Thiết kế giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Tuần 8

Thiết kế giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Tuần 8

TẬP ĐỌC

NGƯỜI MẸ HIỀN (2 tiết)

I. Mục đích:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nên nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Minh, Bác bảo vệ, cô giáo).

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thầy trò.

- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người, cô như người mẹ hiền của các em.

 

doc 3 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Tập đọc lớp 2 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN8 	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
Tiết21	TẬP ĐỌC 
NGƯỜI MẸ HIỀN (2 tiết)
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nên nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Minh, Bác bảo vệ, cô giáo).
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới : gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thầy trò.
- Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người, cô như người mẹ hiền của các em.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
TIẾT 1
III. Lên lớp:
1- Bài cũ: 2,3 HS đọc thuộc lòng bài thơ cô giáo lớp em, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : NGƯỜI MẸ HIỀN.
IV. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a- Đọc từng câu.
b- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới / nắm chặt hai chân em // cậu vào đây? / trốn học hả? //.
- HS đọc các từ ngữ:
- gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
- Giải nghĩa từ: thầm thì, vùng vằn.
- Nói nhỏ vào tai, cựa quậy mạnh, cố thoát.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
TIẾT 2
- Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
- Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
- Chui qua chỗ tường thủng.
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?
- Bác nhẹ tay kẽo cháu đau – cháu này là HS lớp tôi, cô đỡ em ngồi dậy.
- Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ như thế nào?
- Cô rất dịu dàng, yêu thương học trò.
Luyện đọc lại:
2,3 nhóm tự phân các vai: Người dẫn chuyện, bác bảo vệ, cô giáo, Nam và Minh.
V. Củng cố – dặn dò:
Vì sao cô giáo trong bài được gọi là: Người mẹ hiền? Cô vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS giống như một người mẹ đối với các con trong gia đình.
Tiết22 	 GV:Lê Thị Thuý Huyên
TẬP ĐỌC
BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: lòng nặng trĩu, nỗi buồn lặng lẽ, buồn bã, trìu mến.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với kể chậm, buồn, nhẹ nhàng.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ mới: âu yếm, thì thào, trìu mến.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Thái độ dịu dàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên, an ủi bạn HS đang đau buồn vì bà mất. Làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Lên lớp.
1- Bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện: Người mẹ hiền T2. Câu hỏi về đoạn đọc.
2- Bài mới: Giới thiệu bài: Bàn tay dịu dàng.
IV. Luyện đọc.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HD HS tìm hiểu bài.
- Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất.
- Lòng nặng trĩu nỗi buồn. Nhớ bà An ngồi lặng lẽ.
- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo như thế nào?
- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng đầy trìu mến, thương yêu.
- Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy giáo đối với An?
- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến thương yêu
- Luyện đọc lại.
VI. Củng cố – dặn dò:
GV đọc lại bài văn. HS đặt tên khác thể hiện ý nghĩa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN8.doc