Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 27

Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 27

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô - péc - ních, Ga - li - lê.

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô - péc - ních và Ga - li - lê

2. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

3. Giáo dục học sinh biết tìm hiểu về khoa học. Đọc bài rõ ràng, diễn cảm.

 

doc 38 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ/ngày
Tiết
Môn học
Tên bài dạy
Hai 
19/3/2007
53
Tập đọc
Dù sao trái đất vẫn quay
131
Toán
Luyện tập chung
53
Khoa học
Các nguồn nhiệt
27
Đạo đức 
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (tiết 2)
Chào cờ
Thứ 3
20/3/2007
53
Thể dục
Nhảy dây, di chuyển tung, bắt bóng
132
Toán
Luyện tập chung
27
Lịch sử
Thành thị ở TK XVI-XVII
27
Chính tả
Nghe - viết: Bài thơ về tiểu đội xe
Thứ 4
21/3/2007
53
Luyện từ và câu
Câu khiến
133
Toán
Hình thoi
27
Kỹ thuật
Lắp xe có thang (Tiết 1/3)
27
Kể chuppppyện
Kể chuyện chứng kiến hoặc...
Thứ 5
22/3/2007
54
Thể dục
Môn tự chọn: Trò chơi...
54
Tập đọc
Con sẻ
134
Toán 
Diện tích hình thoi
53
Tập làm văn
Miêu tả cây cối: kiểm tra viết
54
Khoa học
Nhiệt cần cho sự sống
Thứ 6
23/3/2007
54
Luyện từ và câu
Cách đặt câu khiến
27
Địa lý
Người dân và HĐSX ở ĐB duyên hải miền Trung
135
Toán
Luyện tập
54
Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả cây cối
27
Sinh hoạt lớp
Nhận xét cuối tuần
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2007
Tập đọc (Tiết 53)
Dù sao trái đất vẫn quay
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô - péc - ních, Ga - li - lê.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô - péc - ních và Ga - li - lê
2. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
3. Giáo dục học sinh biết tìm hiểu về khoa học. Đọc bài rõ ràng, diễn cảm.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh chân dung Cô - péc - ních và Ga - li - lê trong SGK.
IIi. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Gọi 4 học sinh lên đọc truyện Ga - Vrốt ngoài chiến lũy theo cách phân vai và trả lời câu hỏi SGK.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc
a) Luyện đọc
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn.
- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp.
- Gọi 1 - 2 em đọc cả bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
+ ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Nêu ý đoạn 1.
+ Gia li lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao tòa án lúc ấy lại xử phạt ông?
+ Nêu ý đoạn 2.
* Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga li lê thể hiện ở chỗ nào?
- Học sinh 1: Từ đầu... phán bảo của chúa trời (Cô - péc - ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới)
- Học sinh 2: Tiếp - gần bảy chục tuổi (Ga - li - lê bị xét xử)
- Học sinh 3: Còn lại (Ga - li - lê bảo vệ chân lí)
- 2 em 1 cặp.
- 2 em đọc to.
- Học sinh lắng nghe.
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên 1 chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô - péc - ních đã chứng minh quay ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh xung quanh mặt trời.
ý 1: Cô - péc - ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
+ Nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô - péc - ních.
+ Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói ngược lại với những lời phán bảo của chúa trời.
ý 2 : Kể chuyện Ga - li - lê bị xét xử.
+ Hai nhà bác học đã dám nói thẳng ngược lời phán bảo của chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Ga - li - lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. 
ý 3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga li lê.
Nội dung chính: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bào vệ chân lý khoa học.
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 em lên thi đọc diễn cảm.
- Giáo viên cùng học sinh tìm ra giọng đọc hay nhất (đoạn chưa đầy 1 thế kỉ... Dù sao thì trái đất vẫn quay)
- 3 em đọc.
- Học sinh theo dõi và đọc theo.
3. Củng cố, dặn dò
- Bài văn cho chúng ta biết điều gì?
- Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
- Nhận xét tiết học.
Toán (Tiết 131)
Luyện tập chung (Trang 138)
I. Mục tiêu: Học sinh rèn kỹ năng:
- Thực hiện các phép tính với phân số.
- Giải bài toán có lời văn.
-Thực hiện làm bài chính xác,cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ
- Chấm 1 số vở của học sinh.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai và ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Trong các phép tính sau, phép tính c làm đúng vì thực hiện đúng qui tắc nhân hai phân số.
- Giáo viên nhận xét sửa sai và ghi điểm em làm ở bảng lớp.
Bài 2: Tính
- Giáo viên hướng dẫn lấy 3 tử số nhân với nhau, ba mẫu số nhân với nhau.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 3: Tính:
- Gọi 3 em lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc đề.
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Để tính phần bể chưa có nước chúng ta phải làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Kết quả thực hiện như sau:
a) x x = = 
b) x : = = = 
c) : x = x x = = 
 - 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài.
Kết quả đúng là:
a) x + = + = + = 
 Tương tự làm các bài còn lại
- 1 em đọc đề.
+ Tính phần bể chưa có nước.
+ Chúng ta phải lấy cả bể trừ đi phần đã có nước.
- 1 học sinh lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số phần bể đã có nước là:
 + = (bể)
Số phần bể còn lại chưa có nước là:
1 - = (bể)
35 35
Đáp số: bể
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 5: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Giáo viên hướng dẫn như bài 5. 1 học sinh lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở
Bài giải
Khối lượng cà phê lấy ra lần sau là
2 710 x 2 = 5 420 (kg)
Khối lượng cà phê của 2 lần lấy ra là:
2 710 + 5 420 = 8 130 (kg)
Khối lượng cà phê còn lại trong kho là:
23 450 - 8 130 = 15 320 (kg)
Đáp số: 15 320 kg
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên tổng kết giờ dạy 
- Về nhà em nào chưa xong hòan thành bài vào vở bài tập.
- Nhận xét tiết học.
------------------------------------
.
---------------------------------------------
 Khoa học (Tiết 53)
Các nguồn nhiệt
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:
- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
- Biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt.
- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến, bàn là.
- Theo nhóm: tranh ảnh sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Lấy ví dụ vật cách nhiệt, vật dẫn nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
- Hãy nêu nội dung thí nghiệm chứng tỏ không khí có tính cách nhiệt.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Sự dẫn nhiệt xảy ra khi có những vật nào?
- Có vật tỏa nhiệt và vật thu nhiệt.
Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng
- Giáo viên lần lượt cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3, 4/106.
+ Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh.
+ Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt?
- Giáo viên dùng que diêm đốt vào ngọn nến và nói đây là nguồn nhiệt.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bình ga nhỏ và nói: Khí bi - ô - ga (khí sinh học là loại khí đốt để tạo thành bởi cành cây, rơm rạ, phân,... đợc ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Bi ô ga là nguồn năng lượng mới hiện nay đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi.
- Vậy nguồn nhiệt là gì? Chúng có vai trò gì trong cuộc sống?
- Học sinh quan sát.
+ Mặt trời, bếp củi, bếp ga đang cháy, bàn ủi đang hoạt động..
+ Đun nấu, sấy khô, sởi ấm,...
Bài học: Các vật có khả năng tỏa nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi gọi là nguồn nhiệt.
- Nguồn nhiệt dùng để đun nấu, sấy khô, sởi ấm,... 
- Học sinh lắng nghe.
Chuyển ý: Vậy khi sử dụng những nguồn nhiệt này có những rủi ro hay nguy hiểm gì không? Có cách nào để phòng tránh cô mời các em đi tìm hiểu.
Hoạt động 2: Cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt.
- Giáo viên giới thiệu tranh 5, 6 và trả lời tranh vẽ gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Học sinh trả lời theo nội dung tranh.
- 4 nhóm hoạt động.
Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt
Cách phòng tránh
- Cảm nắng, say nắng.
- Bị bỏng do chơi gần bếp,.. bàn là...
- Bị bỏng nước sôi do khi bng bê nồi nước ra khỏi nguồn nhiệt.
- Cháy các vật do để gần bếp lửa, bàn là đang hoạt động.
- Cháy xoong nồi, thức ăn
- Đội mũ nón, đeo kính râm, khi ra đờng không chơi nơi quá nắng.
- Không nên chơi gần bếp, bàn là dang hoạt động.
- Dùng khăn lót tay bng bê, cẩn thận xoong nồi ra khỏi nguồn nhiệt.
- Không để các vật dễ cháy ở gần các nguồn nhiệt.
- Để lửa vừa phải.
Hoạt động 3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi.
- Giáo viên nhận xét tiết kiệm nguồn nhiệt của học sinh.
- Học sinh tiếp nối nhau trả lời: 
+ Tắt bếp điện khi không dùng.
+ Không để lửa quá to khi đun bếp.
+ Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn.
+ Theo dõi khi đun nước không để nới sôi cạn ấm.
+ Cời rỗng bếp khi đun để không khí lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà không phải cho nhiều than hay củi.
+ Không đun thức ăn quá lâu.
+ Không bật lò sởi khi không cần thiết.
+ Không bật quạt khi trời ma 
* Chơi trò chơi: Nêu tên các nguồn nhiệt mà em biết
Học sinh 1
+ Mặt trời
+ Lửa bếp ga
+ Lửa bếp củi
+ Lửa bếp than
+ ủi quần áo (bàn là)
Học sinh 2:
+ Thắp sáng bóng tối
+ Ngọn lửa đang cháy.
+ Đang nung gạch.
+ Nến đang cháy.
+ Bóng điện đường thắp sáng
Hoạt động kết thúc
Nguồn nhiệt là gì? Tại sao ta phải tiết kiệm nguồn nhiệt?
Về nhà học thuộc lòng bài và xem trước bài sau.
Nhận xét tiết học.
---------------------------------------
Đạo đức (Tiết 27)
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 2/2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Hiểu:
-Thế nào là hoạt động nhân đạo.
-Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
2. Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
3. Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
II.Các hoạt động dạy học
1.Bài cũ: Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ của tiết học trước.
2.Bài mới
Hoạt động 1: ... các bảng... sau:
Nhà vua
Hoàn lại gươm cho Long Vương
Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương
Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương
III.Các hoạt động dạy học
 1. Hoạt động 1.Bài cũ
+ Câu khiến là gì ? Cho ví dụ
+ Đọc bài tập số 3 câu khiến.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm
2.Hoạt dộng 2 Bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2 Hướng dãn đặt câu khiến
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên hỏi:
+ Động từ trong câu nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào?
+ Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến.
+ Hãy thêm một số từ thích hợp vào cuối câu kể để trở thành câu khiến.
- Gọi học sinh lên bảng làm
- Giáo viên nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Gọi học sinh đọc lại các câu khiến cho đúng giọng.
- Giáo viên kết luận: Với những yêu cầu, đề nghị mạnh có dùng hãy, đừng, chớ ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu chấm than. Với những yêu cầu đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
+ Vậy có những cách nào để đặt câu khiến?
- 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+ Là từ hoàn.
+ Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương.
+ Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi.
- 3 em làm ở bảng. Học sinh khác làm vào vở.
Ví dụ:
Nhà vua
Hãy 
Nên 
Phải
hoàn gươm lại cho Long Vương!
+ Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương
đi 
thôi
nào
Xin
Mong
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương
+ Thêm vào các từ: hãy, đừng, chớ nên, phải vào trước động từ.
+ Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào.. vào cuối câu.
+ Thêm các từ đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu.
+ Thay đổi giọng điệu phù hợp với câu khiến.
-Giáo viên kết luận cách đặt câu khiến như ghi nhớ SGK.
-Gọi vài em đọc mục ghi nhớ.
.3 Hoạt động 3 ;.Luyện tập
Bài 1: Chuyển các câu kể sau thành câu khiến
Câu kể:
- Thanh đi lao động
- Ngân chăm chỉ.
- Giang phấn đấu học giỏi.
- Giáo viên nhận xét khen ngợi những em đặt giỏi và nhanh.
Câu khiến
- Thanh đi lao động đi!
- Thanh phải đi lao động!
- Thanh hãy đi lao động!
- Ngân hãy chăm chỉ nào!
- Ngân phải chăm chỉ lên.
- Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn!
- Giang phải phấn đấu học giỏi!
- Giang hãy phấn đấu học giỏi lên!
- Giang cần phấn đấu học giỏi!
- Mong Giang phấn đấu học giỏi!
Bài 2/93: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- 6 nhóm hoạt động: 2 nhóm 1 tình huống 
Trồng trọt
a. - Nam cho tớ mượn bút của cậu với!
- Nam ơi, cho tớ mượn cái bút nào!
- Tớ mượn cậu cái bút nhé!
- Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
b. - Thưa bác, bác cho cháu gặp bạn Giang ạ!
- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
- Nhờ bác chuyển máy cho cháu nói chuyện với Giang ạ!
c. - Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Duyên ạ!
- Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Duyên ở đâu ạ!
- Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Hùng ở đâu?
Bài 3, 4
- Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau trả lời.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh tiếp nối trả lời.
Ví dụ về lời giảI
Tình huống
Cách thêm
Câu khiến
- Khi em không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải.
- Khi bạn mất trật tự trong giờ học, em muốn bạn giữ trật tự.
- Em muốn nhờ bạn đóng cửa sổ.
Hãy trước động từ
- Cậu hãy giúp mình giải bài toán này nhé!
- Cậu hãy trật từ nào!
- Bạn hãy đóng hộ mình cái cửa sổ với.
- Khi em muốn rủ bạn cùng làm một việc gì đó (làm bài, chơi nhảy dây, về nhà,...)
đi, nào, thôi ở sau động từ
- Chúng mình cùng làm bài đó đi.
- Chúng mình cùng chơi nhảy dây nào?
- Chúng mình cùng về thôi
- Khi em có lỗi và muốn xin lỗi người khác.
- Em muốn xin phép người lớn cho việc gì đó.
- Khi em mong muốn một điều gì tốt đẹp
Xin hoặc mong ở trước chủ ngữ
- Xin mẹ hãy tha lỗi cho con!
- Mong bạn bỏ qua cho mình!
- Xin thầy cho em vào lớp ạ!
- Xin mẹ cho con đi chợ ạ!
- Mong em luôn cố gắng học giỏi.
- Mong bạn luôn mạnh khỏe.
4 Hoạt dộng 4 ;Củng cố, dặn dò
-Nêu cách đặt câu khiến?
-Về nhà viết 3 câu kể, sau đó chuyển thành câu khiến.
-Nhận xét tiết học.
--------------------------------------
Toán (Tiết 135)
Luyện tập
A.Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
-Giúp học sinh vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.
Rèn kỹ năng tính toán và trình bày bàI giảI cho học sinh.
B.Đồ dùng dạy học
-4 miếng bìa hình tam giác vuông, kích thớc nh nhau.
-1 tờ giấy hình thoi.
C.Các hoạt động dạy học
1.Hoạt dộng 1;Bài cũ
-Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
-Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Hoạt dộng 2;Bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn Luyện tập
Bài 1: Tính diện tích hình thoi, biết
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm.
- 2 em lên bảng làm. Học sinh khác làm vào vở.
a)Diện tích hình thoi là:
19 x 12 = 114 (cm2)
b)Diện tích hình thoi là:
Đổi 7 dm = 70 cm
30 x 70 = 1050 (cm2)
Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề.
Hướng dẫn học sinh phân tích bàI toán 
Hướng dẫn giảI bàI toán
Giáo viên chữa bàI
1 em đọc đề. 1 em giải ở bảng. Học sinh khác làm vào vở
Bài giảI
Diện tích miếng kính đó:
14 x 10 = 70 (cm2
Đáp số: 70 cm2
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 3/143
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi xếp hình, sau đó tính diện tích hình thoi.
Bài 4/144
- Giáo viên yêu cầu học sinh gấp thực hành theo hình vẽ SGK.
- Các tổ thi xếp hình, sau 2 phút tổ nào có nhiều bạn xếp đúng hơn là tổ thắng cuộc.
- Học sinh xếp đợc hình nh sau:
 A
 D	
 B
 C
Giải:
Đờng chéo AC dài là:
2 + 2 = 4 (cm)
Đờng chéo BD dài là:
3 + 3 = 6 (cm)
Diện tích hình thoi là:
4 x 6 = 12 (cm2)
Đáp số: 12 cm2
Học sinh thực hành.
Hoạt động3;Củng cố, dặn dò
-Nêu công thức tính diện tích hình thoi?
-Về nhà tập làm lại bài tập số 4/144
-Nhận xét tiết học
-------------------------------------
Tập làm văn (Tiết 54)
Trả bài văn miêu tả cây cối
A.Mục tiêu:
-Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã đợc thầy, cô giáo chỉ rõ.
-Biết tham gia.
-Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
B.Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ viết sẵn một số lỗi chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp, ... cần chữa chung cả lớp.
C. Các hoạt động dạy học
1 Hoạt động 1.;Nhận xét chung về bài làm của học sinh.
a.Nhận xét chung:
Ưu điểm
Các em đã xác định đúng đề, viết đúng yêu + cầu của đề.
+ Xác định đúng đề bài, hiểu bài, viết đúng bố cục bài văn: mở bài, thân bài và kết bài. Một số học sinh khá đã biết viết mở bài theo kiểu gián tiếp.
+ Có sáng tạo khi viết văn miêu tả cây cối, biết cách dùng từ, dùng các loại đã học nh câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
+ Bài viết có logic từ đầu đến cuối.
+ Một số em viết bài còn sơ sài và cha rõ ràng 3 phần trong bài văn miêu tả cây cối. Khi miêu tả còn thiếu 1 số bộ phận của cây. Cha gắn hoạt động của con ngời và quang cảnh xung quanh tác động đến cây.
+ Bài viết còn sai chính tả
+ Giáo viên viết 1 đoạn văn của 1 học sinh viết sai lên cả lớp cùng sửa chữa.
* Lưu ý: giáo viên không nêu tên học sinh còn mắc khuyết điểm trớc lớp mà chỉ phê vào vở và yêu cầu em đó sửa chữa
2.Hoạt động 2 ;Hớng dẫn chữa bài
-Giáo viên treo đọan văn còn sai cả lớp sửa chữa. Rút ra kết luận 
-Học sinh ghi ý đúng, hay vào vở nháp về nhà hoàn thiện lại bài văn của mình. Và học tập nhữngbai văn, đoạn văn hay .
-Giáo viên đọc 1 số đoạn văn hay đạt điểm cao cho các bạn nghe.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét cách dùng từ, lỗi diễn đạt và ý.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
.’ Hớng dẫn viết lại đoạn văn:
-Đoạn văn em nào còn sai lỗi chính tả nhiều.
-Câu văn lủng củng, diễn đạt cha rõ ý.
-Đoạn văn viết còn quá đơn giản, câu văn cụt.
-Mở bài gián tiếp viết thành mở bài trực tiếp.
-Kết bài mở rộng viết thành kết bài không mở rộng.
*Gọi vài em đọc các đoạn văn đã viết lại.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung cho học sinh
3 Hoat động 3.Củng cố, dặn dò
-Về nhà mợn bài của những bạn đợc điểm cao đọc và viết lại bài văn (Nếu bài từ 6 điểm trở xuống)
-Về chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học
 --------------------------------------
* Sinh hoạt tập thể (Tiết 26)
* Sinh hoạt lớp 
 Nhận xét cuối tuần 
* Nội dung 
 1. Sinh hoạt tập thể:
	- Cho học sinh thi kể chuyện.
	- Kể những câu chuyện về lòng dũng cảm mà em biết.
	- Yêu cầu 3 tổ kể thi, những em còn lại lắng nghe và nhận xét.
- Trong quá trình kể xen kẻ các tiết mục văn nghệ để tạo không khí vui tươi, sôi nổi.
- GV nhận xét tuyên dương cả lớp.
 2. Nhận xét cuối tuần 
Lớp trưởng nhận xét báo cáo về nề nếp,học tập, văn thể mĩ 
- Giáo viên nhận xét cụ thể 
a. Nề nếp :
Các em đi vào nề nếp thực hiện nghiêm túc mọi qui định : 
Ra vào lớp xếp hàng ngay ngắn, trong lớp nghiêm túc , chấp hành tốt mọi qui định của nhà trường và Đội đề ra 
- Biết lễ phép chào hỏi thầy cô giáo, người lớn tuổi 
b. Học tập 
 Đa số các em đến lớp học bài và làm bài đầy đủ 
- Sách vở, đồ dùng chuẩn bị chu đáo
- Những học sinh giỏi đã kèm học sinh yếu cùng tiến bộ 
* Bên cạnh đó vẫn còn nhiều em chưa chịu khó học bài và làm bài ở nhà, một số em hay quên sách vở, đồ dùng học tập như; Thiên Anh, Văn Cường
c. Văn - Thể - Mĩ
- Sinh hoạt đều đặn, truy bài, chữa bài tập thường xuyên, sinh hoạt ngoài trời nghiêm túc.
- Thể dục giữa giờ đều đặn.
- Trang phục gọn gàng sạch sẽ .
3. Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục duy trì nề nếp của lớp. Đi học đúng giờ ra vào lớp xếp hàng ngay ngắn.
- Chuẩn bị thi kể chuyện về Gia Lai vào đầu tháng 4.
- Thi học sinh giỏi cấp trường tuần 1 của tháng 4.
- Rèn chữ viết và cách trình bày bài trong vở cho khoa học
- Tiếp tục kiểm tra và chấm chữa bài thường xuyên
- Có ý thức học bài và làm bài về nhà đầy đủ.
- Học bài và làm bài nghiêm túc, để chuẩn bị cho việc thi giữa kì 2
+ Tiếp tục phát động phong trào thi đua học tập tốt đạt nhiều bông hoa điểm mười.
+ Chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Những học sinh giỏi kèm cho những học sinh yếu .
+ Biết nói lời hay làm việc tốt,lễ phép với người lớn tuổi,Thầy, cô giáo 
+ Sinh hoạt có chất lượng với nhiều hình thức. 
+Tập thể dục giữa giờ đều đặn.
 - Vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.Không xả rác bừa bãi. 
- Đảm bảo an toàn giao thông.
-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27 lop4.doc