Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 29 - Trường Tiểu học Phước Hải 2

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 29 - Trường Tiểu học Phước Hải 2

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.( trả lời được các CH trong SGK )

II. Đồ dùng dạy học :

- Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở.

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Ổn định: Học sinh hát.

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 36 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 29 - Trường Tiểu học Phước Hải 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn: 	- Ngày dạy:
- Tuần: 29	- Môn: Tập đọc 
- Tiết: 85,86	- Bài: NHỮNG QUẢ ĐÀO.
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.( trả lời được các CH trong SGK )
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đoc.
Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Bước đầu biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật (ông, 3 cháu : Xuân, Việt, Vân)
-Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng kể khoan thai, rành mạch, giọng ông : ôn tồn, hiền hậu, hồ hởi khi chia quà cho các cháu, thân mật, ấm áp khi hỏi các cháu ăn đào có ngon không, ngạc nhiên khi hỏi Việt vì sao không nói gì, cảm động phấn khởi khen Việt có tấm lòng nhân hậu. Giọng Xuân : hồn nhiên, nhanh nhảu. Giọng Vân : ngây thơ. Giọng Việt lúng túng rụt rè.
Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu). 
Đọc từng đoạn trước lớp. 
-Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải .
-Giảng thêm : nhân hậu : thương người, đối xử có tình nghĩa với mọi người.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
Mục tiêu : Hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài : hài lòng, thơ dại, nhân hậu. Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
-Gọi 1 em đọc. 
-Tranh .
-Người ông dành những quả đào cho ai ? 
-Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ?
-GV hướng dẫn HS đọc cả bài và yêu cầu thảo luận cặp đôi .
-Gọí em đọc đoạn 3.
-Nêu nhận xét của ông về từng cháu ?
Vì sao ông nhận xét như vậy ?
-Ông nói gì về Xuân ?Vì sao ông nhận xét như vậy ?
- Ông nói gì về Vân ? Vì sao ông nói như vậy ?
-Ông nói gì về Việt ? Vì sao ông nói như vậy ?
-Em thích nhân vật nào, vì sao ?
-Nhận xét.
-Luyện đọc lại :
-Nhận xét.
-Những quả đào.
-Tiết 1.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
-HS luyện đọc các từ : làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Luyện đọc câu .
-HS đọc chú giải (SGK/ tr 92)
-HS nhắc lại nghĩa “nhân hậu”
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài).
-1 em đọc đoạn 1.
-Quan sát.
-Đọc thầm đoạn 1 và trả lời .
-Ông dành những quả đào cho vợ và 3 cháu nhỏ.
-Đọc thầm thảo luận cặp đôi bàn về hành động của 3 cháu.
-Từng cặp thực hành (1 em hỏi, em kia trả lời)
-Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.
-Bé Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn xong vẫn còn thhèm.
-Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn bị ốm, Sơn không nhận, cậu đặt quả đào lên giường rồi trốn về.
-1 em đọc đoạn 2
-1 em đọc đoạn 3.
-Đọc thầm trao đổi nhóm.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm phát biểu.
-Mai sau Xuân làm vườn giỏi vì em thích trồng cây.
-Vân còn thơ dại quá, vì Vân háu ăn, ăn hết phần mình vẫn thấy thèm.
-Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết thương bạn, nhường biết ngon cho bạn .
-HS tuỳ chọn nhân vật em thích và nêu lí do. “em thích nhân vật ông vì ông quan tâm đến các cháu, hỏi các cháu ăn đào có ngon không và nhận xét rất đúng về các cháu. Có một người ông như thế gia đình sẽ rất hạnh phúc. Nhận xét.
-Tình thương của ông dành cho các cháu.
-2-3 nhóm thi đọc theo phân vai.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:
- Ngày soạn: 	- Ngày dạy:
- Tuần: 29	- Môn: Kể chuyện 
- Tiết: 29	- Bài: NHỮNG QUẢ ĐÀO.
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết tóm tắt nội dung một đoạn chuyện bằng 1 cụm từ hoặc một câu ( BT1).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt ( BT2) 
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “ Kho báu”. 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện.
-Gọi 1 em nêu yêu cầu bài 1.
-Yêu cầu HS mở SGK/ tr 91.
-SGK tóm tắt nội dung đoạn 1 như thế nào ?
-Đoạn này còn có cách tóm tắt nào khác mà vẫn nêu được nội dung của đoạn 1 ?
- SGK tóm tắt nội dung đoạn 2 như thế nào ?
-Giáo viên hỏi thêm : Bạn nào còn có cách tóm tắt nào khác ?
-Nội dung của đoạn 3 là gì ?
-Nội dung của đoạn cuối là gì ?
-GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Kể lại từng đoạn theo gợi ý.
Mục tiêu : Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt.
-Yêu cầu HS chia nhóm kể từng đoạn.
Bảng phụ : Ghi gợi ý .	
-Yêu cầu kể trong nhóm.
-Yêu cầu đại diện nhóm cử 1 bạn kể trước lớp.
-Tổ chức kể 2 vòng .
-HS lúng túng GV nêu câu hỏi gợi y cho từng đoạn.
-Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.
-Nhận xét : nội dung, giọng kể, điệu bộ.
-Trò chơi.
Hoạt động 2 : Kể toàn bộ chuyện .
Mục tiêu : Biết kể toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp.
-GV yêu cầu : kể bằng lời của mình, kể với giọng điệu thích hợp, kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
-GV yêu cầu HS chia nhóm kể theo hình thức phân vai (người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt).
-Yêu cầu các nhóm lên thi kể.
-Nhận xét, chấm điểm cá nhân, nhóm kể hay.
-1 em đọc yêu cầu bài 1.
-SGK/ tr 91.
-Đoạn 1 : chia đào.
-Quà của ông.
-Chuyện của Xuân .
-HS nối tiếp nhau trả lời : Xuân làm gì với quả đào của ông cho./ Suy nghĩ và việc làm của Xuân./ Người trồng vườn tương lai.
-Vân ăn đào như thế nào ./ Cô bé ngây thơ./ Sự ngây thơ của bé Vân./ Chuyện của Vân./
-Tấm lòng nhân hậu của Việt./ Quả đào của Việt ở đâu ?/ Vì sao Việt không ăn đào./ Chuyện của Việt./ Việt đã làm gì với quả đào ?/
-Đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng.
-Chia nhóm. Mỗi nhóm kể 1 đoạn theo gợi ý.
-Các bạn theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-Đại diện nhóm thi kể từng đoạn (mỗi bạn nhóm đề cử kể 1 đoạn)
-8 em tham gia kể . Nhận xét
-Trò chơi “Phi ngựa”
-Chia nhóm. Tập kể trong nhóm toàn bộ chuyện trong nhóm .
-Mỗi nhóm thi kể theo phân vai.
-Nhận xét, chọn bạn kể hay.
-Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ..
-Tình thương của ông dành cho các cháu.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau.
 Điều chỉnh bổ sung:
- Ngày soạn: 	- Ngày dạy:
- Tuần: 29	- Môn: Chính tả (Tập chép) 
- Tiết: 57	- Bài: NHỮNG QUẢ ĐÀO.
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn ngắn.
- Làm được BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Giáo viên nhận xét bài viết trước, còn sai sót một số lỗi cần sửa chữa.
-GV đọc : giếng sâu, song cửa, vin cành, xâu kim.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép.
Mục tiêu : Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện “Những quả đào”
a/ Nội dung bài viết :
-Giáo viên đọc mẫu nội dung đoạn viết .
-Người ông chia quà gì cho các cháu ?
-Ba người cháu đã làm gì với quả đào ông cho? 
-Người ông đã nhận xét gì về các cháu ?
b/ Hướng dẫn trình bày .
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao viết hoa ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Tìm trong bài thơ các chữ bắt đầu bởi âm d.ch.tr, dấu hỏi/ dấu ngã.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
d/ Viết bài.
-Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
-Đọc lại. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt s/ x, in/ inh.
Bài 2 : Phần a yêu cầu gì ?
-Bảng phụ : (viết nội dung bài)
-Hướng dẫn sửa.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng .
 Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửa sổ, em thấy lồng trống không. Chú sáo nhỏ tinh nhanh đã sổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trước sân. Bỗng mèo mướp xồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành xoan rất cao.
-Phần b yêu cầu gì ?
-Nhận xét, chốt ý đúng.
 To như cột đình
 Kín như bưng.
 Kính trên nhường dưới.
 Tình làng nghĩa xóm.
 Chín bỏ làm mười.
-Chính tả (tập chép) : Những quả đào
-2-3 em nhìn bảng đọc lại.
-Người ông chia cho mỗi cháu một quả đào.
-Xuân ăn xong đem hạt trồng. Vân ăn xong cò thèm. Việt không ăn biếu bạn bị ốm.
-Xuân thích làm vườn. Vân còn bé dại. Việt là người nhân hậu.
-Những chữ cái đứng đầu câu và đứng đầu mỗi tiếng trong các tên riêng phải viết hoa.
-HS nêu từ khó : cho, xong, trồng, bé dại, mỗi, vẫn.
-Nhiều em phân tích.
-Viết bảng con.
-Nghe đọc viết vở.
-Dò bài.
-Chọn bài tập a hoặc bài tập b.
-Phần a yêu cầu điền vào chỗ trống s hay x.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm vở BT.
-Nhận xét.
-Phần b yêu cầu điền vào chỗ trống in hay inh.
-2 em lên bảng điền. Lớp làm bảng con.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:
- Ngày soạn: 	- Ngày dạy:
- Tuần: 29	- Môn: Tập đọc 
- Tiết: 87	- Bài: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG.
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.( trả lời được CH1,2,4 )
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 em đọc truyện “Những quả đào” và trả lời câu hỏi.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài (giọng nhẹ nhàng tình cảm, đôi chỗ lắng ... nh, biết ơn, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương.
Bài 2 : (viết)
-Gọi 1 em nêu yêu cầu.
-GV nhắc nhở : Khi đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài 1, không nhất thiết phải nói về quan hệ giữa Bác Hồ với thiếu nhi, có thể nói những quan hệ khác.
-Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2 : Ghi lại hoạt động của từng tranh
Mục tiêu : Biết quan sát tranh, suy nghĩ ghi lại thành bài viết.
Bài 3 (viết)
-Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
-Hướng dẫn : Quan sát lần lượt từng tranh, suy nghĩ , ghi mỗi hoạt động bằng 1 câu
-Nhận xét, khen ngợi HS đặt câu đúng.
-GV ghi bảng :
-Tranh 1 : Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác,/ Các bạn thiếu nhi xếp hàng vào thăm lăng Bác./ Các bạn thiếu nhi đi viếng lăng Bác Hồ.
-Tranh 2 : Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài Bác./ Các bạn thiếu nhi kính cẩn đặt hoa trước tượng đài Bác.
-Tranh 3 : Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác./ Các bạn thiếu nhi tham gia Tết trồng cây nhớ ơn Bác./ Các bạn thiếu nhi chăm bón cây non trên đồi cây Bác Hồ.
-Chấm vở, nhận xét.
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em đọc đề.	
-Quan sát.
-2 em lên bảng làm lớp làm nháp.
a/yêu thương, thương yêu, yêu quý..
b/ kính yêu, kính trọng, tôn kính .
-Vài em đọc lại.
-1 em đọc yêu cầu : Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài 1.
-Mỗi em đặt 2 câu với 2 từ.
-HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.
a/Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi Việt Nam.
-Cô giáo em rất thương yêu học sinh.
b/Bác Hồ là vị lãnh tụ tôn kính của dân tộc.
-Chúng em rất biết ơn cha mẹ.
-Ghi lại hoạt động của thiếu nhi trong mỗi tranh bằng 1 câu.
-Quan sát , suy nghĩ, ghi lại vào vở..
-HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt. Nhận xét.
-Tranh 1 : Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác 
-Tranh 2 : Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài.
-Tranh 3 : Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác .
-4-5 em đọc lại bài 
-Làm bài viết vào vở.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:
- Ngày soạn: 	- Ngày dạy:
- Tuần: 30	- Môn: Tập viết 
- Tiết: 30	- Bài: CHỮ HOA M.
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa M-kiểu 2 ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Mắt ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Mắt sáng như sau (3lần )
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Chữ mẫu. Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu nội dung và yêu cầu bài học.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết chữ hoa.
Mục tiêu : Biết độ cao, nối nét , khoảng cách giữa các chữ, tiếng.
A. Quan sát một số nét, quy trình viết :
-Chữ M hoa kiểu 2 cao mấy li ?
-Chữ M hoa kiểu 2 gồm có những nét cơ bản nào ?
-Cách viết : Vừa viết vừa nói: Chữ M hoa kiểu 2 gồm có : 
-Nét 1 : Đặt bút trên ĐK5, viết nét móc hai đầu bên trái dừng bút ở ĐK2.
-Nét 2 : từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở ĐK5, viết tiếp nét móc xuôi, dừng bút ở ĐK 1 .
-Nét 3 : Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK5, viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở ĐK2.
-Giáo viên viết mẫu chữ M trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết.
B/ Viết bảng :
-Yêu cầu HS viết 2 chữ M-M vào bảng.
C/ Viết cụm từ ứng dụng : 
Mẫu chữ từ ứng dụng
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
D/ Quan sát và nhận xét :
Giáo viên giảng : Cụm từ trên tả vẻ đẹp của đôi mắt to và sáng.
-Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
-Độ cao của các chữ trong cụm từ “Mắt sáng như sao” như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào? 
Viết bảng.
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Biết viết M-Mắt theo cỡ vừa và nhỏ, cụm từ ứng dụng viết cỡ nhỏ.
-Hướng dẫn viết vở.
-Chữ M hoa, Mắt sáng như sao .
-Chữ M kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li .
-Chữ M hoa kiểu 2 gồm có ba nét là một nét móc hai đầu, một nét móc xuôi trái, và một nét là kết hợp của các nét cơ bản lượn ngang, cong trái.
-Vài em nhắc lại.
-Vài em nhắc lại cách viết chữ M.
-Theo dõi.
-Viết vào bảng con M-M
-Đọc : M-M 
-Quan sát.
-2-3 em đọc : Mắt sáng như sao.
-Quan sát.
-1 em nêu : Mắt to sáng như sao.
-4 tiếng : Mắt, sáng, như, sao.
-Chữ M, g, h cao 2,5 li, chữ t cao 1,5 li, chữ s cao 1.25 li, các chữ còn lại cao 1 li.
-Dấu sắc đặt trên chữ ă, a .
-Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o.
-Bảng con : M-Mắt.
-Viết vở.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Về nhà viết bài. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:
- Ngày soạn: 	- Ngày dạy:
- Tuần: 30	- Môn: Chính tả (Nghe - viết) 
- Tiết: 60	- Bài: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG.
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bài đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được BT2 a / b hoặc BT (3) a /b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết.
Mục tiêu : Nghe viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng cuối của bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ”
a/ Nội dung đoạn viết: 
-Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
-Tranh : Cháu nhớ Bác Hồ.
-Nội dung đoạn thơ nói gì ? 
b/ Hướng dẫn trình bày . 
-Đoạn thơ có mấy dòng ? dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng ? Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng ? Bài thơ thuộc thể thơ nào ? Khi viết cần chú ý gì ?
-Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
d/ Viết chính tả.
-Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
-Đọc lại cả bài. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt tr/ ch, êt/ êch.
Bài 2 : bài 2 a: Yêu cầu gì ?
-GV tổ chức cho HS làm bài theo 
nhóm (Điền vào chỗ trống tr/ ch)
-Bảng phụ : GV dán bảng 2 tờ giấy khổ to.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng .
chăm sóc, một trăm, va chạm, trạm y tế.
Bài 2b : Yêu cầu gì ?
-GV nhận xét chốt lời giải đúng (SGV/ tr 210)
ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải.
Bài 3 : Tổ chức trò chơi . Thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/ tr hoặc chứa tiếng có vần êt/ êch.
-Nhận xét chốt ý đúng (SGV/ tr 210)
-Chính tả (nghe viết) : Cháu nhớ Bác Hồ.
-Theo dõi. 3-4 em đọc lại.
-Quan sát.
-Bài thơ là đoạn thơ trích trong bài “Cháu nhớ Bác Hồ” thể hiện tình cảm mong nhớ Bác Hồ củabạn nhỏ sống trong vùng địch chiếm khi nước ta còn bị chia cắt hai miền.
-1 em đọc.
-Đoạn thơ có 6 dòng . Dòng một 6 tiếng, dòng hai 8 tiếng. Thơ lục bát. Viết lùi vào 1 ô, sát lề.
-Viết hoa.
-Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính.
-HS nêu từ khó : bâng khuâng, giở xem, chòm râu, trán rộng, mắt sáng.
-Viết bảng con.
-Nghe và viết vở.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-Điền vào chỗ trống s hay x.
-Chia nhóm (lên bảng điền vào chỗ trống theo trò chơi tiếp sức)
-Từng em đọc kết quả. Làm vở BT.
 -Nhận xét.
-Điền các tiếng có vần êt hoặc êch vào chỗ trống . 
-2 em lên bảng điền.
-5-6 em đọc lại kết quả. Làm vở BT.
Chia 4 nhóm (1 em đưa ra từ, 1 em đặt câu)
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:
- Ngày soạn: 	- Ngày dạy:
- Tuần: 30	- Môn: Tập làm văn 
- Tiết: 30	- Bài: NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI.
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối (BT1); viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1(BT2) 
II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định: Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 em kể lại câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”
-Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
-Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú 
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài miệng.
Mục tiêu : Nghe kể mẫu chuyện “Qua suối”, nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người, Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Tranh minh họa.
-Nội dung tranh nói gì ?
-GV kể chuyện (3 lần) Giọng kể chậm rãi nhẹ nhàng, giọng Bác ân cần, giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.
-Bảng phụ : Ghi 4 câu hỏi.
-GV nêu lần lượt từng câu hỏi.
a/Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu ?
b/ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?
c/ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
d/ Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
-Cho từng cặp HS hỏi đáp.
Họat động 2 : Làm bài viết
Mục tiêu : Nghe kể chuyện “Qua suối”, nhớ và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
Bài 2 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
-Cho HS xem tranh minh họa.
-GV hướng dẫn: Em chỉ cần viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1, không cần viết câu hỏi.
-Gọi 1 em đọc câu hỏi d.
-Kiểm tra vở, chấm một số bài, nhận xét.
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em nêu yêu cầu và 4 câu hỏi.
-Quan sát tranh .
-Bác Hồ và mấy chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh.
-HS lắng nghe.
-Quan sát tranh và nêu 4 câu hỏi 
-HS trả lời.
-Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi công tác.
-Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.
-Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.
-Bác rất quan tâm tới mọi người. Bác quan tâm tới anh chiến sĩ, xem anh ngã có đau không, Bác còn cho kê lại hòn đá cho những người đi sau khỏi ngã.
-3-4 cặp HS trong nhóm hỏi đáp theo 4 câu hỏi trong SGK.
-2 em giỏi kể lại toàn bộ chuyện.
-Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1.
-1 em đọc câu hỏi d : Câu chuyện Qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ ?
-Làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác. Biết sống vì người khác. Cần quan tâm đến mọi người xung quanh. Hãy tránh cho người khác gặp phải điều không may.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 2 tuan 29 30.doc