Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 31

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 31

I . Mục tiêu :

-Đọc trơn được cả bài , đọc đúng các từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ. Đọc phân biệt lời nói các nhân vật.

-Hiểu từ : thường lệ, tần ngần, chú cần vệ, thắc mắc.

-Hiểu nội dung chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật . Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây . Khi trồng cái rễ , Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.

II . Chuẩn bị :

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

-Bảng phụ ghi các từ , câu cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy - học :

 

doc 25 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 31
Chủ đề: Gần mực thì đen.
 Gần đèn thì sáng.
THỨ
MÔN
TÊN BÀI
Hai
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Đạo đức
Toán
Chiếc rễ đa tròn ( Tiết 1 ).
Chiếc rễ đa tròn ( Tiết 2 ).
Bảo vệ loài vật có ích (T2)
Luyện tập.
Ba
Thể dục 
Chính tả (N-V)
Toán 
Kể chuyện 
Chuyền cầu - Trò chơi : Ném bóng trúng đích
Việt Nam có Bác 
Phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000
Chiếc rễ đa tròn 
Tư
Luyện từ vàcâu
 Toán 
Tập viết
 Mĩ thuật
Từ ngữ về Bác Hồ – Dấu chấm , dấu phẩy.
Luyện tập 
Chữ hoa N ( kiểu 2)
Vẽ trang trí : Trang trí hình vuông
Năm
Thủ công
Thể dục
Tập đọc
Toán 
TNXH
Làm con bướm ( Tiết 1 ).
Chuyền cầu - Trò chơi : Ném bóng trúng đích
 Cây và hoa bên lăng Bác .
Luyện tập chung 
Mặt Trời.
Sáu
Tập làm văn
Toán
Âm nhạc 
Sinh hoạt 
Đáp lời khen ngợi.Tả ngắn về Bác Hồ.
Tiền Việt Nam
Ôn bài hát Bắc Kim Thang.
Sinh hoạt cuối tuần 
Tập đọc 	CHIẾC RỄ ĐA TRÒN 
I . Mục tiêu : 
-Đọc trơn được cả bài , đọc đúng các từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ. Đọc phân biệt lời nói các nhân vật.
-Hiểu từ : thường lệ, tần ngần, chú cần vệ, thắc mắc.
-Hiểu nội dung chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật . Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây . Khi trồng cái rễ , Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
II . Chuẩn bị : 
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
-Bảng phụ ghi các từ , câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định :
2 . Kiểm tra -Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi :
+ Bạn nhỏ trong trong bài thơ quê ở đâu ?
+ Vì sao bạn nhỏ phải cất thầm ảnh Bác ?
 Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu ?
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ ?
- GV nhận xét ghi điểm .-Nhận xét chung .
3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa .
 a. Luyện đọc : 
- GV đọc mẫu .
-HS đọc bài nối tiếp câu.
GV nghe sửa sai.
 Bài này chia làm mấy đoạn ? Nêu rõ từng đoạn ?
- Đọc từng đoạn . 
Kết hợp giảng từ mới :
-tần ngần 
- thường lệ .
- Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- GV nhận xét tuyên dương .
-Đọc đồng thanh 
 Tiết 2 
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 -Gọi HS đọc bài .
+Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì ? 
+ Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào ? 
 + Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây như thế nào ?
+ Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ?
 + Các em hãy nói 1 câu :
a. Về tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi.
b. Về thái độ của Bác Hồ đối với mọi vật xung quanh . 
- Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật . Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ cây mọc thành cây . Khi trồng cái rễ, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để sau này có chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi . 
c. Luyện đọc lại : 
-Yêu cầu HS tự phân vai và đọc bài theo vai .
-Tuyên dương HS đọc tốt .
4. Củng cố dặn dò : 
+ Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ có tình cảm như thế nào đối với các em thiếu nhi ? 
-Giáo dục tư tưởng cho HS .
- Về đọc lại bài – chuẩn bị bài tiết sau . 
- Nhận xét tiết học .
________________________oOo__________________________
Đạo đức : BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH ( T2 )
I . Mục tiêu : HS hiểu :
-Ích lợi của một số loài vật có ích đối với cuộc sống của con người.
-Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ môi trường trong lành.
-Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
-Phân biệt được hành vi đúng và sai đối với các loài vật có ích.
- HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích
II. chuẩn bị : -Tranh , ảnh  -Vở bài tập đạo đức.
III . Các hoạt động dạy - học : 
1 . Ổn định : 
2 . Kiểm tra. 
+ Em hãy kể những con vật có ích mà em biết ?
+ Em hãy kể việc em đã làm để bảo vệ loài vật có ích ?
- Nhận xét chung.
3 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* Hoạt động1:Lựa chọn cách đối xử đúng với loài vật.
- GV đưa yêu cầu : Khi đi chơi vườn thú , em thấy một số bạn dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng . Em sẽ chọn cách ứng xử nào :
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm .
a.Mặc các bạn , không quan tâm.
b.Đứng xem , hùa theo trò nghịch của bạn.
c.Khuyên ngăn các bạn.
d.Mách người lớn.
* Kết luận : Khi đi chơi vườn thú , mà thấy các bạn chọc thú hoặc lấy đá ném thú , ta nên khuyên ngăn bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
- Hoạt động 2 : Chơi đóng vai.
- GV nêu tình huống :
An và Huy là đôi bạn thân . Chiều nay tan học về Huy rủ .
-An ơi! Trên cây kia có một tổ chim , chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi .
+ An cần ứng xử như thế nào với tình huống đó?
- Hoạt động 3 : Tự liên hệ.
+ Em hãy kể một vài việc làm để bảo vệ loài vật có ích ? 
- GV nhận xét và kết luận : Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người . Vì thế , chúng ta cần phải bảo vệ loài vật  .
4 . Củng cố : 
+ Vì sao ta cần phải bảo vệ loài vật có ích ?
- Về mhà ôn bài và thực hành bài học. Chuẩn bị bài học tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
________________________oOo__________________________
Toán : LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu : Giúp HS :
-Luyện kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ ).
-Ôn luyện về . Ôn tập về chu vi của hình tam giác. -Ôn tập về giải bài toán về nhiều hơn.
II . Các hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định :
2 . Kiểm tra 
 - Thu một số vở bài tập để chấm . 
Bài 1:Đặt tính và tính :
724 + 215 806 + 172
263 + 720 624 + 55
Bài 2: Tính nhẩm .
-GV nhận xét ghi điểm . 
- Nhận xét chung.
3 . Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa . 
* HD luyện tập :
 Bài 1 :Tính .
- GV yêu cầu HS nêu cách tính 2 phép tính .
-GV nhận xét sửa sai . 
Bài 2 :Đặt tính rồi tính .
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con . 
 Bài 3 : Hình nào được khoanh vào 
- HS qs hình vẽ trong SGK , sau đó trả lời câu hỏi.
+ Hình nào khoanh tròn vào số con vật ?Tại sao em biết điều đó ?
- GV Nhận xét – Ghi điểm.
 Bài 4 :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được sư tử nặng bao nhiêu kg ta làm tính gì ?
Tóm tắt :
Gấu : | 210 kg |
Sư tử :| |18 kg |
 | |
 ? kg 
Bài 5:Tính chu vi của hình tam giác ?
 A
 300cm 200cm
 B C
 400cm
-+ Hãy nêu cách tính chu vi tam giác .
-Nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
-GV nhận xét sửa sai . 
4 . Củng cố dặn dò : 
-Nêu nội dung luyện tập .
+ Muốn cộng các số có nhiều chữ số phải qua mấy bước .Nêu rõ từng bước ?
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________oOo__________________________
Thứ ba - Thể dục: CHUYỀN CẦU – TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I . Mục tiêu : 
-Ôân trò chơi chuyền cầu theo nhóm 2 người . Yêu cầu nâng cao khả năng thực hiện đón và chuyền cầu cho bạn.
-Làm quen với trò chơi “Ném bóng trúng đích” . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.	
II. Địa điểm , phương tiện :
-Trên sân trường . Vệ sinh an toàn nơi tập.
-Còi , quả cầu ( mỗi em 1 quả ) , bảng gỗ , 
III. Nội dung và phương pháp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Phần mở đầu 
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung bài học :
-Oân trò chơi chuyền cầu theo nhóm 2 người .
-Làm quen với trò chơi “Ném bóng trúng đích” 
- GV tổ chức xoay các khớp cổ chân , đầu gối , hông.
- GV tổ chức cho HS chạy nhẹ 90m-100m.
- GV tổ chức cho HS đi thường và hít thở sâu
- GV tổ chức cho HS ôn động tác tay , chân , lườn , bụng , nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản
- Tổ chức “Chuyền cầu theo nhóm 2 người”.
- GV tổ chức trò chơi “Ném bóng trúng đích”.
- GV nêu tên trò chơi : Trò chơi “Ném bóng trúng đích”.
- GV giải thích và làm mẫu cách chơi.
- GV tiến hành chia tổ và thống nhất hiệu lệnh 
- GV tiến hành tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nhận xét .
3. Phần kết thúc
- GV cho HS đi đều và hát.
- GV tổ chức cho HS ôn một số động tác hồi tĩnh thả lỏng .
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét tiết học.
Phương pháp tổ chức
- HS tập trung theo đội hình hàng ngang .
€€€€€€
€€€€€€
€€€€€€
€€€€€€
€
€€€€€€ 90-100 m
- HS chuyển thành đội hình vòng tròn và thực hiện hít thở sâu.
- HS thực hiện động tác trên 2x8 nhịp .
€ 2-3m €
€€€€ 
€€€€
€€€€ 5 -10 mét 
€€€€
- 4 tổ thi ném xem tổ nào trúng đích nhiều hơn - 2-3 phút 
- 5-6 phút 
________________________oOo__________________________
Toán : PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ ) TRONG PHẠM VI 1000
I . Mu ... _____________oOo_________________________ 
Thứ 6 - Tự nhiên Xã hội: BÀI 31 : MẶT TRỜI
I. Mục tiêu : 
-Biết được những điều cơ bản về Mặt Trời.
-HS có thói quen không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời để tránh làm tổn thương mắt.
II. Chuẩn bị : -Các tranh , ảnh giới thiệu về Mặt Trời.
 -Giấy viết , bút vẽ , băng dính.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1.Kiểm tra bài cũ : 
+ Tiết trước chúng ta học bài gì ?
+ Kể tên các con vật sống trên cạn và dưới nước ?
+ Kể tên các cây sống trên cạn , dưới nước ?
- Nhận xét – Ghi điểm.
- Nhận xét chung.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu : Ghi tựa.
+ Chúng ta đã biết : cây , con sống ở khắp nơi . Nếu như trong bóng tối , vào ban đêm , chúng ta có thể dễ dàng quan sát chúng không ?
+ Vào lúc nào chúng ta mới dễ dàng quan sát chúng ?
+ Vậy nhờ đâu mà chúng ta có ban ngày ?
 Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Mặt Trời.
b.Các hoạt động
-Hoạt động 1 : Hát và vẽ về Mặt Trời theo hiểu biết
- GV gọi HS lên hát bài “Cháu vẽ ông Mặt Trời”.
- GV tiến hành cho lớp hát và gọi HS lên vẽ ông Mặt Trời theo hiểu biết của mình.
- GV yêu cầu HS Nhận xét bài vẽ của các bạn trên bảng.
-Hoạt động 2 : Em biết gì về Mặt Trời
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS nói về Mặt Trời và giải thích thêm :
Mặt trời có dạng cầu giống quả bóng .
Mặt Trời có màu đỏ , sáng rực , giống quả bóng lửa khổng lồ.
Mặt Trời ở rất xa Trái Đất.
+ Khi đóng kín cửa lớp , các em có học được không ? Vì sao ?
+ Vào những ngày nắng , nhiệt độ cao hay thấp , ta thấy nóng hay lạnh ?
+ Vậy Mặt Trời có tác dụng gì ?
-Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
- GV nêu 4 câu hỏi , yêu cầu HS thảo luận.
Khi đi nắng , em cảm thấy thế nào ?
Em nên làm gì để tránh nắng ?
Tại sao lúc trời nắng to , không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ?
4.Khi muốn quan sát Mặt Trời , em làm thế nào ?
- GV yêu cầu HS trình bày .
- GV tiểu kết : Không đưỵ¬Các hoạt động dạy - học : nhìn trực tiếp vào mặt Trời , phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước , phải đội mũ khi đi nắng.
-Hoạt động 4 : Trò chơi “Ai khoẻ nhất”
+ Xung quanh Mặt Trời có những gì ?
- GV giới thiệu các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- GV tổ chức trò chơi : Ai khoẻ nhất.
+ GV nêu nội dung trò chơi :
 Một HS làm Mặt Trời , 7 HS khác làm các hành tinh , có đeo các biển gắn tên hành tinh . mặt Trời đứng tại chỗ , quay tại chỗ . Các HS chuyển dịch mô phỏng hoạt động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời . Khi HS chuẩn bị xong , HS nào chạy khoẻ nhất sẽ thắng cuộc.
+ GV tổ chức trò chơi.
+ Nhận xét – Tuyên dương.
- GV chốt kiến thức : Quanh Mặt Trời có rất nhiều hành tinh khác , trong đó có Trái Đất . Các hành tinh đó đều chuyển động xung quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm . Nhưng chỉ có Trái Đất mới có sự sống.
-Hoạt động 5 : Đóng kịch theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng kịch theo chủ đề : Khi không có Mặt Trời điều gì sẽ xảy ra.
+ Vì sao mùa hè cây cối xanh tươi , ra hoa kết quả nhiều ?
+ Vào mùa đông , thiếu ánh sáng Mặt Trời , cây cối như thế nào ?
- GV chốt kiến thức : Mặt trời rất cần thiết cho sự sống . Nhưng chúng ta phải biết bảo vệ mình để tránh ánh nắng Mặt Trời làm ta bị cảm , sốt và tổn thương đến mắt.
3.Củng cố , dặn dò :
+ Các em vừa học TN-XH bài gì ?
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh về Mặt Trời để tiết học sau triển lãm tranh ảnh về ông Mặt trời nhé.
- Nhận xét tiết học.
________________________oOo__________________________
Tập làm văn : ĐÁP LỜI KHEN – TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ
I . Mục tiêu : 
-Biết nói câu đáp lại lời khen một cách khiêm tốn , lịch sự , nhã nhặn.
-Quan sát ảnh bác Hồ và trả lời đúng câu hỏi.
-Viết được đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả về ảnh bác hồ.
II. Chuẩn bị : -Aûnh Bác Hồ. -Các tình huống ở bài 1.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1.Kiểm tra : GV gọi HS kể lại câu chuyện “Qua suối”.
+ Qua câu chuyện , em hiểu điều gì về Bác ?
- Nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu : Ghi tựa .
 Trong giờ TLV này , chúng ta sẽ tập đáp lại lời khen ngợi của mọi người trong các tình huống giao tiếp và viết một đoạn văn ngắn tả về ảnh Bác Hồ.
b.HD làm bài tập
- Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS đọc lại tình huống 1.
+ Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ , bố mẹ có thể dành lời khen cho em “Con ngoan quá./ Hôm nay con giỏi lắm/” Khi đó em đáp lại lời khen của bố mẹ như thế nào ?
- GV : Khi đáp lại lời khen của người khác , chúng ta cần nói với giọng vui vẻ , phấn khởi nhưng khiêm tốn , tránh tỏ ra kiêu căng.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để nói lời đáp cho các tình huống còn lại.
- Bài 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS quan sát ảnh bác Hồ.
+ Aûnh bác được treo ở đâu ?
+ Trông Bác như thế nào ?
+ Em muốn hứa với Bác điều gì ?
- GV chia nhóm và yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã được trả lời.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày .
- GV Nhận xét – Tuyên dương.
- Bài 3
- GV gọi HS đọc yêu cầu và tự làm bài.
- GV gọi HS trình bày bài ( 5 bài ).
- GV Nhận xét – Ghi điểm.
3.Củng cố , dặn dò :
+ Các em vừa học bài gì ?
- Chuẩn bị bài học tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
________________________oOo__________________________
Toán: TIỀN VIỆT NAM
I . Mục tiêu : Giúp HS nhận biết :
-Đơn vị thường dùng của tiền Việt nam là đồng. Nhận biết một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị của các loại giấy bạc đó.
-Biết làm các phép tính cộng , trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II . Chuẩn bị - Các tờ giấy bạc loại 100 đồng , 200 đồng , 500 đồng , 1000 đồng.
 Các thẻ từ ghi : 100 đồng , 200 đồng , 500 đồng , 1000 đồng.
III. Các hoạt động dạy - học : 
.Kiểm tra ? GV ghi bảng và yêu cầu HS tính
348 – 236 390 – 310 358 + 110
- Nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới : a.Giới thiệu : Ghi tựa.
 Trong bài học này , các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000.
b.Giới thiệu các loại giấy bạc
- GV giới thiệu : trong cuộc sống hằng ngày , khi mua bán hàng hoá , chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán  
- GV yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng.
+ Vì sa em biết đó là tờ giấy bạc 100 đồng ?
- GV lần lượt yêu cầu HS tìm các tờ giấy bạc 200 đồng , 500 đồng , 100 đồng và hỏi đặc điểm của từng loại giấy bạc như cách tiến hành tờ bạc 100 đồng.
c.Luyện tập , thực hành
- Bài 1
- GV nêu bài toán.
+ Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng ?
- GV yêu cầu nhắc lại kết quả bài toán .
- Tương tự GV yêu cầu HS rút ra kết luận 500 đồng thì đổi được 5 tờ giấy bạc 100 đồng .
- Tương tự GV yêu cầu HS rút ra kết luận 1000 đồng thì đổi được 10 tờ giấy bạc 100 đồng .
- Bài 2
- GV gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng
- GV nêu bài toán.
+ Có tất cả bao nhiêu đồng ?
+ Vì sao ?
- GV gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
- GV Nhận xét .
- Bài 3
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Muốn biết chú lợn nào nhiều tiền nhất ta phải làm sao ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét – Ghi điểm.
- Bài 4
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và Nhận xét .
+ Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì ?
3.Củng cố , dặn dò :
+ Các em vừa học bài gì ?
- GV giáo dục HS biết và có ý thức tiết kiệm trong việc tiêu xài tiền hàng ngày.
- Chuẩn bị bài học tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
___________________________oOo___________________________
Sinh hoạt tập thể
TUẦN 31
A/ Mục tiêu: 
- Đánh giá công việc thực hiện trong tuần về các mặt: 
- Đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ.
- Đề ra phương hướng tuần tới. 
B/ Chuẩn bị: 
- Mội dung của buổi sinh hoạt
C/ Các hoạt động dạy học:
1) Khởi động: - Hát tập thể
+hoạt động 1: - Sinh hoạt tập thể
+ Bước 1: - Đánh giá công tác tuần qua.
Lớp trưỡng đánh giá về các mặt.
Học tập.
Sinh hoạt.
Chuyên cần.
Vệ sinh.
Tham gia các phong trào do nhà trường phát động.
Đại diện các tổ báo cáo.
Yù kiến của học sinh.
Yù kiến của giáo viên sau khi nghe các tổ đánh giá.
Tổng kết.
+ Bước 2: - Trao giải thưởng.
- Cá nhân điển hình.
- Đồng đội xuất sắc.
+ Bước 3: - Kế hoạch tuần 32.
- Đôi bạn cùng tiến.
- Phong trào diểm 10 môn chính tả.
- Duy trì chuyên cần, tác phong, vệ sinh, sỉ số, nề nếp lớp, truy bài.
2) Kết thúc nhận xét giời sinh hoạt: 
- Chuẩn bị tuần sau.
Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________oOo__________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc