chép có mấy câu? Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Chữ đầu đoạn, đầu câu viết thế nào?
c, Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho hs viết các từ khó vào bảng con.
d, Chép bài:(theo dõi,chỉnh sửa cho hs)
e, Soát lỗi:
- Đọc lại bài thong thả cho hs soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho hs soát lỗi.
g, Chấm bài: Thu và chấm 1 số bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của hs.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Yêu cầu hs làm bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
* HD cách làm bài:
- Gọi 1 hs làm mẫu
- Yêu cầu hs làm tiếp bài
- NX chữa bài.Sau đó gọi hs đọc lại, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài.
4) Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học.
 - Bài sau: Ngày hôm qua đâu rồi.
- Đọc thầm theo GV.
- 2, 3 hs đọc bài.
- Bài "Có công mài sắt, có ngày nên kim"
- Lời bà cụ nói với cậu bé.
- Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy, nhẫn lại, kiên trì thì việc gì cũng thành công.
- Đoạn văn có 2 câu. Cuối mỗi câu có dấu chấm(.).
- Viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Viết các từ : mài, cháu, sắt , ngày.
- Nhìn bảng chép bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi., viết các lỗi sai ra lề vở.
- 1 hs nêu yêu cầu của bài tập.
- Làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Đọc á- viết ă.
- 2 hs lên bảng. Cả lớp làm vào VBT.
- Lắng nghe,đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
Tập đọc
Tự thuật
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa các phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật (lý lịch) (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn một số nội dung tự thuật (theo các câu hỏi 3, 4 trong SGK) để HS làm mẫu trên bảng, cả lớp nhìn và nói về mình.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: Kiểm tra đọc bài Có công mài sắt, có ngày nên kim và TLCH.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài:
a, Luyện đọc:
* Đọc từng câu:
* Đọc từng đoạn trước lớp:
- Em hiểu thế nào là tự thuật?
- Quê quán là gì?
- Nơi ở như thế nào gọi là nơi ở hiện nay?
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS lên đánh dấu chỗ nghỉ hơi:
 Họ và tên: // Bùi Thanh Hà
 Nam, nữ: // nữ
 Ngày sinh: // 23 - 4 - 1996 (hai mươi ba / tháng tư / năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu)...
- Theo dõi, sửa cho các em nếu các em đọc chưa đúng.
c, Đọc từng đoạn trong nhóm:
d, Thi đọc giữa các nhóm:
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Em biết những gì về bạn Thanh Hà?
- Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?
- Hãy cho biết: 
 + Họ và tên em.
 + Em là nam hay nữ.
 + Ngày sinh của em.
 + Nơi sinh của em.
- Hãy cho biết tên địa phương em ở:
 + Xã (hoặc phường).
 + Huyện (hoặc quận, thị xã).
4) Luyện đọc lại:
- Nhắc HS chú ý đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch.
5) Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ngày hôm qua đâu rồi?
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Kể về mình.
- Nơi gia đình đã sống nhiều đời.
- Nơi gia đình em sống bây giờ.
- 1 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc thành từng đoạn.
- Đại diện các nhóm thi đọc. Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
- Họ và tên, nam hay nữ, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, nơi ở hiện tại, HS lớp, trường.
- Nhờ bản tự thuật của Thanh Hà.
- 1 HS đọc câu hỏi; 2 - 3 HS khá làm mẫu; GV nhận xét.
 Nhiều HS nối tiếp nhau trả lời các câu hỏi về bản thân.
- Nhiều HS nối tiếp nhau nói tên địa phương của các em.
- Một số HS thi đọc lại bài.
Luyện từ và câu
Từ và câu
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành.
- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học (BT1, BT2), viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3)
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ các sự vật, hoạt động trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập.
III/ Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Mở đầu:
B/ Dạy- Học bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
Hướng dẫn: 8 bức tranh vẽ người, vật hoặc việc.Bên mỗi tranh có đánh số thứ tự. Em hãy chỉ tay vào và đọc các số đó lên.
- 8 bức tranh có 8 tên gọi, em hãy đọc 8 tên gọi đó lên.
- Em cần xem tên gọi nào là của người, vật hoặc việc nào.
- Yêu cầu hs tiếp tục làm bài.
- Nhận xét bài làm của hs, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- Yê ... s.
2) Ôn luyện về kĩ năng sử dụng mục lục sách:
* Tìm nhanh một số bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 2, tập một theo mục lục.
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho hs thi tìm nhanh mục lục sách.
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 lá cờ.
- Tổ chức cho hs chơi thử.
- Hs chơi trò chơi.
3) Viết chính tả:
- Gv đọc đoạn viết, gọi 2 hs đọc lại.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Yêu cầu hs viết bảng các từ ngữ: quyết trở thành, nản, đầu năm.
- Gv đọc cho hs viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm điểm, nhận xét.
4) Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Lần lượt từng hs lên gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Hs làm bài, 1 hs lên bảng làm.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Chữ Bắc phải viết hoa vì đó là tên riêng, các chữ Đầu, ở, Chỉ phải viết hoa vì là chữ đầu câu.
- Cuối mỗi câu có dấu chấm câu.
- Hs viết bảng.
- Hs viết bài, soát lỗi.
Ôn tập cuối học kì 1 tiết 4
đọc thêm bài há miệng chờ sung
I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1
- Nhận biết được từ chỉ hoạt động và dấu câu đã học (BT2)
- Biết cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình (BT4)
II/ Đồ dùng dạy - học: - Phiếu ghi các bài tập đọc
 - Bảng phụ chép sẵn đoạn văn BT2.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
* Kiểm tra tâp đọc:
- Gọi hs lên gắp thăm chọn bài tập đọc.
- Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Cho điểm từng hs.
2) Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và các dấu câu:
* Đoạn văn sau có 8 từ chỉ hoạt động. Em hãy tìm 8 từ đó.
- Yêu cầu hs đọc đề bài và đọc đoạn văn trong bài.
- Yêu cầu hs tìm và gạch chân 8 từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu hs đọc lại đoạn văn, đọc cả các dấu câu.
- Trong bài có những dấu câu gì?
- Dấu phẩy viết ở đâu trong câu?
- Hỏi tương tự với các dấu câu khác.
3) Ôn luyện về cách nói lời an ủi và lời tự giới thiệu:
- Gọi hs đọc tình huống.
- Nếu em là chú công an, em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà (em hãy an ủi em bé trước rồi phải hỏi tên, địa chỉ của em bé thì mới có thể đưa được em bé về nhà)
- Yêu cầu hs thực hành theo nhóm đôi.
- Gọi một số cặp lên trình bày.
- Nhận xét cho điểm.
4) Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Lần lượt từng hs lên gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Đọc đề bài.
- 3 hs đọc đoạn văn.
- Hs làm bài, 1 hs lên bảng làm bài.
- Hs nhận xét bài làm của bạn.
- Đọc bài.
- Trong bài có dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm cảm, dấu ba chấm.
- Dấu phẩy viết ở giữa câu văn.
- 2 hs đọc thành tiếng.
- 2 hs khá làm mẫu trước.
- Hs thực hành theo yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu của gv.
Ôn tập cuối học kì 1 - tiết 5
đọc thêm bài tiếng võng kêu và đàn chó
I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1
- Tìm được từ chỉ hoạt động theo tranh vẽ và đặt câu với từ đó (BT2)
- Biết nói lời mời, nhờ, đề nghị phù hợp với tình huống cụ th (BT3)
II/ Đồ dùng dạy - học: - Phiếu ghi các bài tập đọc.
 - Tranh minh hoạ BT2.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Ôn luyện - kiểm tra tập đọc:
- Hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi hs nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm từng hs.
2) Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động:
- Treo tranh minh hoạ và yêu cầu hs gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh.
- Yêu cầu hs đặt câu với từ tập thể dục.
- Yêu cầu hs tự đặt câu với các từ khác.
- Gọi hs đọc bài, Gv cho điểm, nhận xét.
3) Ôn luyện kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị:
- Gọi 3 hs đọc 3 tình huống trong bài.
- Yêu cầu hs nói lời của em trong tình huống 1. 
- Yêu cầu hs nói suy nghĩ và viết lời nói của em trong các tình huống còn lại. 
- Gọi một số hs đọc bài làm của mình. Nhận xét cho điểm.
4) Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Lần lượt từng hs lên gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Nêu: 1 - tập thể dục, 2 - vẽ tranh. 3 - học bài, 4 - cho gà ăn, 5 - quét nhà.
- Một vài hs đặt câu.
- Hs làm bài theo yêu cầu.
- Hs đọc theo yêu cầu.
- Hs thực hiện theo yêu cầu.
- Một vài hs phát biểu ý kiến.
Ôn tập cuối học kì 1 tiết 6
đọc thêm bài đàn gà mới nở
I/ Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1
- Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn k hoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện (BT2), viết được tin nhắn theo tình huống cụ th (BT3)
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kì 1.
- Tranh minh họa BT2.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Giới thiệu bài:
2) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
- Gọi hs lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Cho điểm từng hs.
2) Ôn luyện kể chuyện theo tranh và đặt tên cho truyện:
- Yêu cầu hs quan sát tranh 1:
+ Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại ntn?
+ Ai đang đứng trên lề đường?
+ Bà cụ định làm gì? Bà đã làm được việc bà muốn chưa?
- Yêu cầu hs kể lại toàn bộ nội dung tranh 1.
- Yêu cầu hs quan sát tranh 2:
+ Lúc đó ai xuất hiện?
+ Theo em, cậu bé sẽ làm gì, nói gì với bà cụ.Hãy nói lời của cậu bé.
+ Khi đó bà cụ sẽ nói gì?Hãy nói lại lời của bà cụ.
- Yêu cầu hs quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh.
- Yêu cầu hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu hs đặt tên cho câu truyện.
4) Ôn luyện viết tin nhắn:
- Vì sao em phải viết tin nhắn?
- Nội dung tin nhắn cần viết những gì đẻ bạn có thể đi dự Tết Trung thu?
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Gọi một số hs đọc tin nhắn, nhận xét cho điểm.
5) Củng cố, dặn dò:- Nhận xéttiết học.
 - Về nhà xem lại bài
- Lần lượt từng hs lên bảng gắp thăm.
- Đọc và TLCH.
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
+ Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại tấp nập.
+ Có một bà cụ già đang dứng bên lề đường.
+ Bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được.
+ Thực hành kể chuyện theo tranh.
+ Lúc đó có một cậu bé xuất hiện.
+ Cậu bé hỏi:Bà ơi cháu có giúp được bà điều gì không?/...
+ Bà muốn sang............., bà không sang được.
- Cậu bé đưa bà cụ qua đường...
- Kể nối tiếp theo từng tranh, sau đó gọi 2 hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhiều hs phát biểu.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Vì cả nhà bạn đi vắng.
- Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức.
- HS làm bài, 2 hs lên bảng viết tin nhắn.
 Ôn tập cuối học kì 1 tiết 7
đọc thêm bài thêm sừng cho ngựa
I/ Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc như tiết 1
- Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu (BT2)
- Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo (BT3)
II/ Đồ dùng dạy -học:- Phiếu ghi tên các bài HTL.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1) Giới thiệu bài:
2)Ôn luyện tập đọc và htl:
- Gọi hs đọc và TLCH về nội dung bài.
- GV cho điểm từng hs.
3) Ôn luyện các từ chỉ đặc điểm của người và vật:
- Sự vật được nói đến trong câu Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì?
- Càng về sáng, tiết trời ntn?
- Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng?
- Yêu cầu hs tự làm các cau còn lại.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4) Ôn luyện cách viết bưu thiếp:
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu hs tự làm bài
- Gọi 1 số hs đọc bài làm, nhận xét cho điểm.
5) Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học.
 - Về nhà xem lại bài
- Lần lượt từng hs lên bảng gắp thăm bài, chuẩn bị.
- Đọc và TLCH.
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Là tiết trời.
- Càng lạnh giá hơn.
- Lạnh giá.
- HS làm bài, 1 hs lên bảng làm.
- 2HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Đọc bài làm, lớp nhận xét.
Kiểm tra đọc hiểu - luyện từ và câu
I/ Mục tiêu:
- Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra Tiếng việt lớp 2, HKI (bộ giáo dục và đào tạo - đ kiểm tra học kỳ cấp ti học, lớp 2, nhà xuất bản giáo dục, 2008)
II/ Đồ dùng dạy- học:- Phiếu ghi tên các bài HTL trong chương tình học kì 1.
III/ Các hoạt động - dạy học:
Hoạt đông dạy
Hoat động học
1) Giới thiệu bài:
2) Ôn luyện tập đọc và HTL.
- Gọi hs đọc và TLCH về nội dung bài.
- Cho điểm từng hs.
3) Ôn luyện cách nói đồng ý, không đồng ý
- Yêu cầu hs làm mẫu tình huống 1
- Yêu cầu hs thực hành theo nhóm đôi từng tình huống.
- Gọi 1 số nhóm trình bày.
- GV nhận xét cho điểm.
4) Ôn luyện cách viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em.
- Gọi 1 số hs đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu hs tựlàm bài.
- Gọi 1 số hs đọc bàilàm, nhận xét cho điểm.
5) Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học.
 - Về nhà xem lại bài
- Lần lượt từng hs lên bảng gắp thăm bài, về chuẩn bị.
- Đọc và TLCH.
- Đọc yêu cầu BT 2.
- 2HS làm mẫu.
- 2 HS thực hành theo yêu cầu.
- 1số nhóm trình bày trước lớp.
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- Đọc bài làm, lớp nhận xét.
 Kiểm tra định kì ( đọc)
I/ Đọc hiểu:Đọc thàm bài 2 anh em. Khoanh vào những ý đúng trong các câu trả lời đúng dưới đây:
1. Hai anh em đẫ chia lúa ntn sau vụ mùa?
a. Chia thành một đóng lớn, một đống nhỏ.
b. Chia thành 2đống bằng nhau.
2. Nhưng người em cho thế nào mới là côngbằng?
a. Là mỗi người đều được một phần y như nhau.
b. Là dành phần nhiều hơn cho anh vì anh phải nuôi vợ con.
c. Là dành phần nhiều hơn cho mình vì mình nhỏ tuổi hơn.
3. Người anh cho thế nào mới là công bằng?
a. Là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả.
b. Là dành phần hơn cho mình vì nhà mình đông người hơn.
c. Là mỗi người đều được một phần như nhau.
4. Câu chuỵên muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
a. Của cai phải được chia đều như nhau.
b. Anh em phải biết nhường nhịn, giúp đỡ, yêu thương nhau.
c. Cả hai điều trên.
5. Viết một câu về tình cảm của hai anh em.
6. Tìm trong đoạn 1 của bài những từ chỉ hoạt động.
7. Hãy viết 5 từ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em.
8. Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn sau thành 3câu rồi viết lại cho đúng chính tả:
 Thành phố sắp vào thu những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát rượi mỗi sáng trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng giữa những ngọn cây hè phố

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2.doc