Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 26 - Trường tiểu học Đồng Hoà - Năm học 2009 - 2010

Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 26 - Trường tiểu học Đồng Hoà - Năm học 2009 - 2010

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của cái quy tắc ứng xử đó.

- Học sinh biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè người quen.

II. TÀI LỊÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Truyện "Đến chơi nhà bạn" , VBT

 

doc 35 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 2 - Tuần 26 - Trường tiểu học Đồng Hoà - Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010
Đạo đức
 Lịch sự khi đến nhà ngời khác
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của cái quy tắc ứng xử đó. 
- Học sinh biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè người quen. 
II. Tài lịêu và phương tiện: 
- Truyện "Đến chơi nhà bạn" , VBT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Hoạt động 1: Thảo luận phân tích truyện 
Mục tiêu: HS bước đầu biết được TN là lịch sự khi đến nhà bạn.
Cách tiến hành: 
- GV kể chuyện: 
=> Kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
Mục tiêu: HS biết được một số cách cư xử khi đến chơi nhà người khác. 
Cách tiến hàn: HS điền Đ, S vào VBT 
=> Khi đến nhà người khác các em cần phải có thái độ lịch sự, niềm nở, lễ phép.... 
3. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ 
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình 
Cách tiến hành: 
GV nêu từng tình huống
- Sau mỗi ý kiến GV yêu cầu cho biết lý do. 
=> Kết luận: Ai cũng cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác 
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- HS thảo luận: + Nhằm nhắc nhở Dũng điều gì? 
+ Sau khi được nhắc nhở Dũng có thái độ và cử chỉ như thế nào? 
+ Qua câu chuyện em rút ra được điều gì? 
- HS trình bày bài làm 
- Tự liên hệ: Trong những việc trên em đã làm được những việc gì? Những việc làm nào chưa làm được? Vì sao? 
- HS tán thành hoặc không tán thành ghi ra bảng con và giơ lên. 
Toán
 luyện tập
I.Mục tiêu:
 Giúp HS : - Củng cố kĩ năng xem đồng hồ.
	 - Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian.
II.Các đồ dùng dạy học:
 - Mô hình đồng hồ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
	- GV dùng mô hình đồng hồ yêu cầu HS đặt giờ: 10 giờ 15’; 6 giờ rưỡi;
	- HS đọc lại giờ trên đồng hồ.
2.Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (30-32’)
*Bài 1/127: Miệng (9-10’)
	- Kiến thức: Cách xem đồng hồ khi kim giờ chỉ số 12, 3, 6.
	- HS quan sát các tranh ở BT1 – Nêu ND từng tranh.
 - Nhìn vào đồng hồ ứng với từng BT và trả lời câu hỏi của bài.
 - HS đọc lại các câu trả lời của bài.
=> Liên hệ: + Các em ra chơi buổi sáng vào lúc mấy giờ ?
	 + Buổi trưa tan học lúc mấy giờ ?
*Bài 2/127: Bảng con (9-10’) 
- Kiến thức: Củng cố biểu tượng về thời gian: sớm hơn, muộn hơn.
- HS so sánh các thời điểm nêu trên để trả lời các câu hỏi .
 => Chốt: Hà đến trường sớm hơn Toàn bao nhiêu phút ?
	Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc bao nhiêu phút ?
	Bây giờ là 8 giờ sau đây 15 phút là mấy giờ ?
*Bài 3/127: Vở (9-11’) 
- Kiến thức: Củng cố đơn vị đo thời gian: phút, giờ.
- Sai lầm: HS nhầm lẫn giữa giờ và phút.
=> Chốt: Trong vòng 15 phút em có thể làm được những việc gì ?
	 Trong vòng 30 phút em có thể làm được những việc gì ?
3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3-5’)
- Mỗi tiết học của em bao nhiêu phút ?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Tôm càng và cá con 
I. Mục đích - yêu cầu
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng.
-Biết thay đổi gịong người kể với giọng nhân vật.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu được ý nghĩa của các từ: búng càng , trân trân ,nắc nỏm , mái chèo, bánh lái, quẹo.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện:Cá Con và Tôm Càng đều có tài .Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi cơn hiểm nguy.tình bạn của họ càng khăng khít .
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK .
III. Các hoạt động dạy học . 
Tiết 1
1- Kiểm tra bài cũ (3-5') 
 - 3HS đọc bài : Bé nhìn biển ( đoạn , cả bài).
 -Nhận xét cho điểm .
2- Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: (1-2') 
 -HS quan sát tranh =>GTB
b.Luyện đọc đúng (33- 35’) . 
+b1: - GV đọc mẫu – chia đoạn .
+b2: Luyện đọc + giải nghĩa từ
* Đoạn 1: 
-Câu3 và lời của Cá Con :Đọc đúng :là, nói . GV đọc mẫu .
-Lời của Tôm Càng cao giọng cuối câu hỏi . GV đọc mẫu .
-Lời của Cá Con đọc đúng :nước, loài ;ngắt sau tiếng nước .GV đọc mẫu .
=> HD đọc đoạn - GV đọc mẫu- giải nghĩa: búng càng, trân trân .
* Đoạn 2: 
- Câu1: Đọc đúng:lượn, nắc nỏm . GV đọc mẫu .
-Câu 2 và lời của Cá Con ngắt , nghỉ đúng dấu câu . GV đọc mẫu .
=> HD đọc đoạn 2: GV đọc mẫu- Giải nghĩa: nắc nỏm, khen ,bánh chèo , bánh lái.
*Đoạn 3.
-Câu 1: Đọc đúng:lên, lao; ngắt sau tiếng lên . GV đọc mẫu .
-Câu3: Ngắt sau tiếng xô .GV đọc mẫu .
=>HD đọc đoạn 3: GV đọc 
*Đoạn 4:
-Câu2 và lời của Cá Con :ngắt sau tiếng vệ .GV đọc mẫu .
=>HD đọc đoạn 4: GV đọc 
+ HS đọc nối tiếp đoạn
+ GV HD đọc cả bài.
- HS đọc theo dãy
- HS đọc theo dãy
- HS đọc theo dãy
- Đọc đoạn1:3 -5 HS
- HS đọc theo dãy
- HS đọc theo dãy
- Đọc đoạn:3 -5 HS
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- Đọc đoạn:3 -5 HS
-HS đọc theo dãy .
- Đọc đoạn:3 -5 HS
2 lần 
2 HS đọc 
Tiết 2
c. Luyện đọc . (7 -9')
- Đọc đoạn – nối đoạn – cả bài 
d. Tìm hiểu bài (17’- 20’)
+ HS đọc thầm đoạn 1 trả lời thầm câu 1
-Khi đang tập búng càng dưới đáy sông ,Tôm Càng gặp chuyện gì ? 
-Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
+HS đọc thầm đoạn 2+3+4
-Đuôi và vẩy Cá Con có ích lợi gì ?
-Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con .
-Tôm Càng có gì đáng khen ?
-Em học tập được gì ở Tôm Càng ?
=>Tôm Càng thông minh nhanh nhẹn .Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn ,xuýt xoa lo lắng hỏi han khi bạn bị đau .Tôm Càng là một người bạn đáng tin cậy .
e, Luyện đọc lại (5’- 7’)
- GV HD đọc cả bài – GV đọc 
-1HS đọc cả bài .
-HS đọc phân vai .
-1 HS đọc cả bài .
3- Củng cố - dặn dò(3-5’)
- NX tiết học- Về nhà luyện đọc .
1 HS đọc
 -Gặp 1 con vật lạ, thân dẹt, 2 mắt tròn xoe .
-chào và tự giới thiệu 
1 HS đọc 
đuôi là mái chèo là bánh lái 
Vẩy là bộ áo giáp
-HS kể theo nhóm (1’)
-Đại diện các nhóm kể 
Dũng cảm , thông minh 
Biết giúp đỡ bạn bè ..
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Luyện tiếng việt
Luyện chính tả + Tập làm văn (Tuần25)
I/ Mục tiêu
Rèn kỹ năng viết bài :Dự báo thời tiết: Từ đầu...31 độ
 Ôn luyện Tập làm văn tuần 25 và làm bài tập TN Tiếng việt.
II/ Hoạt động dạy học.
HĐ1: Luyện chính tả ( 15-16’)
G gọi H đọc đoạn của bài : Dự báo thời tiết: Từ đầu...31 độ
 - G đưa ra từ khó : Gió tây, nắng, cấp 2, cấp 3
H phân tích từ ,tiếng khó. Viết bảng, đọc từ khó.
- Nêu cách trình bày bài viết 
- G đọc H viết. Chú ý tư thế ngồi của H 
G chấm một số bài nhận xét
Bài tập 16/27: + H đọc yêu cầu bài, 
 + H làm bài 
 + H chữa bài của mình
Chốt : Điền ch/tr
Bài tập 17/27 : + Làm tương tự bài 16
 => Chốt: Điền ? /~
Bài tập 18/ 16 : - Tìm tên loại quả chứa tiếng có thanh hỏi thanh ngã.
 - H làm theo dãy (miệng)
 - G sửa cho H 
HĐ 2 : Luyện tập làm văn (16-18’).
H đọc bài 19/ 28 - H đọcy.c bài 
 - G cho H nêu miệng. 5-6 em 
 = >Chốt: Chý ý lời đáp nên khi viết câu cần viết gọn gàng.
 -------------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
 Một số loài cây sống dưới nước
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết: 
- Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước
- Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở dưới nước.
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả
- Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây
II. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ SGK T54, 55
- Một số vật thật: Cây súng, rong, bèo
III. Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu: 
- Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước 
- Nhận biết được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.
Cách tiến hành
ị Trong số những cây được giới thiệu trong SGK thì đều là những cây sống dưới nước
2. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh su tầm được
Mục tiêu: 
- Hình thành kỹ năng nhận xét, quan sát, mô tả
- Thích sưu tầm và bảo vệ các loại cây
Cách tiến hành: 
- GV phát phiếu hướng dẫn quan sát cho HS quan sát và điền vào.
- GV đưa ra nhận xét cuối cùng về khả năng làm việc của từng nhóm
3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Cây sống dưới nước có ích lợi gì ?
- Nhận xét tiết học
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Quan sát và nêu tên các cây trong hình
Bước 2: Làm việc theo cặp 
- HS lần lượt chỉ và nêu tên các cây trong hình
- HS tự đặt câu hỏi về các loại cây trong hình - bạn khác TL
- Trong những cây trên cây nào nổi trên mặt nước, cây nào có rễ bám sâu xuống bùn.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
- Phân loại các loại cây và tranh ảnh thật quan sát và phân loại 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm giới thiệu về cây của nhóm mình sưu tầm
Tự học
Hoàn thành bài tập tuần 25
I.Mục tiêu.
- Hướng dẫn hoàn thành các BT của ngày tuần trước và trong ngày.
- Rèn ý thức tự giác học tập cho HS.
II.Các hoạt động dạy học .
1.Giới thiệu bài (1-2’) 
- G nêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn H tự học (20-25’)
- Hoàn thành tập viết
- Hoàn thành VBTTiếng Việt
 - Làm BT chính tả
- Vở luyện viết ( chưa xong) H hoàn thành.
3. Tổng kết:
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
mừng đảng – mừng xuân
I.mục tiêu 
-H hiểu được ý nghĩa của ngày 8-3 : là ngày Quốc tế phụ nữ
-H cảm nhận được sự tươi đẹp của mùa xuân
II. đồ dùng học tập 
-Tranh vẽ, ảnh chụp về mẹ.
III. các hoạt động học tập 
1. HĐ1: Giới thiệu chủ điểm (2-3’)
2. HĐ2:Hát múa mừng Đảng- mừng Xuân 
 -G. viên cho hát những bài hát về mùa xuân về mẹ, cô
3. HĐ: Tổng kết 
 - Chốt nội dung. Nhận xét giờ giờ học.Dặn chuẩn bị bài sau. 
 -----------------------------------------------------------------
Thứ ba ngà ... cách chơi.
- HS chơi trò chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV NX giờ học.
- Cúi người thả lỏng
1 – 2’
4 – 6’
5 – 7’
5 – 7’
5 – 7’
3 – 5’
2 – 3’
Cán sự tập trung, báo cáo sĩ số.
Cán sự điều khiển.
- Cán sự điều khiển.
- GV điều khiển.
- Cán sự điều khiển
- Cán sự điều khiển. 
- Cán sự điều khiển.
Tập viết
Chữ hoa x
I. Mục đích , yêu cầu .
+ Rèn kỹ năng viết chữ hoa X theo cỡ vừa và nhỏ .
+ Biết viết ứng dụng cụm từ: Xuôi chèo mát mái theo cỡ nhỏ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ X
- Bảng phụ chép sẵn bài hướng dẫn viết
III. Các hoạt động dạy học .
1. KTBC: (3-5')
2. Dạy bài mới 
2.1. GTB (1-2')
2.2. Hướng dẫn viết bảng.
a. Hướng dẫn viết chữ hoa X(5')
+ HS quan sát và nhận xét
- Nhận xét độ cao và độ rộng của chữ hoa X?
- Chữ hoa X được viết bởi những nét nào ?
- GV hướng dẫn viết:
+ Nét 1: ĐB trên ĐK 5 viết nét móc hai đầu bên trái, DB giữa đk1 và đk2 .
+ Nét 2: từ điểm DB nét 1 viết nét xiên từ trái sang phải, từ dưới lên trên, DB trên đk6 .
+ Nét 3: từ điểm DB nét 2, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới nét cuối uốn vào trong DB ở đk2.
- HS viết bảng : X
b. Hướng dẫn viết ứng dụng (5-7’)
+Viết từ : Xuôi
-Nêu độ cao của các con chữ ?
- GV hướng dẫn viết( chú ý từ nét nối từ ô- i )
- HS viết bảng con .
+ 1 HS đọc cụm từ : Xuôi chèo mát mái.
- GV giải nghĩa : gặp nhiều thuận lợi .
- Nhận xét độ cao của con chữ
- Nêu vị trí của dấu thanh .
- Nhận xét k/c các chữ và các con chữ .
- GV hướng dẫn viết : Xuôi chèo 
- Lưu ý nét nối từ a sang t và a với i .
- Nhận xét
2.3. HD viết vở ( 15 – 17’ )
- Nhắc tư thế ngồi.
- 1 HS nêu nội dung bài viết
- HS quan sát vở mẫu 
- HS viết bài ( từng phần )
2.4. Chấm chữa bài (5')
- GV chấm 8- 10 vở.
3. Củng cố - dặn dò (3’)
- NX vở - NX tiết học , VN viết phần còn lại.
- HS viết chữ hoa V.
- Nhận xét
-HS quan sát NX 
HS viết trên không trung
HS viết bảng con 
Xuôi
HS viết bảng : Xuôi chèo
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
 Chu vi hình tam giác .Chu vi hình tứ giác.
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS : 
	- Bước đầu nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
	- Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
II.Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ, hình vẽ tam giác, tứ giác.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
	- HS làm bảng con: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD có độ dài các đoạn thẳng lần lượt là: 2 cm, 3 cm, 4 cm.
2.Hoạt động 2: Dạy bài mới (13-15’)
*.Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
	- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng. HS quan sát. 
	+ Trên bảng cô có hình gì ? Hình tam giác có mấy cạnh ? 
	 	+ Gọi tên các cạnh của hình tam giác? -> HS nêu.
	 + HS nêu độ dài các cạnh của tam giác:
	AB = 3 cm ; BC = 5 cm ; CA = 4 cm.
	 + Em hãy tính độ dài các cạnh của tam giác ABC vào bảng con.
 => GV: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác chính là chu vi của hình tam giác đó. Vậy em hiểu chu vi hình tam giác là thế nào? -> 3- 4 HS nêu.
	 + Vậy chu vi tam giác ABC là bao nhiêu ?
 => Chốt : Chu vi hình tam giác là tổng độ dài 3 cạnh của hình tam giác đó.
	+ Vậy theo em chu vi tứ giác sẽ là tổng độ dài mấy cạnh ?
	- GV cùng HS thống nhất ý kiến: Chu vi hình tứ giác là tổng độ dài 4 cạnh 
	- Cô có hình tứ giác DEGH như hình vẽ và cho độ dài các cạnh. Em hãy tính chu vi tứ giác DEGH? – HS ghi bảng con. 
- Vậy chu vi tứ giác DEGH là bao nhiêu ?
=> Qua đó em hiểu thế nào là chu vi của 1 hình?
 - HS đọc kết luận (SGK/130).
3.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (15-17’) 
*Bài 1/130: Bảng con (5-6’) 
	- Kiến thức: Tính chu vi hình tam giác.
	- Sai lầm: HS ghi nhầm tên đơn vị, tính sai kết quả.
	+ HS đọc yêu cầu của bài 
	 + Đọc mẫu phần a
	 + Ghi phép tính phần b,c vào bảng con.
	 + HS giơ bảng : Đọc lời giải, phép tính. 
=> Chốt: Muốn tính chu vi hình tam giác em làm ntn?
*Bài 2/130: Miệng + Bảng con (5-6’)
	- Kiến thức: Củng cố kĩ năng tính chu vi hình tứ giác.
	- Sai lầm: Viết sai đơn vị đo.
=> Chốt: Nêu cách tính chu vi hình tứ giác?
*Bài 3/130: SGK + Vở (6-7’)
	- Kiến thức: Kĩ năng đo độ dài các cạnh; tính chu vi hình tam giác.
	+ Em hãy đo và ghi kết quả độ dài của các cạnh và hình vẽ trong SGK.
	+ Tính chu vi tam giác ABC vào vở.
 => Chốt: Qua 3 bài tập em thấy muốn tính chu vi của 1 hình ta làm ntn?
4.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3-5’)
	- Chữa bài 3, - Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (Nghe – viết)
Sông hương
I. Mục đích yêu cầu 
- Nghe viết chính xác ,trình bày đúng một đoạn trong bài :Sông Hương 
- Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi
II. Các hoạt động dạy học .
1. KTBC (2-3')
- Nhận xét
2. Dạy bài mới
a. GTB (1-2') Trực tiếp 
b. Hướng dẫn nghe viết (10-12’)
+GV đọc bài viết .
+Nhận xét chính tả :
-Trong bài có những tên riêng nào ?Khi viết phải chú ý điều gì ?
+Từ khó:
- GV nêu và ghi bảng: hằng ngày , dải lụa , lung linh.
- HS nêu cách viết chữ 
-Tiếng ngày âm đầu ng được viết bằng những con chữ gì?
-HS đọc từ khó .
- GV đọc – HS viết bảng
- Nhận xét.
c. Viết bài (13-15')
- Nhắc tư thế ngồi .
- GV đọc – HS viết bài.
d.Chấm chữa bài (5')
- GV đọc cho HS soát lỗi .
- HS ghi số lỗi và chữa lỗi .
- GV chấm 7 – 9 bài .
e. Hướng dẫn làm bài tập (5 -7’)
Bài 2/71
 -HS làm vở – 1 HS làm bảng phụ, chữa bài
 -Phần b.HS làm SGK
3. Củng cố - dặn dò (1-2')
 - Nhận xét bài viết , công bố điểm . 
 - Nhận xét giờ học 
-HS viết bảng :ngắm , ngậm .
En –nờ và giê
HS đọc bài làm .
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 5 tháng 03 năm 2009
Tập làm văn
Tuần 26
I.Mục đích yêu cầu .
-Rèn kĩ năng nói : tiếp tục luyện tập cách đáp lại lời đồng ý trong mỗi tình huống giao tiếp .
- Rèn kĩ năng viết :Trả lời câu hỏi về biển.
II.Đồ dùng dạy học .
-Tranh SGK .
III. Các hoạt động dạy học .
1.Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
- HS làm BT2/58
- Nhận xét
2.Dạy bài mới .
a. Giới thiệu bài .(1’)
 - GV nêu mục đích yêu cầu .
b.Hướng dẫn làm bài .
Bài1/76 ( miệng ) ( 10’ )
- HS đọc thầm yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS đọc thảo luận nhóm đôi(2’) 3 tình huống 
-Đại diện các nhóm trả lời theo dãy từng tình huống .
-HS trả lời theo cặp .
-1 -2 cặp lên đóng vai .
 - Cần đáp lại lời đồng ý với thái độ như thế nào ?
Bài 2/76 ( 18’-V)
-HS đọc thầm yêu cầu.
-Bài tập yêu cầu gì?
-HS đọc thầm câu hỏi .
-HS nêu cách trình bày đoạn văn .
-HS viết bài – 1 HS làm bảng phụ .
-Chữa bài : Một số HS đọc bài viết .
 Chữa bảng phụ (từng câu sửa cách dùng từ , câu , dấu câu )
=>Đoạn văn tả cảnh gì ?
3.Củng cố dặn dò ( 2 – 3’)
 - Nhận xét bài viết , giờ học
2 HS đọc
Lễ phép, vui vẻ , biết ơn, thân mật , chân thành 
1 HS đọc .
 Chữ đầu câu cách lề 2 ô , các câu văn có sự liên kết về nội dung 
Tả cảnh biển 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
	- Củng cố về nhận biết và tính độ dài đường gấp khúc. 
	- Nhận biết và tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
II.Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
	- GV vẽ 1 tứ giác hoặc 1 tam giác lên bảng cho sẵn độ dài các cạnh. 
	- HS tính chu vi vào bảng con.
2.Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành (30-32’) 
*Bài1/131: SGK (5-6’) 
	- Kiến thức: Củng cố về biểu tượng đường gấp khúc, hình tam giác, hình tứ giác.
	- Sai lầm: HS nối các điểm chưa chính xác.
=> Chốt: Đường gấp khúc có đặc điểm gì ?
*Bài 3/131: Bảng con (6-7’) 
	- Kiến thức: Tính chu vi hình tứ giác.
	- Sai lầm: Chưa ghi tên hình tứ giác trong lời giải. 
=> Chốt: Nêu cách tính chu vi hình tứ giác?
*Bài 4/131: Bảng con + Vở (12-13’)
	- Kiến thức: Tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tứ giác.
	- Sai lầm: HS nhầm lẫn câu trả lời của bài phần b với phần a -> Câu trả lời 
sai: “chu vi hình tứ giác ABCD là:” thì lại trả lời: “Độ dài hình tứ giác ABCD là:”
=> Chốt: Cách tính chu vi có gì giống với tính độ dài đường gấp khúc? Vì sao?
	+ Em có sự liên tưởng nào giữa đường gấp khúc và hình tứ giác ở bài 4.
=> Vậy: Độ dài đường gấp khúc khép kín chính là chu vi của hình đó.
3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3-5’) 
	+ Em hiểu thế nào là chu vi của 1 hình?
	- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Âm nhạc
Học bài : chim chích bông
( Đ/c Thắng dạy)
-------------------------------------------------------------
Sinh hoạt tập thể
Tuần 26
I/ mục tiêu
Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần
Phổ biến kế hoạch tuần 27
II/ Các hoạt động 
 HĐ1: Nhận xét trong tuần
ưu điểm:	
Nhược điểm:	
HĐ2 : Phương hướng tuần tới

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26(12).doc