Tuần 25
Thứ hai
Tập đọc
SƠN TINH, THUỶ TINH
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta là do Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lũ lụt; trả lời được câu hỏi 1, 2, 4; học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa, bảng ghi sẵn nội dung luyện đọc.
Tuần 25 Thứ hai Tập đọc SƠN TINH, THUỶ TINH I. Mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài, biết ngắt hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu nội dung: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta là do Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lũ lụt; trả lời được câu hỏi 1, 2, 4; học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 3. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa, bảng ghi sẵn nội dung luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Học sinh KK 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi học sinh lên đọc bài “Voi nhà “và trả lời câu hỏi. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: + Giới thiệu bài: - Cho học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh. - Giáo viên liên hệ GTB. + Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp câu. - Giáo viên hướng dẫn đọc: * Từ: tuyệt trần, đuối sức, chàng trai, lễ vật, ván cơm nếp, nệp bánh chưng, lũ lụt * Câu: . Một người là Sơn Tinh, / chúa miền non cao, / còn người kia là Thuỷ Tinh, / vua vùng nước thẳm. // . Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, / hai trăm nệp bánh chưng, / voi chín ngà, / gà chín cựa, / ngựa chín hồng mao.// - Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ như SGK. - Cho học sinh đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. + Tìm hiểu bài. Hỏi: - Những ai đến cầu hôn Mị Nương? - Họ là những vị thần đến từ đâu ? - Vua Hùng đã phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn công chúa như thế nào ? - Lễ vật gồm những gì ? - Vì sao Thuỷ Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh ? - Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách nào? - Sơn Tinh đánh lại Thuỷ Tinh bằng cách nào ? - Yêu cầu học sinh khá giỏi kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần. - Cuối cùng ai là người chiến thắng? - Người thua đã làm gì? - Cho học sinh đọc câu hỏi 4 - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi - Giáo viên kết luận: Đây là câu chuyện được xây dựng bằng trí tưởng tượng chứ không có thật nhưng lại nói lên một điều có thật là nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường. + Luyện đọc lại: - Giáo viên đọc lại lần 2. - Cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi . 3. Củng cố - dặn dò. - Gọi học sinh đọc cả bài. - Giáo viên kết luận nội dung câu chuyện: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta là do Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lũ lụt - Nhận xét giờ học. - Lên đọc bài và trả lời câu hỏi. - Học sinh quan sát tranh – Nêu nội dung tranh. - Học sinh theo dõi. - Học sinh nối nhau đọc từng câu - Luyện cá nhân, Đồng thanh. - Học sinh nối tiếp đọc đoạn và giải nghĩa từ như SGK. - Đọc trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn rồi cả bài. - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đến cầu hôn Mị Nương. - Sơn Tinh đến từ miền non cao, Thuỷ Tinh đến từ vùng nước thẳm. - Ai mang đủ lễ vật và đến trước thì được lấy Mị Nương. - Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. - Vì Thuỷ Tinh đến sau Sơn Tinh nên không lấy được Mị Nương. - Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. - Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng ngọn núi chặn dòng nước lũ - Học sinh khá giỏi kể. - Sơn Tinh chiến thắng. - Hàng năm dâng nước lên gây lũ lụt khắp nơi. - Thảo luận và phát biểu. - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi ở SGK . - Cả lớp nhận xét chọn bạn đọc tốt nhất. - Một học sinh đọc cả bài. Toán ( Tiết 121) MỘT PHẦN NĂM I. Mục tiêu. - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm”, biết đọc, viết . - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau. II. Đồ dùng dạy học - Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Học sinh KK 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng làm bài tâp sau Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: 5 x 2 . 50: 5 30: 5 . 3 x 2 3 x 5. . . 45: 5 - Gọi học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 5 - Nhận xét và cho điểm HS 2. Bài mới +. Giới thiệu bài - Trong bài học hôm nay, các em sẽ được làm quen tiếp với 1 số mới, đó là số “một phần năm” + Giới thiệu “Một phần năm” - Cho HS quan sát hình vuông như trong phần bài học trong SGK sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra làm 5 phần bằng nhau và giới thiệu “Có một hình vuông chia là 5 phân bằng nhau, lấy một phần, được một phần năm hình vuông” - Tiến hành tương tự với hình tròn để rút ra kết luận. - Có một hình tròn chia thành 5 phần bằng nhau, lấy một phần được một phần 5 hình tròn. - Trong toán học để thể hiện một phần năm hình vuông, một phần năm hình tròn người ta dùng số “Một phần năm” viết là - Hỏi: Muốn lấy được một phần năm của hình vuông hoặc hình tròn ta phải làm gì? + Luyện tập Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và phát biểu ý kiến - Nhận xét và cho điểm HS Bài 3 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi quan sát hình vẽ trong SGK – Nêu và giải thích - Vì sao em nói hình a đã khoanh vào số con vịt? 3. Củng cố dặn dò - Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm 4, tự cắt một mảnh giấy hình vuông hoặc hình chữ nhật rồi cắt lấy một phần năm của hình đó. - Nhận xét tuyên dương nhóm hoàn thành trước. Hỏi: Muốn lấy được một phần năm của một hình trước hết ta phải làm gì? - Nhận xét tiết học – Tuyên dương. - Ba HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con. 5 x 2 = 50: 5 30: 5 = 3 x 2 3 x 5 > 45: 5 - Học sinh đọc bảng chia 5 - Theo dõi thao tác của GV - Đọc, viết số . - Phải chia hình vuông hoặc hình tròn thành 5 phần bằng nhau - Đã tô màu hình nào? - Các hình đã tô màu hình là A, D - Hình nào đã khoanh vào số con vịt? - Học sinh thảo luận nhóm đôi quan sát hình vẽ trong SGK – Nêu và giải thích - Hình a đã khoanh vào số con vịt - Vì hình a có tất cả 10 con vịt chia làm 5 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có hai con vịt - Hình a có hai con vịt được khoanh. - Học sinh thực hiện theo nhóm – Nhận xét. - Chia hình đó thành 5 phần bằng nhau. Thứ ba Kể chuyện (Tiết 25) SƠN TINH, THUỶ TINH I. Mục tiêu: - Xếp đúng thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện. - Học sinh khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - 4 tranh minh họa trong sách giáo khoa. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Học sinh KK 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 học sinh lên kể lại câu chuyện “Quả tim khỉ”. - Nhận xét lời kể của học sinh- cho điểm 2. Bài mới: + Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. + Hướng dẫn học sinh kể chuyện. a/ Sắp xếp thứ tự các tranh - Cho học sinh quan sát tranh. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của BT1. - Gọi học sinh nêu nội dung tranh - Gọi học sinh nêu thứ tự các tranh b/ Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn dựa vào tranh. - Giáo viên gợi ý cho học sinh kể: Dựa vào tranh để kể lần lượt từng đoạn. - Yêu cầu học sinh kể theo nhóm - Kể chuyện trước lớp. - Yêu cầu học sinh khá giỏi: Kể toàn bộ câu chuyện. 3. Củng cố - dặn dò. Hỏi: Câu chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” nói lên điều gì? - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe. - 3học sinh kể nối tiếp, mỗi em một đoạn. - Cả lớp cùng nhận xét. . - Quan sát tranh. - Thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu của BT1. . Tranh 1: Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. . Tranh 2: Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mị Nương về núi. . Tranh 3: Vua Hùng tiếp hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. - Học sinh sắp xếp: 3, 2, 1 - Học sinh dựa vào tranh để kể lần lượt từng đoạn. - Học sinh kể trong nhóm. - Học sinh các nhóm nối nhau kể trước lớp. - Một vài học sinh xung phong kể toàn bộ câu chuyện. - Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường. Toán (Tiết 122) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu. - Thuộc bảng chia 5. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5) II. Đồ dùng dạy học - Bảng ghi sẵn BT1,2. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Học sinh KK 1. Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu học sinh lên tô màu của các hình sau: - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới. + Giới thiệu bài Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. + Luyện tập. Bài 1. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Gọi học sinh nối tiếp nhau nêu kết quả - Giáo viên ghi kết quả lên bảng - Gọi học sinh đọc lại cả BT1 vừa hoàn thành. Bài 2. - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Gọi 3 học sinh lên bảng sửa bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn, kết luận về lời giải đúng sau đó cho điểm HS. - Hỏi: Một bạn nói: “Khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả 10: 2 và 10: 5 mà không cần tính”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao? Bài 3. - Gọi HS đọc đề bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài – Tóm tắt: 5 ban : 35 quyển vở. 1 bạn:. quyển vở? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi giải vào vở - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò. - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5. Giáo viên nêu một số phép tính chia trong bảng chia 5 - Nhận xét tiết học. - 2 học sinh lên bảng thực hiện. - Tính nhẩm 5 : 5 = 1 20 : 5 = 4 40 : 5 = 8 45 : 5 = 9 10: 5 = 2 25 : 5 = 5 50: 5 = 10 30: 5 = 6 15 : 5 = 3 - Học sinh đọc CN – ĐT - Tính nhẩm - Học sinh làm bài vào vở - 3 học sinh lên bảng sửa bài 3 x 2 = 6 5 x 3 = 15 5 x 2 = 10 6 : 3 = 2 15 : 5 = 3 10 : 5 = 2 6 : 2 = 3 15 : 3 = 5 10 : 2 = 5 - Bạn đó nói đúng vì 2 phép chia 10: 2 và 10: 5 là các phép chia được lập ra từ phép nhân 5 x 2 = 10. Khi lập các phép chia từ môt phép nhân nào đó, nếu ta lấy tích chia cho thừa số này thì ta sẽ được kết quả là thừa số kia. - Một học sinh đọc đề bài. Thảo luận nhóm đôi giải vào vở Bài giải. Mỗi bạn nhận được số quyển vở là 35: 5 = 7 (quyển vở) Đáp số: 7 quyển vở. - Đọc và nêu kết quả. Chính tả (Tiết 49) Tập chép: SƠN TINH, THUỶ TINH Phân biệt: CH / TR ; DẤU HỎI / ... đồng hồ đến 8 giờ 15 phút và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nếu HS trả lời được thì GV khẳng định lại và ghi giờ lên bảng, sau đó yêu cầu HS đọc giờ, nếu HS không trả lời được thì GV giới thiệu: Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút. - Hãy nêu vị trí kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút - Quay kim đồng hồ đến 9 giờ 15 phút, đến 10 giờ 15 phút và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ. - Tiếp tục quay kim đồng hồ đến 8 giờ 30 phút và giới thiệu tương tự như với 8 giò 15 phút. - Yêu cầu HS nhận xét vị trí của kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút. - Yêu cầu sử dụng mặt đồng hồ cá nhân để quay kim đồng hồ đến các vị trí 9 giờ, 9 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút. + Luyện tập Bài 1. - Yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ được minh hoạ trong bài tập. - Đồng hồ thứ nhất đang chỉ ở mấy giờ? Em căn cứ vào đâu để biết? - 7 giờ 15 phút tối còn gọi là mấy giờ? - Tiến hành tương tự với các mặt đồng hồ còn lại. Bài 2. - Hướng dẫn học sinh: để làm tốt bài tập này, đầu tiên các em cần đọc câu nói về hành động để biết đó là hành động gì, bạn Mai thực hiện nó vào lúc nào, sau đó tìm đồng hồ chỉ giờ tương ứng với hành động. - Cho học sinh thảo luận nhóm đôi - Gọi một số cặp học sinh làm bài trước lớp. - Nhận xét và cho điểm học sinh Bài 3. - Giáo viên hướng dẫn mẫu như ở vở. - Cho học sinh làm bài vào vở. - Tổ chức trò chơi “Viết tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 6 học sinh . 3. Củng cố dặn dò - Tổ chức cho học sinh thi quay kim đồng hồ. Giáo viên nêu giờ VD: 6 giờ 15 phút. - Nhận xét tiết học. - 2 học sinh lên bảng tính - cả lớp làm vào bảng con. 4 x 6 : 3 = 24 : 3 20 : 4 x 7 = 5 x 7 = 8 = 35 - HS nhắc lại - 1 giờ bằng 60 phút. - 8 giờ. - 8 giờ 15 phút. Quan sát đồng hồ và nói: Kim giờ lệch khỏi số 8, kim phút chỉ vào số 3. - Kim giờ chỉ vào khoảng giữa của số 8 và số 9, kim phút chỉ số 6. - Quan sát hình trong SGK. - 7 giờ 15 phút vì kim giờ đang chỉ qua số 7, kim phút chỉ vào số 3. - 7 giờ 15 phút tối còn gọi là 19 giờ 15 phút. - Học sinh làm bài theo cặp. Một học sinh đọc câu chỉ hành động, một học sinh tìm đồng hồ, hết một hành động thì đổi vị trí. - Làm bài vào vở. - Tham gia trò chơi – nhận xét 5 giờ + 2 giờ = 7 giờ 3 giờ + 6 giờ = 9 giờ 8 giờ + 7 giờ = 15 giờ 9 giờ - 3 giờ = 6 giờ 12 giờ - 8 giờ = 4 giờ 16 giờ - 10 giờ = 6 giờ - Học sinh thi quay nhanh kim đồng hồ. Thứ sáu Tập làm văn (Tiết 25) ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý – QUAN SÁT TRANH VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI I. Mục tiêu: - Biết đáp lại lời đồng ý phù hợp với tình huống giao tiếp. - Quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. - Bảng viết sẵn các bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Học sinh KK 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên đóng vai tình huống 2b, c ở tiết trước. - Nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: + Giới thiệu bài: - Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. + Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Gọi học sinh đọc đoạn hội thoại. - Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng ? - Bố Dũng đồng ý hay không đồng ý ? - Khi ấy, Hà đáp thế nào? - Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành. - Gọi một số học sinh nhắc lại lời đáp của Hà. Bài 2: Nói lời đáp của em. - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống cụ thể trong bài. - Giáo viên nhận xét – Tuyên dương. Bài 3: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa. - Giáo viên nêu câu hỏi - Giáo viên nhận xét – bổ sung. . Tranh vẽ cảnh gì ? . Sóng biển như thế nào ? . Trên mặt biển có những gì ? . Trên bầu trời có những gì ? 3. Củng cố - dặn dò - Hỏi: Đáp lời đồng ý phải thể hiện thái độ thế nào? - Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh những điều vừa học. - Nhận xét giờ học. - Học sinh lên thể hiện yêu cầu của giáo viên - Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin - Bố Dũng đồng ý. - Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác. - Một số học sinh nhắc lại lời đáp của Hà. - Từng cặp học sinh trao đổi rồi lên đóng vai. - Cả lớp nhận xét. VD về lời đáp: a/ Mình cảm ơn bạn./ Mình cảm ơn bạn nhé! b/ Cảm ơn em! Em ngoan quá! Anh chạy thử sẽ trả ngay. - Học sinh quan sát tranh – trả lời - Cả lớp cùng nhận xét. . Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng . Sóng biển nhấp nhô. . Trên mặt biển có tàu thuyền ra khơi đánh cá . Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm, những đám mây bồng bềnh trôi. - Thể hiện thái độ lễ phép, chân thành Toán (Tiết 125) THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. Mục tiêu. - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. - Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút. - Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút, 30 phút. II. Đồ dùng dạy học Một số mặt đồng hồ có thể quay được kim. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Học sinh KK 1. Kiểm tra bài cũ Hỏi: Một giờ có bao nhiêu phút? - Giáo viên đọc giờ cho học sinh quay kim đồng hồ: 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút. - Nhận xét chung 2. Bài mới + Giới thiệu bài. - Hỏi: Trong giờ học toán trước, các em đã được học về nội dung gì? Trong bài học này, các em sẽ được rèn kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. + Hướng dẫn thực hành. Bài 1. - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu hoc sinh quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. - GV sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập và yêu cầu học sinh đọc giờ. - Yêu cầu học sinh nêu vị trí của kim đồng hồ trong từng trường hợp. Ví dụ: Vì sao em biết đồng hồ thứ nhất đang chỉ 4 giờ 15 phút? - Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6 thì em đọc là 30 phút. Bài 2. - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn: để làm đúng yêu cầu của bài tập này, trước hết em cần đọc từng câu trong bài, khi đọc xong 1 câu em cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài - Cho học sinh nêu kết quả - nhận xét. - Hỏi: 5 giờ 30 phút chiều còn được gọi là mấy giờ? - Tại sao các em lại chọn đồng hồ G tương ứng với câu An ăn cơm lúc 7 giờ tối? Bài 3. - Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ. - GV chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi GV hô một giờ nào đó, các em đang cẩm mặt đồng hồ của các đội lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên thì đội đó thắng cuộc. Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố dặn dò. - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc giờ khi kim phút chỉ vào số 3 và số 6. - Nhận xét tiết học - Một giờ có 60 phút - Quay kim đồng hồ. - Học về phút, biết 1 giờ có 60 phút và học cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6. - Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. - Đồng hồ A: 4 giờ 15 phút - Đồng hồ B: 1 giờ rưỡi - Đồng hồ C: 9 giờ 15 phút - Đồng hồ D: 8 giờ rưỡi - Giải thích: Vì kim giờ chỉ qua số 4, kim phút đang chỉ vào số 3. - Mỗi câu sau đây ứng với đồng hồ nào? - 2 học sinh ngồi cạnh nhau làm bài theo cặp, một em đọc từng câu cho em kia tìm đồng hồ. Sau đó một số cặp trình bày trước lớp. Lời giải: a – A; b – D; c – B; d – E; e – C; g – G; - Là 17 giờ 30 phút. - Vì 7 giờ tối chính là 19 giờ, đồng hồ G chỉ 19 giờ. - Thi quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV. Chính tả (Tiết 50) Nghe viết: BÉ NHÌN BIỂN Phân biệt: CH / TR ; DẤU HỎI / DẤU NGÃ I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu trong bài: “Bé nhìn biển” - Làm đúng các bài tập phân biệt ch / tr, dấu hỏi / dấu ngã. II. Đồ dùng học tập: Bảng viết sẵn đoạn thơ và các bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Học sinh KK 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho học sinh lên bảng viết- Cả lớp viết bảng con: tuyệt trần, kén, giỏi - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: + Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học. + Hướng dẫn học sinh viết. - Giáo viên đọc mẫu bài viết. - Gọi học sinh đọc lại - Lần đầu tiên ra biển, bé thấy biển như thế nào ? - Cho học sinh nêu từ khó viết – Giáo viên gạch dưới: tưởng rằng, bãi, giằng, kéo co, phì phò, bễ, rung. - Cho học sinh viết bảng con chữ khó - Giáo viên đọc bài viết lần 2. - Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. - Đọc cho học sinh viết. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh. - Đọc lại cho học sinh soát bài – Sửa lỗi. - Giáo viên chấm bài. + Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài. - Cho học sinh nêu miệng. - Nhận xét Bài 2: Gọi học sinh đọc đề bài. - Cho học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở - nêu kết quả. 3. Củng cố - dặn dò. - Giáo viên nhận xét bài viết – Sửa chữa lỗi. - Nhận xét giờ học. - Học sinh lên bảng viết- Cả lớp viết bảng con - 2, 3 học sinh đọc lại. - Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con. - Học sinh nêu từ khó viết. - Học sinh luyện viết bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Soát bài – Sửa lỗi. - Học sinh nêu và nhận xét Ch Cá chim, cá chuối, cá chép, cá chày, cá chạch, cá chuồn, cá chích, Tr Cá tra, cá trắm, cá trê, cá trích, cá trôi, - Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở - nêu kết quả. a/ chú ; trường; chân. b/ dễ; cổ; mũi Nêu từ khó viết. Nghe đọc và đánh vần để viết. SINH HOẠT TẬP THỂ. 1/ Sơ kết hoạt động tuần 25: - Lớp trưởng sơ kết việc thực hiện nội quy nhà trường. - Các nhóm bình chọn bạn được tuyên dương . - Giáo viên nhận xét- Tuyên dương- Nhắc nhở học sinh . 2/ Kế hoạch tuần 26: - Khắc phục những tồn tại của tuần 25. - Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. - Giáo dục học sinh yêu quý, kính trọng và biết ơn bà, mẹ, chị, cô giáo, đối xử tốt với các bạn gái. - Tiếp tục ôn tập, kiểm tra các bảng nhân chia. 3/ Văn nghệ- vui chơi: Tổ chức cho học sinh múa hát, chơi trò chơi./ Duyệt của BGH
Tài liệu đính kèm: