Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 8 năm 2007

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 8 năm 2007

 MỸ THUẬT Tiết 8

Thường thức mỹ thuật Xem tranh: Tiếng đàn bầu

Tgdk: 35’

A. Mục tiêu:

- HS làm quen, tiếp xúc với tranh của họa sĩ.

- HS học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh.

- HS biết nhận xét, đánh giá về bố cục, màu sắc của bức tranh.

- Yêu mến anh bộ đội.

B. Đồ dùng dạy – học:

GV: Tranh tiếng đàn bầu

C. Các hoạt động dạy – học:

1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.

- GV nhận xét.

2. Bài mới: Giới thiệu bài

Hoạt động 1: Xem tranh

- GV cho HS quan sát tranh Tiếng đàn bầu và HS trả lời các câu hỏi:

Nêu tên bức tranh và tên họa sĩ.

Tranh vẽ mấy người

Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì?

Trong tranh họa sĩ đã dùng những màu nào?

Em có thích bức tranh Tiếng đàn bầu của họa sĩ Sỹ Tốt không? Vì sao?

- HS trả lời từng câu hỏi – HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và bổ sung thêm về bức tranh ( sgv/ 97)

Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.

- GV khen ngợi HS tham gia xây dựng, phát biểu bài học.

- GV nhận xét tiết học.

 

doc 19 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 8 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
( Từ 25/10 đến 31 /10 )
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Năm
25/10
Mỹ thuật
8
Thường thức mỹ thuật: Xem tranh: Tiếng đàn bầu
Đạo đức
8
Chăm làm việc nhà ( tiết 2)
Toán
36
36 + 15 ( bài 4/ tr 36)
Tập đọc
22
Người mẹ hiền
Tập đọc
23
Người mẹ hiền
 Sáu
26/10
Thể dục
15
Động tác điều hòa. Trò chơi: bịt mắt bắt dê
Kể chuyện
8
Người mẹ hiền
Toán
37
Luyện tập ( bài 3/ tr 37)
Chính tả
15
Tập chép: Người mẹ hiền
SHTT
Hai
29/10
Chào cờ
Toán
38
Bảng cộng ( bài 3/ tr 38)
LT& Câu
8
Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy
Thủ công
8
Gấp thuyền phẳng đáy không mui
Ba
30/10
Thể dục
16
Ôn bài thể dục phát triển chung
Tập đọc
24
Bàn tay dịu dàng
Toán
39
Luyện tập ( bài 2, 5/ tr 39)
Tập viết
8
Chữ hoa : G
TN-XH
8
Ăn uống sạch sẽ
Tư
31/10
Chính tả
16
Nghe- viết: Bàn tay dịu dàng
Toán 
40
Phép cộng có tổng bằng 100 ( bài 2/ tr 40)
TLV
8
Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi.
Âm nhạc
8
Ôn tập 3 bài hát: thạt là hay, múa vui, xòe hoa.
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2007
 MỸ THUẬT Tiết 8
Thường thức mỹ thuật Xem tranh: Tiếng đàn bầu
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS làm quen, tiếp xúc với tranh của họa sĩ.
- HS học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh.
- HS biết nhận xét, đánh giá về bố cục, màu sắc của bức tranh.
- Yêu mến anh bộ đội.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh tiếng đàn bầu
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Xem tranh
- GV cho HS quan sát tranh Tiếng đàn bầu và HS trả lời các câu hỏi:
Nêu tên bức tranh và tên họa sĩ.
Tranh vẽ mấy người
Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì?
Trong tranh họa sĩ đã dùng những màu nào?
Em có thích bức tranh Tiếng đàn bầu của họa sĩ Sỹ Tốt không? Vì sao?
- HS trả lời từng câu hỏi – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và bổ sung thêm về bức tranh ( sgv/ 97)
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV khen ngợi HS tham gia xây dựng, phát biểu bài học.
- GV nhận xét tiết học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS biết yêu mến các chú bộ đội.
- Quan sát trước hình dáng một cái mũ ( nón)
D. Bổ sung:
................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC Tiết 8
Chăm làm việc nhà (tiết 2)
Sgk:12 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS hiểu tham gia làm công việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.
- HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân.
- HS biết ứng xử đúng trong các tình huống cụ thể.
- Có ý thức tự giác tham gia làm công việc nhà giúp mẹ.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: 
HS: Thẻ màu.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Nêu những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp.
- 1 HS đọc ghi nhớ cuối bài
- HS nhận xét – GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: tự liên hệ
* Mục tiêu: HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi sgv/ 36 – HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã chăm chỉ làm việc nhà.
 GV kết luận: Làm những việc nhà phù hợp với khả năng của mình và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình với bố mẹ.
Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: HS biết ứng xử đúng trong các tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
GV chia nhóm, phát phiếu thảo luận cho từng nhóm ( 4 nhóm 1 tình huống)
Tình huống 1: Hòa đang quét nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Hòa sẽ...
Tình huống 2: anh của LAn nhờ lan gánh nước, cuốc đất... Lan sẽ...
- Các nhóm thảo luận, đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai – Nhóm khác nhận xét, góp ý.
GV kết luận: Tình huống 1: Cần làm xong việc nhà rồi mới đi chơi.
Tình huống 2: Cần từ chối và giải thích rõ em còn quá nhỏ chưa thể làm được những việc như vậy.
* GV chốt ý chung: tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.
3. Củng cố, dặn dò:
- Làm công việc nhà phù hợp với khả năng của mình để phụ giúp ba mẹ. càng thể hiện mình là con ngoan , yêu thương ba mẹ mình.
- Tiết sau: chăm chỉ học tập.
D. Bổ sung: ..................................................................................................................
......................................................................................................................................
 TOÁN Tiết: 36
36 + 15
Sgk: 36 / vbt: 38 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15(cộng có nhớ dưới dạng tính viết)
- Củng cố phép cộng dạng 6 + 5, 26 + 5, đặt tính và giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính cộng dạng có nhớ.Giải toán có lời văn.
- Ý thức cẩn thận chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán.
 HS: Bảng con, que tính.
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính phép tính bài 1/ tr 35.
- Gọi 2 HS đọc bảng cộng 6 cộng với một số 6 + 5.
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 36 + 15.
- GV yêu cầu HS lấy 3 bó chục và 6 que tính rời – GV kiểm tra.
- GV lấy 3 bó chục và 6 que tính cài bảng ( tương tự HS lấy thêm 1 bó chục và 5 que tính rời) 
- GV yêu cầu HS gộp 3 bó chục thêm 1 bó chục và gộp 6 que tính rời rời thêm 5 que tính rời được tất cả bao nhiêu que tính? ( 51 que tính) 
- GV hướng dẫn thực hiện đặt tính như Sgk/ tr 36.
- HS thực hiện tính bảng con – GV nhận xét, cùng lớp thực hiện phép tính trên bảng.
* Gọi 1 HS yếu lên bảng Đặt tính rồi tính 36 + 28.
- GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/ vbt: Tính
- HS nêu cách thực hiện phép tính – HS tự làm bài 
- GV kèm HS yếu làm bài – GV gọi vài HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/ vbt: Đặt tính rồi tính
26 + 18 ; 46 + 29 ; 27 + 16 ; 66 + 6
- HS tự làm bài – GV theo dõi, kèm HS yếu làm bài.
- GV gọi HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. 
Bài 3/ vbt: Gọi hs đọc bài toán – Gv ghi tóm tắt lên bảng .
- HS nêu lời giải và phép toán giải bài toán – GV nhận xét.
- Hs làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu làm bài.
	Bài giải
 Số kilo gam gạo và ngô có là:
 46 + 36 = 82 (kg)
 Đáp số: 82 kg
3.Củng cố, dặn dò : -Gọi HS đọc lại bảng cộng 6 cộng với một số.
- Tiết sau: Luyện tập.
D. Bổ sung: ..............................................................................................................
 TẬP ĐỌC Tiết : 22, 23
Người mẹ hiền
Sgk:63 / TgdK: 40’
A. Mục tiêu: HS yếu đọc được bài tập đọc.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Giọng đọc rõ ràng.
- Đọc đúng từ khó: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng lên, lấm lem,
- Biết ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ dài. Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Đọc hiểu được nội dung bài: Cảm nhận được ý nghĩa cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như mẹ hiền của các em. 
- Giáo dục HS có ý thức tự học.Yêu quí, kính trong 5 thầy cô giáo. 
B. Đồ dùng dạy – học 
GV: bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.
C.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi hs đọc và trả lời câu hỏi bài Thời khóa biểu.
 Nhận xét- ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu 
- GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
- HS luyện đọc câu: đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - Gv theo dõi, sửa sai. 
- GV theo dõi rút từ khó ghi bảng – HS luyện đọc từ khó.
Bước 2: Luyện đọc đoạn
 - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần)
- GV đưa ghi đoạn khó lên hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi – 2, 3 HS đọc đoạn khó.
*GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài.
- HS luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ mới trong sgk/ 64
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Bước 3: Cả lớp đồng thanh đoạn 3, 4
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý:
Câu 1: Đi xem xiếc
Câu 2: Chui hàng rào ra ngoài 
Câu 3: Cô nhẹ nhàng đỡ em dậy phủi đất rồi đưa em về lớp.
Câu 4: Cô xoa đầu Nam và gọi Minh vào lớp.
Câu 5: Cô giáo 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu. 
- HS luyện đọc ( đọc nối tiếp, đọc mời, đọc phân vai) HS tự phân vai đọc trong nhóm. - Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: Gọi học sinh đọc lại bài 
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?
D. Bổ sung: ................................................................................................................
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2007
 KỂ CHUYỆN Tiết 8
 Người mẹ hiền 
Sgk: 64 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện: người mẹ hiền bằng lời của mình.
- Biết tham gia dựng lại câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện, Minh, Nam, bác bảo vệ và cô giáo.
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn.
3. giáo dục HS ý thức học tập, vâng lời thầy cô giáo.
B. Đồ dùng dạy – học:
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: 
- 1, 2HS kể lại từng đoạn câu chuyện Người thầy cũ và nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
Bước 1: 1 HS đọc yêu cầu 1/ sgk – GV hướng dẫn HS kể lại chuyện theo nội dung từng tranh và lời minh họa trong tranh.
- GV đặt câu hỏi theo sgv/ 165 để HS nhớ lại đoạn câu chuyện.
- HS kể trước lớp theo từng đoạn ( từng tranh)
- GV cùng lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 2: HS kể từng đoạn trong nhóm – GV đến các nhóm yếu giúp đỡ thêm.
- Đại diện các nhóm kể 1, 2 tranh.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương..
Hoạt động 2: Phân vai dựng lại câu chuyện.
- GV hướng dẫn, nêu yêu cầu cụ thể.
- HS phân vai kể trong nhóm – GV đến các nhóm giúp đỡ thêm cho các em xác định rõ vai từng người.
- Một số nhóm thi dựng lại câu chu ...  xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa G
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa G.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu G – HS nhận xét và nêu: 
- Chữ G: Cao 8 li, 9 đường kẻ ngang, gồm 2 nét
Bước 2: GV viết lên bảng chữ G và hướng dẫn lại cách viết – HS theo dõi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết chữ G ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Góp sức chung tay.
- 5 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: 
+ Chữ G cao 4 li	+ Các chữ cao 2, 5 li là: h, g, y.	
+ Chữ p cao 2 li.	+ Các chữ cao 1,5 li: t	
+ Chữ cao 1,25 li là: s	+ Các chữ còn lại cao 1 li.
Bước 2: GV viết mẫu chữ Góp và hướng dẫn HS viết: Nét cuối chữ G nối sang nét cong trái của chữ o ( sgv/174) 
- HS viết bảng con chữ Góp – GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: HS viết vở tâp viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ....(sgv/173)
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ G hoa.
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
D. Bổ sung:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tự nhiên và Xã hội Tiết 8
 Ăn uống sạch sẽ. 
 Sgk: 18 / Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Hiểu được phải làm gì để thực hiện ăn, uống sạch sẽ.
- Ăn, uống sạch sẽ để phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột.
- Giáo dục HS có ý thức ăn, uống sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy – học:
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS trả lời câu hỏi:
- Tại sao chúng ta cần ăn đủ no, uống đủ nước? Nếu thường xuyên chúng ta bị đói, khát thì điều gì sẽ xảy ra?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc với SGk
* Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để bảo đảm ăn sạch.
* Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi:
 Muốn ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những việc gì? 
- GV ghi nhanh lên bảng ý kiến HS nêu. 
+ HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát tranh trong Sgk/ tr 18.
- GV gợi ý câu hỏi để HS nhận xét từng tranh sgk
- Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp – nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Để ăn, uống sạch chúng ta phải rửa tay trước khi ăn. Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn.Thức ăn phải đậy kín, bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm để đảm bảo uống sạch.
* Cách tiến hành: GV chia nhóm 4, nêu yều cầu nói về thức ăn và nước uống mình ưa thích và uống hằng ngày.
 - Loại đồ uống nào nên uống, loại nào không nên uống, Vì sao?
+ Cho cả lớp quan sát tranh sgk/tr 19. Nhận xét bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh và giải thích vì sao.
- Đại diện nhóm trình bày - nhóm khác có ý kiến.
Kết luận:Nước uống lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, nước đun sôi, để nguội.nước không được sách cần làm theo hướng dẫn của y tế, phải đun sôi để nguội. 
Hoạt động 3: Thảo luận
* Mục tiêu: HS giải thích tại sao phải ăn, uống sạch sẽ.
* Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi: Tại sao chúng ta phải ăn, uống sạch sẽ?
- Tác hại của việc ăn uống không sạch sẽ, mất vệ sinh?
- HS nêu ý kiến
* GV kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như bụng, ỉa chảy, giun sán
3. Củng cố, dặn dò: Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc ăn uống sạch sẽ.
D. Bổ sung: ..................................................................................................................
Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2007
 CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 16
Bàn tay dịu dàng
(từ Thầy giáo bước vào lớp...đến thương yêu.)
Sgk:69 / vbt: 33 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe –viết đúng đoạn chính tả trong bài Bàn tay dịu dàng.
- HS biết cách trình bày bài chính tả; làm đúng bài tập chính tả tìm tiếng chứa vần ao/ au; uôn/ uông.
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 2 b/vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: GV đọc các từ ngữ: thoảng, hương nhài, giảng, ngắm mãi...
2 HS lên bảng viết - HS còn lại viết nháp. 
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả.
Bước 1: GV đọc mẫu bài chính tả: Bàn tay dịu dàng.
- 1, 2 HS khá đọc lại bài chính tả.
Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung bài chính tả.
- HS trả lời câu hỏi sgk/69.
- GV đọc các từ khó : bắt đầu, thì thào, buồn bã, xoa đầu, dịu dàng, trìu mến 
 - HS viết bảng con các từ ngữ khó.
 - GV gạch chân các từ ngữ dễ lẫn lộn – HS đọc lại từ khó.
* GV nhắc nhở tư thế ngồi viết bài.
Bước 3: GV đọc câu, cụm từ,... – HS viết bài. 
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 /vbt: Tìm 3 tiếng mang vần ao, 3 tiếng mang vần au:
Ví dụ: xao, lao, mào - máu, màu, tàu 
- HS tự tìm vào vbt và nêu trước lớp – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài tập 2b/ vbt: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gắn bảng phụ bài tập - GV nêu rõ yêu cầu bài tập.
- HS tự tìm từ và điền vào vbt – 1 HS lên bảng làm bài.
	- Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt.
	- Nước từ trên nguồn đổ xuống, chảy cuồn cuộn.
- cả lớp nhận xét – GV ghi điểm, tuyên dương HS tìm từ đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ các từ đã học để viết đúng chính tả.
- Về nhà tìm thêm tiếng chứa vần ao/ au, uôn/uông
D. Bổ sung:................................................................................................................
 TOÁN Tiết : 40
Phép cộng có tổng bằng 100
Sgk: 40 / vbt:42 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tự thực hiện phép cộng có nhớ (nhẩm hoặc viết ) có tổng bằng 100.
- Biết đặt tính và thực hiện phép tính có tổng bằng 100.
* HS yếu biết đặt tính và thực hiện phép tính, rèn kĩ năng tính nhẩm.
- Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán có lời văn.
- Rèn tính cẩn thận chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng phụ làm bài tập.
 HS : Bảng con.
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: - HS lên bảng làm đặt tính rồi tính bài 3sgk/tr39 và đọc bảng cộng.
- HS dưới lớp nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: hướng dẫn HS thực hiện phép cộng có tổng bằng 100
- GV viết bảng phép tính : 83 + 17 = ?
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính – HS thực hành tính bảng con.
- GV xuống lớp kiểm tra.
- HS nêu cách thực hiện phép tính – GV nhận xét, hướng dẫn như trong sgk/ 40.
- HS nhắc lại.
* GV gọi 1 HS yếu lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính: 46 + 54.
- HS nhận xét –GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1/vbt: Đặt tính rồi tính 
 98 + 2 77 + 23 65 + 35 39 + 61
- HS làm vbt – GV gọi HS lên bảng làm bài. 
* GV kèm HS yếu đặt tính - Cả lớp nhận xét, sửa sai. 
Bài 2/vbt: Tính nhẩm 
*GV kèm HS yếu làm bài. 
- HS làm bài và nêu miệng kết quả - HS nhận xét, sửa bài.
Bài 4/vbt: Gọi HS đọc bài toán – Gv tóm tắt.
- HS nêu lời giải và phép toán giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập. 
	Bài giải
 Số học sinh lớp 2 trường đó có là:
 88 + 12 = 100 (học sinh)
 Đáp số: 100 học sinh
- HS nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
-Gọi HS nhắc lại cách đặt tính dạng toán có tổng bằng 100.
- Tiết sau: lít.
D. Bổ sung: 
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
 TẬP LÀM VĂN Tiết8
Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi
Sgk: 30/ vbt: 29/ tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh minh hoạ bt1.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng hỏi- đáp lời khẳng định, phủ định.
- HS theo dõi, nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/sgk: ( Miệng – Theo cặp) Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu:
- GV viên gắn bảng phụ - Nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc nội dung bài tập – đọc câu mẫu – HS hỏi – đáp trong nhóm - GV đến các nhóm HS yếu theo dõi, sửa sai.
- Từng cặp HS hỏi- đáp trước lớp.- Nhóm khác nhận xét.
* GV kết luận: Chúng ta cần đáp lời khẳng định hoặc phủ định lịch sự, tế nhị và xưng hô phù hợp với người mình giao tiếp ( ba, mẹ, thầy cô, bạn bè...)
Bài tập 2/vbt: (viết) đặt câu theo các mẫu sau, mỗi mẫu 1 câu: 
- 1HS đọc các câu a, b, c – GV giúp HS nắm yêu cầu bài tập.( đặt cau có chứa từ in đậm trong bài).
- HS suy nghĩ, nối tiếp nhau đặt câu – HS theo dõi, nhận xét, sửa sai.
- GV nhận xét, tuyên dương bạn đặt câu hay.
Bài tập 3/vbt: (viết – theo cặp) 
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS mở phần mục lục và ghi vào vbt tên 2 truyện thiếu nhi.
- HS nối tiếp nhau đọc tên 2 truyện thiếu nhi tìm được ( theo thứ tự: tên truyện, tên tác giả, trang).
- HS nhận xét, sửa bài. 
Ví dụ: 1. Có công mài sắt, có ngày nên kim 	Truyện ngụ ngôn 	Trang 4
	2. Bạn của nai nhỏ	Theo văn lớp 3	Trang 23
* GV chốt: Sử dụng mục lục giúp em tìm sách, tìm bài đọc dễ dàng và nhanh hơn.
3. Củng cố, dặn dò:- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Thực hành nói, viết lời khẳng định, phủ định đúng, phù hợp.Biết sử dụng mục lục khi tìm sách.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt.
D. Bổ sung: ....................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc