Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần dạy 19 năm 2011

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần dạy 19 năm 2011

Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2011

Tập đọc

 Tiết 59+60: CHUYỆN BỐN MÙA

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ: Đâm chồi nẩy lộc, bập bùng

- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp của riêng đều có ích cho cuộc sống ( trả lời được câu hỏi 1,2,4 ).

 2. Kĩ năng:

- Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Phân biệt giọng người kể với lời nhân vật.

 3. Thái độ:

 -Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam.

II. Đồ dùng dạy học:

+ Giáo viên: Tranh ảnh minh họa bài tập đọc SGK; Bảng phụ 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông).

+ Học sinh: SGK.

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Tuần dạy 19 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19
Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2011
Tập đọc
 Tiết 59+60: Chuyện bốn mùa
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa các từ: Đâm chồi nẩy lộc, bập bùng
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp của riêng đều có ích cho cuộc sống ( trả lời được câu hỏi 1,2,4 ).
 2. Kĩ năng: 
- Đọc rành mạch toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Phân biệt giọng người kể với lời nhân vật.
 3. Thái độ:
 	-Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Tranh ảnh minh họa bài tập đọc SGK; Bảng phụ 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông).
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hát.
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh.
- Thực hiện theo yêu cầu.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Giới thiệu 7 chủ điểm sách Tiếng việt - Tập 2.
- Mở mục lục sách Tiếng việt 2.
a) GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
b) GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn trước lớp (2 lượt)
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Giải nghĩa từ: Đâm trồi, nảy lộc, đơm 
- 1 HS đọc phần chú giải SGK
- Đơm: Nảy ra
- Bập bùng
- Ngọn lửa cháy mạnh, khi bốc cao, khi hạ thấp 
- GV hướng dẫn ngắt giọng nhấn giọng một số câu trên bảng phụ.
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 
+ Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét + chuyển ý.
- Đại diện thi đọc cá nhân từng đoạn, cả bài.
 - Lắng nghe.
3.2. Tìm hiểu bài:
Câu 1: 
- 1 HS đọc đoạn
- Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
-  Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK tìm các nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Câu 2: 
- 1 HS đọc đoạn.
- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời của nàng đông.
- Xuân về vườn cây lúc nào cũng đâm trồi nảy lộc.
- Vì sao xuân về cây nào cũng đâm trồi nảy lộc ?
- Vào xuân thời tiết ấm áp có mưa xuân rất thuận lợi cho cây cối phát triển.
b. Mùa xuân có gì hay theo lời nói của bà đất ?
- Xuân làm cho cây trái tươi tốt.
- Theo em lời bà đất và lời Nàng đông nói về mùa xuân có khác nhau không ?
- Không khác nhau vì cả hai đều nói lời hay về mùa xuân.
Câu 3: 
- 1 HS đọc đoạn.
- Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay ?
- Mùa hạ có nắng làm cho trái ngọt hoa thơm có những ngày nghỉ hè
- Mùa thu có vườn bưởi chín vàng.
- Mùa đông có bập bùng bếp lửa, ấp ủ mầm sống.
Câu 4:
- Em thích mùa nào nhất ? Vì sao ?
- Nhiều HS trả lời theo sở thích.
- Qua bài muốn nói lên điều gì ?
*) Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng đẹp đẽ.
Nội dung Bốn mùa xuân hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp của riêng đều có ích cho cuộc sống
- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.
3.3. Luyện đọc lại:
- Trong bài có những nhân vật nào ?
- Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà đất.
- Thi đọc truyện theo vai.
- 2, 3 nhóm thi đọc ( mỗi nhóm 6 em).
- Nhận xét bình chọn các nhóm đọc hay nhất.
 4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
 5. Dặn dò.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán
 Tiết 91: Tổng của nhiều số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
2. Kĩ năng: 
 - Biết cách tính tổng của nhiều số.
 - Tính được tổng của nhiều số, áp dụng vào làm bài tập, chuẩn bị cho việc học phép nhân.
3. Thái độ: 
- Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
+ Giáoviên: Bảng phụ, phấn màu.
+ Học sinh: Bảng con.
II. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách, vở.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
- Viết: 2 + 3 + 4 = ?
- Đây là tổng của các số 2, 3, 4
- Đọc: Hai + ba + bốn.
- Yêu cầu HS tính tổng.
2 + 3 + 4 = 9
- Gọi HS đọc ?
2 cộng 3 cộng 4 = 9
hay tổng của 2, 3, 4 = 9
a. Viết theo cột đọc ?
2
3
4
9
- Nêu cách đặt tính ?
- Viết 2, viết 3, rồi viết 4 viết dấu cộng, kẻ vạch ngang.
- Nêu cách thực hiện ?
- Thực hiện từ phải sang trái.
- 2 cộng 3 bằng 5
- 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
- Cho một số học sinh nhắc lại.
b. Giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12+34+40
12
34
40
86
c. Giới thiệu cách viết cột dọc của tổng: 15 + 46 + 29
15
46
29
90
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tính 
- Mục tiêu: HS biết cách tính tổng của ba số theo hàng ngang.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào sách.( cột 1 dành cho HS khá, giỏi)
3 + 6 + 5 = 14
8 + 7 + 5 = 20
7 + 3 + 8 = 18
6 + 6 + 6 + 6 = 24
Bài 2:
- Mục tiêu: HS biết cách tính tổng của các số theo cột dọc về cộng có nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Đặt tính rồi tính
14
36
15
24
- cột 4 dành cho HS khá, giỏi
33
20
15
24
21
9
15
24
68
65
60
96
Bài 3: Số ?
- Mục tiêu: Dựa vào hình vẽ tính được tổng của các số.
- Yêu cầu HS nhìn hình vẽ viết bảng các số vào chỗ trống.
- ý b dành cho HS khá, giỏi
a)12kg + 12kg + 12kg = 36kg
b) 5l + 5l + 5l + 5l + 5l = 25l
4. Củng cố. 
- Hệ thống lại bài.
- Nhắc lại bài.
5. Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
Mĩ Thuật
(Đ/c: Tuấn- Soạn, giảng)
Luyện toán
 Luyện tập ( VBT )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
2. Kĩ năng: 
 - Biết cách tính tổng của nhiều số.
 - Tính được tổng của nhiều số, áp dụng vào làm bài tập, chuẩn bị cho việc học phép nhân.
3. Thái độ: 
- Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
+ Giáoviên: VBT, SGK.
+ Học sinh: Bảng con, VBT.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Luyện tập:
Bài 1: Ghi kết quả tính
- Lớp làm VBT
- Lớp chữa bài, nêu miệng kết quả
- GV nhận xét, chữa bài, chấm điểm
Bài 2: Tính
 - Chữa bài, chấm điểm
- 1 HS nêu YC bài tập, lớp làm bài tập VBT, 2 HS làm bài trên bảng lớp.
- Chữa bài
Bài 3: Số ?
- GV nhận xét, chữa bài và chấm điểm.
- 1 HS nêu YC bài, cách thực hiện
- HS làm bài VBT, 2 HS làm trên bảng lớp.
Bài 4: Viết mỗi số thành tổng theo mẫu
 ( SGK - trang 86 )
- 1 HS nêu YC bài, cách thực hiện
- HS làm bài VBT, 2 HS làm trên bảng lớp.
4. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại ND giờ luyện tập
- 2 HS nhắc lại
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Tiếng việt
 Luyện đọc: chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hiểu được nội dung của bài qua luyện đọc
2. Kỹ năng.
- Đọc đúng, trôi chảy đạt yêu cầu về tốc độ đọc bài tập đọc đã học Chuyện bốn mùa
3. Thái độ.
- HS có ý thức rèn đọc
II. Đồ dùng dạy - học:
	+Giáo viên:SGK; Bảng phụ viết các đoạn luyện đọc.
	+ Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài
- 2 HS khá đọc bài tập đọc Chuyện bốn mùa. đã học, nhắc lại ND bài
3. HD đọc bài: ( Bảng phụ )
- Bài: Chuyện bốn mùa .
- HD HS đọc nối tiếp câu, đọc đoạn
- Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu trong đoạn văn.
- Luyện đọc nối tiếp câu, luyện phát âm đúng
- Luyện đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi ND. ( cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh dãy, thi đọc giữ các nhóm )
- Đọc toàn bài ( diễn cảm )
- 3 - 5 HS khá giỏi đọc.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, biểu dương và nhắc HS cách đọc đúng.
- Nghe, ghi nhớ
3. Củng cố.
- YC HS nêu ND bài đã học
4. Dặn dò
- Nhắc HS học ở nhà
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
- 3 HS nêu
Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011
Thể dục
 Tiết 37: Trò chơi: "bịt mắt bắt dê" và nhanh lên bạn ơi"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn 2 trò chơi "Bịt mắt bắt dê" và "Nhanh lên bạn ơi"
- Biết cách xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối. Làm quen xoay cánh tay, khớp vai.
2. Kỹ năng:
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác tích cực học môn thể dục.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 3 đến 5 chiếc khăn.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
A. Phần mở đầu: 
1. Nhận lớp: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
 - ĐHTT: 4 hàng dọc
 - Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông
 - Đội hình 4 hàng ngang 
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Cán sự điều khiển.
b. Phần cơ bản:
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
- GV điều khiển
- Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
- GV điều khiển
- GV chia lớp thành 4 đội hình hướng dẫn HS chơi.
- Chơi trò chơi.
C. Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay hát
 -Thực hiện theo yêu cầu.
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng
- Nhận xét – giao bài
Toán
 Tiết 92: Phép nhân
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
-Nhận biết được phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau. Đọc, viết và tính kết quả của phép nhân.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
- Làm được các phép nhân theo mẫu.
3. Thái độ: 
-Tự giác, tích cực học tập.
II. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tranh, ảnh, mô hình, vật thực, các nhóm đồ vật có cùng số lượng.
- Nhận xét – chữa bài.
3 + 6 + 5 = 14
7 + 3 + 8 = 18
8 + 7 + 5 = 20
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- 1 đọc yêu cầu
a. Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.
- Đưa tấm bìa có mấy chấm tròn ?
- 2 chấm tròn
- Yêu cầu HS lấy 5 chấm tròn.
- HS lấy 5 chấm tròn.
- Có mấy tấm bìa.
- Có 5 tấm bìa.
- Mỗi tấm có mấy chấm tròn ta phải làm như thế nào ?
- Mỗi tấm có 2 chấm tròn.
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm như thế nào ?
Ta tính tổng:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
- Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có mấy số hạng ?
- Số 5 có số hạng, mỗi số hạng là 2.
- Ta chuyển thành phép nhân.
2 x 5 = 10
- Cách độc viết phép nhân ?
- 2 nhân 5 bằng 10
- Dấu x gọi là dấu nhân.
- Chỉ có tổng các số hạng  ... i: Chuyện bốn mùa; Thư trung thu.- HD HS đọc nối tiếp câu, đọc đoạn
- Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu trong đoạn văn.
- Luyện đọc nối tiếp câu, luyện phát âm đúng
- Luyện đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi ND. ( cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh dãy, thi đọc giữ các nhóm )
- Đọc toàn bài ( diễn cảm )
- 3 - 5 HS khá giỏi đọc.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, biểu dương và nhắc HS cách đọc đúng.
- Nghe, ghi nhớ
3. Dặn dò:
- YC HS nêu ND bài đã học
- Nhắc HS học ở nhà
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
- 3 HS nêu
Thứ sáu ngày 07 tháng 01 năm 2011
Toán
 Tiết 95: Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Biết cách thực hiện phép nhân trong phạm vi bảng nhân 2.
2. Kĩ năng:
- Thuộc bảng nhân 2.
- Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số.
- Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 2 ). Biết thừa số, tích.
3. Thái độ: 
- Tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
	+ Giáo viên: SGK, bảng phụ.
	+ học sinh: SGK.
II. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Bài tập:
Bài 1: 
- Bài 1 yêu cầu gì ?
- Điền số
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cả lớp làm bài
2cm x 5 = 10cm
2dm x 8 = 10dm
2kg x 4 = 8kg
2kg x 6 = 12kg
- Nhận xét chữa bài
2kg x 9 = 18kg
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- 1 xe có bánh xe.
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi 8 xe đạp có bao nhiêu bánh.
- Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải.
Bài giải:
8 xe đạp có số bánh xe là:
2 x 8 = 16 (bánh xe)
Đáp số: 16 bánh xe
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết số thích hợp vào ô trống
- GV hướng dẫn HS viết
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4:
- 1 HS đọc yêu cầu
Bài 5 yêu cầu gì ? ( cột 5,6 dành cho HS khá, giỏi)
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
Thừa số
2
2
2
2
2
2
Thừa số
4
5
7
9
10
2
Tích
8
10
14
18
20
4
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố. 
- Hệ thống lại bài.
- Nhắc lại bài.
5. Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
Tự nhiên xã hội
 Tiết 19: Đường giao thông
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết 4 loại đường giao thông : Đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không.
- Nhận biết một số biển báo giao thông có khu vực đường sắt chạy qua.
2. Kĩ năng: 
 	- Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.
- Nhận biết một số biển báo giao thông.
3. Thái độ: 
- Có ý thức chấp hành luật giao thông.
II. Đồ dùng – dạy học:
+ Giáo viên: Hình vẽ SGK.
+ Học sinh: SGK. VBT.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn đinh tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
- Các em hãy kể tên một số phương tiện giao thông mà em biết.
- Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thuỷ.
- Mỗi phương tiện giao thông chỉ đi trên một loại đường giao thông.
-Hoạt động 1: Quan sát tranh và nhận xét các loại đường giao thông.
-Mục tiêu: Biết có 4 loại đường giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.
Bước 1: 
- GV dán 5 bức tranh lên bảng
- HS quan sát kĩ 5 bức tranh.
- Gọi 5 HS lên bảng phát mỗi HS 1 tấm bìa.
-HS gắn tấm bìa vào tranh phù hợp.
- Kết luận: Có 4 loại giao thông là: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.
-Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục tiêu: Biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 40, 41
- HS quan sát hình.
- Bạn hãy kể tên các loại xe trên đường bộ ?
 - Xe máy, ô tô, xe đạp, xích lô
- Đố bạn loại phương tiện giao thông nào có thể đi trên đường sắt ?
- Tàu hoả.
- Hãy nói tên các loại tầu, thuyền đi trên sông hay trên biển mà em biết.
- Tàu thuỷ, ca nô
- Máy bay có thể đi được ở đường nào ?
- Đường hàng không 
Bước 2: Thảo luận một số câu hỏi.
- Ngoài các phương tiện giao thông trong các hình trong SGK. Em cần biết những phương tiện khác.
- HS trả lời
-Kết luận: Đường bộ dánh cho xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô đường sắt dành cho tàu hoả.
Hoạt động 3: Trò chơi "Biển báo nói gì"
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS quan sát 6 biển báo giao thông trong SGK.
- HS quan sát
- Chỉ và nói tên từng loại biển báo ?
- HS lên chỉ và nói tên từng loại biển báo.
- Đối với biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn. Các em chú ý cách ứng xử khi gặp biển bào này?
- Trường hợp không có xe lửa đi tới thì nhanh chóng vượt qua đường sắt.
- Nếu có xe lửa sắp tới mọi người phải đứng cách xa ít nhất 5 mét.
4. Củng cố. 
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Tập làm văn
 Tiết 19: Đáp lời chào – lời tự giới thiệu
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: 
-Nghe và biết đáp lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1, BT2 ).
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại ( BT3 ).
 3. Thái độ: 
- Giữ phép lịch sự khi giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Tranh minh hoạ 2 tình huống. Bút dạ 3 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 2.
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh đọc lời của chị phụ trách trong 2 tranh.
- Từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp.
- Chị phụ trách ?
- Chào các em
- Các bạn nhỏ 
- Chúng em chào chị ạ !
- Chị phụ trách
- Tên chị là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em.
- Các bạn nhỏ
- Ôi thích quá ! chúng em mời chị vào lớp ạ.
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu cả lớp suy nghĩ về tình huống bài tập đưa ra.
- HS từng cặp thực hành giới thiệu - đáp lời giới thiệu.
a. Nêu bố mẹ em có nhà ?
- Cháu chào chú, chú chờ bố cháu 1 chút ạ.
b. Nếu bố mẹ đi vắng ?
- Cháu chào chú, tiếc quá bố mẹ cháu vừa đi lát nữa mời chú quay lại có được không ạ.
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết vào vở lời đáp của Nam trong đoạn đối thoại.
- HS làm bài vào vở
- Nhiều HS đọc bài.
- GV chấp một số bài nhận xét.
4. Củng cố. 
- Hệ thống lại bìa học.
- Nhắc lại nội dung bài học.
5. Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
Thủ công
 Tiết 19: Cắt, Gấp trang trí thiệp chúc mừng (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách gấp, cắt, trang trí thiếp (thiệp) chúc mừng.
- Cắt, gấp trang trí được thiệp chúc mừng.
3. Thái độ: 
- Hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II. Chuẩn bị:
+ Giáo viên: 1 số mẫu thiếp chúc mừng; Quy trình từng bước.
+ Học sinh: Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước kẻ.
II. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- Giới thiệu hình mẫu
- HS quan sát
- Thiếp chúc mừng có hình gì ?
- Là hình chữ nhật gấp đôi
- Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì ?
- Trang trí bông hoa và chữ "chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11".
- Kể những thiếp chúc mừng mà em biết ?
- Thiếp chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng 8-3 ( cho HS quan sát)
- Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì.
3.3. Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp, cắt thiếp chúc mừng.
- Hình chữ nhật có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô.
- Gấp đôi rộng 10 ô
- Dài 15 ô.
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng
- Tuỳ thuộc ý nghĩa của thiếp mà người ta trang trí khác nhau.
-VD: Thiếp năm mới: Trang trí, cành đào, cành mai hoặc những con vật biểu tượng của năm đó: Con ngựa, con trâu, con gà
- Thiếp chúc mừng sinh nhật thường trang trí bằng những bông hoa.
3.4. Tổ chức cho HS thực hành:
- GV tổ chức cho HS tập cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng.
- HS thực hành cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng.
4. Nhận xét. 
- Nhận xét tinh thần học tập và sự chuẩn bị của học sinh.
- Lắng nghe.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho giờ học sau.
Sinh hoạt
Kiểm điểm đánh giá tuần XIX
I. Mục tiêu:
	- Kiểm điểm, đánh giá các hoạt động trong tuần XIX
	- Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động tuần XX
II. Nội dung:
A. Đánh giá hoạt động tuần XIX:
	1) Nền nếp:
- Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số 23/23
- Ra vào lớp đúng thời gian quy định
	2) Học tập
- Có đủ đồ dùng, sách vở học tập
- Đã có chuẩn bị cho học tập, có ý thức học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
 - Trong lớp chưa chú ý học tập ( Chinh, Huấn, Thiện,)
	3) Trang phục:
- 100% HS có đủ trang phục theo quy định của nhà trường
- Chấp hành thời gian và các hoạt động theo quy định của Liên đội
	4) Vệ sinh: 
- Tham gia VS riêng, chung sạch sẽ theo quy định
- Trang phục gọn gàng
B. Phương hướng tuần XX:
	- Duy trì các mặt hoạt động tích cực đã đạt
	- Ôn tập kiểm tra cuối HK I
	- Tiếp tục rèn viết, phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng HS khá giỏi.
Hoạt động ngoài giờ
giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc
I/ Mục tiêu: 
- Hiểu được khái niệm truyền thống văn hoá dân tộc
- Rèn tính biết quý trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Biết yêu quê hương đất nước.
- Giáo dục ATGT
- VS môi trường
II/ Đồ dùng dạy – học:
III/ Các hoạt động dạy – học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
-Hoạt động 1:
- Hiểu khái niệm “truyền thống văn hoá dân tộc”
- Giảng thế nào là “truyền thống văn hoá dân tộc”
- Nêu vài ví dụ.
-Hoạt động 2: 
- Giáo dục HS ý thức quý trọng “truyền thống văn hoá dân tộc”
- Với những truyền thống văn hoá dân tộc các em cần phải làm gì?
- Giảng: Dân tộc Việt Nam ta có những truyền thống văn hoá dân tộc tốt đẹp như vậy, các em là người Việt Nam cần phải biết cách giữ gìn và phát huy một cách sáng tạo.
- Hoạt động 2:
- HD HS nêu những quy định về ATGT đã biết
- Nhắc nhở HS một số quy định khi tham gia giao thông
- Nhắc HS VS cá nhân, trường lớp, phòng tránh bệnh về mùa đông và cúm A(H1N1)
-Hoạt động 3: 
Củng cố
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về sưu tầm “truyền thống văn hoá dân tộc” ở địa phương em.
-Lắng nghe
-Vài HS nêu 
-Trình bày
- Tham gia VS trường lớp
-Hát kết hợp vỗ tay bài hát các em thích

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19 CKTKN.doc