Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Trường tiểu học Bình Thành 3 - Tuần 24

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Trường tiểu học Bình Thành 3 - Tuần 24

Đạo đức

TIẾT 24: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TIẾT 2)

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.

- Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.

- Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh, VBT.

- Học sinh: VBT, bộ đồ chơi điện thoại

 

doc 33 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Trường tiểu học Bình Thành 3 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 24 (từ ngày 13/2 – 17/2/2012)
–––––––––
Thứ/ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2
13/2/2012
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Tập đọc
24
24
116
70
71
Chào cờ
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 2)
Luyện tập
Quả tim Khỉ (Tiết 1)
Quả tim Khỉ (Tiết 2)
Thứ 3
14/2/2012
Kể chuyện
Toán
Chính tả
TNXH
Thể dục
24
117
47
24
47
Quả tim Khỉ
Bảng chia 4
N-V: Quả tim Khỉ
Cây sống ở đâu?
Đi nhanh chuyển sang chạy. Trò chơi: “Kết bạn”
Thứ 4
15/2/2012
Tập đọc
Toán
Tập viết
72
118
24
Voi nhà
Một phần tư
Chữ hoa U, Ư
Thứ 5
16/2/2012
LTVC
Toán
Thể dục
Thủ công
24
119
48
24
Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy.
Luyện tập
Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. Học đi kiễng gót hai tay chống hông. Trò chơi “Nhảy ô”
Ôân taäp chuû ñeà – phoái hôïp gaáp, caét, daùn.
Thứ 6
17/2/2012
Chính tả
Toán
TLV
AN
SHL
48
120
24
24
24
N- V: Voi nhà
Bảng chia 5
Đáp lời phủ định. Nghe, trả lời câu hỏi.
Ôn tập bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương
Sinh hoạt lớp.
 Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
 Đạo đức
TIẾT 24: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
- Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
- Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh, VBT.
- Học sinh: VBT, bộ đồ chơi điện thoại
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện điều gì?
- Giáo viên nhận xét,đánh giá.
3. Bài mới:
Giới thiệu: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
* Hoạt động 1: Đóng vai
+ Mục tiêu: Hs thực hành kĩ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống
+ PP: Thảo luận và đóng vai theo nhóm đôi
+ Cách tiến hành:
Giáo viên đưa ra tình huống.
- TH1: Bạn nam gọi điện cho bà ngoại để hỏi thăm sức khỏe.
- TH2: Một người gọi nhầm số máy nhà Nam. 
- TH3: Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác. 
- Giáo viên mời một số nhóm lên đóng vai.
- Giáo viên có thể gợi ý: Cách trò chuyện như vậy đã lịch sự chưa? Vì sao?
- Giáo viên kết luận: Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống
+ Mục tiêu: Hs biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại.
+ PP: Đàm thoại, thảo luận nhóm
+ Cách tiến hành:
 - Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm (4, 5 em) thảo luận xử lí 1 trong 3 tình huống. Em sẽ làm gì trong tình huống sau? Vì sao?
- T.huống a: Có điện thoại gọi mẹ khi mẹ vắng nhà.
- T.huống b: Có điện thoại gọi cho bố, nhưng bố đang bận. 
- T.huống c: Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo. 
- GV mời đại diện nhóm lên trình bày
- GV nêu các câu hỏi để hs liên hệ thực tế:
+ Trong lớp chúng ta, em nào đã gặp những tình huống tương tự /
+ Em đã làm gì trong tình huống đó ?
- GV nhận xét và KL: Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. 
4. Củng cố – dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau : Lịch sự khi đến nhà người khác.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Hát
- Hs trả lời . Lớp lắng nghe
-( Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.)
- Hs theo dõi. Vài hs nhắc lại đề bài
- Hs lắng nghe
- Hs thảo luận nhóm, đóng vai theo các tình huống do GV nêu
- Các nhóm lên trước lớp đóng vai
- Nhóm khác tham gia ý kiến
- Hs trả lời...
- Hs lắng nghe và nhắc lại phần kết luận của GV 
- Hs thảo luận theo nhóm (nhóm 1,2 t/ huống a. nhóm 3,4 t/ huống b. nhóm 5,6 t/ huống c )
- Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống., nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- Hs trả lời....
- HS theo dõi và nhắc lại kết luận của GV
- Hs theo dõi
TOÁN
TIẾT 116: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: X x a = b ; a x X = b
- Biết tìm một thừa số chưa biết.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3) .
- Bài tập cần làm: bài 1, 3, 4; HSKG làm thêm BT2, 5.
II. Chuẩn bị
- GV: các BT như SGK
- HS: SGK, vở BT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc thuộc bảng chia 3 . Hỏi HS về kết quả của một phép chia bất kì trong bảng.
- Gọi 1 HS nêu : Muốn tìm thừa số chưa biết, ta làm thế nào ?
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới 
 + Giới thiệu: 
- Trong giờ toán hôm nay, các em sẽ cùng nhau luyện tập, củng cố kĩ năng thực hành tính nhân, chia trong bảng nhân, chia.Giải bài toán có 1 phép tính chia .
v Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tìm x
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1
- Bài tập 1 yêu cầu gì ?
- x là gì trong các phép tính của bài ?
- Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2: HSKG làm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1
- Muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm như thế nào?
- GV y/c hs làm vào vở
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 3
- Bài tập 3 yêu cầu làm gì?
- Bảng phụ: Ghi bài tập 3
- Muốn tìm tích em làm như thế nào?
- Muốn tìm thừa số chưa biết em làm như thế nào?
- Y/c hs làm vào vở BT
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 4: Có 12 kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy kg gạo ?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1
- Bài toán cho biết gì?
- Chia đều thành 3 túi nghĩa là chia như thế nào?
- Bài toán hỏi gì?
- Làm thế nào để tìm được số gạo trong mỗi túi?
- Y/c hs cả lớp làm vào vở BT, đồng thời gọi 1 hs làm trên bảng làm bài.
- Chữa bài và nhận xét ghi điểm
Bài 5: HSKG làm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 5
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Y/c hs làm vào vở BT
- Chữa bài và nhận xét ghi điểm
3. Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc bảng chia 3, bảng nhân 4 
- Muốn tìm thừa số chưa biết, ta làm thế nào ?
- Về nhà làm các BT 2,5 trang 117
- Chuẩn bị bài sau: Bảng chia 4
- 2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét xem các bạn đã học thuộc bài chưa.
- Hs theo dõi và nhắc lại đề bài
- Hs đọc
- Tìm x
- Thừa số trong phép nhân.
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Hs làm bài.
a) 2 x X = 4 b) 2 x X = 12
 x = 4 : 2 x = 12 : 2
 x = 2 x = 6
c) 3 x X = 27
 x = 27 : 3 
 x = 9
- Nhận xét
- Hs đọc
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Hs làm vào vở BT
a) y + 2 = 10 b) y x 2 = 10
 y = 10 – 2 y = 10 : 2
 y = 8 y = 5
c) 2 x y = 10
 y = 10 : 2 
 y = 5
- Nhận xét
- Hs đọc
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Lấy thừa số nhân với thừa số.
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết
- Hs làm vào vở BT
Thừa số
2
2
2
3
3
3
Thừa số
6
6
3
2
5
3
Tích
12
12
6
6
15
15
- Nhận xét
- 1 HS đọc đề bài
- Có 12 kg gạo chia đều vào 3 túi
- Chia đều thành 3 phần bằng nhau
- Mỗi túi có mấy kg gạo?
- Thực hiện phép chia 12 : 3
- Hs làm bài:
Tóm tắt
3 túi : 12 kg gạo
1 túi : ? kg gạo
Bài giải
Số kg gạo mỗi túi có:
12 : 3 = 4 (kg)
 Đáp số : 4 kg gạo
- Nhận xét
- 1 hs đọc
- Có 15 bông hoa cắm vào các lọ, mỗi lọ 3 bông hoa
- Cắm được mấy lọ hoa?
Giải
Số lọ hoa có là:
15 : 3 = 5 (lọ hoa)
Đáp số: 15 lọ hoa.
- Nhận xét
- Hs đọc
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
Tập đọc
TIẾT 70- 71: QUẢ TIM KHỈ
I. Mục tiêu : 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như cá sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH 1,2,3,5).
- Hs K-G trả lời được (CH4).
II. Chuẩn bị : 
- Tranh ảnh minh họa . 
- Bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy-học :
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Kiểm tra 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc : “ Nội quy Đảo Khỉ ”
- HS1: Đọc bài
H: Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều?
- HS2: Đọc bài
 H: Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí?
- Nhận xét, ghi điểm 
- Nhận xét chung. 
2.Bài mới: 
 - Giới thiệu bài :1 (phút)
+ Cá Sấu sống dưới nước, Khỉ sống trên bờ. Hai con vật này đã từng chơi với nhau nhưng không thể kết thành bạn được. Vì sao như thế ? Câu chuyện “Quả tim khỉ” sẽ giúp các em biết điều đó.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
1/ GV Đọc mẫu ( 2 phút) 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
+ Đọc giọng người kể đoạn1 vui vẻ; đoạn 2 hồi hộp; đoạn 3-4 hả hê.Giọng Khỉ: chân thật, hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu; Khỉ bình tĩnh, khôn ngoan khi nói với Cá Sấu ở giữa sông; phẫn nộ khi mắng Cá Sấu.Giọng Cá Sấu: giả dối. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: quẫy mạnh, sần sùi, dài thượt, nhọn hoắt, tẽn tò,... 
2) GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a) Cho HS đọc nối tiếp từng câu. (8 phút)
 - Luyện đọc các từ khó: ven sông, quẫy mạnh, chễm chệ, hoảng sợ, tẽn tò, sần sùi, nhọn hoắt.
b) Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
 (8 phút)
- H: Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau Là giọng cụa những ai?
- H: Bài tập đọc có mấy đoạn?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1
- Dài thượt là dài như thế nào?
- Thế nào gọi là mắt ti hí?
- Cá Sấu trườn lên bãi cát, bạn nào hiểu, trườn là gì? Trườn có giống bò không?
* GV hướng dẫn: Đây là đoạn giới thiệu câu chuyện, phần đầu, các em cần chú ý ngắt giọng sao cho đúng vị trí của các dấu câu. Phần sau, cần thể hiện được tình cảm của nhân vật qua lời nói của nhân vật đó. (Đọc mẫu lời đối thoại giữa Khỉ và Cá Sấu).
- Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Gọi HS đọc lại 2 câu nói của Khỉ và Cá Sấu. Nhận xét
- Trấn tĩnh có nghĩa là gì? Khi nào chúng ta cần trấn tĩnh?
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4.
- Gọi 1 HS khác đọc lời của Khỉ mắng Cá Sấu.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3, 4. 
c) Đọc từng đoạn trong nhóm. (5 phút)
- GV cho HS chia nhóm 4.
- Cho HS đọc từng đoạn nối tiếp.
d) Tổ chức cho HS thi đọc.( 5 phút) 
- Cho HS thi đọc giữa các nhóm (đọc đoạn nối  ...  lúc lắc vòi...theo hướng bản Tun.”của bài Voi nhà Sách TV2 T 2 trang 57. 
- Làm được bài tập 2 a/b .
II. Chuẩn bị:
- 4 phiếu học tập viết nội dung bài 2 b
- Hs: bút chì,...
III. Các hoạt động dạy- học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra
- Gọi 2 em lên bảng .
- Đọc các từ khó cho HS viết .Yêu cầu lớp viết vào bảng con .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
2.Bài mới: 
 - Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu của bài chính tả về viết đúng , viết đẹp bài “Voi nhà” , và các BT 2 a,b.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết: 
* Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- Đọc mẫu bài “voi nhà” 
-Yêu cầu 2 em đọc lại bài , cả lớp đọc thầm 
- Những câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang và dấu chấm than ?
* Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ dễ viết sai vào bảng con 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Chép bài : 
- Gv đọc cho hs chép vào vở
- *Soát lỗi :Đọc lại để HS soát bài , tự bắt lỗi 
- Chấm bài: -Thu vở học sinh chấm điểm và nhận xét từ 10 – 15 bài .
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
- Gọi 1hs đọc y/c bài 2a
- Y/c hs làm vào vở BT
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2b: Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào ô trống :
- Y/c hs đọc đề bài và làm vào vở BT
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV cùng hs tổng kết và tuyên dương.
3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp. 
-Chuẩn bị bài sau: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Hai em (hs yếu) lên bảng viết các từ do GV nêu ở bài "Quả tim khỉ": Khỉ, Cá Sấu, kết bạn,...
- Hs theo dõi.
- Vài hs nhắc lại đề bài .
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
- 2 hs đọc bài
- Câu trong bài chính tả có dấu gạch ngang là - Nó đập tan xe mất.
- Câu có dấu chấm than là : Phải bắn thôi !
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con .Hai em thực hành viết các từ khó trên bảng : quặp chặt, vũng lầy, huơ vòi, lùm cây, lững thững, bản Tun 
- Hs chép vào vở .
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
- 1 hs đọc yêu cầu đề bài . 
+ Hs cả lớp làm vào vở BT
2a- sâu bọ , xâu kim. - củ sắn, xắn tay áo
 - sinh sống, xinh đẹp. - xát gạo, sát bên cạnh
- 1 hs đọc yêu cầu đề bài . 
- Lớp chia thành 4 nhóm. Hs trao đổi rồi ghi vào phiếu học tập (thời gian 2 phút). hết thời gian đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả . Cả lớp cùng GV chốt lại kết quả đúng. Tuyên dương những nhóm tìm nhiều nhất.
- Hs theo dõi.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
TIẾT 120: BẢNG CHIA 5
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép chia 5.
- Lạp được bảng chia 5
- Nhớ được bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 5).
- Bài tập cần làm: bài 1, 2; HSKG làm thêm BT3.
II. Chuẩn bị
- GV: 3 miếng bìa hình vuông, mỗi miếng có 4 chấm tròn.
- HS: SGK, vở BT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ 
- Gọi 1 hs lên bảng đọc bảng nhân 5
- Gọi 1 hs lên bảng đọc bảng chia 4
- GV nhận xét và cho điểm
2. Bài mới 
a) Giới thiệu: 
- Trong giờ toán hôm nay, các em sẽ cùng nhau học bài “Bảng chia 5”
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 5
- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm 5 chấm tròn như SGK.
- Hỏi: mỗi tấm bìa có năm chấm tròn ; bốn tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ? 
- Để có 20 chấm tròn ta làm phép tính gì ? và nêu phép tính đó ?
- GV chép phép nhân lên bảng: 5 x 4 = 20 
* Hình thành phép chia 5 
- GV hỏi: Trên các tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 5 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
- GV kết luận: Từ phép nhân: 5 x 4 = 20, ta có phép chia: 20 : 5 = 4
* Lập bảng chia 5:
- Y/c hs lập bảng chia 5
- Tổ chức cho hs học thuộc bảng chia 5.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Số ?
- Y/c từng hs trả lời kết quả.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2: Có 15 bông hoa cắm đều vào 5 bình hoa. Hỏi mỗi bình mấy bông hoa ?
- Y/c hs đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS giải vào vở
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 3: HSKGlàm
- Y/c hs đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS giải vào vở
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc cá nhân và đồng thanh bảng chia 5
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Một phần năm.
- 1 HS lên bảng đọc bảng nhân 5
- 1 HS lên bảng đọc bảng chia 4
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi và nhắc lại đề bài
- Hs quan sát
- (...bốn tấm bìa có 20 chấm tròn.)
- ...ta làm phép nhân. 5 x 4 = 12
- Hs trả lời : ... có 4 tấm bìa.
- Hs đọc
-Hs thực hiện: 5 : 5 = 1, 10 : 5 = 2;....,50 : 5 = 10.
- Hs đọc thuộc bảng chia 5
- Từng hs lần lượt trả lời
SBC
10
20
30
40
50
45
35
25
15
5
SC
5
5
5
5
5
5
5
5
5
5
T
2
4
6
8
10
9
7
5
3
1
- Hs đọc đề bài. 
- Có 15 bông hoa cắm vào 5 bình hoa
- Mỗi bình có mấy bông hoa?
- 1 em làm trên bảng, cả lớp làm vào vở BT
Bài giải
Số bông hoa mỗi bình có:
15 : 5 = 3 (bông hoa)
 Đs: 3 bông hoa
- Hs đọc
- Có 15 bông hoa cắm vào các bình hoa, mỗi bình có 5 bông
- Cắm được mấy bình hoa?
- 1 em làm trên bảng, cả lớp làm vào vở BT
Bài giải
Số bình hoa có là:
15 : 5 = 3 (bình hoa)
 Đs: 3 bình hoa
- HS đọc
- Hs theo dõi 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN 
 TIẾT 24: ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH. NGHE, TRẢ LỜI CÂU HỎI.
I. Mục tiêu
- Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui (BT3).
II. Chuẩn bị
- GV: Bài tập 3 viết trên bảng lớp.
- HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ Đáp lời khẳng định . Viết nội quy.
- Gọi HS đọc 2 đến 3 điều tròg nội quy của trường.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu: 
- Trong giờ Tập làm văn hôm nay, giúp các em biết cách đáp lời phủ định phù hợp với từng tình huống, thể hiện thái độ lịch sự, đúng mực.Nghe kể chuyện và trả lời được câu hỏi qua bài: Đáp lời phủ định. Nghe, trả lời câu hỏi.
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 3: Nghe kể và trả lời câu hỏi. Vì sao ? 
- Y/c hs đọc bài 3
* GV kể lần 1: (giọng vui, dí dỏm) Vì sao ? 
 Một cô bé lần đầu tiên về quê chơi. Gặp cái gì, cô cũng lấy làm lạ. Thấy một con vật đang ăn cỏ. Cô hỏi cậu anh họ;
 - Sao con bò này không có sừng, hả anh /
 Cậu anh đáp:
 - Bò không có sừng vì nhiều lí do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó...là ngựa
- Y/c hs đọc thầm 4 câu hỏi
- GV kể lại lần 2
- Y/c hs học theo nhóm, trao đổi, thảo luận, trả lời 4 câu hỏi
- Mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể tốt
*Ôn tập lại BT3 – tuần 22
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ.
Đoạn văn tả về loài chim gì?
Yêu cầu HS tự làm và đọc phần bài làm của mình.
Gv theo dõi
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành nói lời phủ định. Làm bài 3 vào vở BT
- Chuẩn bị bài sau : Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Hs lắng nghe.
- Hs nhắc lại đề bài.
- Hs đọc Y/c bài 3
- Hs lắng nghe
- 1 hs đọc y/c câu 3.
- Hs cả lớp làm vào vở BT
- Hs đọc bài làm của mình trước lớp.
- 3-4 hs đọc lại nội quy của nhà trường.
- Hs theo dõi
- Hs đọc thầm 4 câu hỏi
- Hs lắng nghe
- Hs thảo luận nhóm
- Từng nhóm trình bày trước lớp, hs lắng nghe và bổ sung.
a) Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lạ.
b) Thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi cậu anh họ: “Sao con bò này không có sừng, hả anh ? 
c) Cậu anh họ giải thích bò không có sừng vì nhiều lí do. Riêng con này không có sừng vì nó..là một con ngựa.
d) Thực ra, con vật mà cô bé nhìn thấy là con ngựa.
- Hs theo dõi
Đọc yêu cầu của bài.
HS đọc thầm trên bảng phụ.
Chim gáy.
HS tự làm.
3 đến 5 HS đọc phần bài làm. 
Sắp xếp theo thứ tự: b-d-a-c: 
HS viết vào nháp 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
 Âm nhạc
OÂn Taäp Baøi Haùt: Chuù Chim Nhoû Dễ Thöông
(Nhaïc Phaùp: Lôøi: Hoaøng Anh)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết hát đúng giao điệu và thuộc lời ca, biết bài hát của dân ca pháp 
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Có thể ( Biểu diễn )
II. CHUẨN BỊ 
GV, HS : - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: 
nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn hát.
3. Bài mới:
*Họat động 1: Ôn tập bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương.
- Cho HS xem tranh minh hoạ kết hợp nghe giai điệu bài hát. Hỏi HS đoán tên bài hát, nhạc nước nào?
- GV hướng dẫn HS ôn hát nhiều lần thuộc lời, giai điệu và hát đúng nhịp. 
- Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ (theo 2 cách đã hướng dẫn ở tiết trước).
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét (có thể mời HS nhận xét trước).
*Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo theo phách và theo tiết tấu lời ca.
- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này
xx x x x x x x
- Hướng dẫn HS hát và vỗ gõ đệm theo phách (sử dụng song loan).
 _ GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách).
Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này
 X x x x x x x x x x
- Có thể phân công mỗi nhóm sử dụng một loại nhạc cụ gõ khác nhau. Khi GV mời nhóm nào hát, nhóm đó sẽ hát và sử dụng nhạc cụ gõ theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
*Củng cố – Dặn dò:
- GV cũng cố bằng cách cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách và tiết tấu của bài hát một lần trước khi kết thúc tiết học.
- GV nhận xét, dặn dò (thực hiện như các tiết trước).
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát và xem tranh để trả lời.
- HS ôn hát theo hướng dẫn.
 + Hát đồng thanh
 + Hát theo nhóm, tổ
 + Hát cá nhân
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm, cá nhân).
HS xem GV thực hiện mẫu
- HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS thực hiện hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nghe và ghi nhớ.
 SINH HOẠT LỚP 
(Tuần 24)
 I. Nhận xét tuần qua:
a. Ưu điểm : 
b. Tồn tại :
II. Kế hoạch tuần 25:
DUYỆT(Ý kiến góp ý)
 Ngày tháng năm 20..
TỔ TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24.doc