Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 20 - Trường tiểu học Hàm Ninh - Năm học 2010 - 2011

Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 20 - Trường tiểu học Hàm Ninh - Năm học 2010 - 2011

I. Mục tiêu:

- Đọc mạch lạc toàn bài, đọc đúng các từ khó: dúi, khoét rỗng, Khơ - Mú, Hmông .

Biết ngắt, nghỉ hơi đúng.

- Hiểu nghĩa các từ mới và ND bài: Các dân tộc trên đết nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. (TL được CH 1, 2, 3, 5).

- HS Khá, Giỏi trả lời đựơc CH 4.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 29 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 20 - Trường tiểu học Hàm Ninh - Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc: chuyện quả bầu (2 Tiết)
I. Mục tiêu: 
- Đọc mạch lạc toàn bài, đọc đúng các từ khó: dúi, khoét rỗng, Khơ - Mú, Hmông ...
Biết ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Hiểu nghĩa các từ mới và ND bài: Các dân tộc trên đết nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. (TL được CH 1, 2, 3, 5).
- HS Khá, Giỏi trả lời đựơc CH 4.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: Cây và hoa bên lăng Bác.
- Nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới: 
* HĐ1: Giới thiệu bài chủ điểm mới và giới thiệu bài. 
* HĐ2: Luyện đọc. 
- GV đọc mẫu.
- Luyện đọc câu theo hình thức nối tiếp.
- Y/c HS tìm các từ khó và luyện đọc.
- Luyện đọc đoạn:
+ Y/c HS luyện đọc đoạn theo hình thức nối tiếp.
+ HD luyện đọc câu dài.
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- GV nhận xét tuyên dương .
- Đọc toàn bài .
Tiết 2
* HĐ3: Tìm hiểu bài. 
- Gọi 1 HS đọc bài và y/c HS lần lượt trả lời câu hỏi SGK:
+ Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì ?
+ Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt ? 
+ Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt? 
+ Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào ? 
+ Hãy kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta? (HS K-G)
+ Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.
+ Nêu ND câu chuyện.
* HĐ4: Luyện đọc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc bài
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Bài học giúp em hiểu thêm điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS đọc bài, mỗi em 2 đoạn, trả lời câu hỏi SGK.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc từ khó: dúi, khoét rỗng, Khơ - Mú, Hmông ...
- Luyện đọc đoạn theo hình thức nối tiếp.
- HS đọc ngắt nhịp câu dài: Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, / khoét rỗng, /chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, / bảy đêm, / rồi chui vào đó, / bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, / hết hạn bảy ngày hãy chui ra. //
- Các nhóm thi đọc.
- HS thực hiện đọc toàn bài.
+ Sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp miền và khuyên cách phòng lụt.
+ Làm theo lời dúi: lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ 7 ngày đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn 7 ngày mới chui ra.
+ Người vợ sinh ra một qủa bầu, đem cất bầu lên giàn bếp. Một lần, 2 vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa, lấy bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Những con người bé nhỏ nhảy ra.
+ Các dân tộc Khơ - mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê - đê, Ba-na, Kinh ...
+ Tày, Hoa, Khơ- me, Nùng, Sán Chỉ, Chăm, Xơ - đăng ...
+ HS tự nêu.
+ HS theo dõi lắng nghe.
- 3 em nối tiếp nhau luyện đọc.
- Các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em 1 nhà, có chung 1 tổ tiên. Phải yêu thương, giúp đỡ nhau.
Tuần 32
˜&™
Thứ 2
Toán (T156): luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng một số loại giấy bạc:100 đồng 200 đồng, 500 đồng,1000 đồng (Bài 1).
- Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng (Bài 2).
- Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản (Bài 3).
- HS khá, giỏi làm thêm BT 4.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng (BT4).
-Ghi các thẻ : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng (BT1); bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đơn vị tiền Việt Nam là gì ?
- Kể tên các loại tiền từ 1000 đồng trở xuống.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1: Mỗi túi có bao nhiêu tiền?
- HD HS quan sát hình vẽ.
+ Có mấy túi tiền? Tên mỗi túi tiền là gì?
- GV gắn bảng các thẻ ghi mệnh giá tiền của túi a.
+ Túi tiền a có những loại tiền nào?
+ Muốn biết túi a có bao nhiêu tiền, ta làm thế nào ? 
+ Vậy túi a có tất cả bao nhiêu tiền ? 
- Tương tự, HS tìm số tiền ở các túi còn lại.
- Yc HS nêu miệng kết quả và cách làm.
Bài 2:
- HD HS tìm hiểu đề bài: BT cho biết gì, hỏi gì ? 
- Muốn biết mẹ phải trả bao nhiêu tiền, em làm tính gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét, sửa chữa và ghi điểm.
 Bài 3: Viết số tiền trả lại vào ô trống (theo mẫu):
- GV HD mẫu: M : 700 - 600 = 100
- Tương tự, y/ c lớp ghi lần lượt từng đáp án ra bảng con, 3 HS lên điền trên bảng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: (HS K - G) 
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn về nhà thực hành mua, bán, đổi tiền với số lượng tiền nhỏ hơn 1000 đ.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Đơn vị tiền Việt Nam là đồng. 
- 1000đ, 500đ, 200đ, 100đ.
- HS quan sát hình vẽ.
+ Có 5 túi tiền. Tên là a, b, c, d, e.
- HS quan sát trên bảng.
+ 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ 200đ, 1 tờ 100đ.
+ Làm phép tính cộng.
 500đ + 200 đ + 100 đ = 800đ 
- HS tính nhẩm số tiền ở các túi.
Đáp án: a, 800đ d, 900đ
 b, 600đ e, 700đ
 c, 1000đ
- HS trả lời.
- Làm phép tính cộng.
- Lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng:
Bài giải
 Số tiền mẹ phải trả là :
 600 + 200 = 800 (đồng)
 Đáp số: 800 đồng 
- HS đọc y/ c.
An mua rau hết
An đưa người bán rau
Số tiền trả lại
600 đ
700 đ
100 đ
300 đ
500 đ
200 đ
700 đ
1000 đ
300đ
500 đ
500đ
0 đ
- HS thực hành ở nhà.
BD - PĐ Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000, đơn vị đo độ dài.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm tính, giải toán.
- GD HS ý thức tự giác học bài.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu nội dung ôn luyện.
* HĐ2: HD HS làm một số bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 453 - 342 731 + 154
600 + 357 403 + 512
623 - 512 967 - 743
Bài 2: Tính:
23m - 8m = 7dm + 20dm =
50cm - 5cm = 5 km + 20km =
4km + 6km = 90mm - 8cm =
Bài 3: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 23cm, 15cm, 7cm?
HS Khá - Giỏi:
Bài 4: Hiện nay bố 44 tuổi, ông nội Lan 73 tuổi. Em hãy tính xem khi tuổi ông nội Lan bằng tuổi bố Lan bây giờ thì lúc đó bố Lan mấy tuổi?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- Nhắc HS làm bài tập.
- Làm bảng con 
- Lưu ý cách đặt tính.
- Học sinh làm vở bài tập.
- Đọc kết quả.
- Lưu ý xem xét kỹ các đơn vị đo
- Giải bài vào vở, 1 em lên bảng giải.
- HS chữa bài:
 Bài giải:
 Tuổi bố ít hơn tuổi ông là:
 73 - 44 = 29 (tuổi)
Khi ông nội 44 tuổi thì số tuổi của bố Lan:
 44 - 29 = 15 (tuổi)
 Đáp số: 15 tuổi
BD - PĐ Toán: ôn Luyện
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về phép cộng, trừ không nhớ trong pv 1000.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để làm tính và giải bài toán.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu nội dung ôn luyện.
* HĐ2: Huớng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính.
558 - 357 623 - 512
324 + 654 526 + 363
868 + 131 967 - 743
Bài 2: Thực hiện phép tính.
446 +123- 432 368 + 321 - 457
374 - 241 + 342 875 - 664 + 212
Bài 3: Một người đi được một quãng đường dài 2km thì nghỉ chân, sau đó đi thêm được 3km nữa. Hỏi người đó đi được bao nhiêu km?
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và làm bài vào vở.
* HS Khá - Giỏi:
Bài 4: Hai số có hiệu bằng 10, nếu giữ nguyên số trừ và tăng số bị trừ thêm 6 đơn vị thì hiệu mới bằng bao nhiêu?
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà làm bài tập.
- HS lắng nghe.
- Lớp làm bài bảng con.
- GV nhận xét.
- HS làm bài ở vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- Lưu ý thực hiện qua hai bước. 
- Làm vào vở.
- Làm vào vở , 1 em lên bảng làm.
- Lắng nghe để thực hiện.
Ôn Toán: luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tính các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng.
- Rèn luyện cách trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản.
- HS yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
* HĐ2: Huớng dẫn HS làm BT ở vở bài tập trang 76.
Bài 1: 
- HD HS phân tích bài toán và làm bài ở vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- HD HS làm bài vào vở.
Bài 3: 
- HD HS làm vở BT.
- Nhận xét, chữa bài.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà làm bài tập.
- HS ôn theo nhóm .
- HS làm bài ở VBT, 1 em lên bảng giải:
 Bài giải:
 Trong túi An có số tiền là:
 500 + 200 + 100 = 800 (đồng)
 An còn lại số tiền là: 
 800 - 700 = 100 (đồng)
 Đáp số: 100 đồng
- HS làm vào vở BT.
- HS làm vào vở BT.
- Lắng nghe.
Kể chuyện: chuyện quả bầu
I. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh, theo gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện(BT 1, BT 2)
- HS khá - giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước.(BT3)
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- HS ham thích môn học	
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh hoạ trong SGK. Câu hỏi gợi ý đoạn 3.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại chuyện: Chiếc rễ đa tròn.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: HD kể chuyện.
Bài 1: Dựa theo các tranh sau, kể lại đoạn 1 & 2 của Chuyện quả bầu.
- GV treo tranh. 
B1: Kể chuyện trong nhóm 2.
B2 : Kể trước lớp.
- GV gợi ý: 
+ Đoạn 1: 
- Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì 
- Con dúi nói cho hai vợ chồng biết điều gì ?
+ Đoạn 2:
- Cảnh vật xung quanh như thế nào ?
- Tại sao cảnh vật như vậy ?
- Em hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt ấy ?
Bài 2: Kể lại đoạn 3.
- Gợi ý :
+ Người vợ sinh ra quả bầu.
+ Hai người thấy có tiếng lao xao trong quả bầu.
-Những con người bé nhỏ sinh ra từ quả bầu.
Bài 3: Kể toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây: 
 Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, có cách ăn mặc riêng. Nhưng tất cả các dân tộc ấy đều sinh ra từ một mẹ. Chuyện kể rằng ...
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS kể tốt nhất 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu ND câu chuyện ?
- Dặn về kể lại cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
- 3HS kể nối tiếp, mỗi HS kể 1 đoạn.
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS quan sát 2 tranh, nêu ND 2  ... ng của học sinh
1. Bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
- Đoạn thơ nói về ai?
- Công việc của chị lao công vất vả ntn?
- Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- Chữ đầu dòng thơ viết ntn?
c) Hướng dẫn viết từ khó:
+ Yêu cầu HS viết các từ khó
+ Theo dõi, nhận xét và sửa lỗi sai.
d) Viết chính tả.
- GV đọc bài cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm bài, nhận xét. 
* HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2: Điền vào chỗ trống:
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn về nhà luyện viết.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: vội vàng, vất vả, quàng dây, nguệch ngoạc.
- Chị lao công.
- Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét.
- Chị lao công làm công việc có ích cho xã hội ...
- Thuộc thể thơ tự do.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- HS viết từ khó vào bảng con: lặng ngắt, quét rác, gió rét.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi
- HS làm bài ở VBT, nhận xét, chữa bài .
a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
b) Vườn nhà em trồng toàn mít. Mùa trái chín, mít lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chích tinh nghịch nhảy lích rích trong kẽ lá. Chị em em tíu tít ra vườn. Ngồi ăn những múi mít đọng mật dưới gốc cây thật là thích.
Ôn TV: Luyện đọc
I. Mục tiêu: 
- HS đọc trôi chảy bài: " Chuyện quả bầu". Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
- HS yêu thích môn học.
II. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài: Chiếc rễ đa tròn.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* HĐ1: Luyện đọc 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Gọi một em đọc lại.
- Y/c HS yếu đọc câu dài, câu khó.
- Y/c HS yếu nối tiếp đọc từng đoạn.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh 
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
* HĐ2: Thi đọc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thi đọc cá nhân.
 Nhận xét và ghi điểm.
- Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
- Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.
 3. Củng cố, dặn dò: 
- Câu chuyện khuyên em điều gì?
 Nhận xét, đánh giá .
- Dặn về nhà học bài, xem trước bài mới.
- 2 em đọc bài, trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu. Đọc chú thích 
- 1 HS đọc bài.
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh. 
- Nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đua đọc bài. 
- Luyện đọc trong nhóm 
- Thi đọc theo vai.
- Học sinh tự nêu.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài .
Tập làm văn: đáp lời từ chối - đọc sổ liên lạc.
I. Mục tiêu:
- Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự, nhã nhặn (BT1, BT2).
- Biết đọc và nói lại nội dung một trang trong sổ liên lạc (BT3).
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sổ liên lạc của từng HS .
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ .
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: HD làm bài tập.
Bài 1: 
- Y/c HS đọc y/c đề bài.
+ Bạn áo tím nói gì với bạn áo xanh ?
+ Bạn kia trả lời thế nào ?
+ Lúc đó, bạn áo tím đáp lại như thế nào ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc y/c đề bài và các tình huống.
- Thực hiện theo cặp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
- 3 - 5 HS đọc bài văn viết về Bác Hồ .
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với !
+ Bạn trả lời : Xin lỗi . Tớ chưa đọc xong.
+ Bạn nói: Thế thì tớ mượn sau vậy.
- 3 cặp HS thực hành.
- 1 HS đọc y/cầu, 3 HS đọc tình huống.
- 2 HS thực hành, lớp theo dõi.
+ HS1: Cho mình mượn quyển truyện với ?
+ HS2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
+ HS1: Vậy à ! Đọc xong cậu kể cho tớ nghe nhé.
- HS thực hành.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS thực hành (5 -7 em).
- HS tự tìm đọc và nói lại theo nội dung:
+ Lời ghi nhận của GV .
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của em , việc em sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
Thứ 6
Toán (T160): kiểm tra
I. Mục tiêu: Kiểm tra HS việc nắm: 
- Thứ tự các số trong phạm vi 1000.
- So sánh các số có 3 chữ số.
- Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
- Chu vi các hình đã học.
- HS cẩn thận khi làm tính, giải toán.
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2. Nội dung: 
Đề bài:
Câu 1: Số 
 255 ,o , 257 , o , o , 260 , o , o
Câu 2: Điền dấu > , < , -
 375  400 301  297
 601  563 999  1000
Câu 3: Đặt tính rồi tính
 432 + 325 251 + 346 872 - 320 786 - 135 
Câu 4: Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
 575 = ... + ... + .. . 428 = ... + ... + ... 
Câu 5: Tính:
 25 m + 17 m = 700 đồng - 300 đồng =
 900 km - 200 km = 200 đồng + 500 đồng =
Câu 6: Tính chu vi hình tam giác ABC biết các cạnh lần lượt là: AB = 24 cm, BC = 40 cm, AC = 32 cm 
3. HS làm bài.
- GV y/c HS làm bài.
- GV thu bài KT chấm 5 - 7 bài.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------
Ôn Toán: ÔN luyện
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về phép cộng, trừ không nhớ trong pv 1000.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để làm tính và giải bài toán.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu bài.
* HĐ2: Huớng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
558 - 357 623 - 512
324 + 654 526 + 363
868 + 131 967 - 743
Bài 2: Thực hiện phép tính:
446 +123- 432 368 + 321 - 457
374 - 241 + 342 875 - 664 + 212
Bài 3: Một người đi được một quãng đường dài 2km thì nghỉ chân, sau đó đi thêm được 3km nữa. Hỏi người đó đi được bao nhiêu km?
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà làm bài tập.
- HS lắng nghe.
- Lớp làm bài bảng con.
- HS làm bài ở vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- Lưu ý thực hiện qua hai bước. 
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Làm vào vở.
- Lắng nghe để thực hiện.
Ôn TV:	 luyện viết
I. Muc tiêu:
- Hs viết đúng, đẹp bài luyện viết trong tuần: Bài 56.
- Rèn kỹ năng viết cho HS.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS viết bảng con: r, v
 Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học.
* HĐ2: Hướng dẫn viết. 
- Y/c HS luyện viết bảng con: r, v
- Gv theo dõi, uốn nắn.
- Hd quy trình viết câu ứng dụng:
Văn ôn võ luyện
- Hướng dẫn học sinh luyện viết câu ứng dụng vào bảng con.
- HD HS viết bài vào vở. 
- Theo dõi, giúp đỡ
- Chấm bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS viết bài ở nhà.
- Học sinh viết bảng con.
- Hs luyện viết ở bảng con.
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- Giải nghĩa câu ứng dụng.
- Viết vào bảng con: Văn
- Viết bài vào vở.
- Lắng nghe để thực hiện.
BD - PĐ TV: ôn luyện từ và câu
i. Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố về từ ngữ về Bác Hồ.
- Vận dụng vốn từ đã học để đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
- Giáo dục HS tình cảm kính trọng, biết ơn đối với Bác.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu nội dung bài ôn.
* HĐ2: HD học sinh làm một số bài tập.
Bài 1: Tìm một số từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
- Y/c HS làm miệng.
- Gv nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Đặt câu nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi .
- Y/c HS làm VBT.
- Gọi HS đọc bài làm.
* HS Khá - Giỏi:
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của em đối với Bác.
- Y/c Hs làm bài vào vở.
- Y/c HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, bổ sung.
* HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm miệng.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh làm vở.
- Đọc bài làm (chú ý ngắt nghỉ đúng)
- Lớp nhận xét.
- HS tự làm.
- HS đọc bài làm của mình.
- Nghe để thực hiện.
BD - PĐ TV: ôn tập làm văn
i. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết nói lời đáp lại lời từ chối của người khác .
- Rèn kỹ năng nói cho học sinh.
- Giáo dục ý thức tự giác học bài.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nội dung bài ôn.
* HĐ2: HD học sinh làm một số bài tập.
Bài 1:
Nói lời của em trong các trường hợp sau:
a) Em nhờ bố vẽ hộ bức tranh, bố bảo:
- Con phải tự vẽ lấy chứ.
b) Em xin phép mẹ cho đi chơi, mẹ bảo:
- Con còn phải học bài mà.
c) Em mượn bạn quyển truyện tranh, bạn bảo:
- Xin lỗi , mình đọc vẫn chưa xong.
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn về Bác Hồ kính yêu .
- Y/c HS làm vở bài tập.
- Gọi HS đọc đoạn vừa viết.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà ôn bài.
- HS lắng nghe.
- HS làm miệng.
- Lớp nhận xét.
- HS làm vở bài tập.
- Đọc đoạn vừa viết.
- Lớp nhận xét.
- Nghe để thực hiện.
SHTT: Sinh hoạt sao
I. Mục tiêu: 
- Đánh giá hoạt động trong tuần 32.
- Triển khai kế hoạch tuần 33.
- GD HS tính tự giác, chủ động sáng tạo.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
* HĐ1: Sơ kết, đánh giá tuần qua
- GV đánh giá chung:
+ HS đi học đầy đủ và đúng giờ. 
+ Lao động: Vệ sinh cá nhân và vệ sinh phong quang sạch sẽ.
+ Tham gia tốt các hoạt động do liên đội tổ chức. 
* HĐ2: Kế hoạch tuần tới
- Các sao tăng cường kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của các bạn.
- GV tập trung bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HD yếu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo kế hoạch của Liên đội. 
- Thu nộp các khoản còn lại.
* HĐ3: Dặn dò:
- Thực hiện tốt kế hoạch tuần 33.
- Nhận xét tiết học.
- Các sao trưởng báo cáo các mặt trong tuần.
- Lớp trưởng tổng kết.
- Bình bầu thi đua sao tốt: sao 3, sao 4. 
- Theo dõi để thực hiện.
- Cả lớp hát một bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2(20).doc