Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 6 năm học 2009

Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 6 năm học 2009

Tập đọc : MẨU GIẤY VỤN.

I. Mục tiêu:

- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ ; Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ý nghĩa : Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.

* Trả lời được câu hỏi 4.

+ Đánh vần được bài tập đọc

II. Đồ dùng học tập:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

- Học sinh: SGK.

III. Các hoạt động dạy, học:

 

doc 21 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án Tổng hợp khối 2 - Tuần 6 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009.
Tập đọc : MẨU GIẤY VỤN.	 
I. Mục tiêu: 
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ ; Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ý nghĩa : Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3.
* Trả lời được câu hỏi 4.
+ Đánh vần được bài tập đọc
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên đọc bài: “Mục lục sách” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Nhận xét và ghi điểm
B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài. 
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu.
- Hướng dẫn đọc từ khó
- Đọc từng đoạn
- Hướng dẫn đọc câu dài
- Yêu cầu đọc phần chú giải. 
- Hướng dẫn đọc cả bài
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
Tiết 2: 
3. Tìm hiểu bài
- Mẩu giấy vụn nằm ở đâu ? Có dễ thấy không ?
- Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ?
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì ?
* Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì ?
4. Luyện đọc lại.
- Cho nhóm thi đọc 
- Nhận xét bổ sung. 
 5. Củng cố - Dặn dò. 
- Hệ thống nội dung bài. 
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 hs lên bảng đọc
- Lắng nghe. 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- Đọc ĐT, CN
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Đọc phần chú giải. 
- Lắng nghe. 
- Đọc theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét nhóm đọc tốt nhất. 
- Đọc đồng thanh cả lớp. 
- Mẩu giấy vụn nằm ngay giữa cửa ra vào rất dễ thấy. 
- Cô giáo yêu cầu cả lớp im lặng xem mẩu giấy nói gì. 
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói: Các bạn ơi hãy bỏ tôi vào sọt rác. 
* Cô giáo nhắc nhở học sinh phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài. 
- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất. 
Toán: 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5	
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng 7 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải và trình bày bài giải về nhiều hơn
* Làm bài tập 5
+ Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: que tính: 20 que tính rời. 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài tập 3 trang 25. 
- Nhận xét và ghi điểm. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phép tính 7 + 5. 
- Nêu: Có 7 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kết quả trên que tính. 
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính: 7 + 5 = ?
- Đặt tính. 
 7
 + 5
 12
- Vậy 7 + 5 bằng mấy ?
- Ghi lên bảng: 7 + 5 = 12.
- Cho hs lập bảng cộng
3. Thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm.
- Cho hs nêu kết quả.
Bài 2: Tính.
- Yêu cầu hs tính theo cột dọc
Bài 4: Củng cố lại khái niệm nhiều hơn
* Bài 5: Hs nhẩm và điền dấu.
4. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại bảng cộng 7
- Nhận xét tiết học
- 2 hs lên bảng làm
- Nêu lại bài toán. 
- Thao tác trên que tính để tìm kết quả bằng 12. 
- Nêu cách thực hiện phép tính. 
- Bước 1: Đặt tính. 
- Bảy cộng năm bằng mười hai. 
- Lập bảng cộng. 
7 + 4 = 11
7 + 5 = 12
7 + 6 = 13
7 + 7 = 14
7 + 8 = 15
7 + 9 = 16
- Học thuộc lòng bảng cộng
- Nêu kết quả
- Hs tự làm bài
- Học sinh giải bài
Bài giải:
 Tuổi anh là:
 7 + 5 = 12( tuổi )
 Đáp số: 12 tuổi.
* Nhẩm điền dấu
CHIỀU
Toán: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về phép cộng dạng 7 + 5
 - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết giải và trình bày bài giải về nhiều hơn
+ Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5
II. Đồ dùng học tập: 
- Học sinh: Vở BT 
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bảng cộng 7
- Nhận xét và ghi điểm. 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm.
- Cho hs nêu kết quả.
Bài 2: Tính.
- Yêu cầu hs tính theo cột dọc
Bài 3: Nối.
- Hướng dẫn tính kết quả rồi nối
Bài 4: Củng cố lại khái niệm nhiều hơn
 Bài 5: Hs nhẩm và điền dấu.
4. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại bảng cộng 7
- Nhận xét tiết học
- 2 hs đọc
- Nêu kết quả
- Hs tự làm bài
- Lớp làm bài vào vở.
- Học sinh giải bài
Bài giải:
 Tuổi anh là:
 7 + 5 = 12( tuổi )
 Đáp số: 12 tuổi.
- Nhẩm điền dấu + hoặc dấu -
Tập đọc : ÔN LUYỆN	 
I. Mục tiêu: 
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ ; Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài : Mẩu giấy vụn
- Biết đọc theo cách phân vai.
+ Đánh vần được bài tập đọc.
II. Đồ dùng học tập: 
- Học sinh: SGK. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài. 
2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Đọc từng câu.
- Hướng dẫn đọc từ khó
- Đọc từng đoạn
- Hướng dẫn đọc câu dài
- Giải nghĩa từ: 
- Hướng dẫn đọc cả bài
- Đọc theo nhóm. 
- Thi đọc cả bài. 
4. Luyện đọc lại.
- Cho nhóm thi đọc theo phan vai 
- Nhận xét bổ sung. 
5. Củng cố - Dặn dò. 
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
- Lắng nghe. 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- Đọc ĐT, CN
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Đọc phần chú giải. 
- Lắng nghe. 
- Đọc theo nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- Cả lớp nhận xét nhóm đọc tốt nhất. 
- Đọc đồng thanh cả lớp. 
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài theo phân vai. 
- Cả lớp cùng nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất. 
Tập làm văn: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào tranh vẽ, trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1).
- Bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài (BT2).
- Ghi được tên các bài tập đọc trong tuần 6 (BT3).
+ Dựa vào tranh trả lời được câu hỏi.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Vở BT
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Dựa vào tranh để trả lời câu hỏi. 
- Hướng dẫn học sinh làm miệng. 
- Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
- Bạn trai nói gì với bạn gái ?
- Hai bạn đang làm gì ?
Bài 2: Nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu học sinh đặt tên cho câu chuyện ở bài 1. 
Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh làm vào vở. 
- Yêu cầu học sinh đọc mục lục sách các bài ở tuần 6. Viết tên các bài tập đọc trong tuần ấy. 
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- 1 Học sinh đọc yêu cầu. 
- Học sinh làm miệng. 
- Bạn trai đang vẽ trên tường. 
- Mình vẽ có đẹp không ?
- Hai bạn cùng nhau quét vôi để xoá bức vẽ. 
- Học sinh nối nhau đặt tên. 
- Đẹp mà không đẹp. 
- Bức vẽ. 
- Làm vào vở
- Mẩu giấy vụn; trang 48
- Ngôi trường mới; trang 50. 
- Mua kính; trang 53
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009.
Toán 47 + 5.
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
* Làm bài 1 cột 4, 5 và bài 4.
+ Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ dạng 7 + 5
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: 12 que tính rời và 4 bó một chục que tính. 
- Học sinh: Vở, que tính 
III. Các hoạt động dạy, học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một số học sinh lên đọc bảng công thức 7 cộng với một số. 
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài. 
2. Giới thiệu phép cộng 47 + 5. 
- Nêu bài toán: Có 47 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính. 
 47 
 + 5 
 52
 * 7 cộng 5 bằng 12, viết 2, nhớ 1
 * 4 thêm 1 bằng 5, viết 5. 
 * Vậy 47 cộng 5 bằng 52. 
3. Thực hành.
Bài 1: (cột 1, 2, 3)
- Hs tự tính rồi nêu kết quả
* Làm (cột 4, 5)
Bài 3: Cho hs nêu bài toán rồi giải bài
* Bài 4: Cho hs lựa chọn kết quả đúng
- Hướng dẫn để học sinh làm quen với bài kiểu trắc nghiệm. 
4. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- 2 hs lên bảng làm
- Nêu lại bài toán. 
- Nêu cách thực hiện phép tính. 
- Bước 1: Đặt tính. 
- Bước 2: Tính
- Thực hiện phép tính. 
+ Bảy cộng năm bằng mười hai, viết hai nhớ một
+ Bốn thêm một bằng năm, viết năm. 
- Bốn mươi bảy cộng năm bằng năm mươi hai. 
- Nêu kết quả cột 1, 2, 3
- Nêu kết quả cột 4, 5
- 2 hs nêu bài toán
Bài giải:
 Đoạn thẳng AB dài là:
 17 + 8 = 25( cm )
 Đáp số: 25 cm.
* Lựa chọn kết quả đúng
 D. 9
Đạo đức: ATGT BÀI 3
Chính tả: Tập chép: MẨU GIẤY VỤN.
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
- Làm được BT2(2 trong số 3 dòng a, b, c); BT (3) a / b
+ Chép được bài chính tả.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
 A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết các từ: Tìm kiếm, mỉm cười, long lanh, chen chúc. 
- Ở dưới lớp viết vào bảng con. 
- Nhận xét và ghi điểm. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn tập chép. 
- Đọc mẫu đoạn chép. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài chép. 
- Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy ?
- Tìm thêm những dấu câu khác trong bài chính tả ?
- Hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con. 
Mẩu giấy, nhặt, sọt rác. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chưa theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
3. Hướng dẫn làm bài tập. 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 vào vở. 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 3a. 
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về làm bài tập 2b.
- 2 hs lên bảng viết
- Lớp viết bảng con
- Lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Có 2 dấu phẩy. 
- Dấu gạch ngang, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm than. 
- Luyện viết bảng con. 
- Theo dõi. 
- Chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Đọc đề bài. 
- Làm bài vào vở. 
- 1 Học sinh lên bảng làm. 
 Máy cày - mái nhà
 Thính tai - giơ tay. 
 Chải t ... y bay. 
- Bước 3: làm thân và đuôi máy bay. 
- Bước 4: lắp thân máy bay hoàn chỉnh. 
Hoạt động 4: Thực hành.
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm
- Quan sát uốn nắn cho học sinh. 
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. 
* Tổ chức cho học sinh phóng máy bay. 
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học.
- Quan sát và nhận xét. 
- Quan sát. 
- Nhắc lại các bước gấp. 
- Làm theo nhóm. 
- Trưng bày sản phẩm. 
* Phóng máy bay. 
Tập viết CHỮ HOA: Đ.
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa Đ (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp (3 lần).
+ Viết được chữ Đ 1 dòng cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ. 
- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con chữ D và từ Dân. 
- Nhận xét bảng con. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh viết. 
- Yêu cầu học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Viết mẫu lên bảng. 
Đ
- Phân tích chữ mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: 
Đẹp trường đẹp lớp.
- Giải nghĩa từ ứng dụng. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng vào bảng con. 
4. Viết vào vở tập viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Theo dõi uốn nắn sửa sai. 
- Chấm, chữa. 
- Thu chấm 7, 8 bài có nhận xét cụ thể. 
5. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ. 
- Theo dõi giáo viên viết mẫu. 
- Phân tích
- Viết bảng con chữ Đ 2 lần. 
- Đọc từ ứng dụng. 
- Giải nghĩa từ. 
- Viết bảng con chữ: Đẹp
- Viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Sửa lỗi. 
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009.
Toán: BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN	 .
I. Mục tiêu: 
- Biết giải và trình bày bài giải về ít hơn
* Làm bài tập 3.
+ Biết được ít hơn
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài 2 trang 29. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Giới thiệu bài toán về ít hơn. 
Bài toán: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?
- Hướng dẫn học sinh giải. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ? 
+ Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam ta làm thế nào?
+ Tức là lấy mấy trừ mấy?
+ 7 trừ 2 bằng mấy?
- Hướng dẫn học sinh giải và trình bày bài giải như trong sách giáo khoa. 
 Bài giải: 
 Số quả cam hàng dưới có là: 
 7 – 2 = 5 (quả cam): 
 Đáp số: 5 quả cam. 
3. Thực hành. 
Bài 1: Hướng dẫn hs hiểu nội dung bài toán qua tóm tắt 
Bài 2: Hướng dẫn hs hiểu thấp hơn là ít hơn
* Bài 3: Yêu cầu hs đọc kĩ đề toán hiểu nội dung bài toán
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài. 
- 2 hs lên bảng làm
- Nêu lại đề toán. 
- Bài toán cho biết hàng trên có 7 quả cam. 
- Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. 
- Bài toán hỏi hàng dưới có mấy quả cam. 
- Ta lấy số cam ở hàng trên trừ đi số cam ít hơn ở hàng dưới. 
- Lấy 7 trừ 2. 
- 7 trừ 2 bằng 5. 
- Đọc bài giải ở trên bảng. 
- 1 hs lên bảng giải
- Lớp làm vào vở
Bài giải:
 Số cây vườn nhà Hoa có là:
 17 – 7 = 10( cây )
 Đáp số: 10 cây
- Giải bài
Bài giải:
Bạn Bình cao là:
 95 – 5 = 90 (cm)
 Đáp số: 90 cm
- 1 hs giải bảng lớp 
Bài giải:
 Số học sinh trai lớp 2A có là:
 15 – 3 = 12 ( học sinh )
 Đáp số: 12 học sinh 
Tập làm văn: KHẲNG ĐỊNH – PHỦ ĐỊNH.
 LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
I. Mục tiêu: 
- Biết trả lời và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định (BT1, BT2).
- Biết đọc và ghi lại được thông tin từ mục lục sách (BT3).
+ Đọc được mục lục sách.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ; tranh minh họa trong sách giáo khoa. 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc mục lục sách tuần 6, 7. 
- Nhận xét. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Hướng dẫn học sinh thực hành hỏi đáp câu hỏi trong sách giáo khoa. 
Bài 2: Nêu yêu cầu. 
- Gọi mỗi học sinh đặt 1 câu, sau mỗi câu học sinh đọc giáo viên nhận xét sửa sai. 
 - Hướng dẫn học sinh làm vào vở. 
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc mục lục 1 tập truyện thiếu nhi, ghi lại tên 2 truyện, tên tác giả và số trang. 
- Thu một số bài để chấm. 
3. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng làm
- Đọc yêu cầu. 
- Làm miệng. 
- Thực hành hỏi đáp. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
- 3, 4 Học sinh đặt câu theo mẫu. 
+ Cây này không cao đâu. 
+ Cây này có cao đâu. 
+ Cây này đâu có cao. 
- Làm vào vở. 
- Mỗi học sinh viết vào vở tên 2 truyện tên tác giả, số trang. 
- 1 Số học sinh đọc bài viết của mình. 
Chính tả: Nghe viết: NGÔI TRƯỜNG MỚI.
I. Mục tiêu: 
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng các dấu câu trong bài.
- Làm được bài tập 2; BT (3) a/b.
+ Chép được 2 câu của bài chính tả.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng làm bài tập 3a của giờ trước. 
- Nhận xét. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn viết. 
- Đọc mẫu đoạn viết. 
- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Nêu câu hỏi để học sinh trả lời theo nội dung bài. 
- Dưới mái trường mới bạn học sinh cảm thấy có những gì mới?
- Hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Mái trường, rung động, trang nghiêm, thước kẻ. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- Đọc cho học sinh chép bài vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
- Chấm và chữa bài. 
3. Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
 Bài 2a: Giáo viên cho học sinh làm vở. 
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về học bài.
- 2 hs lên bảng làm
- Lắng nghe. 
- 2 Học sinh đọc lại. 
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. 
- Tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo giảng bài, 
- Luyện bảng con. 
- Theo dõi. 
- Chép bài vào vở. 
- Soát lỗi. 
- Học sinh đọc đề bài. 
- Các nhóm lên thi làm bài nhanh. 
Cái tai, chân tay, tượng đài, đáy hồ, chai nước, chữa cháy, 
- Cả lớp nhận xét. 
- Học sinh làm vào vở. 
+ Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x: 
Sẽ, son, san, sen, sáng, song, sân, soi, 
Xe, xén, xoan, xong, xoài, xét, 
Sinh hoạt tập thể : SINH HOẠT LỚP
 I. Mục tiêu :
 Củng cố hoạt động trong tuần qua, khen gợi động viên các em có tiến bộ trong học tập.
 Sinh hoạt văn nghệ.
 Đề ra phương hướng tuần tới.
 II. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động :
 2.Tiến hành sinh hoạt :
 Gv đánh giá các hoạt động đã đạt được trong tuần qua.
 Học tập
 Hạnh kiểm
 Vệ sinh
 Khen gợi động viên những em có tiến bộ
3. Sinh hoạt văn nghệ
4. Phương hướng tuần tới :
Gv nêu
Duy trì số lượng
Tiếp tục nâng cao chất lượng học tập
 Các em còn yếu cần cố gắng thêm 
- Hát một bài
- Lắng nghe
- Vỗ tay tuyên dương các bạn
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ
 - Học sinh hát cá nhân trước lớp
CHIỀU
Tập viết: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa Đ (2 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp (2 dòng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp (3 lần).
+ Viết được chữ Đ 2 dòng cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ. 
- Học sinh: Vở tập viết. 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh viết. 
- Yêu cầu học sinh quan sát chữ mẫu. 
- Nhận xét chữ mẫu. 
- Viết mẫu lên bảng. 
Đ
- Phân tích chữ mẫu. 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con. 
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. 
- Giới thiệu từ ứng dụng: 
Đẹp trường đẹp lớp.
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng vào bảng con. 
4. Viết vào vở tập viết. 
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Theo dõi uốn nắn sửa sai. 
5. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ. 
- Theo dõi giáo viên viết mẫu. 
- Phân tích
- Viết bảng con chữ Đ 2 lần. 
- Đọc từ ứng dụng. 
- Viết bảng con chữ: Đẹp
- Viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Sửa lỗi. 
Toán : ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu: 
- Biết giải và trình bày bài giải về ít hơn
+ Biết được ít hơn
II. Đồ dùng học tập: 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở BT 
III. Các hoạt động dạy, học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Hướng dẫn hs hiểu nội dung bài toán qua tóm tắt 
Bài 2: Hướng dẫn hs hiểu thấp hơn là ít hơn
Bài 3: Yêu cầu hs đọc kĩ đề toán hiểu nội dung bài toán
Bài 4: Yêu cầu học sinh nêu bài toán theo tóm tắt
4. Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học bài. 
- 1 hs lên bảng giải
- Lớp làm vào vở
Bài giải:
 Tổ hai gấp được số thuyền là:
 17 - 7 = 10( cái thuyền )
 Đáp số: 10 cái thuyền
- Giải bài
Bài giải:
 Bình cao là:
 95 – 3 = 92 (cm)
 Đáp số: 92 cm
- 1 hs giải bảng lớp 
Bài giải:
 Số học sinh trai lớp 2A có là:
 19 – 3 = 16 ( học sinh )
 Đáp số: 16 học sinh 
- Nêu bài toán
- Giải bài
Hoạt động tập thể: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
 I. Mục tiêu: 
 - Hs nắm vững những bài ca múa đã học
 - Biết thể hiện các động tác đều, nhịp nhàng qua từng nội dung bài hát
 - Yêu thích văn nghệ, rèn tính mạnh dạn, tự tin nơi đông người
 II. Nội dung sinh hoạt ca múa
- Hướng dẫn hs ra sân đi thành vòng tròn
- Yêu cầu học sinh ôn lại các bài ca múa đã học
- Theo dõi những tổ còn sai để giúp đỡ
- Cho hs thi đua biểu diễn
- Mời một số hs làm giám khảo nhận xét, bình chọn nhóm múa hay
- Hướng dẫn học sinh chơi các trò chơi dân gian.
- Kéo co
- Bịt mắt bắt dê
- Hs tập trung
- Từ hàng dọc chuyển thành vòng tròn
- Các nhóm ôn lại các bài ca múa đã học
- Các nhóm thi đua biểu diễn một bài ca múa
- Lớp thực hiện trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(59).doc