Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 27

Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 27

MÔN: TOÁN

Tiết 131 SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

I. Mục tiêu

Giúp HS biết:

- Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó; số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.

- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

 - Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.

 - Ham thích môn học.

II. Chuẩn bị

- GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ.

- HS: Vở

III. Các hoạt động

 

doc 26 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp lớp 2 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/03/2009
Ngày dạy : 23/03/2009
MÔN: TOÁN
Tiết 131 SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu
Giúp HS biết:
Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó; số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
 - Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
 - Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Luyện tập.
Sửa bài 4 
GV nhận xét 
3. Bài mới : Số 1 trong phép nhân và chia.
v Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
a) GV nêu phép nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
1 x 2 = 1 + 1 = 2	vậy	1 x 2 = 2
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3	 vậy	1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4	vậy	1 x 4 = 4
GV cho HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
b) GV nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có
	2 x 1 = 2	ta có	2 : 1 = 2
	3 x 1 = 3	ta có	3 : 1 = 3
HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Chú ý: Cả hai nhận xét trên nên gợi ý để HS tự nêu; sau đó GV sửa lại cho chuẩn xác rồi kết luận (như SGK).
v Giới thiệu phép chia cho 1 (số chia là 1)
Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu:
	1 x 2 = 2	ta có	2 : 1 = 2
	1 x 3 = 3	ta có	3 : 1 = 3
	1 x 4 = 4	ta có	4 : 1 = 4
	1 x 5 = 5	ta có	5 : 1 = 5
GV cho HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
v Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)
Bài 2: Dựa vào bài học, HS tìmsố thích hợp điền vào ô trống (ghi vào vở).
Bài 3: HS tự nhẩm từ trái sang phải.
4. Củng cố – Dặn dò 
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị: Số 0 trong phép nhân và phép chia.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài 4. Bạn nhận xét.
-HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
	1 x 2 = 2
	1 x 3 = 3
	1 x 4 = 4
- HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
Vài HS lặp lại.
HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Vài HS lặp lại.
Vài HS lặp lại:
	2 : 1 = 2
	3 : 1 = 3
	4 : 1 = 4
	5 : 1 = 5
-HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
-Vài HS lặp lại.
-HS tính theo từng cột. Bạn nhận xét.
-2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét.
-HS dưới lớp làm vào vở.
-3 HS lên bảng thi đua làm bài. Bạn nhận xét.
----------------
MÔN : MĨ THUẬT 
 Tiết 27 VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH
( GV bộ môn dạy )
---------------
MÔN :TẬP ĐỌC
 Tiết 79,80 ĐỌC CÁC BÀI ĐỌC THÊM
I.Mục tiêu :
 - Rèn kỹ năng đọc trôi chảy , đọc diễn cảm , biết nghỉ hơi đúng ở những câu dài . 
 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài.
II. Chuẩn bị
	GV + HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
 - GV cho HS đọc các bài tập đọc sau: - HS đọc từng đoạn trước lớp.
	. Lá thư nhằm địa chỉ - HS đọc trong nhóm
	. Mùa nước nổi - Thi đọc giữa các nhóm
	. Thông báo của thư viện vườn - Đồng thanh lớp.
 Chim - HS đọc theo vai.
	. Chim rừng Tây Nguyên
	. Sư Tử xuất quân
Gv đọc mẫu	
HS đọc theo yêu cầu
Nhận xét tiết học. 
------------------
Ngày soạn : 21/03/2009
Ngày dạy : 24/03/2009
MÔN : ĐẠO ĐỨC 
 Tiết 27 LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC 
(Đã soạn chung tiết 1 tuần 26 )
--------------------
MÔN : THỂ DỤC 
 Tiết 53 BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
( GV bộ môn dạy )
---------------------
MÔN: CHÍNH TẢ
ÔN TIẾT 1,2
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra đọc (lấy điểm)
 - Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26
 - Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ.
 Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
 - Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
 - Oân luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. 
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :Sông Hương
 - GV gọi HS đọc bài và TLCH
 - GV nhận xét 
3. Bài mới 
v Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
- Cho HS lên bảng thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
Cho điểm trực tiếp từng HS.
 v Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Bài 2
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
 - Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
 - Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?
Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
 - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
v Oân luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác 
Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 
-Nhận xét và cho điểm từng HS. 
Hát
HS đọc bài và TLCH của GV, bạn nhận xét 
-Lần lượt từng HS bóc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?”
Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
-Bộ phận “Những đêm trăng sáng”.
-Bộ phận này dùng để chỉ thời gian.
- Câu hỏi: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
-Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án
-HS nêu miệng (Hsyếu lặp lại)
Tiết: 2
I. Mục tiêu
 -Kiểm tra đọc.Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26 
-Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 50 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau có dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài học.
 - Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi.
 - Oân luyện cách dùng dấu chấm.
- Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :Ôn tập tiết 1
3. Bài mới 
v Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng(tương tự tiết 1)
v Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa 
 -Chia lớp thành 4 đội, phát co mỗi đội một bảng ghi từ (ở mỗi nội dung cần tìm từ, GV có thể cho HS 1, 2 từ để làm mẫu), sau 10 phút, đội nào tìm được nhiều từ nhất là đội thắng cuộc. 
Tuyên dương các nhóm tìmđược nhiều từ, đúng.
v Oân luyện cách dùng dấu chấm 
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài tập 3.
Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi 1 HS đọc bài làm, đọc cả dấu chấm.
4. Củng cố – Dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa.
Chuẩn bị: Tiết 3
Hát.
-Đại diện nhóm trình bày
- HS phối hợp cùng nhau tìm từ. Khi hết thời gian, các đội dán bảng từ của mình lên bảng. Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội.
---------------
MÔN: TOÁN
Tiết 132 SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu :Giúp HS biết
Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0.
Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
Không có phép chia cho 0.
 - Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
 - Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ :Số 1 trong phép nhân và phép chia.
Sửa bài 3
GV nhận xét 
3. Bài mới :Số 0 trong phép nhân và phép chia.
v Giới thiệu phép nhân có thừa số 0.
 - Dựa vào ý nghĩa phép nhân, GV hướng dẫn HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
	0 x 2 = 0 + 0 = 0,	vậy 	0 x 2 = 0
	Ta công nhận:	2 x 0 = 0
- Cho HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
	0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0	vậy	0 x 3 = 3
	Ta công nhận:	3 x 0 = 0
-Cho HS nêu lên nhận xét để có:
	+ Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
	+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
v Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0.
-Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu SGK 
 - Cho HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
 - GV chú ý: Không có phép chia cho 0.
v Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
	0 x 4 = 0
	4 x 0 = 0
Bài 2: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
	0 : 4 = 0
Bài 3: Dựa vào bài học. HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống. Chẳng hạn:
	0 x 5 = 0
 0 : 5 = 0
Bài 4: HS tính nhẩm từ trái sang phải. 
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
3HS lên bảng sửa bài 3, bạn nhận xét.
- HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
0 x 2 = 0	2 x 0 = 0
- HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
-HS nêu nhận xét:
+ Số 0 nhân với số nàocũngbằng 0.
+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
-HS lặp lại.
-HS thực hiện theo mẫu:
- HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
-HS tính
-HS làm bài. Sửa bài.
- HS làm bài. Sửa bài.
- HS làm  ... ệnh danh là vua của rừng xanh. (sư tử)
Con gì thích ăn hoa quả? (khỉ)
Con gì cò cổ rất dài? (hươu cao cổ)
Con gì rất trung thành với chủ? (chó)
Nhát như  ? (thỏ)
Con gì được nuôi trong nhà cho bắt chuột? (mèo)
Vòng 2:
Cáo được mệnh danh là con vật ntn? (tinh ranh)
Nuôi chó để làm gì? (trông nhà)
Sóc chuyền cành ntn? (khéo léo, nhanh nhẹn)
Gấu trắng có tính gì? (tò mò)
Voi kéo gỗ ntn? (rất khoẻ, nhanh,)
Chuẩn bị kể. Sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
------------------
MÔN : THỦ CÔNG
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY
I.Mục tiêu: HS biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy
II. Chuẩn bị:
	GV: Mẫu đồng hồ
	HS: Giấy, kéo, hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu 
- HS nhận xét
- GV hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Cắt thành các nan giấy
Bước 2: Làm mặt đồng hồ
Bước 3: Làm dây đeo
Bước 4: Vẽ kim
- GV vừa nêu vừa làm mẫu
- HS nhắc lại các bước làm
- GV hướng dẫn HS thực hành
- HS thực hành (GV giúp HS lúng túng)
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm, HS trưng bày theo nhóm
- HS nhận xét từng nhóm
- GV nhận xét phê điểm tuyên dương bài đẹp
* Củng cố:
- Lưu ý những điểm dễ sai
- Sửa sai cho HS 
* Về nhà:
- HS làm tiếp (nếu chưa hoàn thành)
- GV nhận xét tiết học
MÔN: TOÁN
 Tiết 134 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :Giúp HS rèn luyện kỹ năng:
Học thuộc bảng nhân, chia.
Tìm thừa số, tìm số bị chia.
Giải bài toán có phép chia.
 - Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ :Luyện tập.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính:
 4 x 7 : 1
 0 : 5 x 5
 2 x 5 : 1
GV nhận xét 
3. Bài mới :Luyện tập chung.
v Thực hành 
Bài 1: 
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó yêu cầu 1 HS đọc bài làm của mình.
Bài 2:
GV hướng dẫn HS nhẩm theo mẫu. Khi làm bài chỉ cần ghi kết quả phép tính, không cần viết tất cả các bước nhẩm như mẫu. 
v Hướng dẫn HS tìm thừa số, tìm số bị chia.
 Bài 3:
HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
Giải bài tập “Tìm x” (tìm thừa số chưa biết). 
HS nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết.
Giải bài tập “Tìm y” (tìm số bị chia chưa biết). 
Bài 4:
HS chọn phép tính và tính 24 : 4 = 6
Trình bày:
 Bài giải
Số tờ báo của mỗi tổ là:
24 : 4 = 6 (tờ báo)
	Đáp số: 6 tờ báo
Bài 5: Cách xếp như sau:
GV hướng dẫn cách xếp cho HS.
GV nhận xét 
4. Củng cố – Dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
HS tính nhẩm (theo cột)
HS nhẩm theo mẫu
-Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
Làm bài theo yêu cầu của GV.
------------------
Ngày soạn :24/03/2009
Ngày dạy :27/03/2009
MÔN : CHÍNH TẢ
ÔN TIẾT 7,8
I. Mục tiêu
-Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 -Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: “Vì sao?”
 -Oân luyện cách đáp lời đồng ý của người khác.
-Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26.
HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Ôn tập tiết 6.
3. Bài mới 
v Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng(tương tự các tiết trước) 
v Oân luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? 
 Bài 2
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
 - Hãy đọc câu văn trong phần a.
Vì sao Sơn ca khô khát họng?
Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
Yêu cầu HS tự làm phần b.
 Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
 - Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
 - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
v Oân luyện cách đáp lời đồng ý của người khác 
Bài tập yêu cầu HS đáp lại lời đồng ý của người khác.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
 -Nhận xét và cho điểm từng HS. 
4. Củng cố – Dặn dò 
Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu.
Hát
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-Bài tập yêu cầu chúng ta: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Vì sao?
-Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.
Đọc: Sơn ca khô cả họng vì khát.
Vì khát.
Vì khát.
Suy nghĩ và trả lời: Vì mưa to.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
Bộ phận “vì thương xót sơn ca”.
Câu hỏi: Vì sao bông cúc héo lả đi?
Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Câu hỏi vì sao dùng để hỏi về nguyên nhân của một sự việc nào đó.
Chúng ta thể hiện sự lịch sự đúng mực.
Tiết: 8
I. Mục tiêu
-Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
-Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học qua trò chơi Đố chữ.
-Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 26. 4 ô chữ như SGK.
HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Bài mới 
v Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng (tương tự)
v Củng cố vốn từ về các chủ đề đã học 
Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy như SGK, 1 bút màu, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm từ điền vào bảng từ. Mỗi từ tìm đúng được tính 1 điểm. Nhóm xong đầu tiên được cộng 3 điểm, nhóm xong thứ 2 được cộng 2 điểm, nhóm xong thứ 3 được cộng 1 điểm, nhóm xong cuối cùng không được cộng điểm. Thời gian tối đa cho các nhóm là 10 phút. Tổng kết, nhóm nào đạt số điểm cao nhất là nhóm thắng cuộc.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-Các nhóm HS cùng thảo luận để tìm từ.
4.Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
 -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài để kiểm tra lấy điểm viết
--------------------------------------
MÔN: TOÁN
 Tiết 135 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :Giúp HS rèn luyện kỹ năng:
Học thuộc bảng nhân, chia; vận dụng vào việc tính toán.
 - Giải bài toán có phép chia.
 - Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ :Luyện tập chung.
Sửa bài 4
GV nhận xét 
3. Bài mới :Luyện tập chung.
v Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột). 
Hỏi: Khi đã biết 2 x 4 = 8, có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 và 8 : 4 hay không, vì sao?
 Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính các biểu thức.
Hỏi lại về phép nhân có thừa số là 0, 1, phép chia có số bị chia là 0.
v Thi đua, thực hành.
 Bài 3:	
a)Hỏi: Tại sao để tìm số HS có trong mỗi nhóm em lại thực hiện phép tính chia 12 : 4 ?
Bài giải
Số HS trong mỗi nhóm là:
12 : 4 = 3 (học sinh)
	Đáp số: 3 học sinh
b) HS chọn phép tính rồi tính 12 : 3 = 4
Bài giải
Số nhóm học sinh là
12 : 3 = 4 (nhóm)
	 Đáp số: 4 nhóm.
GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Đơn vị, chục, trăm, nghìn.
Hát
-HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào nháp.
Làm bài theo yêu cầu của GV.
-HS tính từ trái sang phải.
-HS trả lời, bạn nhận xét.
-Vì có tất cả 12 HS được chia đều thành 4 nhóm, tức là 12 được chia thành 4 phần bằng nhau.
HS thi đua giải.
-------------
MÔN: TẬP LÀM VĂN
ÔN TIẾT 9,10 
I.Mục tiêu:
 -Củng cố kiểm tra bài cá rô lội nước .
 -Ôn chính tả bài :Con vện.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
 - GV yêu cầu HS đọc bài :Cá rô lội nước trang 80.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét .
Tiết 10
 -GV đọc mẫu bài :Con vện.
 -Luyện viết bảng con.
 -GV đọc 
 -GV chấm vở.
 -GV gợi ý HS nêu miệng.
 *Củng cố – dặn dò
 *Nhận xét tiết học.
Hoạt động của HS
-HS đọc lần lượt .
-Lớp đồng thanh.
-HS đọc thầm và trả lời từng câu.
-HS yếu lập lại câu trả lời.
1.màu bùn
2.trong bùn ao
3.rào rào như đàn chim vỗ cánh
4.cá rô
5.như thế nào?
-2HS đọc lại.
 Con vện,cong,quắp,buông ủ rủ,nhếch mép.
-HS viết vào vở.
-HS đọc phần gợi ý tập làm văn trang 81.
-HS nêu miệng lần lượt.
-HS làm vào vở bài tập.
----------------
SINH HOẠT LỚP
 TUẦN 27
1.Tổng kết tuần27:
*Học tập :
 - Đa số các em nắm được bài.
 - HS còn chậm : Thành, Bảo, Tân.
 - HS tích cực : Đình, Lâm, Thảo Vy, Vân.
 *Hạnh kiểm: 
 - Đa số các em biết lễ phép với thầy cô và người lớn.
*Các hoạt động khác :
 - Tập thể dục giữa giờ tốt.
 - Chăm sóc bồn hoa tốt.
2.Phương hướng tuần28:
*Học tập:
- Phân công HS khá kèm HS yếu. 
*Hạnh kiểm:
- Vâng lời cha mẹ thầy cô.
- Duy trì đạo đức tốt.
*Các hoạt động khác :
- Thực hiện đúng luật giao thông.
- Duy trì nền nếp ra vào lớp tốt.
- Giữ vệ sinh trường lớp.
Ngày 27/03/2009
KT duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc