TẬP ĐỌC
TIẾT 13-14 CHIẾC BÚT MỰC (2 tiết)
I. Mục đích:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài – Đọc đúng các từ: Hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cum từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ mới.
- Hiểu nội dung bài: khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Lên lớp:
1- Bài cũ: HS tiếp nối nhau đọc bài Mít làm thơ (tt).
Trả lời câu hỏi gắn với nội dung mỗi đoạn.
2- Bài mới: Giới thiệu bài : CHIẾC BÚT MỰC.
TUẦN5 GV:Lê Thị Thuý Huyên TẬP ĐỌC TIẾT 13-14 CHIẾC BÚT MỰC (2 tiết) I. Mục đích: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Đọc trơn toàn bài – Đọc đúng các từ: Hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay. - Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cum từ. - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ mới. - Hiểu nội dung bài: khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. Lên lớp: 1- Bài cũ: HS tiếp nối nhau đọc bài Mít làm thơ (tt). Trả lời câu hỏi gắn với nội dung mỗi đoạn. 2- Bài mới: Giới thiệu bài : CHIẾC BÚT MỰC. IV. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp. - Đọc từng đọan trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm – đọc đồng thanh. TIẾT 2 - Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Những từ ngữ nào cho biết Mai đang được viết bút mực? - Thấy Lan được cô cho viết bút mực – Mai hồi hộp nhìn cô, vì chỉ còn em viết bút chì. - Chuyện gì đã xảy ra với Lan? - Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở. - Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút? - Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc. - Cuối cùng Mai quyết định ra sao? - Mai lấy bút đưa cho Lan mượn. - Vì sao cô giáo khen Mai? - Cô giáo khen Mai vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. GV kết luận: Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn. Nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn giúp đỡ bạn. Luyện đọc lại: 2, 3 nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, cô giáo, Lan, Mai) thi đọc toàn truyện. V. Củng cố – dặn dò: Câu chuyện này nói về điều gì? Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? Tiết15 GV:Lê Thị Thuý Huyên TẬP ĐỌC MỤC LỤC SÁCH I. Mục đích: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Biết đọc đúng giọng một văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Nắm được nghĩa các từ ngữ mới. - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu. II. Đồ dùng dạy học. - Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, T6. - Bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục. III. Lên lớp. 1- Bài cũ: 3 HS đọc 3 đoạn của bài (chiếc bút mực, trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài học). 2- Bài mới: Giới thiệu bài: Mục lục sách. IV. Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bộ mục lục. - GVHDHS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - GVHDHS đọc 1, 2 dòng trong mục lục. Một //Quang Dũng//Mùa quả cọ//trang 7//. Hai// Phạm Đức//Hương đồng cỏ nội//Trang 28//. - Các từ dễ phát âm sai. - Quả cọ, cỏ nội, Quang Dũng, vương quốc, nụ cười, cổ tích. - Đọc từng mục trong sách. - Thi đọc giữa các nhóm. - HD tìm hiểu bài. - Tuyển tập này có những truyện nào? - HS nêu tên từng truyện. - Truyện “Người học trò cũ” ở trang nào? - HS tìm nhanh tên bài theo mục lục. - Truyện “Mùa quả cọ” của nhà văn nào? - Quang Dũng - Mục lục sách dùng để làm gì? - Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì – Có những phần nào. - GVHDHS đọc, tập tra mục lục sách. V. Luyện đọc lại. VI. Củng cố – dặn dò: Khi mở một cuốn sách mới em phải xem trước phần mục lục ghi ở cuối SGK. Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: