Thiết kế bài giảng môn Luyện từ và câu - Trường Tiểu học Khánh Phú

Thiết kế bài giảng môn Luyện từ và câu - Trường Tiểu học Khánh Phú

TUẦN 1

Ngày soạn: 24/8/2011

Ngày dạy: 31/8/2011

Tiết 1: TỪ VÀ CÂU

I.Mục tiêu :

1.Kiến thức: Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu, thông qua các bài bập thực hành. Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1,2).Viết được 1 câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3) 2.Kĩ năng:Hình thành cho HS kĩ năng dùng từ và đặt câu đúng .

3.Thái độ:Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt .

 * TCTV:vườn hoa.

II.Đồ dùng dạy học :

 - GV : Tranh , thẻ chữ .

 - HS : SGK , vở BT .

III. Phương pháp: giảng giải, gợi mở, vấn đáp, thực hành, .

 

doc 81 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng môn Luyện từ và câu - Trường Tiểu học Khánh Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 24/8/2011
Ngày dạy: 31/8/2011
Tiết 1: TỪ VÀ CÂU
I.Mục tiêu : 
1.Kiến thức: Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu, thông qua các bài bập thực hành. Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1,2).Viết được 1 câu nói về nội dung mỗi tranh (BT3) 2.Kĩ năng:Hình thành cho HS kĩ năng dùng từ và đặt câu đúng .
3.Thái độ:Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt .
 * TCTV:vườn hoa.
II.Đồ dùng dạy học : 
 - GV : Tranh , thẻ chữ .
 - HS : SGK , vở BT .
III. Phương pháp: giảng giải, gợi mở, vấn đáp, thực hành, ...
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Pp dạy
1. Khởi động : ( 1’) Hát .
2. Bài cũ : ( 3’)
 Kiểm tra dụng cụ HS .
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề (1’)
 * Hoạt động 1 : Làm BT1,2(16’)
 + Mục tiêu: Giúp HS nhận biết từ qua hình ảnh và tìm được từ mới .
 + Cách tiến hành:
*BT1.:Y/c 2 HS ngồi gần nhau trao đổi để chọn từ ứng với tranh .
Trò chơi : Ai nhanh , ai đúng .
Cách chơi : chia 3 nhóm mỗi nhóm 8 em lên thi đua gắn các từ đúng vào các hình vẽ .
Nhận xét , tuyên dương nhóm , cá nhân làm đúng nhanh .
àKết luận: Tên gọi cho mỗi người , mỗi vật , mỗi việc đó là tư . Từ phải có nghĩa
 *BT2: Chia nhóm và giao phiếu học tập cho các nhóm 
- Nhóm 1 , 2 tìm từ chỉ đồ dùng học tập .
- Nhóm 3 , 4 tìm từ chỉ hoạt động của HS 
- Nhóm 5 , 6 tìm từ chỉ tính nết của HS . 
àKết luận: Từ có số lượng rất nhiều . Có từ chỉ người , chỉ vật , chỉ hoạt động .
 * Hoạt động 2 :Làm BT3.(12’)
+ Mục tiêu: Giúp HS biết quan sát tranh và đặt câu dựa vào tranh .
 + Cách tiến hành: 
Treo tranh và y/c HS quan sát tranh : 
- Tranh 1 vẽ cảnh gì ? 
- Tranh 2 vẽ cảnh gì ? 
 Cho HS đọc câu mẫu dưới tranh 1 .
 TCTV: vườn hoa (pp quan sát tranh) 
- 2 bạn ngồi gần nhau cùng trao đổi để nói 1 câu về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh .
 => Khi viết câu , đầu câu viết hoa , cuối câu có dấu chấm 
Cho HS viết vào vở . 
à Tên gọi của các vật , việc được gọi là từ 
- Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc .
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân
 HS trao đổi .
 Tham gia trò chơi .
1. trường 2.học sinh 3. chạy 
4. cô giáo 5. hoa hồng 6. nhà 
7. xe đạp 8. múa 
 HS thảo luận , trình bày 
Hoạt động cá nhân
- Các bạn đang đi trong vườn hoa .
- Bạn nam và nữ đang ngắm hoa .
- Huệ cùng các bạn vào vườn hoa .
HS trao đổi và trình bày . Lớp nhận xét 
HS làm bài , sửa bài .
- quan sát, thi đua
- quan sat, nhĩm
V. Củng cố – dặn dò : ( 3’) 
- Về xem lại bài .
- Chuẩn bị : Từ ngữ về học tập – Dấu châm hỏi .
- Nhận xét tiết dạy
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
TUẦN 2
Ngày soạn: 3/8/2011
Ngày dạy: 7/9/2011
Tiết 2: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP – DẤU CHẤM HỎI
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: 
- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT1).
- Đặt câu với từ tìm được (BT2), biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới (BT3), biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT4)
2.Kĩ năng: Rèn KN đặt câu đủ nghĩa, sắp xếp câu đúng .
3.Thái độ:Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt .
*TCTV:Thiếu nhi
KG: làm cả 4 bài tập
II. Đồ dùng dạy học: 
 1. Giáo viên : Bảng phụ .
 2. Học sinh : SGK , vở BT .
III. Phương pháp: giảng giải, gợi mở, vấn đáp, thực hành, ...
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Pp dạy
1. Khởi động : ( 1’) Hát .
2. Bài cũ : ( 4’) Từ và câu .
 - 2 học sinh làm lại bài 2,4
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề (1’)
Hoạt động 1 : Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ .(13-15’)
Mục tiêu: Giúp HS tìm đúng từ theo đề bài . Đặt câu chính xác .
Cách tiến hành: 
Bài 1 : Tìm các từ có tiếng : học, tập .
Chia lớp thành 6 nhóm . Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy , y/c nhóm 1, 2, 3 viết vào giấy những từ có tiếng học , các nhóm còn lại ghi từ có tiếng tập . Sau đó cho các nhóm trình bày .
Bài 2 : Thi đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài 1 
- Với mỗi từ đăt 1 câu . 
 Cho học sinh trao đổi theo nhóm, các nhóm thi đua theo cách tiếp sức. GV chọn nhóm trọng tài gồm 3 học sinh. Sau mỗi học sinh đọc xong 1 câu, các trọng tài cùng đồng thanh nhận xét : đúng / sai. GV đếm số lượng câu. Nhóm nào đăt được đúng tất cả các câu, lại đăt nhiều câu hơn, nhanh hơn là thắng.
à Đặt câu phải đủ ý , diễn đạt được nội dung mình cần nêu .
Hoạt động 2 : Xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới .(8-10’)
Mục tiêu: Giúp HS biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu tạo câu mới .
Cách tiến hành: 
Bài 3: Cho HS đọc đề bài.
*TCTV: thiếu nhi (pp giảng giải)
Gọi HS đọc câu mẫu .
- Để chuyển câu Con yêu me thành câu mới , bài mẫu đã làm như thế nào ? 
Tương tự như vậy , hãy nghĩ cách chuyển các từ trong câu còn lại để tạo câu mới rồi viết vào vở . 
Nhận xét .
Bài 4: Đặt dâu câu thích hợp vào ô trống cuối mỗi câu .
Y/c HS đọc các câu trong bài .
- Đây là các câu gì ? 
- Khi viết câu hỏi , cuối câu ta viết dấu gì ? 
Cho HS viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu .
à Cần đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu vì dây là những câu hỏi .
 Hoạt đọng lớp, nhóm, cá nhân 
 - HS trao đổi , trình bày 
- HS trao đổi , tham gia trò chơi 
 - 4 HS trong nhóm đứng lên lần lượt đọc câu mình đã đặt/KG
 Lớp nhận xét .
 Hoạt động lớp , cá nhân .
- Xếp từ trong câu đã cho thành câu mới .
- Con yêu mẹ -> Mẹ yêu con .
- Sắp xếp lại các từ trong câu . Đổi chỗ từ con và từ mẹ cho nhau 
HS làm bài, sửa bài
Đọc các câu .
- Câu hỏi .
- Viết châm dấu hỏi .
 Lớp viết bài vào vở , sửa bài .
- vấn đáp, gợi mở
- giảng giải, 
V. Củng cố – dặn dò : ( 6’) 
- Về xem lại bài .
- Chuẩn bị:Từ chỉ sự vật– Câu kiểu Ai là gì ?
- Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
TUẦN 3	Ngày soạn: 12/9/2011
	 Ngày dạy: 15/9/2011
Tiết 3: TỪ CHỈ SỰ VẬT . CÂU KIỂU: AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý(BT1,BT2) 
Biết đặt câu theo mẫu: Ai là gì? (BT3).
2.Kĩ năng:Tìm những từ chỉ về danh từ, làm đúng các bài tập.
3.Thái độ:Yêu thích môn học.
 TCTV: Nai, Cá heo.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Giáo viên: Tranh – bảng phụ: câu mẫu
 - Học sinh: SGK
III. Phương pháp dạy học: 
 Giảng giải, gợi mở, vấn đáp, thực hành, ...
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Phương pháp dạy học 
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’)
Đặt câu với từ: đồng hồ, rực rỡ, bí mật
Sắp xếp từ để chuyển thành câu mới
+ Bà rất yêu cháu à Cháu rất yêu bà
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài – ghi đề (1’)
 Hoạt động 1: Luyện tập(8-10)
+Mục tiêu: Giúp HS nhận biết danh từ qua tranh
+Cách tiến hành:
Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài tập
-GV cho HS đọc và chỉ tay vào tranh những từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối.
TCTV: Nai, Cá heo (pp TQHĐ bằng hình ảnh)
GV cho HS làm bài tập miệng, nhận xét.
GV hướng dẫn HS làm vở.
GV giới thiệu khái niệm về danh từ SGK, 
 Hoạt động 2: Thực hành(12’)
Mục tiêu: Thi tìm nhanh các từ chỉ sự vật (danh từ)
Cách tiến hành:
Bài 2: GV cho mỗi nhóm tìm các danh từ 
+ Nhóm 1: 2 cột đầu SGK
+ Nhóm 2: 2 cột sau SGK 
 Hoạt động 3: Làm quen với câu(7’)
Mục tiêu: Giúp HS đặt câu theo mẫu: Ai là gì? Con gì? Cái gì?
 Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS nắmyêu cầu bài tập
 A	 B
Ai (cái gì, con gì?)	Là gì?
-GV lưu ý HS: Câu trong bài có cấu trúc 
như trên thường dùng để giới thiệu. Phần A có thể là 1 danh từ, có thể là 1 cụm từ.
- Khuyến khích HS đặt câu về chủ đề bạn bè.
GV nhận xét chung
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS nêu
- HS đọc
- HS nêu tên ứng với tranh vẽ
- HS đọc ghi nhớ
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
- Lớp chia 2 nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- KG Nhận bộ thẻ từ gắn vào bảng phu.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS đặt câu theo mẫu
- HS đặt câu
- Lớp nhận xét 
Gợi mở, vấn đáp, giảng giải 
Thực hnh 
Luyện tập, vấn đáp,thực hành 
V. Củng cố – Dặn dò (2’)
- Thế nào là danh từ? Đặt câu theo mẫu: Ai? – là gì? 
- Chuẩn bị : Từ chỉ sự vật – Từ ngữ về ngày, tháng, năm.
- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
TUẦN 4:	 Ngày soạn: 19/9/2011
	 Ngày dạy: 21/9/2011
Tiết 4: TỪ CHỈ SỰ VẬT - TỪ NGỮ VỀ NGÀY, THÁNG, NĂM.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Tìm được một số từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối.(BT1)
2.Kĩ năng: Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (BT2)
 Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành câu tọn ý (BT3)
3.Thái độ:Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học :
Gio vin : Bảng phụ, bảng cài
Học sinh : Vở
III. Phương pháp dạy học:
 Giảng giải, gợi mở, vấn đáp, thực hành, ...
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Phương php dạy học 
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’)
Danh từ là gì? Cho ví dụ.
Đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì)? Là gì? Với những danh từ tìm được.
Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề (1’)
b. Nội dung:
 Hoạt động 1: Làm bài tập(14-18’)
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm được danh từ, ngày tháng năm
+ Cách tiến hành:
Bài 1:
Nêu yêu cầu đề bài?
GV quan sát giúp đỡ học sinh 
 - GV nhận xét
Bài 2:
Nêu yêu cầu đề bài?
1 tuần có mấy ngày?
Kể tên những ngày trong tuần?
Điền vào chỗ trống thứ, ngày, tháng, năm 
em đang học.
GV nhận xét.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn ngắt câu(8-10’)
+ Mục tiêu: Giúp HS ngắt 1 đoạn văn thành những câu trọn ý.
+ Cách tiến hành:
Bài 3:
Nêu yêu cầu
+ Ngày, tháng, năm
+ Tuần, ngày trong tuần (thứ . . .)
Mẫu: Bạn sinh năm nào?
Tháng 2 có mấy tuần?
Năm nay khai giảng vào ngày mấy?
- Hoạt động lớp.
- Hoạt động nhóm nhỏ
- Điền các danh từ thích hợp 
vào bảng (mỗi cột 3 danh từ). HS thảo luận rồi thi đua lên điền.
- Lớp nhận xét
- Hoạt động lớp
- HS nêu
- HS kể
- HS điền.
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Hoạt động nhóm
- Tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận. Đại diện trình bày.Lớp nhận xét.
- Tôi sinh năm 2001
- 4 tuần
- Ngày 5 tháng 9 năm 2009 là ngày thứ bảy.
- Mỗi tổ cử 1 HS, 4 tổ nói liên tiếp, nếu HS không trả lời được là bị loại.
Giảng giải, luyện tập, vấn đáp 
Thực hnh 
V. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV cho HS thi đua tìm danh từ chỉ người.
Chuẩn bị: Tên riêng. Câu kiểu Ai là gì?
Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
TUẦN 5:	Ngày soạn: 25/9/2011
	 Ngày dạy: 29/9/2011
Tiết 5: TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từn ... ìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
Gọi HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để cùng nhau tìm từ.
Gợi ý: Các em có thể tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ ở những bài thơ, bài văn các em đã học.
GV có thể bổ sung các từ mà HS chưa biết.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 3 (10’)
+ Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống
+Cách tiến hành: 
Bài 3: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống
Treo bảng phụ.
Vì sao ô trống thứ nhất ta điền dấu phẩy?
Vì sao ô trống thứ hai ta điền dấu chấm?
Vậy còn ô trống thứ 3 ta điền dấu gì?
 Hoạt động lớp, cá nhân.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
2 HS đọc từ.
1HS bảng lớp/VBT
HS đọc đoạn văn sau khi đã điền từ.
- HS thực hiện theo nhóm 4/trình bày trước lớp 
- HS nêu 
1 HS bảng lớp/ VBT
Vì chưa thành câu.
Vì đã thành câu và chữ đứng liền sau đã viết hoa.
Điền dấu phẩy 
- giảng giải
- 
Vấn đáp, giảng giải
V. Củng cố – Dặn dò (3’)
Dặn dò HS về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ, tập đặt câu với các từ này.
Chuẩn bị: Từ trái nghĩa. Dấu chấm, dấu phẩy.
- Nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
TUẦN 32
Ngày soạn:24/4/2011
Ngày dạy: 27/4/2011
Tiết 31 : TỪ TRÁI NGHĨA. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp (BT1)
2. Kĩ năng: Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT2)
3.Thái độ: Ham thích môn học.
TCTV: Từ trái nghĩa 
II. Đồ dùng dạy học
GV: Thẻ từ ghi các từ ở bài tập 1. Bảng ghi sẵn bài tập 1, 2. 
HS: SGK.
III. Phương pháp: giảng giải, gợi mở, vấn đáp, thực hành, ...
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Pp dạy
TCTV: Từ trái nghĩa (pp giảng giải, quan sát mẫu) 
 1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’)
-Gọi 3 đến 5 HS lên bảng. Mỗi HS viết 1 câu ca ngợi Bác Hồ.
-Chữa, nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi đề (1’)
b. Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 1 (15’)
+ Mục tiêu: Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp
+Cách tiến hành: 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS đọc phần a.
Gọi 2 HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Các câu b, c yêu cầu làm tương tự
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 2 (15’)
+ Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống
+Cách tiến hành: .
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 2 nhóm, cho HS lên bảng điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng .
Nhận xét, tuyên dương 
Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS lên bảng/lớp VBT
- HS nhận xét bài bạn 
- HS làm VBT
- HS chữa bài vào vở
Đọc đề bài trong SGK.
2 nhóm HS lên thi , mỗi nhóm 5 HS
- quan sat, vấn đáp
- giảng giải
V. Củng cố – Dặn dò (3’)
Dặn HS về nhà học lại bài.
Chuẩn bị: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
TUẦN 33
Ngày soạn:29/4/2011
Ngày dạy: 4/5/2011
Tiết 33 : TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Nắm được 1 số từ ngữ chỉ nghề nghiệp (BT1, BT2); nhận biết được những từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam (BT3)
2. Kĩ năng: Đặt được 1 câu ngắn với một từ tìm được trong BT 3 (BT4)
3.Thái độ:Ham thích môn học.
TCTV: Nghề nghiệp 
II. Đồ dùng dạy học
GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ.
HS: Vở.
III. Phương pháp: giảng giải, gợi mở, vấn đáp, thực hành, ...
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
pp
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Từ tráinghĩa:
Cho HS đặt câu với mỗi từ ở bài tập 1. 
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài – ghi đề (1’)
TCTV: Nghề nghiệp (pp giảng giải, trực quan)
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1, 2, 3 (24’)
+ Mục tiêu: Nắm được 1 số từ ngữ chỉ nghề nghiệp; nhận biết được những từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam 
+Cách tiến hành: 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Treo bức tranh và yêu cầu HS suy nghĩ.
Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì?
Vì sao em biết?
Gọi HS nhận xét.
Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia HS thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận để tìm từ trong 5 phút. Sau đó mang giấy ghi các từ tìm được dán lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp nhất là nhóm thắng cuộc.
Bài 3:Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự tìm từ 
Gọi HS đọc các từ tìm được, GV ghi bảng các từ HS tìm đúng 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 4 (6’)
+ Mục tiêu: Đặt được 1 câu ngắn với một từ tìm được trong BT 3
+Cách tiến hành: 
Bài 4: Đặt một câu với từ tìm được trong bài 3.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS lên bảng viết câu của mình.
Hoạt động lớp, cá nhân 
Quan sát và suy nghĩ.
Làm công nhân.
Vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và đang làm việc ở công trường.
- HS trả lời theo yeu cầu
HS làm bài theo 4 nhóm
HS trình bày trước lớp
1 HS đọc/lớp theo dõi trong SGK.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến
- HS đọc yêu cầu 
HS lên bảng, mỗi lượt 3 HS
HS viết vào VBT
- quan sat, giảng giải
- thực hnh
V. Tổng kết – Dặn dò (3’)
Dặn HS về nhà tập đặt câu.
Chuẩn bị: Từ trái nghĩa. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
TUẦN 34
Ngày soạn:7//5/2011
Ngày dạy: 11/5/2011
Tiết 34 : TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Dựa vào bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được từ trái nghĩa điền chỗ trống trong bảng (BT1); nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2)
2. Kĩ năng: Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp (cột A) – BT3
3.Thái độ:Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bài tập 1, 3 viết vào giấy to. Bài tập 2 viết trên bảng lớp. Bút dạ.
HS: SGK, vở.
III. Phương pháp: giảng giải, gợi mở, vấn đáp, thực hành, ...
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
pp
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’) Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
-Gọi 5 đến 7 HS đọc các câu đã đặt được ở bài tập 4 giờ học trước.
-Nhận xét cách đặt câu của từng HS. 
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi đề (1’)
 Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 1, 2 (20’)
+ Mục tiêu: tìm được từ trái nghĩa điền chỗ trống trong bảng; nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước 
+Cách tiến hành: 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Gọi HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
Tìm những từ ngữ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ rụt rè.
Những con bê cái ăn nhỏ nhẹ, từ tốn, những con bê đực thì ngược lại. Con hãy tìm thêm các từ khác trái nghĩa với nhỏ nhẹ, từ tốn?
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Cho HS thực hiện hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
Nhận xét, ghi điểm 
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 3 (10’)
+ Mục tiêu: Nêu được ý thích hợp về công việc phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp 
+Cách tiến hành: 
Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng.
Chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho HS làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS chỉ được nối 1 ô. Sau 5 phút nhóm nào xong trước và đúng sẽ thắng.
Gọi HS nhận xét bài của từng nhóm và chốt lại lời giải đúng.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
Đọc đề bài.
1 HS đọc/lớp đọc thầm.
 2 HS lên bảng/lớp làm VBT
- HS phát biểu ý kiến 
HS đọc
-HS thực hành hỏi đáp theo cặp
Đọc đề bài trong SGK.
Quan sát, đọc thầm đề bài.
HS lên bảng làm theo hình thức nối tiếp
- HS nhận xét 
- quan sat, giảng giải
- quan sat, thi đua
V. Củng cố – Dặn dò (3’)
Dặn dò HS về nhà làm lại các bài tập trong bài và tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác.
Chuẩn bị: Ôn tập và kiểm tra cuối HKII.
Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
TUẦN 35
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 35 : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (tiết 5)
I. Mục tiêu
1.Thái độ: Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1 
2. Thái độ: Biết đáp lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT2); biết đặt và TLCH có cụm từ vì sao? (BT3)
3.Thái độ: Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
HS: SGK.
III. Phương pháp: giảng giải, vấn đáp, thực hành, ... 
IV. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động (1’)
2. Bài cu (3’)
Ôn tập tiết 4.
3. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
v Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL (8’)
Tiến hành tương tự như tiết 1.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2, 3 (22’)
Mục tiêu: Biết đáp lời khen ngợi theo tình huống cho trước; biết đặt và TLCH có cụm từ vì sao? 
Cách tiến hành:
Bài 2: Nói lời đáp lại lời khen ngợi của người khác trong một số tình huống.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hãy đọc các tình huống mà bài đưa ra.
Hãy nêu tình huống a.
Hãy tưởng tượng em là bạn nhỏ trong tình huống trên và được bà khen ngợi, em sẽ nói gì để bà vui lòng.
Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp cho các tình huống còn lại. Sau đó, gọi một số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 3:
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS đọc các câu văn trong bài.
Yêu cầu HS đọc lại câu a.
Hãy đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu văn trên.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên.
Vậy câu hỏi có cụm từ vì sao dùng để hỏi về điều gì?
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thực hành hỏi đáp với các câu còn lại. Sau đó gọi một số cặp lên trình bày trước lớp, 1 con đặt câu hỏi, con kia trả lời.
Nhận xét và ghi điểm 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Khi đáp lại lời khen ngợi của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức của bài 
Nhận xét tiết học
Hoạt động lớp, cá nhân
- N2 nêu
1 HS đọc/ lớp đọc thầm theo.
Bà đến nhà chơi, con bật tivi cho bà xem. Bà khen: “Cháu bà giỏi quá!”
HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến/ có N2
- HS thảo luận cặp đôi/ trình bày trước lớp/ có N2
1 HS đọc/ lớp đọc thầm theo.
1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.
Vì sao Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài?
Vì Sư Tử rất khôn ngoan.
Hỏi về lí do, nguyên nhân của một sự vật, sự việc nào đó.
- HS thảo luận cặp đôi/trình bày trước lớp /có N2
- Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực, không kiêu căng.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau - xong.doc