Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Nguyễn Thị Tươi - Tuần 21

Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Nguyễn Thị Tươi - Tuần 21

TẬP ĐỌC

 Chim Sơn ca và bông cúc trắng (tr23)

A. Mục tiêu:

 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.

 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. (trả lời được câu hỏi 1,2,4,5).

 - HS khá, giỏi: trả lời được CH3.

B. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ trong SGK.

C. Hoạt động dạy học: Tiết1

I. KTBC:- 2 HS. đọc và trả lời câu hỏi bài “ Thư Trung thu”

II. Bài mới:

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 2 - Nguyễn Thị Tươi - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
Chào cờ
*******************************************
Tập đọc
 Chim Sơn ca và bông cúc trắng (tr23)
A. Mục tiêu:
 -Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.
 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. (trả lời được câu hỏi 1,2,4,5).
 - HS khá, giỏi: trả lời được CH3.
B. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ trong SGK. 
C. Hoạt động dạy học: Tiết1
I. KTBC:- 2 HS. đọc và trả lời câu hỏi bài “ Thư Trung thu”
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc : 
* GV đọc diễn cảm, lớp theo dõi đọc thầm.
a. Đọc nối tiếp câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
+ Chú ý các từ: Sơn ca, sung sướng,long trọng, lồng, lìa, héo lả
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối đọc đoạn trong bài. Chú ý các câu:
+Ngắt câu văn: Tội nghiệp con chim! // Khi nóca hát,/ các câu....đói khát.// Còn bông hoa/ giánó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//
- Giải nghĩa từ: Sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài: - HS thảo luận các câu hỏi trong SGK và báo cáo
- Dự án câu hỏi bổ sung:
+ Chim sơn ca nói về bông cúc như thế nào ?
+Khi được sơn ca khen cúc cảm thấy thế nào?
+Tác giả đã dùng từ nào để tả tiếng hót của chim sơn ca?
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
4. Luyện đọc lại bài: Gọi 5 HS. đọc diễn cảm toàn bài
III. Củng cố dặn dò: 
- 1 HS đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học. 
- Dự án câu trả lời;
+ Cúc ơi! cúc mới xinh xắn làm sao. 
+ Cúc sung sướng khôn tả.
+ Hót véo von.
+ tự trả lời
..
*******************************************
Toán
 Tiết 98: Luyện tập (Tr102)
A. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 5.
- Nhớ được bảng nhân 5.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Biết đếm thêm 5.
- HS làm bài 1a; bài 2; bài 3.
B. Hoạt động dạy học:
I. KTBC: - Gọi 1 HS. lên bảng tính: 5 5 + 5 = ; 5 + 5 + 5 =
 - Gọi 2 HS. đọc thuộc bảng nhân 5.
II. Bài mới:
1. G th b:
2.Thực hành làm bài tập:
 Bài 1a: 
- Gọi HS. đọc đề, nêu y/c của bài.
- Y/C HS. nêu cách tính nhẩm.
- Y/C HS. nối tiếp nhau báo cáo kết quả của
 từng phép tính .
- Gọi HS. so sánh 2 phép tính: 2 5 và 5
Bài 2: 
- Gọi 1 HS. đọc đề và nêu y/c.
- Phân tích mẫu: 5 4 - 9 = 2 - 9
 = 11
- Gọi HS. nêu cách thực hiện dãy tính và tính.
- Y/C HS. làm bài .
Bài 3: 
- Gọi HS. đọc đề, phân tích đề.
- Gọi 1 HS. lên bảng tóm tắt bài toán và giải.
- Gọi HS. khác nhận xét bổ sung.
III. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn về làm bài trong vở bài tập toán tập II.
- 1 HS. đọc đề: Tính nhẩm
- Nhiều HS. nêu cách tính nhẩm.
- Thực hành theo y/c 
- 2 phép tính này đổi chỗ các thừa số 
nhưng kết quả đều bằng nhau.
- Tính( Theo mẫu)
- Nghe 
- Nhiều HS. nêu cách tính. 3 HS. lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Phân tích đề: 1 ngày học 5 giờ. 1 tuần Liên học mấy giờ (Biết 1 tuần có 5 ngày học).
 Bài giải
Mỗi tuần lễ Liên học số giờ là:
 5 5 = 25 (giờ)
 Đáp số: 25 giờ.
***********************************************************************************
Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
Kể chuyện
 Chim sơn ca và bông cúc trắng (tr25)
A. Mục tiêu:
 - Dựa theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - HS khá, giỏi: biết kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2).
 - GD HS cần yêu quý những sự vật trong môI trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó, góp phần GD ý thức BVMT.
B. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ ghi toàn bộ gợi ý kể chuyện.
C. Hoạt động dạy, học
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:- 2 HS. nối tiếp nhau kể câu chuyện “Ông Mạnh thắng Thần Gió”. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
III. Bài mới:
1. G th b:
2. Hướng dẫn kể chuyện:
* Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
+ 4 HS. đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
+ 1 HS khá giỏi kể lại đoạn 1 theo cô gợi ý. GV khuyến khích HS khác kể bằng lời của mình không lệ thuộc vào bài đọc.
VD: Bông cúc đẹp nh thế nào?
- Sơn ca làm gì, nói gì?
- Bông cúc vui như thế nào?
- HS nối tiếp nhau kể trong nhóm.
- GV nhận xét.
- GV cho 4 HS tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn truyện theo gợi ý.
- Sau mỗi bạn kể, HS.nhận xét, GV cho
điểm.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- GV cho đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Có 1 bông cúc rất đẹp, cánh trắng tinh, mọc lên bờ rào, vơn lên đám cỏ dại....
- 1 chú chim sơn ca thấy bông cúc đẹp quá sà xuống hót lời ngợi ca: Cúc ơi! cúc xinh xắn làm sao!
- Cúc nghe sơn ca hót nh vậy thì vui sớng khôn tả. Sơn ca véo von hát mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.
IV. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nói lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Về nhà kể lại.
*******************************************
Toán
 Tiết 99: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc (Tr103)
A. Mục tiêu:
 - Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
 - Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
 - HS làm bài 1a và bài 2; 3.
B. Đồ dùng dạy học:- Vẽ sẵn đường gấp khúc ABCD như phần bài học lên bảng.
C. Hoạt động dạy học:
I. KTBC:- Gọi 2 HS. lên bảng và cả lớp làm nháp bài tập sau:
 Tính: 4 5 + 20 = 3 8 - 13 =
II. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc
- Chỉ vào đường gấp khúc và nêu: Đây là đờng gấp khúc ABCD. 
- HS quan sát và trả lời câu hỏi: 
 + Đường gấp khúc ABCD gồm những đoạn thẳng nào? điểm nào? Những đoạn thẳng nào có chung 1 điểm đầu?
+ Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD
- Nêu: Độ dài của đường gấp khúc chính là tổng độ dài của các đoạn thẳng thành phần AB, BC, CD.
- HS tính độ dài của các đoạn thẳng AB, BC, CD?
- Vậy độ dài của đường gấp khúc ABCD là bao nhiêu?
- Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm thế nào?
3/Thực hành:
 Bài 1a
- Gọi HS. đọc y/c của bài. Y/C HS. suy nghĩ và tự làm bài 
- Y/C HS. nhận xét bài làm của bạn và nêu cách vẽ khác nếu có.
- Y/C HS. nêu tên từng đoạn thẳng trong mỗi cách vẽ.
 Bài 2:- Gọi 1 HS. đọc y/c của bài tập.
- Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Gọi 1 HS. lên bảng tính độ dài của đường gấp khúc MNPQ.
 Bài 3: - Y/C HS. đọc đề bài 
- Hình tam giác có mấy cạnh? Đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng ghép lại với nhau?
-Vậy độ dài của đường gấp khúc này tính thế nào?
- Y/C HS. làm bài và nhận xét bài bạn làm.
 III. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về học kĩ bài và thực hành đo.
- Nghe giảng và nhắc lại: Đường gấp khúc ABCD
- Đường gấp khúc ABCD gồm các đoạn thẳng là: AB,BC, CD. Có điểm A, B, C, D
- Đoạn thẳng AB, BC có chung 1 điểm B. - Đoạn thẳng BC, CD có chung điểm C.
- Tự nêu.
- Nghe giảng và nhắc lại.
- Tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC, CD là: 2 cm + 4 cm + 3cm = 9 cm 
- Đường gấp khúc ABCD dài 9 cm.
- Ta tính độ dài các đoạn thẳng.
- Nối các điểm để được đường gấp khúc gồm: Hai đoạn thẳng. Ba đoạn thẳng.
- 2 HS. lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Tính độ dài của đường gấp khúc.
- Nhiều HS. nêu cách tính.
- Lớp làm bài vào vở: Độ dài của đường gấp khúc MNPQ là:
3cm+ 2cm + 4cm = 9cm.
- 1 HS. đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo.
- Hình tam giác có ba cạnh. Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng ghép lại với nhau. 
- Tính bằng cách cộng độ dài 3 đoạn thẳng với nhau.
 - Làm bài vào vở.
**********************************************
Đạo đức
Đ/C Hiền
*****************************************
Chính tả (tập - chép)
Chim sơn ca và bông cúc trắng (Tr26)
A. Mục tiêu:
 - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật.
 - Làm được BT(2) a / b.Phân biệt Tr/ ch. Uôt/ uôc
 - HS khá, giỏi giải được câu đố ở BT(3) a / b.Phân biệt Tr/ ch. Uôt/ uôc ở mức cao hơn.
B. Đồ dùng dạy hoc: - Chép nội dung bài tập 2a.
C. Hoạt động dạy học:
I. KTBC: HS. viết vở nháp các từ sau “ sương mù, xương cá”
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
2. Hớng dẫn tập chép:
* HD học sinh chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chép trên bảng phụ. 2,3 HS nhìn đọc lại.
- Giúp HS nhớ nội dung đoạn chép:
+ Đoạn văn cho em biết điều gì về chim sơn ca và bông cúc trắng? 
- Giúp HS nhận xét:
+ Đoạn chép có mấy câu?
+ Lời của sơn ca nói với cúc được viết sau các dấu câu nào?
+Tìm những chữ bắt đầu bằng r/ tr/ s.
* HS viết bài vào vở. GV theo dõi uốn nắn.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a/b - Gọi HS. đọc y/c của đề
- Tổ chức cho HS. thi tìm các từ ngữ chỉ loài vật: Nêu luật thi và thi theo nhóm (mỗi nhóm 7 HS.)
- GVnhận xét bổ sung.
 Bài 3a/b: Y/C HS. đọc đề và nối tiếp nhau giải đáp câu đố.
- Kết luận : Đưa ra đáp án đúng.
III.Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Dặn về viết lại bài.
-Về cuộc sống của chim sơn ca và bông cúc trắng khi cha bị nhốt vào lồng.
- Có 5 câu
- Viết sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng.
- Đọc viết các từ khó vào nháp: rào, dại, trắng, sơn ca, sà, sung sướng
- HS tập viết bảng con những chữ dễ viết sai.
- 1HS. đọc, lớp đọc thầm.
- Các đội tìm từ và mỗi đội lên bảng ghi lại các từ trong 2 phút
VD: chào mào, chão chàng, chẫu chuộc, châu chấu, chéo bẻo, chuồn chuồn 
- Đọc đề: Giải các câu đố sau
- Thực hành giải đấp các câu đố theo từng cá nhân.
***********************************************************************************
Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
 Vè chim(tr28)
A. Mục tiêu:
 -Biết ngắt nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè.
 - Hiểu nội dung: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người. (trả lời được CH1, CH3; học thuộc được một đoạn trong bài vè)
 - HS khá, giỏi thuộc được bài vè; thực hiện được yêu cầu của CH2.
B. Đồ dùng dạy học:- Tranh ảnh một số loài chim.
C. Hoạt động dạy , học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC: - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Chim sơn ca và bông cúc trắng
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc.
* GV đọc mẫu, HS theo dõi trong SGK. Sau đó HD học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK để giới thiệu về các loài chim được nói trong bài.
*Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc nối câu
- HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ. Chú ý các từ:
 +Từ : lon ton, ... p ở phòng truyền thống của trường
III. Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Dặn và về nhà tìm thêm tên các loài chim khác.
****************************************
Thủ công
 Gấp, cắt, dán phong bì (tiết1- tr232)
A. Mục tiêu:
 - Biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
 - Gấp, cắt, dán được phòng bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối.
 - HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán thẳng, phẳng. Phong bì cân đối.
B. Đồ dùng: Phong bì mẫu và 1 thiếp chúc mừng 
C. Hoạt động dạy học:
I. KTBC:- KT sự chuẩn bị của HS.
II. Bài mới:
1. G th b:
2. Hướng dẫn HS. quan sát nhận xét.
- GVgiới thiệu phong bì và nêu câu hỏi để HS. nhận xét.
+ Phong bì có hình gì?
+ Mặt trước của phong bì có gì?
+ HS so sánh với thiếp chúc mừng.
3. GV hướng dẫn mẫu:
- GVvừa làm mẫu, vừa nêu các bước gấp, cắt, dán phong bì.
- Bước 1: Gấp phong bì( hình 1, 2, 3)
+ Giấy gấp 2 phần: lớn, bé.
+ Cắt mép phần bé 1,5 ô và cắt chéo góc để dán.
+ Bước 2: Cắt theo đường dấu gấp( H.4, 5)
+ Bước 3: Dán phong bì : Gấp theo hình 5, dán 2 mép và gấp mép phía trên theo đường dấu gấp( H.6) ta đợc phong bì.
* HS thực hành gấp, cắt, dán phong bì và giấy nháp.
III.Củng cố, dặn dò:
- Đánh giá và nhận xét tiết học.
-Dặn về thực hành gấp để tiết sau học tiếp. 
- Quan sát phong bì và rút ra nhận xét:
+Phong bì là hình chữ nhật
+ Mặt trước của phong bì có ghi tên địa chỉ của người gửi, người nhận.
+ Nhiều HS. tự so sánh.
- Quan sát mẫu và nêu lại các bước gấp, cắt, dán phong bì.
- Thực hành theo y/c 
************************************************************************************
Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012
Thể dục
Tiết 42: Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
Trò chơi: “Nhảy ô”.(tr 96)
A. Mục tiêu:
 - Bước đầu thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
 - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
B. Địa điểm phương tiện:
 Kẻ sân cho trò chơi, chuẩn bị 1 còi.
C. Nội dung phương pháp:
1/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c tiết học.
- Y/C HS. tập 1 số động tác khởi động.
- Cho HS. ôn 8 động tác của bài thể dục.
2/Phần cơ bản:
* Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông: 2 lần 10m
- Lần 1: GV điều khiển.
- Lần 2, 3 do cán sự lớp hô, GV quan sát sửa sai cho HS.
* Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang: 2 lần 10 - 15m.
* Trò chơi: Nhảy ô : 8 phút. 
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
- Cho 1 tổ lên làm mẫu.
- GV quan sát, sửa những động tác sai cho HS.
3/Phần kết thúc:
- Y/C HS. tập các động tác cúi lắc người thả lỏng và động tác đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Nhận xét tiết học.
- Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo.
- HS. tập xoay các khớp và chạy tại chỗ.
- Tập mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
-HS tập theo sự điều khiển của GV.
- Tự thực hiện theo y/c 
- HS. nghe hiệu lệnh và thực hiện theo.
- HS nêu lại cách chơi và chơi chính thức.
*********************************************************
Chính tả(nghe - viết)
 Sân chim(tr29)
A. Mục tiêu:
 - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm được BT(2)a / b.Phân biệt tr/ ch; uốt/ uốc.
B. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung BT2.
C. Các hoat động dạy học:
I. KTBC:- Cả lớp viết bảng con: luỹ tre, chích choè, trâu, chim trĩ.
II. Bài mới:
1. G th b:
2. HS nghe - viết:
* HD học sinh chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- Giúp HS nắm nội dung bài:
+ Bài "Sân chim" tả cái gì?
- Giúp HS nhận xét:
+ Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr/ s?
- HS viết bảng con những chữ dễ viết sai.
* GV đọc cho HS viết bài.
* Chấm, chữa bài.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1,2 HS đọc lại bài viết.
- Tả chim nhiều không tả siết.
- sân, trứng, trắng, sát, sông.
- xiết, thuyền, trắng xoá, sát sông
3. HD học sinh làm bài tập:
Bài 2:(a,b)- GV cho HS làm bài.
 - GV treo bảng phụ (đã viết nội dung).
 - GV hướng dẫn HS nhận xét, chốt lời giải đúng:
III. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét, đánh giá giờ học.
 - HS về nhà xem lại bài.
*****************************************
Toán
 Tiết 102: Luyện tập chung (tr106)
A. Mục tiêu:
 - Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm.
 - Biết thừa số,tích.
 - Biết giải bài toán có một phép nhân.
 - HS làm bài 1; 2, bài 3 (cột 1)và bài4.
B. Đồ dùng dạy học:- GV viết nội dung bài 2 vào bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC: - HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
II. Bài mới:
1. G th b:
2. HD học sinh làm bài tập:
Bài 1: - Rèn kĩ năng thuộc bảng nhân.
- HS lần lượt nêu kết quả.
Bài 2:
Thừa số
 2 
5
4
3
5
3
2
4
Thừa số
6
9
8
7
8
9
7
4
Tích
- GV giúp HS phân tích cấu tạo của bảng.
- 1 HS làm mẫu.
- GV cho từng HS nêu kết quả vào bảng.
Bài3 (cột1): -Củng cố về so sánh số qu phép nhân.
 -HS lên bảng làm, lớp làm bảng con.
 - Hs và GV nhận xét, sửa chữa nếu sai.
Bài 4:- Củng cố về toán có lời văn liên quan đến phép nhân.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảg chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS về nhà xem lại bài.
**********************************************
Tập làm văn
 Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim (tr30)
A. Mục tiêu:
 - Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
 - Thực hiện được yêu cầu của BT3 (tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2,3 câu về một loài chim).
 - GD HS ý thức bảo vệ môi rường thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ BT1.
- Tranh ảnh chích bông cho BT3.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC:- 2,3 HS đọc đoạn văn ngắn đã viết về mùa hè.
II. Bài mới:
1. G th b:
2. HD làm bài tập:
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV nhắc HS không nhất thiết phải nói giống như SGK.
- Củng cố để HS thực hành nói lời cảm ơn- lời đáp.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu và các tình huống trong bài, cả lớp đọc thầm theo.
- GV cho một cặp làm mẫu.
Bài 3: 
- 1,2 HS đọc bài: Chim chích bông. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV cho HS thảo luận câu hỏi trong SGK.
- GV cho HS thực hành viết đoạn văn tả một loài chim.
+ GV nêu các câu hỏi gợi mở để định hớng cách làm bài .
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn về viết lại đoạn văn Tả ngắn về loài chim vào vở li..
- HS thảo luận các tình huống.
- 2 HS thực hành đóng vai:
+ HS1: Bà cụ.
+ HS2: Cậu bé.
- 3,4 cặp HS thực hành đóng vai.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Từng cặp HS đứng tại chỗ thực hành đóng vai lần lượt theo các tình huống đã nêu.
- Lần lượt HS trả lời câu hỏi .
- HS làm bài.
- HS đọc bài viết của mình, cả lớp và GV nhận xét.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************
Sinh hoạt
I. Nhận xét tuần 21:
 * Ưu điểm:
.
* Tồn tại:
.II. Phương hướng tuần 22: 
.III. HS sinh hoạt văn nghệ:
************************************************************************************
***************************************
Đạo đức
 Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (Tiết1- tr31).
A. Mục tiêu:
 - Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày.
B. Tài liệu phơng tiện :
- Tranh tình huống cho HĐ1.
- Phiếu học tập cho HĐ3.
C. Hoạt động dạy học:
I. KTBC: 
- Gọi HS. trả lời các câu hỏi sau “ Khi nhặt được của rơi em cần làm gì? Nêu ích lợi của việc trả lại của rơi.”
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thảo luận
- Y/C HS. quan sát tranh 1 SGK, sau đó thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau
+Tranh vẽ cảnh gì?
+ Đây là giờ học môn gì?
 + Trong giờ học vẽ, Nam muốn mượn vậy em đoán xem Nam sẽ nói như thế nào? cảm xúc của Tâm như thế nào?
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến và HS. khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận: khi cần mượn bạn phải sử dụng câu y/c đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
- Y/C HS. quan sát tranh minh họa trong vở bài tập và thảo luận nhóm đôi nội dung thảo luậnlà: Nêu nội dung từng tranh, nêu việc làm đúng, sai của các bạn trong tranh và cho biết lí do vì sao?
- Gọi HS. báo cáo kết quả sau khi thảo luận.
- Kết luận: Khi nào cần nói lời y/c, đề nghị? Khi nói cần có thái độ như thế nào?
III Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà thực hiện nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ và nhắc nhở bạn bè, anh em cùng thực hiện.
- Quan sát và thảo luận sau đó báo cáo ý kiến trước lớp. 
 + Tranh vẽ các bạn HS. trong giờ học vẽ...
+ Môn mĩ thuật.
+ Tự đưa ra ý kiến nhận xét.
- Nghe và nhắc lại.
- Thực hiện theo y/c và báo cáo trước lớp về vấn đề đã thảo luận.
- Vài HS. khác nhận xét bổ sung.
- Nghe và tự nêu ý kiến.
An toàn giao thông
Bài1:Tuân thủ tín hiệu đèn điều khiển giao thông (tr8)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông (ĐKGT)
- Biết nơi có đèn tín hiệu ĐKGT.
- Biết tác dụng của đèn tín hiệu ĐKGT.
II. Chuẩn bị:
 HS và GV sách “pokemon cùng em học ATGT”.
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: 
Giảng bài:
* HĐ1: Kể chuyện (sách “Pokémon cùng em học ATGT”)
 - Bước1 : Kể chuyện: GV kể-> Lớp nghe-> 1 hs kể lại.
 - Bước 2: Tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện
 GV nêu câu hỏi HS trả lời.
 - Bước3: Chơi sắm vai
Chia lớp thành các nhóm đôi (1HS đóng vai mẹ, một HS đóng vai Bo.)
-> GV theo dõi nhận xét.
 - Bước4: Kết luận: SGV tr5
* HĐ2:Trò chơi: Đèn xanh- đèn đỏ 
 - Bước1: HS nêu lại ý nghĩa hiệu lệnh của 3 màu đèn:
Đèn đỏ: dừng lại-> Đèn xanh: được phép đi-> Đèn vàng: báo hiệu thay đổi tín hiệu.
Bước2: GV phổ biến luật chơi(SGV tr5)
Bước3: Kết luận: Chúng ta phải tuân thủ tín hiệu đèn ĐKGT để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn chuẩn bị bài tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc