Bài soạn các môn học khối 2 - Tuần 15 năm 2009

Bài soạn các môn học khối 2 - Tuần 15 năm 2009

A/ Mục tiêu :

 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.

- Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.

+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.

B/ Chuẩn bị

 C/ Các hoạt động dạy và học

 

doc 32 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn học khối 2 - Tuần 15 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2009
Toán 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
A/ Mục tiêu :
 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi một số có một hoặc hai chữ số.
- Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
B/ Chuẩn bị 
 C/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Kiểm tra :
-Gọi 2 em lên bảng 
- Đặt tính và tính : 35 - 8; 81 - 45 
- 94 - 36 ; 45 - 9 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
 HĐ1) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số . 
 HĐ2) phép trừ 100 - 36 
- Nêu bài toán : Có 100 que tính bớt đi 36 que tính . còn lại bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Viết lên bảng 100 - 36 
* Yêu cầu 1 em lên bảng đặt tính tìm kết quả .
- Yêu cầu lớp tính vào nháp ( không dùng que tính ) .
- Ta bắt đầu tính từ đâu ?
- Hãy nêu kết quả từng bước tính ?
- Vậy 100 trừ 36 bằng bao nhiêu ?
-Yêu cầu nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 100 - 36 .
HĐ3) Phép tính 100 - 5 
- Yêu cầu lớp không sử dụng que tính .
- Đặt tính và tính ra kết quả .
- Mời 1 em lên bảng làm .
- Yêu cầu lớp làm vào nháp .
- Yc lớp đọc lại cách trừ 100 trừ đi một số 
HĐ4) Luyện tập :
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu 3 em lên bảng mỗi em làm 1 phép tính .
- Yc nêu rõ cách làm 100 - 4 và 100 - 69 .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
- Mời một em nêu bài mẫu .
- H d học sinh cách nhẩm 100 - 20 = ?
- 100 là bao nhiêu chục ?
- 20 là mâý chục ?
- 10 chục trừ 2 chục bằng mấy chục ?
Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu ?
- Yêu cầu lớp nhẩm và nêu kết quả các phép tính còn lại.. 
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Yc thực hiện điền số thích hợp vào ô trống .
- Nêu rõ cách điền .
- Nhận xét đánh giá tiết học .
-Hai em lên bảng mỗi em làm một bài .
-Vài em nhắc lại tên bài.
- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính trừ 100 - 36
 - Đặt tính và tính .
 100 Viết 100 rồi viết 36 xuống dưới, 
- 36 6 thẳng cột với 0 ( đơn vị). 
 064 Viết 3 thẳng cột với 0 
( chục).Viết dấu trừ và vạch kẻ ngang 
Trừ từ phải sang trái . 0 không trừ được 6 lấy 10 trừ 6 bằng 4 . Viết 4 , nhớ 1 .
 3 thêm 1 bằng 4 , 0 không trừ được 4 lấy 10 trừ 4 bằng 6 , viết 6 nhớ 1 .
1 trừ 1 bằng 0 , viết 0 .
- 100 trừ 36 bằng 64 .
- Nhiều em nhắc lại cách trừ 100 - 36.
100 Viết 100 rồi viết 5 xuống dưới , 5 
- 5 thẳng cột với 0 ( đơn vị ) Viết dấu 
 95 trừ và vạch kẻ ngang . Trừ từ phải sang trái . 0 không trừ được 5 lấy 10 trừ 5 bằng 5 . Viết 5 , nhớ 1 .0 không trừ được trừ 1 lấy 10 trừ 1 bằng 9 , viết 9. Vậy 100 trừ 5 bằng 95.
- Lớp đọc lại cách trừ 100 trừ đi một số.
- Một em đọc đề bài .
- Tự làm bài vào vở , 3 em làm trên bảng 
 100 100 100
 - 4 - 22 - 69
 96 78 39
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Tính nhẩm :
- Một em đọc mẫu : 100 trừ 20 bằng 80.
- 100 là 10 chục .
- 20 là 2 chục .
- Bằng 8 chục .
- Vậy 100 trừ 20 bằng 80 .
- Tự nhẩm và ghi kết quả vào vở . 
-Đọc chữa bài .
- Hai em nêu cách điền và điền số thích hợp .
18
 + 82 - 64 
 - Em khác nhận xét bài bạn .
Tập đọc HAI ANH EM 
A/ Mục đích yêu cầu : 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ , bước đầu biết đọc rõ lời diễn tả ý nghĩa của nhân vật trong bài .
- Hiểu ND: Sự quan tâm, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau của hai anh em ( trả lời được các CH trong SGK )
B / Chuẩn bị :
 -Tranh minh họa sách giáo khoa , 
-Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 Tiết 1
1.Kiểm tra:
 - 2 HS đọc bài: “ Tiếng võng kêu “ 
2.Bài mới 
HĐ1) Phần giới thiệubài :
Đưa tranh vẽ : - Tranh vẽ cảnh gì ?
 Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về tình cảm anh em trong gia đình qua bài “Hai anh em ” 
 HĐ2) Đọc mẫu và hướng dẫn luyện đọc 
-Đọc mẫu diễn cảm đoạn 1 và 2 .
-Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ gợi tả .
* Hướng dẫn phát âm : 
-Hướng dẫn tương tự .
- Yêu cầu đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng :
- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
HĐ3) Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
* Thi đọc: -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
HĐ4) Tìm hiểu nội dung 
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi :
 -Ngày mùa đến họ đã chia nhau lúa ntn?
- Họ để lúa ở đâu ?
- Người em có suy nghĩ như thế nào ? 
- Nghĩ vậy và người em đã làm gì ?
- Tình cảm của người em đối với anh ntn?
-Người anh vất vả hơn em ở điểm nào ?
Tiết 2 
HĐ1)Luyện đọc đoạn 3 , 4
-Đọc mẫu diễn cảm đoạn 3 và 4 .
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc đã học 
- Yêu cầu đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng :- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
HĐ2) Đọc cả đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
HĐ3 Thi đọc
 -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yc các nhóm thi đọc cá nhân 
- Yêu cầu đọc đoạn 3 ,4 trả lời câu hỏi :
- Người anh bàn với vợ điều gì ?
- Người anh đã làm gì sau đó ?
- Điều kì lạ gì đã xảy ra ?
- Theo người anh thì người em vất vả hơn mình ở chỗ nào ?
- Người anh cho thế nào là công bằng ?
- Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quí nhau ?
- Tình cảm của hai anh em đối với nhau như thế nào ? 
* Anh em cùng một nhà nên yêu thương , lo lắng , đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh 
 3) Củng cố dặn dò : 
- Gọi hai em đọc lại bài .
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
Hai em lên bảng đọc 
-Vài em nhắc lại tên bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
-Rèn đọc các từ như : để cả , nghĩ ...
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài.
- Ngày mùa đến , / họ gặt rồi bó lúa / chất thành hai đống bằng nhau ,/ để cả ở ngoài đồng .//Nếu phần lúa của mình / bằng phần lúa của anh / thì thật không công bằng // 
-Từng em nối tiếp đọc đoạn 1 ,2 trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Các nhóm thi đua đọc bài 
- Lớp đọc thầm đoạn 1 
- Chia lúa thành hai đống bằng nhau .
- Họ để lúa ở ngoài đồng .
- Anh mình còn phải nuôi vợ con . Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng .
- Ra đồng lấy phần lúa của mình bỏ
- thêm vào phần lúa ủa anh .
- Rất yêu thương , nhường nhịn anh .
- Còn phải nuôi vợ con .
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .Chú ý đọc đúng tư trong bài.
-Rèn đọc các từ như : vất vả , rất đỗi ngạc nhiên , ôm chầm ...
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài.
- Thế rồi / anh ra đồng / lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em . // 
-Từng em nối tiếp đọc đoạn 3,4 trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm .
-Các em khác lắng nghe và nhận xét 
- Các nhóm thi đua đọc bài 
- Lớp đọc thầm theo
- Em ta sống một mình vất vả . Nếu phần của ta bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng .
- Lấy lúa của mình bỏ vào phần lúa của người em.
-Hai đống lúa ấy vẫn bằng nhau .
- Em phải sống một mình .
- Phải chia cho em nhiều hơn .
- Họ xúc động ôm chầm lấy nhau .
- Hai anh em rất thương yêu nhau / Hai anh em luôn lo lắng cho nhau / Tình cảm hai anh em thật cảm động ...
- Hai em đọc lại cả bài .
- Anh em phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau .
Thứ ba, ngày 1 tháng 12 năm 2009
Kể chuyện: HAI ANH EM
A/ Mục đích yêu cầu : 
- Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý ( BT1) ; nĩi lại được ý nghĩa của hai anh em khi gặp nhau trên đồng ( BT2)
- Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn .
B / Chuẩn bị:
-Tranh ảnh minh họa.
- Bảng phụ viết lời gợi ý tóm tắt câu chuyện .
 C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra : 
- Gọi 3 em lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “ Câu chuyện bó đũa “ .
- Gọi 3 em lên đóng vai kể lại câu chuyện .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới 
HĐ1) Phần giới thiệu :
 Kể lại câu chuyện “ Hai anh em “ 
 HĐ2) Hướng dẫn kể từng đoạn :
* Bước 1 : Kể lại từng đoạn:
-Treo tranh minh họa mời một em nêu yêu cầu . 
-Yc quan sát và nêu nội dung từng bức tranh 
kể lại từng phần của câu chuyện 
- Nhận xét sửa từng câu cho học sinh .
* Bước 2 : Kể theo nhóm .
- Chia lớp thành 3 nhóm 
- Yêu cầu học sinh kể trong từng nhóm .
* Bước 3 : Kể trước lớp . 
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp .
- Yêu cầu nhận xét bạn sau mỗi lần kể .
- GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi .
- Câu chuyện xảy ra ở đâu ?
- Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nà? 
- Người em đã nghĩ gì ? Làm gì ?
-Người anh đã nghĩ gì ? Làm gì ?
- Câu chuyện kết th ... nh luật lệ giao thông .
B/ Chuẩn bị :
Hai hình mẫu biển báo hiệu giao thông chỉ lối đi thuận chiều và cấm xe đi ngược chiều .
 Quy trình gấp cắt , dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . 
Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu .. .
C/ Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 “ Gấp cắt dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều“
 b) Khai thác:
*Hoạt động1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét . 
-Cho HS quan sát mẫu biển báo hai hình mẫu . 
-Đặt câu hỏi để học sinh trả lời về kích thước , hình dáng , màu sắc hai hình mẫu ?
- Nhắc nhớ hs khi đi đường cần tuân theo luật lệ giao thông như không đi xe vào khu vực có biển báo cầm xe đi ngược chiều ( như hình vẽ )
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu . 
 Bước1:Gấp, căt, biển báo chỉ lối đi thuận chiều 
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 6ô . Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô rộng 1ô . Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10ô rộng 1ô làm chân biển báo .
Bước 2: Dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều . 
-Dán chân biển báo vào tờ giấy màu trắng H1.
- Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô H2. Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn .
-GV tổ chức cho các em tập gấp , cắt , dán thử biển báo chỉ lối đi thuận chiều bằng giấy nháp .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp . 3) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp, cắt dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều .
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Hai em nhắc lại tên bài học .
 Lớp quan sát và nêu nhận xét về hình dáng , kích thước và màu sắc 2 hình mẫu .
- Mỗi biển báo có 2 phần mặt biển báo và chân biển báo . Mặt đều là hình tròn có kích thuớc giống nhau nhưng màu khác nhau , một màu xanh và một màu đỏ . Ở giữa hình tròn đều có hình chữ nhật màu trắng . Chân biển báo có dạng hình chữ nhật .
- Quan sát để nắm được cách tạo ra biển báo chỉ lối đi thuận chiều .
 -Hai em nhắc lại cách cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều .
- Lớp thực hành gấp cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều theo hướng dẫn của giáo viên.
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều .
Chính tả BÉ HOA
A/ Mục đích yêu cầu :
- Nghe - viết chính xác bài CT , trình bày đúng đoạn văn xuơi .
- Làm được BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bảng phụ ghi qui tắc chỉnh tả ai / ây ; s / x ; âc / ât . 
C/ Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Kiểm tra:
- 3 HS lên bảng viết các từ do giáo viên đọc .
- Lớp thực hiện viết vào bảng con . 
2.Bài mới: 
 HĐ1) Giới thiệu bài
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn đầu trong bài “ Bé Hoa “ 
 HĐ2) Hướng dẫn nghe viết : 
* Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Treo bảng phụ đoạn cần viết yêu cầu đọc. 
- Đoạn văn kể về ai ?
- Bé Nụ có những nét nào đáng yêu ?
- Hoa yêu em như thế nào ? 
* Hướng dẫn cách trình bày :
-Đoạn trích có mấy câu ?
- Chữ nào phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa ?
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Tìm những từ dễ lẫn và khó viết .
- Yêu cầu lớp viết bảng con các từ khó .
- Mời hai em lên viết trên bảng lớp .
HĐ 3)Tập chép 
Yêu cầu nhìn bảng chép khổ thơ vào vở.
* Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh soát bài 
-Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét.
HĐ4) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Yêu cầu đọc đề .
- Yêu cầu làm việc theo từng cặp .
- Hai em ngồi quay mặt vào nhau .
- Em thứ nhất nêu câu hỏi . Em thứ hai trả lời 
- Ngược lại em thứ hai nêu câu hỏi cho em thứ nhất trả lời .
Bài 3a/b : 
- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài .
- Treo bảng phụ .
- Yc 2 em lên bảng làm .
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn.
 Mời 2 HS đọc lại .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- viết : sản suất , xuất sắc, cái tai, tất bật , bậc thang ...
-Hai em nhắc lại tên bài.
-Một em đọc đoạn viết lớp đọc thầm .
- Kể về bé Nụ .
-Môi đỏ hồng , mắt mở to , tròn và đen láy .
- Cứ nhìn em mãi , rất yêu em và thích đưa võng cho em ngủ .
- Có 8 câu 
-Bây , Hoa , Mẹ , Nụ , em , Có là tiếng đầu câu và tên riêng 
- Nêu các từ khó và thực hành viết bảng con 
-hồng , yêu , ngủ , mãi , võng ,..
- Hai em lên viết từ khó.
-Nghe giáo viên đọc để chép vào vở .
-Nghe để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Tìm tiếng có vần ai ( hoặc ) ay . 
- Hai em làm việc theo cặp .
- HS1 :Từ chỉ sự vật chuyển động trên không 
- HS2 : Bay . 
- HS3 : Từ chỉ nước tuôn thành dòng ? 
- HS4 : Chảy . 
- HS5 : Từ trái nghĩa với đúng ? 
- HS6 : Sai . 
- Nhận xét bài bạn và ghi vào vở .
- Điền vào chỗ trống .
- 2 em lên bảng làm , lớp làm vào vở .
-Sắp xếp , xếp hàng , sáng sủa , xôn xao .
- Giấc ngủ , thật thà , chủ nhật , nhấc lên .
- Hai em đọc lại các từ vừa điền .
- Nhận xét bài bạn .
Tập làm văn :CHIA VUI - KỂ VỀ ANH CHỊ EM 
A/ Mục đích yêu cầu:
- Biết nĩi lời chia vui ( chúc mừng ) hợp tình huống giao tiếp ( BT1 , BT2) 
- Viết được đoạn văn ngắn kể về , anh , chị , em (BT3 )
B/ Chuẩn bị : 
Tranh vẽ minh họa .
 Một số tình huống để học sinh nói lời chia vui . 
C/ Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 1.Kiểm tra 
- Mời em lên bảng đọc bài làm bài tập 2 .
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài : 
-Bài TLV hôm nay , các em sẽ thực hành nói lời chia vui, và kể về anh, chị của mình.
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
HĐ1:Nói lời chia vui
Bài 1và 2: 
-Treo tranh minh họa .
- Bức tranh vẽ gì ?
- Mời một em đọc yêu cầu .
-Chị Liên có niềm vui gì ?
- Nam chúc mừng chị Liên như thế nào ? 
- Nếu là em , em sẽ nói gì với chị Liên để chúc mừng chị ?
- Mời lần lượt học sinh nói liền mạch .
- Nhận xét sửa cho học sinh .
- Nhận xét tuyên dương những em nói tốt .
HĐ2:Kể về anh (chị)(em)
Bài 3: 
Mời một em đọc nội dung bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh tự viết vào vở .
- Mời một số HS đọc lại bài viết của mình.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- 3 em lên đọc bài làm trước lớp .
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Một em nhắc lại tên bài 
- Quan sát tìm hiểu đề bài .
- Một bạn trai đang ôm bó hoa tặng chị 
- Bạn Nam chúc mừng chị Liên đạt giải nhì trong kì thi học sinh giỏi tỉnh .
- Đạt giải nhì trong kì thi HS giỏi của tỉnh 
- Tặng hoa và nói : Em chúc mừng chị : Chúc chị sang năm đạt giải nhất .
- Em xin chúc mừng chị / Chúc chị đạt thành tích cao hơn / Em rất khâm phục chị ...
- Nhận xét lời của bạn .
- Hãy viết từ 3 - 4 câu kể về anh, chị, em trong gia đình .
- Viết bài vào vở .
- Em rất yêu bé Nam . Nam năm nay hai tuổi . Môi bé Nam đỏ hồng , da trắng . Nam luôn tươi cười thật ngộ nghĩnh / Anh trai em tên là Minh . Năm nay hai mươi tuổi. Dáng người cao, khuôn mặt bầu , vầng trán cao rất thông minh . 
-Đọc bài viết trước lớp 
- Nhận xét bài bạn .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
SINH HOẠT LỚP + SAO
A .Sinh hoạt lớp
1.Đánh giá hoạt động:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, 
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt như:.................................................. 
- Học tập tiến bộ như: .............................................................................................
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học không tiến bộ..................................... .
- Đồ dùng học tập thiếu như: .................................................................................. 
- Hay nói chuyện riêng trong lớp: ..........................................................................
2. Kế hoạch:
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS kính trọng và biết ơn anh bộ đội Cụ Hồ.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tự quản tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà, ôn tập tốt thi học kì 1.
- Động viên HS tự giác học tập.
B. Sinh hoạt sao:
Sinh hoạt sao theo chủ đề tháng 12 do phụ trách sao hướng dẫn
C.Sinh hoạt văn nghệ: Hát về anh bộ đội(nhóm, cá nhân) 
KÝ duyƯt cđa l·nh ®¹o
..................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 tuan 15 Cktkn.doc