Thiết kế bài giảng các môn Lớp 2 - Tuần 4

Thiết kế bài giảng các môn Lớp 2 - Tuần 4

TẬP ĐỌC BÍM TÓC ĐUÔI SAM

I. Mục tiêu: Giúp h/s.

1. Đọc: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn.

Nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ dài.

Biết đọc phân biệt giọng người kể.

2. Hiểu: Bím tóc đuôi sam, tết; loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.

Nội dung: Đối với bạn bè không nên nghịch ác mà phải biết đối xử tốt với bạn; Đặc biệt là các bạn gái.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra: Gọi 1 em đọc bài Gọi bạn; 1 em nêu nội dung của bài.

2. Bài mới:

 

doc 23 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng các môn Lớp 2 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 25 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 2 / 4
Thể dục	 	Tiết 7
Thầy An Dạy
Thứ 2 ngày 25 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 3 + 4 / 4
Tập đọc 	bím tóc đuôi sam	
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
1. Đọc: 	Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, các từ dễ lẫn.
Nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ dài. 
Biết đọc phân biệt giọng người kể.
2. Hiểu: 	Bím tóc đuôi sam, tết; loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
Nội dung: Đối với bạn bè không nên nghịch ác mà phải biết đối xử tốt với bạn; Đặc biệt là các bạn gái.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: Gọi 1 em đọc bài Gọi bạn; 1 em nêu nội dung của bài.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc: 
- G/v đọc lần 1. Hướng dẫn cách đọc
- H/s đọc lại: 1 em đọc bài, 1 em đọc chú giải.
- H/s luyện đọc từng câu; G/v nghe, chỉnh sửa cho h/s. 
- Đọc từng đoạn trong bài. Lưu ý cách ngắt giọng.
- Cho h/s đọc thầm từng đoạn trong nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm lên tham gia đọc.
- Tổ chức cho h/s đọc đồng thanh 1 đoạn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung: 
- Từng em đọc to mỗi đoạn – trả lời câu hỏi SGK.
- G/v giảng nghĩa một số từ trong phần chú giải.
- G/v tổng kết các ý kiến – khắc sâu: Cần phải đối xử tốt với bạn, đặc biệt là các bạn gái. Chúng ta không nên có những trò chơi nghịch ác để làm tổn thương bạn.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại.- 1 em đọc lại cả bài.
- H/dẫn h/s tự phân vai: Người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, Thầy giáo, các bạn gái.
	- các nhóm tổ chức đọc phân vai.- G/v nhận xét, công bố kết quả
Hoạt động nối tiếp: 
- H/s nhắc lại nội dung bài. Về nhà đọc lại bài; Chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
 	Thứ 2 ngày 25 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 5 / 4
Mỹ Thuật 	vẽ tranh đề tài: Vườn cây
I.Mục tiêu: Hs nhận biết 1 số cây trong vườn
Vẽ được tranh “ Vườn cây “ và vẽ màu theo ý thích
Yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây trồng
II.Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ về các loại cây- bộ đồ dùng học tập
III.Các hoạt động gạy học:
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
Gv đưa tranh ảnh y/cầu Hs quan sát trả lời
? Tranh vẽ cây gì ?
? Hãy kể những loại cây mà em biết tên, hình dáng
* Gv tiểu kết:
Vườn cây có nhiều loại cây khác nhau
Loại cây có hoa, có quả
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
Gv gợi ý để Hs nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây định vẽ
Gv hướng dẫn cách vẽ
+ Vẽ các loại cây khác nhau
+ Vẽ thêm 1 số chi tiết cho vườn cây sinh động
+ Tô màu theo ý thích
Hoạt động 3: Thực hành Hs vẽ vào vở
Vẽ vừa vào khổ giấy đã có sẵn
Hoạt động nối tiếp: Gv nhận xét bài của Hs- dặn dò bài sau: quan sát hình dáng, màu sắc của 1 số con vật
Sưu tầm tranh ảnh về các con vật ./.
Thứ 2 ngày 25 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 6 / 4
Toán 	29 + 5	
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5.
- Củng cố biểu tượng hình vuông; Vẽ hình qua các điểm cho trớc.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng gài, que tính.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: Học sinh thực hiện: 
	9 + 5 	5 + 9 	9 + 7 + 2
	Nêu cách làm.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng dạng 29 + 5.
Bước 1: Giới thiệu: 
	- Dùng que tính thực hiện phép cộng: 29 + 5.
Bước 2: Tìm kết quả.
- H/s sử dụng que tính để làm
- G/v dùng bảng gài, que tính – hướng dẫn kết quả.
- H/s thao tác theo.
Bước 3: Đặt tính và tính.
- Yêu cầu h/s lên làm: 	
- H/s nêu cách đặt và tính.
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Yêu cầu h/s làm từ bài 1 đến bài 3.
- Từng em nêu yêu cầu và kết quả làm.- Cả lớp cùng g/v nhận xét.
Bài 3: Hướng dẫn h/s tìm đặc điểm của hình vuông để nối cho chính xác.
	Cho h/s đổi vở để kiểm tra bài cho nhau.
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét chung tiết học.	 
Thứ 2 ngày 25 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 7 / 4
Đạo đức 	 Biết nhận lỗi và sửa lỗi 	(Tiết 2)	
I. Mục tiêu: Giúp h/s củng cố về:	
- Khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi 
- Có thái độ đồng tình với những người biết nhận lỗi; 
- Phải đối xử tốt với những người biết nhận và sửa lỗi.
II. Chuẩn bị: 
Bảng phụ chép BT3 và trò chơi “Ghép đôi”.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: H/s được kể về những mẩu chuyện của bản thân và của người thân khi có lỗi và sửa lỗi.
	- H/s lần lượt kể.	- H/s khác nhận xét sau mỗi tình huống.
	- G/v tổng hợp 	- Khen ngợi những em đã biết sửa lỗi.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
	- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi SGK.
	- Đại diện các nhóm trình bày.
	* Kết luận: Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị ngời khác hiểu lầm. Nên lắng nghe để hiểu người khác, tránh trách nhầm bạn.
Biết thông cảm, h/s và giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là người bạn tốt.
Hoạt động 2: Trò chơi: Ghép đôi.
G/v phổ biến luật chơi..	- Chia nhóm, đại diện các nhóm lên ứng xử (Nối số).
Đội nào nối đợc nhiều cặp là đội thắng cuộc.
G/v nhận xét cách chơi – khen thưởng đội thắng cuộc.
Hoạt động nối tiếp: H/s nhắc lại: Tại sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
	- Nhận xét; giao yêu cầu về nhà.
 Thứ 2 ngày 25 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 8 / 4
Tự học
Thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 1 / 4
 Tập đọc	 	trên chiếc bè	
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
1. Đọc: 	Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: Làng gần, núi xa.
Nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ dài. 
2. Hiểu: 	Ngao du thiên hạ, bèo xen, bái phục, lăng xăng, váng.
Nội dung: Tả chuyến du lịch thú vị trên sông nước của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: Gọi 1 em đọc bài Bím tóc đuôi sam.
	1 em nêu nội dung của bài.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài – Giới thiệu qua tranh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đọc: 
	- G/v đọc bài; Hướng dẫn cách đọc
- 1 em đọc bài, 1 em đọc chú giải.
	 - Luyện phát âm; G/v nghe, chỉnh sửa cho h/s.
- Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp 
	- Hướng dẫn ngắt giọng; Thống nhất cách đọc.
- H/s nối tiếp nhau đọc đoạn.
	- Luyện đọc cả bài.
	- Thi đọc giữa các nhóm.
	- G/v nhận xét, biểu dương.
- Các nhóm tổ chức đọc.
- Thi đọc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung: 
- H/s đọc thầm, hiểu và trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc đoạn 1; trả lời câu hỏi: Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
- G/v giảng: Ngao du thiên hạ (dạo chơi khắp nơi)
	+ Đọc đoạn 2; trả lời câu hỏi trong SGK.
- G/v giảng nghĩa một số từ trong phần chú giải.
- G/v tổng kết các ý kiến – nhận xét, khắc sâu: 
Nội dung: (h/s nêu, g/v nhận xét).
Hoạt động nối tiếp: H/s nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét chung tiết học. Về nhà đọc lại bài.
Thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 2 / 4
Toán	 49 + 25	
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng nhớ số dạng 49 + 25.
- áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng gài, que tính.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 49 + 25
Bước 1: Giới thiệu: 
Giáo viên nêu đề bài toán (trong SGK), h/s thực hiện.
Hỏi: Có 49 que tính, thêm 25 que nữa, hỏi tất cả có bao nhiêu que tính.
Bước 2: Tìm kết quả.
- H/s sử dụng que tính để tìm kết quả
Bước 3: Đặt tính và tính.
	- Yêu cầu h/s dựa vào phép tính cộng 25 + 9 để đặt tính và tính.
- Nêu rõ cách thực hiện	
- Yêu cầu nhiều em nói; G/v khắc sâu cách làm.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: yêu cầu 2 em lên bảng làm bài.
	- Lớp làm vào bảng con; Cùng g/v nhận xét bài cho h/s.
	- Vài em nêu cách thực hiện.	- Yêu cầu h/s làm từ bài 1 đến bài 3.
Bài 2, 3: H/s đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài, cách làm.
	- Cho h/s giải bài toán vào vở. - Cho h/s đổi vở để kiểm tra bài cho nhau.
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét chung tiết học.
- Yêu cầu h/s khắc sâu kỹ thuật cộng có nhớ dạng 49 + 25
- Học thuộc bảng cộng 9./.
 Thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 3 / 4
Hát nhạc 	Hát bài xèo hoa	
 ( Cô Huyền dạy)
Thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 4 / 4
Tự nhiên - xã hội
Làm gì để cơ và xương phát triển tốt
I. Mục tiêu: Giúp h/s.	
 - Biết những việc nên làm và những việc cần tránh để cơ và xương phát triển tốt.
- Có ý thức thực hiện những biện pháp giúp xương phát triển.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Khởi động: Trò chơi: Vật tay.
	- 2 em ngồi cạnh nhau tỳ khuỷu tay xuống bàn - đan chéo tay vào nhau.
	- G/v hướng dẫn h/s chơi.
	* Vì sao bạn lại thắng?
	* G/v tổng kết: Có thể giữ tay chắc và giành chiến thắng trong trò chơi là người có cơ và xương khoẻ mạnh.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm thế nào để cơ và xương phát triển.
Mục tiêu: H/s biết được những việc nào nên làm và những việc không nên làm.
	- Chia lớp thành 4 nhóm – giao việc cho các nhóm bằng phiếu.
+ Nhóm 1: QSH 1 – Muốn cơ và xương phát triển ta cần ăn uống nh thế nào?
+ Nhóm 2: QSH 2 – bạn ngồi học ntn? Vì sao cần ngồi học ngay ngắn?
+ Nhóm 3: QSH 3 – Bơi có tác dụng gì? Ta nên bơi ở đâu?
+ Nhóm 2: QSH 4 – D/cụ nào vừa sức? Ta có nên xách vật nặng không? Vì sao.
Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả.
Giáo viên tổng kết:
1/ Muốn cơ và xương phát triển tốt ta phải ăn uống đủ chất.
2/ Muốn cơ và xương phát triển cần đi, đứng, ngồi đúng t thế.
3/ Làm việc vừa sức giúp cơ và xương phát triển tốt.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: h/s nói về bản thân khi bảo vệ cơ và xơng phát triển.
	- Lần lượt từng em nêu ý kiến: Muốn cơ và xương p/triển tốt ta nên làm gì?
	- G/v cùng cả lớp nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: 
- G/v khắc sâu nội dung bài.Yêu cầu h/s thực hiện theo những điều mới học. 	 
Thứ 3 ngày 26 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 5 / 4
Chính tả 	 Bím tóc đuôi sam	
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Chép lại chính xác đoạn: “Thầy  nữa” trong bài Bím tóc đuôi sam.
- Trình bày đúng đoạn văn hội thoại.
- Viết đúng một số từ có âm đầu r/d/gi
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung bài chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
	- G/v treo bảng phụ
- H/s đọc đoạn văn.
	+ Đoạn văn có những ai?
	+ Thầy giáo và Hà đang nói với nhau điều gì? Thầy nói gì làm Hà nín hẳn.
- G/v nhận xét, khắc sâu nội dung đoạn.
+ Thầy giáo và Hà
+ H/s trả lời theo nội dung; H/s khác nhận xét.
	- Hướng dẫn viết từ khó. Cho h/s viết các từ khó vào bảng con
	- Hướng dẫn h/s cách trình bày: 
	+ H/s quan sát bảng, tìm dấu câu có trong đoạn viết.
	+ Dấu gạch ngang đặt ở đâu?
	- H/s trình bày vào vở.
	*  ... n sát tranh
	- Hai em ngồi cạnh nhau thực hành nói theo tranh.
	- Trình bày trước lớp nội dung từng tranh.	- G/v nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Yêu cầu h/s viết những lời đã nói vào vở bài tập.
	* Lưu ý: Khi viết đầu câu và sau dấu chấm phải viết hoa.
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét, đánh giá.
- G/v cho 1 em đọc to nội dung đã viết.	- Nhận xét chung tiết học.
 Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 2 / 4
Toán 	8 cộng 1 số: 8 + 5	
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8 + 5.
- Lập và học thuộc công thức 8 cộng 1 số 
- Củng cố phép cộng qua giải các bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: H/s và g/v: Que tính.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: Gọi h/s lên bảng đặt tính rồi tính: 29 + 5;	49 + 25.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 8 + 5.
- G/v dùng que tính: Có 8 que tính, thêm 5 que, hỏi có tất cả b/nhiêu que tính?
+ Muốn biết, ta làm nh thế nào?
- Yêu cầu h/s dùng que tính tìm kết quả.
- Yêu cầu h/s tóm tắt cách tìm kết quả, hãy lên đặt tính và nêu cách làm.
	 Viết 13 sao cho số 3 thẳng hàng với 5, 8.
- Yêu cầu vài em nêu lại cách tính.
Hoạt động 3: Lập bảng công thức 8 cộng 1 số.
- Tóm tắt bài toán VD: H/s lần lợt sử dụng que tính tìm các kết quả sau:
8 + 3 = 	8 + 4 = 	8 + 9 = 
- Cả lớp nhẩm - H/s học thuộc lòng bảng – Xóa dần bảng để h/s HTL.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: H/s tự làm; 2 em ngồi cạnh nhau đổi bài kiểm tra cho nhau.
Bài 2: H/s lên bảng làm, lớp làm vào vở; Nêu cách làm; G/v khắc sâu.
Bài 3: H/s nêu yêu cầu, từng em đứng tại chỗ nhẩm kết quả.
Bài 4: H/s đọc đề, xác định yêu cầu của đề; Dới lớp trình bày vào vở; 
1 em lên bảng làm; Dới lớp nhận xét, so sánh bài của bạn làm: Cách viết lời giải, cách trình bày, kết quả (đáp số).
Hoạt động nối tiếp: G/v yêu cầu vài em nhắc lại cách đặt và đọc bảng cộng 9.
- Về nhà ôn lại bài.	
 Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 3 / 4
Chính tả	trên chiếc bè	
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Nghe, viết chính xác không mắc lỗi đoạn: “Tôi  đáy” trong bài Trên chiếc bè.
- Trình bày đúng 1 đoạn văn.
- Củng cố quy tắc chính tả iê/yê; Phân biệt d/r/gi
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép nội dung bài chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: G/v gọi 1 em lên bảng viết: da dẻ, cụ già.
- Dưới lớp viết vào bảng con:	- G/v nhận xét h/s viết.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách viết.
	- G/v treo bảng phụ, đọc đoạn viết – 1 em đọc lại.
	- H/s tìm hiểu đoạn viết.
	- Hướng dẫn viết từ khó; Cho h/s viết vào bảng con: Ngao du; Dế Trũi, đen sạm; thoáng.
	- Cho h/s đọc lại những từ mới.
	- Hướng dẫn cách trình bày.
	+ H/s phát hiện những chữ viết hoa.
	+ G/v khắc sâu cách trình bày.
	- Viết chính tả: H/s viết vào vở. - Soát lỗi.- Chấm, chữa bài
Hoạt động 2: Luyện tập.
- H/s mở vở bài tập, làm bài tập 1.
- G/v giúp h/s hiểu nghĩa tiếng giỗ/dỗ trong các câu văn
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét chung tiết học và u khuyết điểm bài viết của h/s.	
 Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 4 / 4 
Hoạt động ngoài giờ
I.Mục tiêu: Hs có ya thức đi đúng phần đường của mình
Biết giữ an toàn khi tham gia giao thông
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Qui địng khi tham gia giao thông
Gv nêu 1 số qui định khi tham gia giao thông để cho Hs nắm được
Khi đi bộ ở đường làng, xóm cần phải đi đúng phần đường của mình là phải đi vào lề đường bên phải
Khi sang đường cần quan sát kỹ 2 bên đường và xin để sang đường
Khi tan trường không được đi hàng ngang giữa đường
Không được chạy, bám theo các loại xe như ô tô, công nông, xe máy, xe đạp...
Gv nhận xét bổ xung
Hoạt động 2: Giải quyết tình huống
Gv nêu 1 số tình huống khi tham gia giao thông và y/ c Hs trả lời nhanh
Gv nhậ xét tuyên dương
Gv kết luận: Khi tham gia giao thông cần phải lưu ý 1 số điểm trên để tránh sẩy ra những tai nạn đáng tiếc
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học, dặn dò ./.
 Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 5 / 4
Kể chuyện 	Bím tóc đuôi sam.	
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ kể lại đợc nội dung đoạn 1, 2 của chuyện.
- Nhớ lời và kể đoạn 3 bằng lời của mình.
- Biết tham gia cùng các bạn dựng lại chuyện.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
1. Kể đoạn 1, 2 theo tranh.
	- G/v yêu cầu h/s quan sát tranh, kể trong nhóm.
	- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- Tổ chức các nhóm - kể chuyện
- Các nhóm cử đại diện trình bày, h/s khác nhận xét bạn kể.
	- G/v dùng câu hỏi gợi ý để những em cha kể được có thể kể tốt.
2. Kể đoạn 3: 
	- H/s nêu yêu cầu.
	- Suy nghĩ, kể lại theo lời của mình.
	- Vài em kể.	- G/v cùng cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
	- Hướng dẫn h/s kể theo hình thức phân vai.
	+ Lần 1: Giáo viên dẫn chuyện.
	+ Lần 2: Hướng dẫn h/s kể phân vai.
	- Sau mỗi lần kể, h/s khác nhận xét, g/v nhận xét bổ sung.
Hoạt động nối tiếp: Nêu ý nghĩa câu chuyện, g/v khắc sâu.Nhận xét chung tiết học.
 Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 6 / 4
Thủ công 	ôn gấp máy bay phản lực
I.Mục tiêu:
Củng cố lại cách gấp máy bay phản lực
Gấp và trang trí được máy bay phản lực
Yêu thích môn học
II.Đồ dùng: Máy bay mẫu, giấy màu
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Thực hành
hs nêu lại cách gấp máy bay phản lực theo 2 bước 
+ Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay
+ Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng
Gv nhận xét bổ xung
Gv cho Hs thực hành gấp- Gv quan sát giúp đỡ
Gv gợi ý để Hs trang trí máy bay của mình thêm sinh động
Gv nhận xét bài gấp của Hs	- Hs thực hành sử dụng máy bay
Các nhóm thi với nhau	- Gv nhận xét tuyên dương
Hoạt nối tiếp:
Gv tuyên dương những bạn gấp đẹp và biết trang trí
Nhận xét tiết học, dặn dò ./.
 Thứ 5 ngày 28 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 7 / 4
Tự học
Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 1 / 4
Thể dục	 	Tiết 8
Thầy An Dạy
Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 2 / 4
Toán 	 	 28 + 5 	
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng nhớ số dạng 28 + 5.
- áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng cho trước.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng gài, que tính.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra: Gọi 2 em đọc bảng cộng 8; g/v Nhận xét, đánh giá h/s.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 28 + 5
Nêu: Có 28 que tính, thêm 5 que nữa, hỏi tất cả có bao nhiêu que tính.
Hỏi: ta phải làm thế nào?
H/s sử dụng que tính để tìm kết quả.
1 em lên dặt tính và tính (dựa vào phép cộng dạng 29 + 5)
Nêu rõ cách đặt; g/v khắc sâu
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: H/s thực hành cá nhân.
	- 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra cho nhau.
	- Gọi 1 vài em nêu cách thực hiện.
Bài 2: H/s đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài.
	- G/v lu ý h/s: Muốn nối đúng kết quả, ta phải tính nhẩm ra ngoài sau đó mới dùng thước nối.
	- H/s nêu kết quả nối.
Bài 2: H/s đọc đề bài, xác định đề.
	- 1 em lên bảng giải; Dưới lớp làm vào vở bài tập.
	- Cả lớp cùng so sánh kết quả với bạn; Nhận xét lời giải, phép tính, kết quả, 
Bài 2: H/s nêu yêu cầu.
	- 1 em lên bảng vẽ; Lớp vẽ vào vở bài tập.
	- G/v nhắc nhở h/s phải đánh dấu điểm mút ở hai đầu.
	- 1 em lên bảng giải; Dưới lớp làm vào vở bài tập.
	- Cả lớp cùng so sánh kết quả với bạn; Nhận xét lời giải, phép tính, kết quả, 
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét chung tiết học.
- Yêu cầu h/s khắc sâu kỹ thuật cộng có nhớ số dạng 28 + 5
Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 3 / 4
Hoạt động tập thể
I. Mục tiêu: Giúp h/s.
- Biết hát thuộc và đúng giai điệu bài hát “Lời chào”
- Giúp h/s có thói quen chào hỏi trong cuộc sống.
- Hiểu được ý nghĩa lời chào
II. Đồ dùng dạy - học: 
	- Bảng phụ chép lời ca.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Đọc lời ca.
	- H/s đọc lời ca trên bảng phụ.
	- Đọc từng câu – từng đoạn
Hoạt động 2: Tập hát từng câu – từng đoạn – cả bài.
	- G/v tập cho h/s hát từng câu – từng đoạn.
	- Tập hát cả bài. - Hát kết hợp vỗ tay.
	- Cho h/s hát theo: Cả lớp – nhóm – bàn. - G/v nghe, nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: Nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét chung tiết học.	 - Về nhà luyện hát.
Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2006 S / Tiết 4 / 4
Mỹ thuật 	 Bồi dưỡng 
I.Mục tiêu: giúp hs
Luyện cách nhận biết 1 số cây
Vẽ được 1 bức tranh vườn cây theo ý thích
Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên
I.Chuẩn bị: Màu vẽ, giấy, bút chì
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Luyên nhận biết cây
hs nêu các cây: Hình dáng, đặc điểm- cho nhiều Hs được nói
Hoạt động 2: Thực hành
Gv hướng dẫn để Hs tự vẽ vào giấy vườn cây mình yêu thích
Tô màu theo ý hích
Hoạt động nối tiếp: Đánh giá sản phẩm- cùng Hs nhận xét, đánh giá ./.
Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 5 / 4
Luyện tiếng việt
I. Mục tiêu: Củng cố cho h/s:
- Cách dùng phụ âm đầu d/r/gi; Các tiếng có vần yên/iên - ân/âng.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Lần lượt cho h/s nêu yêu cầu trong vở bài tập bổ trợ.
Hướng dẫn h/s xác định rõ yêu cầu.
Lần lượt từng em lên bảng làm.
Lớp làm vào vở bài tập.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: H/s mở bài tập đọc, điền dấu hỏi (?), ngã (~).
Bài 2: Điền vào chỗ trống.
* Yên/iên: 	 . ổn; 	Cô t..; 	Thiếu n; 	Lời khu.
* d/gi:	Giày ..a;	Tuổi ...à;	Đi .......... a; 	áo . a
* Ân/âng:	Chị ngã em n.; 	Th ái; 	Ng .. đầu.
Hoạt động nối tiếp:
G/v thu, chấm chữa bài.
Nhận xét bài cho h/s.
Nhận xét điểm sai chung để h/s rút kinh nghiệm.
Tuyên dương những h/s làm bài tốt.
Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 6 / 4
luyện toán
I. Mục tiêu: Giúp h/s:
- Củng cố bảng cộng 8; phép cộng dạng 28 cộng 1 số.
- Vận dụng làm toán dạng 28 + 5.
- Giải bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Củng cố bảng cộng 8.
Cho h/s đọc lại bảng cộng 8.	Làm bài tập 1, 2 sách bổ trợ.
2 em ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra cho nhau.
Hoạt động 2: Thực hành giải toán và kỹ thuật tính.
H/s làm từ bài 3 đến bài 5.	- Gọi vài em lên chữa bài.
G/v cùng cả lớp nhận xét, khắc sâu.	- Nêu rõ cách làm của từng bài.
Hoạt động nối tiếp: Chấm, chữa bài.
- G/v chấm chữa bài cho h/s.	- Nhận xét tiết học.
Thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2006 C / Tiết 7 / 4
Tự học

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_giang_cac_mon_lop_2_tuan_4.doc