MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn bài tập
Cùng với việc thay sách giáo khoa và đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong ngành giáo dục.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, có phẩm chất tốt và năng lực giỏi, năng động, sáng tạo để có thể theo kịp sự tiến bộ ngày càng nhanh của xã hội. Chính vì vậy trong mấy năm gần đây Đảng và Nhà nước đã chú trọng việc đưa công nghệ thông tin(CNTT) vào ứng dụng trong dạy học môn toán ở Tiểu học đã được tiến hành ở một số trường thực nghiệm và bước đầu thu được kết quả tốt, được nhiều người quan tâm và ủng hộ.
Những thành tựu của khoa học – công nghệ thông tin mang lại đã ảnh hưởng đến giáo dục. Máy tính điện tử và phần mềm thích hợp có khả năng trợ giúp phát triển giáo dục một cách tối đa khả năng học tập của học sinh. Do đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà trường Tiểu học là việc làm rất cần thiết và hữu ích.
Chính vì lý do trên tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng CNTT vào dạy học tiết “Một phần ba” ở toán 2” làm bài tập nghiệp vụ cho mình.
Bài tập nghiệp vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiết “Một phần ba” ở toán lớp 2 Sinh viên: Lớp: mở đầu 1. Lý do chọn bài tập Cùng với việc thay sách giáo khoa và đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong ngành giáo dục. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, có phẩm chất tốt và năng lực giỏi, năng động, sáng tạo để có thể theo kịp sự tiến bộ ngày càng nhanh của xã hội. Chính vì vậy trong mấy năm gần đây Đảng và Nhà nước đã chú trọng việc đưa công nghệ thông tin(CNTT) vào ứng dụng trong dạy học môn toán ở Tiểu học đã được tiến hành ở một số trường thực nghiệm và bước đầu thu được kết quả tốt, được nhiều người quan tâm và ủng hộ. Những thành tựu của khoa học – công nghệ thông tin mang lại đã ảnh hưởng đến giáo dục. Máy tính điện tử và phần mềm thích hợp có khả năng trợ giúp phát triển giáo dục một cách tối đa khả năng học tập của học sinh. Do đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà trường Tiểu học là việc làm rất cần thiết và hữu ích. Chính vì lý do trên tôi đã chọn đề tài “ứng dụng CNTT vào dạy học tiết “Một phần ba” ở toán 2” làm bài tập nghiệp vụ cho mình. 2. Định hướng nghiên cứu. 2.1. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của ứng dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu học và việc dạy học các phần bằng nhau của đơn vị ở Toán 2, bài tập nhằm xây dựng và tổ chức dạy học tiết “Một phần ba” ở Toán 2 có ứng dụng CNTT nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. 2.2. Giả thuyết khoa học. Bài tập nhằm góp phần kiểm nghiệm một giả thuyết khoa học “Nếu ứng dụng CNTT” trong dạy mạch kiến thức các phần hơn kém nhau của đơn vị ở Toán 2 một cách hợp lý sẽ góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh và như vậy chất lượng học tập của học sinh ở trường Tiểu học sẽ được nâng cao. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Đưa ra những căn cứ xác đáng về lý luận và thực tiễn nhằm chứng minh cho tính đúng đắn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học các phần hơn kém nhau của đơn vị của Toán 2. - Sử dụng một số phần mềm dạy học, một số phần mềm ứng dụng và một số phương tiện nghe nhìn vào tiết “Một phần ba”. - Tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của học sinh khi tiếp xúc với phương pháp dạy học có sử dụng máy tính điện tử. - Đề xuất một số ý kiến về phương pháp, cách thức và điều kiện cơ sở vật chất khi ứng dụng CNTT trong dạy học. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận: Nghiên cứu lý luận và thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học hiện nay. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm ở khối lớp 2 trường Tiểu học Đồng Lâm – Hoành Bồ – Quảng Ninh. - Phương pháp thăm dò: Thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh về việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các phần bằng nhau của đơn vị ở Toán 2. 4. Cấu trúc của bài tập. Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tập có 3 chương. Chương 1: Những căn cứ để thực hiện bài tập. Chương 2: Xây dựng giáo án tiết “Một phần ba” ở lớp 2 có ứng dụng CNTT. Chương 3: Thực nghiệm nghiên cứu. Nội dung Chương 1: Những căn cứ để thực hiện bài tập 1.Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 1.1.Đặc điểm lứa tuổi Lứa tuổi học sinh tiểu học gồm các em học sinh đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, tức là từ 6-7 tuổi đến 11- 12 tuổi. ở độ tuổi này sự phát triển về chiều cao và trọng lượng không nhanh như tuổi mẫu giáo, nhưng hệ xương đang ở thời kỳ cốt hóa, hệ xương đang phát triển đặc biệt là các bắp thịt lớn do vậy các em thích đùa nghịch vận động mạnh, các em không thích làm công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận. Vì vậy việc rèn các kỹ năng, kỹ xảo và đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ. So với tuổi mẫu giáo thì não và thần kinh của học sinh tiểu học đã có biến đổi to lớn về khối lượng và chức năng. Não của trẻ lên 7 đạt 90% trọng lượng của người lớn. Đến năm 11 – 12 tuổi thì phát triển tương đương trọng lượng của người lớn. Sự phát triển của não về cấu tạo và chức năng không đồng đều nên khả năng kìm chế của các em còn yếu ớt, hưng phấn mạnh do đó ở độ tuổi này các em rất hiếu động. Hệ thần kinh cấp cao đang dần được hoàn thiện nhưng có sự mất cân đối giữa tín hiệu tư duy cụ thể và tín hiệu tư duy trừu tượng. Lứa tuổi này hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, sau đó là hoạt động vui chơi. Hoạt động học tập rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với các em. Đây là sự biến đổi to lớn trong đời sống đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường, được tiếp xúc với thầy, cô và bạn bè mới. Hoạt động học tập là hoạt động hoàn toàn mới, hoạt động chủ đạo, giúp trẻ hình thành năng lực nhờ đó mà phát triển tâm lý nhân cách. Ngoài hoạt động học tập ở lứa tuổi này còn có hoạt động khác như vui chơi, lao động. Các hoạt động này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của học sinh Tiểu học. 2.2.Đặc điểm hoạt động học sinh phải nhận thức: Nhu cầu nhận thức khám phá thế giới luôn đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, sáng tạo. Mức độ, tính chất và phạm vi hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học được bộc lộ ở các quá trình sau: - Cảm giác: Các quá trình cảm giác về sự vật hiện tượng bên ngoài có sự phát triển khá nhanh. Những cảm giác thu được đã trở thành “vật liệu” để trở thành tri thức mới. ở độ tuổi này năng lực cảm giác của học sinh còn yếu. -Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học phát triển khá nhanh đặc biệt là tri giác các thuộc tính bên ngoài của sự vận động hiện tượng. Tri giác không chủ định chiếm ưu thế. Giai đoạn đầu lứa tuổi tri giác của các em còn phiến diện một chiều chưa đầy đủ và được chi tiết. Càng về cuối độ tuổi tri giác của các em ngày càng đầy đủ và trọn vẹn hơn. Một số em bộc lộ khả năng quan sát các sự vật hiện tượng nhanh, chính xác đầy đủ. Ghi nhớ: ở độ tuổi này hai loại ghi nhớ đều phát triển mạnh. Đầu độ tuổi các em thiên về ghi nhớ trực quan giàu hình ảnh, ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng các tri thức có trong sách vở. Càng về cuối độ tuổi thì ghi nhớ về từ ngữ và ghi nhớ về hình tượng càng phát triển. Nhiều em thể hiện nhớ nhanh nhớ nhiều. Tuy nhiên có những em không nhớ được tài liệu do không hiểu kiến thức hoặc không chú ý học tập. 2.Xu hướng phương pháp dạy học Toán tiểu học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. 2.1.Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học toán : - Do sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải có lớp người lao động mới, năng động, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với sự biến đổi diễn ra hàng ngày, thích nghi với sự phát triển của xã hội. - Phương pháp dạy học toán ở số đông các trường Tiểu học còn hạn chế. Cụ thể là: Giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào các tài liệu sẵn có. Giáo viên chỉ truyền đạt và giảng giải theo các tài liệu sẵn có ở sách giáo khoa và sách giáo viên. Vì vậy giáo viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu chỉ nghe giảng, ghi nhớ và là bài tập theo mẫu, do đó việc học tập thường ít hứng thú, nội dung các hoạt động thường đơn điệu, nghèo nàn thường ít quan tâm sự phát triển năng lực cá nhân. - Giáo viên là người duy nhất được đánh giá kết quả học tập của học sinh mà học sinh ít được đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. - Tiêu chuẩn đánh giá học sinh là kết quả ghi nhớ, tái hiện lại những điều giáo viên đã giảng. 2.2.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán: - Đổi mới phương pháp dạy học toán nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh hiểu là: Thường xuyên đưa các phương pháp dạy học mới vào trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo. - Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học toán nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh được tiến hành theo 4 định hướng cơ bản đó là: + Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. + Bồi dưỡng phương pháp dạy học tự học. + Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. + Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. 2.3.Năm giải pháp đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. - Đổi mới về nhận thức, trong đó cần trân trọng năng lực chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh. - Đổi mới các hình thức dạy học nên khuyến khích dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, theo lớp, dạy học ở trường tăng cường trò chơi học tập. - Đổi mới cách trang trí phòng học để tạo môi trường học tập. - Đổi mới phương tiện dạy học, khuyến khích dùng các phiếu học tập đồ dùng học tập, các phương tiện kỹ thuật. - Đổi mới cách đánh giá giáo viên và học sinh. 2.4.Các quan điểm cần quán triệt đổi mới phương pháp dạy học. Quán triệt quan điểm mục tiêu của giáo dục Tiểu học Đổi mới phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nghĩa là đổi mới phương pháp dạy học hướng tới việc tào tạo những người “lao động tự chủ, sáng tạo” những người năng động thích ứng với đổi mới kinh tế xã hội của đất nước. Với bậc tiểu học, mục tiêu đó là: Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn dài lâu về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS (Luật giáo dục) * Quan điểm cá nhân hóa dạy học trong điều kiện phổ cập giáo dục tiểu học xuất phát từ nhận thức. - Mọi trẻ em ở lứa tuổi tiểu học đều có đặc điểm chung về tâm lý, của lứa tuổi và hoàn toàn có khả năng để đạt tới trình độ học tập tối thiểu để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. - Mọi trẻ em đều có mức độ phát triển cá nhân và sở trường riêng: mức độ phát triển cá nhân và sở trường riêng của mỗi trẻ chỉ có thể bộc lộ phát huy nếu mỗi cá nhân mỗi em đó được học tập trong môi trường thích hợp. - Cá nhân hóa dạy học và phát triển năng lực của từng cá nhân trên cơ sở của một nền giáo dục toàn diện cân đối. Cá nhân hóa hoạt động dạy học đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải tích cực, chủ động, linh hoạt sáng tạo trong quá trình dạy học. Tạo cơ hội tốt cho đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tập trung vào người học. * Quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh bằng dạy học tự phát hiện. - Các phương pháp dạy học sẽ ... à phép trừ có nhớ hoặc có nhớ một phần trong phạm vi 100. Tính nhẩm và tính viết. + Tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính cộng, trừ. + Giải bài tập dạng: “Tìm x, biết a + x = b, x – a = b, a – x = b (với a,b là các số có đến hai chữ số)”, bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính. Các số đến 1000, phép cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Chương 2: Xây dựng giáo án tiết “một phần ba” ở toán 2 có ứng dụng CNTT Hiện nay ở tiểu học có thể ứng dụng CNTT theo các hướng: - Sử dụng máy vi tính với hệ thống đa phương tiện (multimedia) sử dụng nhiều dạng truyền thông như: Văn bản, đồ họa, âm thanh,... đã đảm bảo được tính chân thực của các đối tượng nghiên cứu, làm tăng niềm tin vào tri thức, kích thích hứng thú học tập, tạo động cơ học tập phát triển tính tự giác, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. - Sử dụng các phần mền dạy học góp phần tạo sự phân hóa cao trong quá trình dạy học. - Sử dụng phần mềm trong soạn giảng như: Winword, paint Brush... 1. Các phần mềm được sử dụng trong đề tài. 1.1 Các phần mềm ứng dụng. a) Microsoft Word - Là phần mềm soạn thảo chạy trên môi trường Windown, chuyên dùng để soạn thảo văn bản, sách vở, tạp chí,... phục vụ cho công tác văn phòng. Nó có tính năng mạnh như: Giao diện đồ họa thông qua hệ thống các thực đơn và các hộp thoại; có khả năng liên kết các phần mềm ứng dụng khác; có khả năng sửa lỗi chính tả, gõ tắt... có thể thay đổi kích cỡ và kiểu chữ theo ý muốn. b) Paint Brush - Là một công cụ của Windown nằm trong nhóm Accessories cho phép tạo lập, lưu trữ, in ấn các bức tranh và biểu tượng... c) Power Point. - Microsoft Ofice Power Point 2003 là một phần mềm đơn giản, dễ sử dụng hấp dẫn giúp dễ dàng tạo ra các trình diễn sinh động, các bản báo cáo hay thuyết trình thú vị. - Đặc biệt trong quá trình dạy học Power Point có thể giúp giáo viên soạn và thể hiện các tiết học rất trực quan và sinh động nhờ các chức năng tạo các hiệu ứng liên kết với các file và các chương trình ứng dụng khác. 1.2 Các phần mềm dạy học Các yêu cầu sư phạm đối với các phần mềm dạy học bậc tiểu học - Phần mềm dạy học phải phù hợp với chương trình và SGK tiểu học. -Đảm bảo phù hợp lứa tuổi học sinh trong từng độ tuổi. - Về tổ chức giao diện : Để học sinh và cả giáo viên có thể hiểu sử dụng dễ dàng, cần tạo ra giao diện thân thiện với trẻ. - Phần mềm phải phù hợp đặc điểm lao động dạy của người thầy và lao động học tập của học sinh. - Liên kết với các phần mềm dạy học các môn khác nhau tạo ra bài học. - Định hướng phát huy tính tích cực của học sinh. - Tính tới các hình thức dạy học, các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học khác. - Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phải là tiếng mẹ đẻ - Phần mềm phải đảm bảo đánh giá theo quá trình, phải đánh giá được tức thời các sai lầm để có các phương thức điều chỉnh hành động của học sinh. a) “Săn kiến thức” Là phần mềm giúp giáo viên thiết lập những trò chơi thú vị và bổ ích cho học sinh. Các em đóng vai trò là các thợ săn, mục tiêu mà các em cần săn là những kiến thức có trong bài vừa học giúp các em giải quyết các bài tập mà giáo viên đặt ra. b) Phần mềm Violet Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng anh: Visual Online Lecture Edidor for Teacher (Công cụ tạo bài giảng trực quan và trực tuyến dành cho giáo viên). Violet là một phần mềm “mở”, là công cụ giúp giáo viên có thể tự xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng riêng của mình một cách nhanh chóng thông qua các chức năng chuyên dụng. Tiết 109: Một phần ba 1.Kế hoạch giảng dạy A.Mục tiêu: Giúp học sinh: Nhận biết “Một phần ba” Biết viết và đọc B.Đồ dùng dạy học Máy tính điện tử và máy chiếu File “ Một phần ba” - File “bài tập nghiệp vụ” - File “Săn khiến thức” C. Các hoạt động dạy học - Mở file một phần ba 1. Giới thiệu Một phần ba Click chuột trái để mở slide 1 - Nói: Cho một hình vuông (click chuột để đưa hình vuông ra) Chia hình vuông làm ba phần bằng nhau (Click chuột để chia hình vuông làm ba phần bằng nhau), tô màu một phần (click chuột để ô màu một phần) được “một phần ba hình vuông” - Hỏi: Nếu ta chia hình vuông làm ba phần bằng nhau khi đó mỗi phần bằng mấy phần hình vuông? (mỗi phần bằng “một phần ba hình vuông”). - Nói: Một phần, còn gọi là một phần ba. - Nói: Cách đọc, viết “một phần ba” + Đọc: “một phần ba” + Viết : Click chuột để lần lượt đưa ra số 1, nét gạch ngang và số 3 rồi nói: Để viết được một phần ba ta viết số 1, kẻ gạch ngang dưới số 1, viết số 3 ở dưới nét gạch ngang và thẳng với số 1. - Gọi học sinh nêu lại cách viết - Cho học sinh đọc “một phần ba” (cá nhân, nhóm, cả lớp) 2.Luyện tập - Click chuột để mở slide 2. - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (nhóm 1: Bài 1, nhóm 2: Bài 2, nhóm 3: Bài 3) - Click chuột vào chữ “bài 1” để mở slide 3, gọi học sinh đọc đè bài 1 trên slide 3, click chuột biểu tượng ở góc bên phải của slide 3 để trở về slide 2. Tiếp tục click chuột vào chữ “Bài 2” để mở slide 4, gọi học sinh đọc đề bài 2 trên slide 4. Click chuột vào biểu tượng ở góc phải của slide 4 để trở về slide 2. Sau đó click vào chữ “Bài 3” để mở slide 5, gọi học sinh đọc đề bài tập 3 trên slide 5. - Quan sát và hướng dẫn nhóm hoạt động. - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét và chốt lại lời giảng đúng. (Lời giảng cuat mỗi bài tập được ghi ngay sau đề bài cuat mỗi bài tập, khi mở slide có ghi đầu bài chỉ cần click chuột trái và sẽ có lời giải ngay bên dưới” 3. Trơi trò chơi - Mở slide 6, click chuột vào chữ “Trò chơi săn kiến thức” mô hình trò chơi sẽ hiện ra như ở hình vẽ slide 7. - Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Click chuột vào những hình vẽ đã tô màu một phần ba. Mỗi lần học sinh trả lời đúng thì sẽ nhận được 10 điểm và một phần quà. - Giáo viên làm mẫu một lần cho học sinh quan sát. - Gọi học sinh lên làm. - Nhận xét bài làm của học sinh. 4. Bài tập trắc nghiệm. - Click chuột vào chưc “Bài tập trắc nghiệm” mô hình bài tập sẽ hiện ra như hình vẽ ở slide 8 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Hãy chọn những câu trả lời đúng. - Giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát. - Phát phiếu “bài tập trắc nghiệm cho cả lớp cùng làm” - Thu phiếu và gọi học sinh lên bảng làm bài tập trắc nghiệm. - Nhận xét bài làm của học sinh. 5. Củng cố dặn dò. - Ghi nhớ “một phần ba”. - Hoàn thành các bài tập ở vở bài tập. 2. Soạn giáo án trên Power Point Chương 3: Thực nghiệm nghiên cứu 1. mục đích thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm hai mục đích. - Kiểm định tính khả thi của giáo án có ứng dụng CNTT đã soạn. - Thăm dò ý kiến giáo viên và hứng thú của học sinh với cách soạn mới. 2. Tổ chức thực nghiệm. 2.1 Đối tượng thực nghiệm. Tiết 109: Một phần ba 2.2 Khách thể thưch nghiệm - Học sinh khối lớp 2 trường TH&THCS Đồng Lâm – Hoành Bồ – Quảng Ninh. - Số lượng học sinh: 50 em. 2.3 Thời gian thực nghiệm. Tháng 3 năm 2010. 2.4 Nội dung thực nghiệm. - Dạy học tiết “Một phần ba” với giáo án đã soạn ở chương 2 - Dạy lớp 2A có ứng dụng CNTT. - Dạy lớp 2B không có ứng dụng CNTT 3. Kết quả thu được. Kết quả thống kê chất lượng học sinh sau khi làm hai bài tập trắc nghiệm Lớp 2A Loại Tần số xuất hiện Tần suất xuất hiện Giỏi 20 80% Khá 03 12% Trung bình 02 8% Yếu 0 0% Kém 0 0% Tổng số 25 100% Lớp 2B Loại Tần số xuất hiện Tần suất xuất hiện Giỏi 12 48% Khá 09 36% Trung bình 03 12% Yếu 01 4% Kém 0 0% Tổng số 25 100% Qua bảng thống kê chất lượng học sinh sau khi làm bài tập trắc nghiệm ta thấy. Số học sinh đạt loại giỏi của lớp 2A nhiều hơn số học sinh đạt loại giỏi của lớp 2B. điều đó chứng tỏ cùng một nội dung kiến thức cần chuyền tải nều dạy bằng hai phương pháp khác nhau sẽ thu được kết quả cũng khác nhau. Dạy học theo phương pháp có ứng dụng CNTT sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh chú ý cao và hiểu bài ngay tại lớp, vàm tiết kiệm thời gian Đặc biệt với các phần mềm dạy học đã sử dụng, giáo viên đã thiết kế những trò chơi, bài tập trắc nghiệm lý thú và bổ ích, giúp học sinh giải quyết tốt các bài tập mà không gây sự nhàm chán, mệt mỏi hay căng thẳng trong một giờ học. Kết luận Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc tổ chức tiết dạy học tiết “Một phần ba” có ứng dụng CNTT, tôi thấy mình đã thu được một số kết quả chính sau đâu: 1.Làm rõ nhu cầu cũng như thực tiễn ứng dụng CNTT vào dạy học các phần không bằng nhau của đơn vị ở lớp 2. 2.Xây dựng và tổ chức thành công tiết “một phần ba” ở toán 2 có ứng dụng CNTT. Góp phần giúp học sinh nắm vững biểu tượng về các phần không bằng nhau của đơn vị, đó là cơ sở đầu tiên đề các em có thể học tốt kiến thức phân số sau này. 3.Tổ chức và thực hiện thành công phiếu trắc nghiệm kết quả học tập của học sinh lớp 2. Thực nghiệm được tiến hành ở một lớp 2A trường TH&THCS Đồng Lâm – Hoành Bồ – Quảng Ninh với giờ học sôi nổi thu hút sự chý ý và tham gia tích cực của học sinh, kết quả thu được bước đầu khá khả quan. Giả thiết khoa học của đề tài là chấp nhận được và các nhiệm vụ của đề tài đề ra đã hoàn thành Qua quá trình đã thực đề tài tôi có một số ý kiến sau: - Việc đưa ứng dụng CNTT vào ứng dụng trong dạy học toán nói riêng cũng như trong dạy học các môn học khác ở tiểu học nói chung là cần thiết và hữu ích. Vì vậy các trường tiểu học cần tăng cường đưa CNTT vào ứng dụng trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - Sở giáo dục và đào tạo, các phòng GD&ĐT tao điều kiện về cơ sở vật chất, các máy móc thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học - Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, có sự hiểu biết về máy tính và các phần mềm ứng dụng, phần mềm dạy học để thiết kế giáo án vào dạy học theo phương pháp có ứng dụng CNTT đạt kết quả cao. Qua quá trình thực hiện đề tài tôi thấy công việc này rất lý thú và bổ ích, qua đó giúp tôi hiểu rõ hơn về vấn đề mình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đào tạo giáo viên tiểu học đại học sư phạm Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 2A trường TH&THCS Đồng Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài tập nghiệm vụ của mình Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu đính kèm: