Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 20 năm 2007

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 20 năm 2007

I.Mục tiêu:

* HS đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ : Loài người, hang núi, lăn quay.

 Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.

 -Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay.

-HS hiểu nghĩa các từ : Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi.

 -HS hiểu nội dung bài : Qua câu chuyện chúng ta thấy con người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm.

* Có ý thức yêu quý và bảo vệ thiên nhiên môi trường.

 

doc 28 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 20 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 20 
**********
Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2007
Tiết 1: Chào cờ
tiết 2 – 3: Tập đọc
Ông mạnh thắng thần gió
I.Mục tiêu:
* HS đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ : Loài người, hang núi, lăn quay...
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
 -Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay.
-HS hiểu nghĩa các từ : Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi.
 -HS hiểu nội dung bài : Qua câu chuyện chúng ta thấy con người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm...
* Có ý thức yêu quý và bảo vệ thiên nhiên môi trường..
II Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ, Tranh SGK
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài 
" Thư trung thu"
- Nhận xét cho điểm vào bài.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài- ghi bảng:
2.Luyện đọc:
a)GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài , nêu cách đọc cho HS theo dõi .
b) Luyện phát âm:
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau ,đọc câu cho đến hết bài.
- GV theo dõi từ nào HS còn đọc sai, đọc nhầm thì ghi bảng để cho HS luyện đọc .
- GV cho HS nảy từ còn đọc sai : 
 VD: Loài người, hang núi, lăn quay...
- GV cho HS luyện đọc ĐT, CN, uốn sửa cho HS.
c) Luyện ngắt giọng : 
- GV treo bảng phụ viết câu văn dài.
- GV đọc mẫu, cho HS khá phát hiện cách đọc, cho nhiều HS luyện đọc ĐT, CN, theo dõi uốn sửa cho HS.
d) Đọc từng câu: 
- GV cho HS luyện đọc từng câu, theo dõi uốn sửa cho HS .
e) GV cho HS đọc đoạn :
- GV cho HS luyện đọc đoạn, tìm từ, câu văn dài luyện đọc và luyện cách ngắt nghỉ. 
- GV kết hợp giải nghĩa từ: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi.
g) Thi đọc : 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV cho HS thi đọc.
- GV cho HS nhận xét bình bầu nhóm đọc tốt , CN đọc tốt , tuyên dương động viên khuýên khích HS đọc tốt.
*Đọc đồng thanh:
- Lớp đọc đồng thanh
 Tiết 2
 3. Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi và tìm ra câu trả lời
- Thần gió đã làm gì khiến ông mạnh nổi giận?
 - Sau khi xô ngã ông Mạnh, thần Gió làm gì?
 - " Ngạo nghễ" có nghĩa là gì?
 - Kể lại việc làm của ông Mạnh chống lại thần Gió? 
 ( Cho nhiều HS kể).
 - Gọi HS đọc phần còn lại của bài.
 - Hình ảnh nào chứng tỏ thần Gió phải bó tay? 
 - Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh?
 - Ông Mạnh đã làm gì để thần Gió trở thành bạn của ông?
 - Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng thần Gió?
 - Ông Mạnh tượng trưng cho ai?
 - Thần Gió tượng trưng cho ai?
 - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
4.Luyện đọc lại bài: 
Yêu cầu HS đọc theo vai
- GV giúp đỡ HS yếu luyện đọc từ , HS khá đọc diễn cảm.
- GV tuyên dương động viên khuýên khích HS đọc tốt.
C.Củng cố, dặn dò: 
- Em hiểu điều gì qua câu chuyện này? -Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét giờ học , dặn dò xem lại bài ở nhà.
- HS đọc và trả lời câu hỏi bài :
 " Thư trung thu" 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS theo dõi GV đọc .
- 2 HS khá đọc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS nảy từ luyện đọc: 
+ Từ: Loài người, hang núi, lăn quay...
- HS uốn sửa theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc CN, ĐT
- HS theo dõi GV đọc, HS phát hiện cách đọc.
+VD câu văn: 
- Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà.//
- HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
+ Thảo luận và giải nghĩa các từ : Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi.
- HS nghe giải nghĩa từ.
- HS thi đọc , HS bình bầu cá nhân đọc tốt, nhóm đọc tốt.
- HS đọc đồng thanh .
- HS tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi.
*Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả
- Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay.
 - Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
 - Coi thường tất cả.
 -5 đến 7 HS kể.
- Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững.
- Thần Gió rất ăn năn.
- Ông Mạnh an ủi và mời thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông.
 - Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động thực hiện quan tâm đó.
 - Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của con người, sức mạnh của thiên nhiên.
 - Con người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động, nhưng cũng phải biết....
- HS đọc theo vai 
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
VD : Em thích nhân vật Thần gió vì tượng trưng cho sức mạnh chính nghĩa
Có ý thức yêu quý và bảo vệ thiên nhiên môi trường..
- HS nghe dặn dò.
Tiết 4: Toán
 Bảng nhân 3
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS: Thành lập bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân 3.
 - áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. 
 - Thực ‏‎hành đếm thêm ba.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Mười tấm bìa mỗi tấm có gắn ba chấm tròn.
 -Kẻ sẵn nội dung bài tập ba lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi hai HS nên bảng làm bài tập sau, lớp làm nháp
Tính 2 kg x 6 = 2 cm x 8 = 
 2 cm x 5 = 2 kg x 3 =
 -Nhận xét cho điểm học sinh
 -2HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
 -HS lớp nhận xét.
B. Dạy học bài mới:
1. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 3
 - GV gắn một tấm bìa có ba chấm tròn lên bảng hỏi.Có mấy chấm tròn?
 - Ba chấm tròn được lấy mấy lần?
 - Ba được lấy một lần nên ta lập được phép nhân 3 x 1 = 3 (ghi bảng)
 - Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên.
 - Yêu cầu HS đọc bảng nhân ba vừa lập được sau đó cho HS đọc thuộc lòng.
 - Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
 - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
 - HS quan sát và làm theo GV.
 - Có 3 chấm tròn.
 - Ba được lấy 1 lần.
 - HS đọc: 3 nhân 1 bằng 3
 - HS sử dụng các chấm tròn lập các phép nhân còn lại theo hướng dẫn của GV.
 - Cả lớp đọc đồng thanh sau đó đọc thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng.
2. Luyện tập thực hành.
a.Bài 1:
 Yêu cầu HS tự làm bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài.
b.Bài 2:
 Gọi HS đọc đề bài.
 - Hướng dẫn HS cách làm bài.
 - Yêu cầu HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở. Gọi một HS nên bảng làm .
 - Nhận xét cho điểm HS.
c.Bài 3:
 Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Tiếp sau số 3 là số nào?
 - Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, chữa bài.
 - Làm bài và kiểm tra kết quả làm bài của bạn.
 - Đọc bài.
 - Tóm tắt: 1 nhóm: 3 học sinh.
 10 nhóm: .... học sinh.
-HS làm bài, chữa bài, nhận xét.
 - Đếm thêm 3 rồi viết số vào ô trống.
- Là số 3.
- Là số 6.
 - HS làm tiếp bài - chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
 -Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
 - Nhận xét giờ học.
 -HS nghe nhận xét, dặn dò.
Đạo đức
Trả lại của rơi( Tiếp)
A- Mục tiêu:
- Thực hành , hành vi trả lại của rơi khi nhặt được
- Rèn thói quen trả lại của rơi khi nhặt được
- GD HS có thói quen thật thà, không tham lam
B- Đồ dùng:
- Phiếu HT
- Tư liệu ( Tranh ảnh sưu tầm về không tham của rơi)
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Khi nhặt được của rơi em sẽ làm gì?
- Trả lại của rơi đem lại điều gì?
3/ Bài mới:
a) HĐ 1: Đóng vai
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống
* Tình huống 1: Em trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào để quên. Em sẽ....
* Tính huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được một chiếc bút ở sân trường. Em sẽ....
* Tính huống3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại. Em sẽ...
b) HĐ 2: Trình bày tư liệu
- Tranh nói gì?
- Em có cảm nghĩ gì khi xem tranh này?
4/ HĐ 3: Củng cố:
* GV KL: Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh, chị, em cùng thực hiện
* Dặn dò: THực hành theo bài học
- Hat
- HS nêu
- Nhận xét
- HS chia 3 nhóm
- Thực hiện đóng vai
- TH 1: Hỏi xem bạn nào mất để trả lại
- TH 2: Nộp lên văn phòng để nhà trường trả lại người mất
- TH 3: Khuyên bạn trả lại cho người mất, không nên tham của rơi.
- HS trưng bày tranh ảnh đã sưu tầm
- HS nêu
- HS nêu
- HS đọc
Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2007
Tiết 3: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3.
 - áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
 - Củng cố kĩ năng thực hành đếm thêm 2, đếm thêm 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 Viết sẵn nội dung bài tập 5 lên bảng.
III. Các hoạt động nội dung dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
 - Hỏi HS về kết quả của 1 phép nhân bất kì trong bảng.
 -2 HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 3.
 -HS lớp nhận xét.
B. Dạy học bài mới: (Luyện tập)
1. Bài 1: Bài tập yêu cầu làm gì?
Viết lên bảng: 3 x 3 
 - Phải điền mấy vào ô trống? Vì sao?
 - Yêu cầu HS đọc phép tính sau khi đã điền số. Yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
 - Gọi HS đọc chữa bài.
 - Nhận xét cho điểm HS.
 - Điền số thích hợp vào ô trống.
 - HS theo dõi.
 - Điền 9 vào ô trống vì 3 x 3 = 9.
 - Đọc theo yêu cầu của GV.
 - Làm bài.
 - Đọc, chữa bài.
2.Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS cách làm. Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Gọi HS đọc chữa bài.
 - HS tự làm bài vào vở 
- 1 HS đọc bài làm - lớp theo dõi , nhận xét.
3.Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
 - Nhận xét, chữa bài,
Tóm tắt
1 can: 3 lít
5 can ? lít
Bài giải
5 can đựng được số lít dầu là:
3 x 5 = 15 ( lít)
Đáp số: 15 lít
4.Bài 4: 
Tiến hành tơng tự bài tập 3
5.Bài tập 5: Bài tập yêu cầu điều gì?
 - Gọi HS đọc dãy số thứ nhất?
 -Dãy số này có đặc điểm gì?
- Vậy điền số nào vào sau số 9? Vì sao? 
 -Yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
- Viết tiếp số vào dãy số.
 - Đọc: ba, sáu, chín...
 - Các số đứng liền nhau hơn kém nhau 3 đơn vị.
 - Điền số 12 vì: 9 + 3 = 12.
 - HS làm tiếp bài, đọc chữa bài.
C.Củng cố dặn dò: 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
- Nhận xét giờ học, dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học.
-Gọi 3 HS đại diện cho 3 tổ lên thi đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
 -HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 2: Chính tả
Nghe viết: Gió
I. Mục tiêu:
 - HS nghe và viết lại chính xác bài thơ " Gió"
 - Trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x, iêt/ iêc.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ viết sẵn ND bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt ... o ta dùng dấu chấm? 
 - Dấu chấm than được dùng ở cuối các câu văn nào?
* Kết luận cho HS hiểu về dấu chấm, dấu chấm than.
C.Củng cố- dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học 
 - Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học
Hoạt động của HS
 -2 HS lên bảng thực hành hỏi đáp. HS lớp nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - 1 HS lên làm bảng làm, Lớp làm vở bài tập.
 - HS nhận xét - chữa bài 
-Đọc yêu cầu của bài tập.
 -HS đọc từng cụm từ. 
-Có thể thay thế bằng bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ?.
 -HS nêu kết quả làm bài.
-HS đọc yêu cầu
 - 2 HS lên bảng làm
- HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
...Dấu chấm đặt ở cuối câu kể.
 - Đặt ở cuối câu văn biểu lộ thái độ, cảm xúc.
 -HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 1: Chính tả 
Nghe- viết: Mưa bóng mây.
I. Mục tiêu: 
 - HS nghe và viết lại đúng bài thơ: Mưa bóng mây. 
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt x/s, iêt/ iêc. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- bảng phụ ghi các quy tắc chính tả 
III. Các hoạt động dạy học chủ yêu: 
A. Kiểm tra bài cũ.
 - Gọi HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp: hoa sen, cây xoan, sáo, giọt sơng, xơng cá.
B. Dạy học bài mới; 
 1.Giới thiệu bài; 
 2.hướng dẫn viết chính tả. 
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị; 
 - GV đọc bài thơ 1 lần.
 - Cơn mưa bóng mây lạ như thế nào?. 
 - Em bé và cơn mưa cùng làm gì?. 
 - Cơn mưa bóng mây giống các bạn nhỏ ở điểm nào?. 
b.hướng dẫn trình bày: 
 - Bài thơ có mấy khổ thơ?. 
 - Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ?. 
 - Chữ đầu câu thơ viết như thế nào?. 
 - Trong bài thơ có những dấu câu nào được sử dụng?. 
 - Giữa các khổ thơ viết thế nào?. 
c.Hướng dẫn viết từ khó: 
 - Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết. 
 - Yêu cầu HS đọc - viết các từ vừa tìm được. 
 3.Viết chính tả: 
 GV đọc cho HS viết bài.
 4.Soát lỗi - chấm bài: 
 Tương tự các tiết trước. 
 5.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
a.Bài 2: 
 GV hướng dẫn HS làm bài.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. 
- Nhận xét - chữa bài. 
D.Củng cố- dặn dò: 
 -Nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS chú ý các trờng hợp chính tả cần phân biệt trong bài. 
 -2 HS lên bảng lớp viết, lớp viết vào nháp.
 -HS lớp nhận xét.
 - Theo dõi GV đọc. 1 HS đọc lại bài.
 - Thoáng mưa rồi tạnh ngay. 
 - Dung dăng cùng đùa vui. 
 - Cũng làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cười. 
 - 3 khổ thơ. 
 - Mỗi khổ thơ có 4 câu thơ. 
 - Viết hoa. 
 - Dấu phẩy, dấu chấm, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép. 
 - Để cách một dòng. 
- HS đọc: nào, lạ, làm nũng, thoáng, mây, ngay. 
 -HS lớp viết bảng con.
 - HS nghe, viết bài. 
 - HS thảo luận và làm bài sau đó đổi vở cho nhau- nhận xét - chữa bài. 
 - HS nghe nhận xét, dặn dò.
Thứ sáu ngày 26 tháng 1 năm 2007
Tiết 2: Toán.
Bảng nhân 5
I.Mục tiêu:
 -Giúp HS: Thành lập bảng nhân 5 và học thuộc bảng nhân này.
 -áp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. - Thực hành đếm thêm 5. 
II.Đồ dùng dạy học: 
 -10 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn 
 -Kẻ sẵn nội dung BT 3 lên bảng. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau, lớp làm nháp. Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau. 
 3 + 3 + 3 + 3.
 5 + 5 + 5 + 5.
B. Dạy học bài mới. 
1Hướng dẫn HS thành lập bảng nhân5
 -Gắn một tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?. 
 5 chấm tròn được lấy mấy lần?. 
 5 được lấy mấy lần?.
 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 5 x1 = 5 ( ghi lên bảng).
 - Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn và hỏi: 5 chấm tròn được lấy mấy lần?. 
 Vậy 5 được lấy mấy lần. 
 - Hãy lập phép tính tương ứng. 
 5 nhân 2 bằng mấy?. 
 - GV viết lên bảng phép nhân cho HS đọc.
 - Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. 
 - Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập cho HS thời gian để HS tự học thuộc.
 - Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc.
 - Cho HS thi đọc thuộc lòng. 
3.Luyện tập thực hành. 
a.Bài 1:
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài. 
b.Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài 
 - Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập vào vở 1 HS làm bài trên bảng lớp. 
 - Chữa bài- nhận xét - cho điểm.
c.Bài 3:
 Cho HS nêu yêu cầu BT. 
 - Số đầu tiên trong dãy số là số nào?. 
 - Tiếp sau số 5 là số nào?. 
 - GV hướng dẫn cho HS làm tiếp bài.
Chữa bài- cho HS đọc xuôi - đọc ngược.
C.Củng cố dặn dò. 
 - Gọi HS đọc thộc lòng bảng nhân 5 vừa học. 
 - Nhận xét giờ học, Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bảng nhân 5. 
Hoạt động của HS
 -2 HS lên bảng làm, HS lớp làm nháp.
 -HS nhận xét.
 -Quan sát hoạt động của GV và trả lời có 5 chấm tròn. 
 -lấy 1 lần 
 -lấy1 lần. 
 -HS đọc phép nhân 5 nhân 1 bằng 5.
 - Quan sát thao tác của GV.
 -lấy2 lần. 
 -lấy 2 lần.
 - Đó là phép nhân 5 x 2 
 5 nhân 2 bằng 10. 
 - 5 nhân 2 bằng 10 ( 3 đến 5 HS đọc). 
 - Lập các phép tính 5 x 3 , 5 x 4,...
5 x 10. theo hớng dẫn của GV. 
 - HS đọc bảng nhân 5.
 - HS tự học thuộc. 
 - Đọc thộc lòng. 
 - Thi đọc thộc lòng bảng nhân 5. 
- Tính nhẩm. 
 - Làm bài- kiểm tra bài làm của bạn 
 - Đọc đề bài.
- Tóm tắt: 1 tuần làm 5 ngày 
 4 tuần làm.....ngày. 
 - Làm bài - chữa bài - nhận xét. 
 - HS nêu. 
 - Số 5 
 - Số 10 , 5 cộng thêm 5 bằng 10. 
 - Làm bài tập. 
 - Đọc xuôi - đọc ngược theo yêu cầu. 
 - HS đọc thộc lòng bảng nhân 5 vừa học 
 -HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 3:Tập làm văn.
Tả ngắn về bốn mùa.
I.Mục tiêu:
 -HS biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân.
 -Viết được một đoạn văn ngắn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
 -Bước đầu biết nhần xét và chữa lỗi câu văn cho bạn
II.Đồ dùng dạy học.
 -Câu hỏi gợi ý bài tập 2 viết trên bảng phụ.
 -Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ.
 -Gọi HS nêu miệng lại bài tập 2(Tr. 12)
B.Dạy bài mới.
 1.Giới thiệu bài.
 2.Hướng dẫn làm bài tập.
a.Bài 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 -GV đọc đoạn văn 1 lần.
 +Bài văn miêu tả cảnh gì ?
 +Tìm những dấu hiệu cho biết mùa xuân đến?
 +Mùa xuân đến cảnh vật thay đổi như thế nào ?
 +Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
 -Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
b.Bài 2:
 Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 -GV vấn đáp, HS trả lời:
 +Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
 +Mặt trời mùa hè như thế nào ?
 +Khi mùa hè đến cây trái trong vờn như thế nào?
 +Mùa hè thường có hoa gì?
 +Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
 +Mùa hè này em sẽ làm gì?
 -GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở.
 -Gọi HS đọc và nhận xét.
 -GV chữa bài cho từng HS. Chú ý lỗi về câu từ.
C.Củng cố dặn dò.
 -GV nhận xét giờ học.
 -Về đọc lại đoạn văn. Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
 -HS nêu miệng lại bài tập 2. Lớp nhận xét
-HS đọc yêu cầu của bài.
 -3HS đọc lại đoạn văn.
 +Cảnh mùa xuân đến.
 +Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trên các cành ... có nụ.
 +Trời ấm áp, cây cối xanh tơi...
 +Nhìn và ngửi.
 -HS đọc đoạn văn.
 -1 HS đọc yêu cầu của bài.
 +Mùa hè bắt đầu từ tháng 6.
 +Mặt trời chói chang.
 +Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức,mùi nhãn lồng...
 +Hoa phượng nở đỏ rực.
 +Chúng em được nghỉ hè.
 +HS trả lời.
 +HS viết bài trong 5-7 phút.
 +Nhiều HS đọc và chữa bài.
 - HS nghe nhận xét, dặn dò.
Tiết 1: Thủ công
Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - HS biết cách gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng. 
 - Cắt, gấp trang trí đợc thiếp chúc mừng. 
 - HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng 
II. Chuẩn bị: Một số mẫu thiếp chúc mừng.
 - Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. 
 - Giấy màu, giấy thủ công, kéo, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
3.HS thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
 -Yêu cầu HS nhắc lại cách làm.
 - GV tổ chức cho HS thực hành làm. 
 - Quan sát, giúp đỡ HS để HS hoàn thành sản phẩm. 
 - Cho HS trng bày sản phẩm.
 - GV chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dơng. 
 - Đánh giá sản phẩm của HS theo các loại. 
 - Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn. 
4. Nhận xét dặn dò:
 - GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị của HS. 
 - Dặn HS hoàn thành bài trong giờ tự học ( nếu cha xong)
Hoạt động của HS
 *Bớc 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
 *Bớc 2; trang trí thiếp chúc mừng. 
 -HS thực hành làm. 
 -HS trng bày sản phẩm. 
 - HS theo dõi quan sát. 
 - HS tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn tìm ra những sản phẩm đẹp. 
 -HS nghe nhận xét, dặn dò. 
Tiết 4: sinh hoạt sao
**********
I Mục tiêu :
- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 20 .
- Nắm được phương hướng tuần 21.
- HS sinh hoạt thường xuyên , có nền nếp, cứ sinh hoạt vào tuần chẵn .
II Đồ dùng dạy học :
Bảng nhận xét tuần 20.
Phương hướng tuần 21.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1 Nhận xét các hoạt động trong tuần 20:
+ Đạo đức :
Nhìn chung HS ngoan ngoãn , chăm chỉ lễ phép với thầy cô giáo , đoàn kết giúp đỡ bạn bè .
+ Học tập : - Học tập chăm chỉ , giờ học sôi nổi , chăm chú nghe giảng , có ý thức tự giác trong học tập 
Bên cạnh đó có một vài em chưa chịu khó học tập , chữ viết còn chưa đẹp
+ Lao động vệ sinh :- Hầu hết các em giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ , vệ sinh lớp học sạch sẽ , còn một vài hôm lớp học trực nhật chưa tốt lắm .
Sinh hoạt tập thể , sinh hoạt sao :
100% HS tham gia vào các hoạt động của Đội đề ra .
HS thực hiện đều các nền nếp do nhà trường đề ra.
2 Phương hướng tuần 21:
- Phát huy tính ngoan ngoãn , chăm chỉ lễ phép đã có 
- Tiếp tục thi đua chăm học , chăm lao động .
- Thực hiện nghiêm túc các nền nếp của nhà trường qui định đề ra .
- Trong lớp hăng hái phát biểu , về nhà xem bài , luyện chữ .
- Hăng hái trong mọi hoạt động của trường , Đội đề ra. 
- Chăm chỉ sinh hoạt sao để trao đổi học tập , giúp nhau cùng tiến bộ .
- Phát động đợt thi đua lần 3 của học kỳ 2
3. ý kiến của HS:
- Nhất trí với các ý kiến trên.
* GV chốt lại : Tuyên dương HS tiến bộ: Tiến, Giang, Hà, Hiếu, Tiến , Khu, Uyên 
4. Văn nghệ :
- HS sinh hoạt tập thể , cá nhân .
5, Nhận xét giờ sinh hoạt sao.
- HS cần khắc phục những nhược điểm ,phát huy những ưu điểm để phấn đấu học thật tốt, HS ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an l2tuan20 tk 2010.doc