Thiết kế giáo án môn Toán lớp 2 - Tuần 1 (buổi sáng)

Thiết kế giáo án môn Toán lớp 2 - Tuần 1 (buổi sáng)

TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh củng cố về:

- Viết các số từ 0 -> 100, thứ tự của các số.

- Số có một, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số.

II. Đồ dùng dạy học:

- Một bảng các ô vuông.

III. Lên lớp:

- Bài mới: ôn các số đến 100.

 

doc 6 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Toán lớp 2 - Tuần 1 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	GV:Lê Thị Thuý Huyên
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Viết các số từ 0 -> 100, thứ tự của các số.
- Số có một, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một bảng các ô vuông.
III. Lên lớp:
- Bài mới: ôn các số đến 100.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Bài 1: Củng cố về số có một chữ số.
- Hướng dẫn HS nêu số có một chữ số.
- Có mấy số có một chữ số?
- 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Có 10 số có một chữ số.
- Số nào là số bé nhất có một chữ số?
- Số 0 là số bé nhất có một chữ số.
- Số nào là số lớn nhất có một chữ số?
- Số 9 là số lớn nhất có một chữ số.
* Bài 2: Củng cố về số có hai chữ số.
- HS tự làm phần a.
33
34
35
* Bài 3: Củng cố về số liền sau, số liền trước.
- Gọi HS lên bảng viết số liền trước của 34 và số liền sau của 34.
- Hướng dẫn HS tự làm bài vào vở.
- Cho HS chơi trò chơi.
- Nên nhanh số liền sau, số liền trước của một số cho trước.
- GVHD cách chơi.
V. Củng cố – dặn dò.
Về nhà làm tiếp các bài tập chưa làm xong. Nhận xét, phát huy.
Tiết2	GV:Lê Thị Thuý Huyên
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tt)
I. Mục tiêu:
* Giúp HS củng cố về:
- Đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
- Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Kẻ, viết sẵn bảng (như bài 1 SGK).
III. Lên lớp.
* Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Bài 1 và bài 2:
- Củng cố về đọc, viết, phân tích số.
- Số có 3 chục và 6 đơn vị viết là 36.
- GV hướng dẫn HS tự nêu cách làm bài 1.
- Đọc là ba mươi sáu.
- HS tự làm bài 2.
- Số 36 có thể viết thành 36 = 30 + 6.
- Đọc là ba mươi sáu.
* Bài 3: So sánh các số ><= vào chỗ trống.
- 72 > 70 vì có cùng chữ số hàng chục là 7 mà 2 > 0 nên 72 > 70. Hoặc 72 > 70 vì 72 và 70 đều có 7 chục, ở hàng đơn vị có 2 > 0 nên 72 > 70.
* Bài 4: GV hướng dẫn HS tự nêu cách làm bài rồi làm bài kết quả.
- Viết một dãy số, chỉ yêu cầu HS viết đúng thứ tự, chưa yêu cầu HS giải thích như khi so sánh hai số.
a- 28, 33, 45, 54.
b- 54, 45, 33, 28.
* Bài 5: GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 4.
- Kết quả là:
IV. Củng cố – dặn dò:
Về nhà làm tiếp các bài chưa làm xong chuẩn bị bài sau: Số hạng – Tổng – Nhận xét.
Tiết3	GV:Lê Thị Thuý Huyên
TOÁN
SỐ HẠNG – TỔNG
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
- Củng cố về phép cộng (không nhớ) các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn,
II. Lên lớp:
* Bài cũ: Ôn tập các số đến 100 (tt).
* Bài mới: Giới thiệu số hạng – tổng.
- GV viết lên bảng phép cộng: 35 + 25 = 60.
- Gọi HS lên nêu.
- 35: Gọi là số hạng.
- 25: Gọi là số hạng.
- 60: là kết quả của phép cộng.
- 60: Gọi là tổng.
* Thực hành:
- Bài 1: Muốn tìm tổng thì ta phải làm sao?
- Ta lấy số hạng cộng với số hạng 35 + 25 cũng gọi là tổng.
+
+
+
+
+
* Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng theo mẫu: 
* Bài 3: Cho HS đọc thầm rồi tự nêu bài toán, tự tóm tắt:
Buổi sáng bán 12 xe đạp.
Buổi chiều bán 20 xe đạp.
Cả hai buổi bán: .. xe đạp?
- Cho HS chơi trò chơi: Thi đua viết phép cộng và tính tổng nhanh.
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học: Tuyên dương và nhắc nhở động viên HS yếu, kém, chuẩn bị tiết sau làm bài tập.
Tiết4	GV:Lê Thị Thuý Huyên
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
* Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng (không nhớ). Tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính), tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
- Giải bài toán cólời văn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Lên lớp:
- Bài cũ: Số hạng – Tổng.
- Bài mới: Luyện tập.
* Bài 1: Cho HS tự làm tồi chữa bài.
34 + 42 = 76
 34: gọi là gì?
 42 : gọi là gì?
 76: gọi là gì?
34 gọi là số hạng.
42 gọi là số hạng.
76 gọi là tổng.
*Bài 2: HS ghi bài. Tính nhẩm, rồi ghi kết quả tính:
 50 + 10 + 20 tỉnh nhẩm là
5 chục cộng 1 bằng 6 chục.
6 chục cộng 2 bằng 8 chục.
Vậy: 50 + 10 + 20 = 80.
Nếu cho HS làm tính nhẩm:
 50 + 10 + 20 = 80
 50 + 30 = 80
- GV hướng dẫn HS khai thác BT này để nhận ra.
10 + 20 = 30 ; 50 + 10 + 20 cũng giống như 50 + 30.
+
+
+
* Bài 3: HS tự nêu bài toán rồi tính tổng.
a- 43 và 25 b- 20 và 68 c- 5 và 21.
* Bài 4: HS tự nêu bài toán và giải.
Giải
Số HS đang ở trong thư viện là:
 25 + 32 = 57 (HS)
 ĐS: 57 HS
* Bài 5: GV hướng dẫn HS tự làm bài.
- Ở cột đơn vị ta nhẩm như sau:
 2 cộng mấy bằng 7?
 2 cộng 5 bằng 7
 Vậy phải điền 5 vào ô trống.
 32
 4ÿ
 77
+
III. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Em nào làm bài chưa xong về nhà làm tiếp.
- Chuẩn bị bài sau: “ Đêximet”.
Tiết5	GV:Lê Thị Thuý Huyên
TOÁN
ĐÊXIMET
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Bước đầu nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo đêximet (dm).
- Nắm được quan hệ giữa đêximet và xăngtimet (1 dm = 10 cm).
- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị đêximet.
- Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đêximet.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một băng giấy có chiều dài 10 cm.
- Thước thẳng dài 2 dm hoặc 3 dm với các vạch chia thành từng xăngtimet.
III. Lên lớp:
* Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Bài cũ: Luyện tập.
+ Gọi HS lên bảng làm bài tập và kiểm tra một số bài tập.
- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Đêximet – Đơn vị đo độ dài.
- Một HS đo độ dài bằng giấy dài 10 cm và hỏi.
- Băng giấy dài mấy cm?
- Băng giấy dài 10cm.
- Hướng dẫn HS nhận biết các đoạn thẳng có độ dài là 1 dm, 2 dm và 3 dm trên một thước thẳng.
- 10 cm còn gọi là 1 dm.
 10 cm = 1 dm
 1 dm = 10 cm
Thực hành:
* Bài 1: HSQS hình vẽ trong SGK rồi tự TL từng câu hỏi a, b.
- Độ dài ĐT: AB lớn hơn độ dài đoạn thẳng CD bé hơn 1 dm nên đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD.
* Bài 2: HS làm bài rồi chữa sai.
 Tính: (Theo mẫu).
 1 dm + 1 dm = 2 dm
 8 dm + 2 dm = 10 dm
 3 dm + 2 dm = 5 dm
 9 dm + 10 dm = CAPut!’ dm
 8 dm – 2 dm = 6 dm
 10 dm – 9dm = 1 dm
* Bài 3: Không dùng thước đo, hãy ước lượng độ dài của mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào chỗ chấm.
AB khoảng 9 cm
MN khoảng 12 cm.
* Bài 4: Cho HS tranh luận để lựa chọn nên điền cm hay dm vào mỗi chỗ chấm.
- Cho HS làm bài trong phiếu để kiểm tra đánh giá HS.
IV. Củng cố – dặn dò:
Những em làm bài chưa xong về nhà làm tiếp – nhận xét – phát huy.

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoisang.doc