Giáo án dạy Lớp 3 tuần 14 - Chiều

Giáo án dạy Lớp 3 tuần 14 - Chiều

 Tập đọc

 Người liên lạc nhỏ

I.Mụctiêu

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lồi các nhân vật.

- Hiểu ND: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng (Trả lời được các CH trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Bảng phụ

2. HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học

1. ễĐTC

2. KTBC

 - 2HS đọc bài cửa tùng

 -HS + GV nhận xét.

 

doc 10 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 tuần 14 - Chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 7/11/2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 thỏng 11 năm 2010
 Tập đọc	 
 Người liên lạc nhỏ
I.Mụctiêu
- Bước đầu biết đọc phõn biệt lời người dẫn chuyện với lồi cỏc nhõn vật.
- Hiểu ND: Kim Đồng là người liờn lạc rất nhanh trớ, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cỏn bộ cỏch mạng (Trả lời được cỏc CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. ễĐTC
2. KTBC
	- 2HS đọc bài cửa tùng 
	-HS + GV nhận xét. 
3. Bài mới
a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
b. Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm toàn bài:
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS chú ý nghe
- GV hướng dẫn hoàn cảnh sảy ra câu chuyện.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
c GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
+ GV gọi HS giải nghĩa từ.
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc từng đoạn theo nhóm 4
- Cả lớp đồng thanh đọc
- HS đọc đồng thanh đoạn 1 và 2
- 1 HS đọc đoạn 3.
 - Cả lớp đồng thanh đọc đoạn 4
d. Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 + lớp đọc thầm
- Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
- Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
- Vì sao bác cán bộ phải đóng một vai ông già Nùng?
- Vì vùng này là vùng người Nùng ở, đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng.
- Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
- Đi rất cẩn thận , Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước.
- Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
- Khi gặp địch Kim Đồng tỏ ra rất nhanh tri không hề bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo  khi địch hỏi thì Kim Đồng trả lời rất nhanh trí.
- Nêu nội dung chính của bài?
- Vài HS nêu
e. Luyện đọc lại: 
- GV đọc diễm cảm đoạn 3
- HS chú ý nghe
- GV hướng dẫn HS cách đọc
- HS thi đọc phân vai theo nhóm 3
- HS đọc cả bài
- HS nhận xét
- GV nhận xét, ghi điểm
4.Củng cố 
- GV nhận xột giờ học
5. Dặn dò: 
- Đọc bài ở nhà
 _____________________________________________________________________ 
 Ngày soạn: 8/11/2010
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 thỏng 11 năm 2010
Chính tả 
 	 Nghe -viết: Người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đỳng bài CT; trỡnh bày đỳng hỡnh thức bài văn xuụi.
Làm đỳng BT điền tiếng cú vần ay õy (BT2)
- Làm đỳng BT(3) a / b.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ
HS: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1. ễĐTC
2. KTBC
- GVđọc: hít thở, suýt ngã - HS viết bảng con
 - GV nhận xét 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS nghe viết.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chính tả. 
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- GV giúp HS nhận xét chính tả.
+ Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào cần viết hoa?
- Đức Thanh, Kim Đồng, Nùng, Hà Quảng.
+ Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết thế nào?
- Nào, Bác cháu ta lên đường -> là lời ông Ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- GV đọc tiếng khó: Nùng, lên đường.
- HS luyện viết vào bảng con.
- GV nhận xét.
+ GV đọc bài
- HS viết vào vở
- GV quan sát uốn lắn thêm cho HS
+ Chấm chữa bài.
- GV đọc lại bài
- HS đổi vở soát lỗi.
- GV thu bài chấm điểm.
- GV nhận xét bài viết.
c. Hướng dẫn HS làm BT.
+ Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài
- 2 HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài cá nhân, viét ra nháp.
- 2 HS lên bảng thi làm bài đúng
- GV nhận xét kết luận bài đúng 
 + Cây sậy / chày giã gạo
+ dạy học/ ngủ dậy
+ số bảy/ đòn bẩy.
- HS nhận xét
* Bài tập 3 (a):
- Gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu Bt.
- HS làm bài cá nhân.
- GV dán bảng 3, 4 bằng giấy.
- HS các nhóm thi tiếp sức.
- HS đọc bài làm - HS nhận xét
- GV nhận xét bài đúng.
- trưa nay - nằm - nấu cơm - nát - mọi lần.
- HS chữa bài đúng vào vở.
4. Củng cố 
- GV nêu lại nội dung bài
5.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
________________________________________
Thủ công
 Tiết 14: 	Cắt, dán chữ h, u (t2)
I. Mục tiêu
- Biết cỏch kẻ, cắt, dỏn chữ H, U.
- Kẻ, cắt, dỏn được chữ H, U. Cỏc nột chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dỏn tương đối phẳng.
II. Chuẩn bị
Mẫu chữ H, U. Giấy TC thứơc kẻ, bút chì, keo, hồ dán.
Giấy TC thứơc kẻ, bút chì, keo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung KT&T/g
HĐ của thầy
HĐ của trò
*Hoạt động 3: HS thực hành cắt dán chữ U, H
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các bước
- HS nhắc lại
+ B1: Kẻ chữ H, U
+ B2: Cắt chữ H, U
+ B3: Dán chữ H, U
- GV nhận xét và nhắc lại quy trình.
- GV tổ chức cho HS thực hành
- HS thực hành theo nhóm
*Trưng bày sản phẩm
VI. Nhận xét, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày theo nhóm
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm cho HS
- GV nhận xét tinh thần chuẩn lại thái độ học tập và kỹ năng thực hành.
- Dặn dò giờ học sau mang giấy TC, thước kẻ, bút chì
Sinh hoạt tập thể 
Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam
I. Mục tiêu
- HS thấy được cảnh đẹp của quê hương, đất nước
- GD HS luôn tự hào về quê hương, đất nước mình, từ đó có ý thức giữ gìn và bảo vệ những cảnh đẹp đó
II Chuẩn bị 
+ GV : Sưu tầm những tranh ảnh ( vẽ, chụp ) về cảnh đẹp quê hương
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
1 Tổ chức 
2 Nội dung
- GV đưa ra các tranh vẽ, ảnh chụp về quê hương, đất nước
- Tranh ( ảnh ) vẽ ( chụp ) gì ? Có đẹp không
- Em đã nhìn thấy cảnh đẹp đó chưa ? ở đâu ? 
+ GV giới thiệu từng tranh, ảnh
- ở nơi em ở có cảnh đẹp nào không ? Em hãy kể và giới thiệu cho cả lớp nghe ?
- Ngoài ra em còn biết cảnh đẹp nào khác?
Kể cho cả lớp cùng nghe
- Hát
- HS quan sát và nêu nhận xét từng tranh 
( ảnh )
- HS nêu
- HS quan sát
- HS nêu
IV Củng cố, dặn dò
	- GV cho cả lớp hỏt, vỗ tay.
 - Chuẩn bị tiết sau.
 _______________________________________________________________________	 
 Ngày soạn: 9/11/2010
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 thỏng 11 năm 2010
Tập viết
	 Ôn chữ hoa: K
I. Mục tiêu
- Viết đỳng chữ hoa K (1dũng), KH, Y (1dũng); viết đỳng tờn riờng Yết Kiờu (1dũng) và cõu ứng dụng: Khi đúi... chung một lũng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ 
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Mẫu chữ viết hoa K- Tên riêng Yết Kiêu 
2. HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
1. ễĐTC
2. KTBC
	 	- GV đọc: Ông ích Khiêm (2HS viết bảng lớp)
	- HS + GV nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn viết bảng con
+ Luyện viết chữ hoa:
- GV yêu cầu HS mở vở tập viết.
- HS mở vở
+ Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- Y, K
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết 
- HS quan sát
- HS tập viết Y,K trên bảng con.
- GV quan sát, sửa sai cho HS 
+ Luyện viết từ ứng dụng:
- GV gọi HS đọc tên riêng 
- 2HS đọc tên riêng Yết Kiêu
- GV giới thiệu: Yết Kiêu là một danh tướng đời Trần
- HS nghe
- GV đọc Yết Kiêu 
- HS luyện viết bảng con hai lần 
- GV quan sát sửa sai 
+ Luyện viết câu ứng dụng:
Khi đúi cựng chung
- GV gọi HS đọc 
- 2 HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ 
- HS nghe
- GV đọc: Khi 
- HS viết vào bảng con 2 lần 
- GV quan sát, sửa sai cho HS 
c. Hướng dẫn HS viết vào vở TV
- GV nờu yờu cầu viết
- HS viết bài
- GV theo dừi uốn nắn
d. Chấm, chữa bài:
- GV thu bài chấm điểm
- Nhận xét bài viết 
- HS nghe
4. Củng cố: Đánh giá tiết học
5. dặn dò : Về nhà chuẩn bị bài sau
Luyện từ và cõu
 Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu: Ai thế nào?	
I. Mục tiêu
- Tỡm được cỏc từ chỉ đặc điểm trong cỏc cõu tho (BT1)
- Xỏc định được cỏc sự vật so sỏnh với nhau về những đặc điểm nào (BT2)
- Tỡm đỳng bộ phận trong cõu trả lời cõu hỏi Ai (con gỡ, cỏi gỡ)? thế nào? (BT3)
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. ễĐTC
2. KTBC
 - 2 HS Làm lại bài tập 2 (tuần 13)
	- HS + GV nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. HD học sinh làm bài tập 
* Bài tập 1: Gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- 1HS đọc lại 6 câu thơ trong bài 
- GV giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm:
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì?
- Xanh.
- GV gạch dưới các từ xanh.
+ Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì?
- Xanh mát.
- Tương tự GV yêu HS tìm các từ chỉ đặc điểm của sự vật tiếp.
- HS tìm các từ chỉ sự vật; trời mây, mùa thu, bát ngát, xanh ngắt.
- 1HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm vừa tìm được.
- GV: Các từ xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng
- HS chữa bài vào vở.
* Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 
- 1HS đọc câu a.
+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau?
- So sánh tiếng suối với tiếng hát.
+ Tiếng suối với tiếng hát được so sánh với nhau đặc điểm gì?
- Đặc điểm trong, tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- HS làm bài tập vào nháp 
- GV gọi HS đọc bài 
- HS nêu kết quả - HS nhận xét.
- GV treo tờ phiếu đã kẻ sẵn ND để chốt lại lời giải đúng.
- HS làm bài vào vở.
 Sự vật A
So sánh về đặc điểm gì?
Sự vật B 
a. Tiếng suối
trong
tiếng hát
b.ễng 
 Bà
hiền
hiền
hạt gạo
	suối trong
c.Giọt nước ( cam xó Đoài )
vàng
mật ong
c. Bài tập 3: Gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu bài tập 
- 1HS nói cách hiểu của mình.
- HS làm bài cá nhân.
- GV gọi HS phát biểu
- HS phát biểu ý kiến.
- GV gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì) gạch 2 gạch dưới bộ phận câu hỏi thế nào?
- HS làm bài vào vở.
Câu
Ai (cái gì, con gì)
Thế nào ?
- Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- Anh Kim Đồng 
- rất nhanh trí và dũng cảm 
- Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê
- Những hạt sương sớm 
- long lanh như những bóng đèn pha lê.
- Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông người 
- Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ
đông nghịt người 
4. Củng cố 
- GV nêu lại ND bài 
5. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 _____________________________________________________________________
 Ngày soạn: 10/11/2010
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 thỏng 11 năm 2010
Tập đọc
	Một trường tiểu học vùng cao
I. Mục tiêu
- Biết cách đọc phân biệt lời kể của vị khách với lời của Dìn trong đoạn đối thoại.
- Hiểu tên địa danh và các từ ngữ trong bài ( Sủng Chài, trường nội trú, cải thiện)
- Hiểu tình hình sinh hoạt và học tập của HS một trường nội trú vùng cao qua lời giới thiệu của một HS: Cuộc sống của một HS miền núi còn khó khăn nhưng các bạn rất chăm học, yêu trường và sống rất vui.
- Bước đầu biết giới thiệu mạnh dạn, tự nhiên về trường học của mình.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. ễĐTC
2. KTBC
- 3 HS đọc thuộc lòng 10 dòng đầu của bài thơ Việt Bắc 
- HS + GV nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 
c. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu
+ GV viết bảng: Sủng Chài, Sùng Tờ Dìn 
- HS đọc ĐT
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. Đọc đỳng cỏc từ ngữ khú
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV hướng dẫn ngắt nghỉ 1 số câu dài 
+ GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong nhúm.
- Đại diện nhúm thi đọc từng đoạn.
- GV nhận xột
- Đọc đồng thanh đoạn 1
- Cả lớp đọc ĐT 1 lần 
- 1HS đọc lại cả bài 
c. Tìm hiểu bài
- Bài đọc có những nhân vật nào?
- Cỏc vị khỏch- phúng viờn, chủ nhà- là liờn đội trưởng Sựng Tờ Dỡn 
- Ai dẫn khách đi thăm trường ?
- Liên đội trưởng Sùng Tờ Dìn 
- Bạn Dìn giới thiệu những gì về trường mình 
- Dẫn khách đi thăm và kể về nề nếp sinh hoạt ở trường
d. Luyện đọc lại
- GV đọc lại đoạn văn 
- HS nghe 
- 3 - 4 nhóm HS thi đọc đoạn văn 
- 1HS đọc lai cả bài.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: GV nêu lại nội dung của bài
5.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài
sau.
________________________________________________________________________ 
 Ngày soạn: 11/11/2010
 Ngày giảng: Thứ sỏu ngày 12 thỏng 11 năm 2010
Tập làm văn
 Tiết 14: Nghe - kể: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động
I. Mục tiêu
- Nghe và kể lại được cõu chuyện Tụi cũng như bỏc (BT1) 
- Bước đầu biết giới thiệu một cỏch đơn giản (theo gợi ý) về cỏc bạn trong tổ của mỡnh với người khỏc (BT2).
- Quyền được tham gia ( Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ )
II. Đồ dùng dạy học
1. Bảng phụ
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. ễĐTC
2. KTBC
 - Đọc lại bức thư viết gửi bạn miền khác ? (2HS)
	- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
+ Bài tập 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tranh minh hoạ và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý.
- GV kể chuyện một lần 
- HS chú ý nghe 
- GV hỏi 
+ Câu chuyện này xảy ra ở đâu ?
- ở nhà ga.
+ Trong câu chuyện có mấy nhân vật ?
- Hai nhận vật 
+ Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?
- Vỡ ụng quờn khụng mang kớnh
+ Ông nói gì với người đứng cạnh ?
- Phiền ông đọc giúp tôi tờ thụng báo này với 
+ Người đó trả lời ra sao?
- Xin lỗi. Tụi cũng như bỏc
+ Câu trả lời có gì đáng buồn cười ?
- Người đó tưởng nhà văn không biết chữ..
- GV nghe kể tiếp lần 2
- HS nghe 
- HS nhìn gợi ý trên bảng kể lại câu chuyện 
- GV khen ngợi những HS nhớ chuyện, kể phân biệt lời các nhân vật 
b. Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV chỉ bảng phụ đã viết sẵn gợi ý nhắc HS: Các rm phải tưởng tượng đang giới thiệu 1 đoàn khách.
- GV mời HS làm mẫu.
- 1HS làm mẫu.
- HS làm việc theo tổ ; lần lượt từng HS đóng vai người giới thiệu
- GV gọi HS thi giới thiệu 
- Đại diện các tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
- HS nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm 
4. Củng cố 
- Cỏc em cú quyền được tham gia ( Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ )
5.Dặn dò - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
__________________________________
Sinh hoạt tập thể 
Tìm hiểu những người anh hùng của đất nước, của quê hương
I. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu thêm về những người anh hùng của đất nước về lòng dũng cảm của những anh hùng đó
- Yờu quý cỏc anh hựng của đất nước.	
II. Nội dung
	GV : Nội dung
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kể tên anh hùng
- Em hãy kể tên một số anh hùng mà em biết ?
- Kể những hành động anh hùng của họ ?
GV : Một số anh hùng : Cù Chính Lan diệt xe tăng, Lê Văn Tám, tẩm xăng vào mình đốt kho xăng địch, Võ Thị Sáu người nữ du kích anh hùng tiêu diệt được nhiều địch
2. Noi gương anh hùng
- Trong những anh hùng dân tộc mà em biết thì em yêu thích nhất nhân vật anh hùng nào ? Vì sao ?
- HS kể
- HS kể
- HS tả lời
IV. Củng cố, dặn dò
- Qua bài cỏc em đó biết thờm về một số anh hựng dõn tộc Việt Nam.Cỏc em phải biết trõn trọng và yờu quý cỏc anh hựng, yờu quờ hương đất nước mỡnh.
 _____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan14chieu.doc