Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 4 năm 2008

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 4 năm 2008

 KỂ CHUYỆN Tiết 4

 Bím tóc đuôi sam

Sgk: 33 / tgdk: 40’

A. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện. Bím tóc đuôi sam.

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi lời kể phù hợp.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.

- Biết nhận xét, đánh giá, kể tiếp lời kể của bạn. trao dồi hứng thú đọc và kể.

3. Giáo dục các em không nên trêu chọc bạn gái. Bạn bè trong lớp phải đoàn kết.

B. Đồ dùng dạy – học:

C. Các hoạt động dạy - học:

1. Bài cũ:

- HS kể lại từng đoạn câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- HS nhận xét – GV ghi điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Tập kể chuyện theo tranh.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài – GV nêu rõ yêu cầu của bài.

- HS quan sát tranh và nói nội dung từng tranh:

Tranh 1: bạn Hà được mệ tết cho hai bím tóc và buộc hai cái nơ rất đạp. Bạn hà rất vui vì bạn nào cũng khen bím tóc đẹp.

Tranh 2: Tuấn kéo bím tóc của Hà làm Hà loạng chạng và ngã phịch xuống đất.

- GV chia nhóm – Cho HS quan sát tranh và tự nhớ lại từng đoạn của câu chuyện.

- HS các nhóm tập kể từng đoạn câu chuyện theo nội dung tranh.

- GV quan sát giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Các nhóm đại diện thi kể trước lớp – Nhóm khác theo dõi, nhận xét.

* GV khuyến khích HS yếu mạnh dạn kể trước lớp. Gợi ý, giúp đỡ các em để các em tự tin kể.

 

doc 15 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 4 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 4
( Từ ngày 27/9 – 3/10)
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Năm
27/9
Thể dục
7
Động tác chân - Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ
Kể chuyện
4
Bím tóc đuôi sam
Toán
17
49 + 25 ( bỏ bt2 /tr 17)
Chính tả
7
Tập chép: Bím tóc đuôi sam
SHTT
4
Sáu
28 / 9
Thi chất lượng đầu năm
Hai
1/ 10
Chào cờ
4
Toán 
18
 Luyện tập ( 2+ 9..9+2, 9+ 3...9+ 2 bài 3/ tr18 bỏ )
LT& Câu
4
Từ chỉ sự vật. Mở rộng vốn từ: ngày, tháng, năm.
Thủ công
4
Gấp máy bay phản lực ( tiết 2)
Ba
2/10
Thể dục
8
Động tác lườn - Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ
Tập đọc
12
Trên chiếc bè
Toán
19
8 cộng với một số. 8 + 5 ( bỏ bt3/ tr 19)
Tập viết
4
Chữ hoa C
ATGT
3
Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.....
Tư
3/10
Chính tả
8
Nghe – viết: Trên chiếc bè
Toán
20
28 + 5 ( Bỏ bt 3 / tr 19)
TLV
4
Cảm ơn, xin lỗi.
Âm nhạc
4
Học hát bài : xoè hoa
TN – XH 
4
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
 6. TLCH: Trả lời câu hỏi.
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2007
 KỂ CHUYỆN Tiết 4
 Bím tóc đuôi sam 
Sgk: 33 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện. Bím tóc đuôi sam.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi lời kể phù hợp.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét, đánh giá, kể tiếp lời kể của bạn. trao dồi hứng thú đọc và kể.
3. Giáo dục các em không nên trêu chọc bạn gái. Bạn bè trong lớp phải đoàn kết.
B. Đồ dùng dạy – học: 
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 
- HS kể lại từng đoạn câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét – GV ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tập kể chuyện theo tranh.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài – GV nêu rõ yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh và nói nội dung từng tranh:
Tranh 1: bạn Hà được mệ tết cho hai bím tóc và buộc hai cái nơ rất đạp. Bạn hà rất vui vì bạn nào cũng khen bím tóc đẹp.
Tranh 2: Tuấn kéo bím tóc của Hà làm Hà loạng chạng và ngã phịch xuống đất.
- GV chia nhóm – Cho HS quan sát tranh và tự nhớ lại từng đoạn của câu chuyện.
- HS các nhóm tập kể từng đoạn câu chuyện theo nội dung tranh. 
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Các nhóm đại diện thi kể trước lớp – Nhóm khác theo dõi, nhận xét.
* GV khuyến khích HS yếu mạnh dạn kể trước lớp. Gợi ý, giúp đỡ các em để các em tự tin kể.
Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện. 
Bước 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 và đọc câu mẫu – GV nêu rõ yêu cầu bài tập.
- HS nhớ lại và nêu cuộc gặp gỡ của Hà và thầy giáo. 
Bước 2: GV yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của mình. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét. Tuyên dương những bạn kể tốt.
Bước 3: Kể theo nhóm ( phân vai)
- Các nhóm kể trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp bình chọn nhóm kể hay nhất – tuyên dương trước lớp.
* Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
+ GV rút ý nghĩa câu chuyện – Học sinh nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.
D. Bổ sung: .....................................................................................................................
 TOÁN Tiết 17
49 + 25
Sgk/ 17 / vbt: 19 / Tgdk/ 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25(cộng có nhớ dưới dạng tính viết)
- Củng cố phép cộng dạng 9 + 5 và 29 + 5đã học.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính cộng dạng có nhớ.
- Rèn tính cẩn thận chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Phiếu ghi bài tập, Đồ dùng dạy toán.
HS: bảng con, que tính. 
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 79 + 16 ; 59 + 7
- HS dưới lớp làm bảng con – Nhận xét bài trên bảng – GV ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 49 + 25.
Bước 1: GV yêu cầu HS lấy 4 bó chục và 9 que tính rời, Gv kiểm tra 
- GV lấy 4 bó chục và 9 que tính và viết số 49.
- HS lấy tiếp 2 bó chục và 5 que tính rời – GV kiểm tra và viết 25 thẳng cột với 49.
- Các em đã lấy được tất cả bao nhiêu que tính?
 Bước 2: GV hướng dẫn thực hiện đặt tính rồi tính như Sgk/tr 17.
-GV gọi HS nêu lại cách đặt tính rồi tính - GV nhận xét, sửa sai.
Bước 3: 1 HS yếu lên bảng đặt tính rồi tính: 36 + 48.
- GV cùng lớp nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: Đặt tính rồi tính ( bỏ cột 4)
- HS tự làm bài – GV theo dõi, rèn kĩ năng đặt tính rồi tính cho HS yếu.
- HS lần lượt lên bảng làm bài – Cả lớp nhận xét, sửa bài.
 Bài 3/vbt: Gọi hs đọc bài toán – Gv tóm tắt:
	Lớp 2A có : 29 học sinh
	Lớp 2B có : 29 học sinh
 Hỏi: Cả hai lớp có : ? học sinh
- HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán
- HS làm vở bài tập - 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu làm bài.
	Bài giải
 	Cả hai lớp có số học sinh là: 29 + 29 = 58 (học sinh)
 Đáp số: 58 học sinh. 
Bài 4/vbt: Cách làm tương tự như bài 3 – HS tự làm bài. 
 Độ dài đoạn thẳng AB dài là: 19 + 9 = 28 (dm) 
3.Củng cố, dặn dò : - hs nhắc lại cách đặt tính rồi tính. 
- BTVN: 1 ( Bỏ cột 3, 4/sgk/17)
- Tiết sau: Luyện tập
D. Bổ sung: .................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 CHÍNH TẢ (Tập chép) Tiết 7
Bím tóc đuôi sam
(từ Thầy giáo nhìn...đến không khóc nữa)
Sgk:33 /vbt: / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS chép đúng, đủ đoạn chính tả bài Bím tóc đuôi sam.
- HS làm đúng các bài tập chính tả: iên / yên; ân / âng.
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết đúng, đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ viết đoạn chính tả cần viết.bảng phụ bài tập 1, 2b/vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: GV đọc các từ ngữ: nghe ngóng, nghi ngờ, cây gỗ...2 HS lên bảng viết.
- HS còn lại viết nháp 
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả
Bước 1: GV đọc mẫu bài chính tả: Bím tóc đuôi sam
- 1 HS khá đọc lại bài chính tả.
Bước 2: GV đặt câu hỏi Khi Hà chạy đi tìm thầy, thầy giáo đã nói gì với Hà? 
+ HS trả lời câu hỏi: Bài chính tả có những dấu câu gì?
+ GV hướng dẫn cách trình bày bài chính tả, các dấu câu.. 
- GV đọc các từ khó trong bài: thầy giáo, bím tóc, xinh xinh, ngước, khuôn mặt, đầm đìa, nín hẳn. 
 - HS viết bảng con các từ ngữ khó - GV gạch chân các từ ngữ dễ lẫn lộn.
* GV nhắc nhở tư thế ngồi viết bài.
Bước 3: HS nhìn bảng chép bài chính tả.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài, sửa bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 /vbt: Điền vào chỗ trống iên hay yên?
- HS tự điền từ thích hợp - 1 HS lên bảng làm bài – cả lớp nhận xét, sửa bài.
yên ổn	cô tiên	chim yến	thiếu niên
Bài tập 2b/vbt: Điền vào chỗ trống ân hay âng ?
- Cách làm tương tự bài tập 1
- 2 HS lên bảng làm bài – cả lớp nhận xét, sửa bài.
	vâng lời	bạn thân	nhà tầng	bàn chân	
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết các từ đã làm ở bài tập 1, 2b.
- Về nhà rèn thêm chữ viết cho đúng chính tả và đẹp .
D. Bổ sung:.....................................................................................................................
........................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2007
Kiểm tra chất lượng đầu năm
Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2007
 TOÁN Tiết 18
Luyện tập
Sgk/ 18 / vbt: 20 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
-Củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, 29 + 5, 49 +25.
- Củng cố kĩ năng so sánh số và giải toán có lời văn.
- Bước đầu làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm 4 lựa chọn.
- Rèn tính cẩn thận chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: phiếu ghi bài tập. 
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: - Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính: 38 + 39 ; 19 + 57
1-2 HS đọc bảng cộng dạng 9 cộng với một số - HS dưới lớp làm bảng con.
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: luyện tập.
Bài 1/vbt: số? - 4 HS làm phiếu bài tập - HS làm vbt – HS nêu miệng kết quả.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính ( bỏ cột 3, 4). 
- HS nêu lại cách đặt tính rồi tính - HS tự làm bài – 3 HS lên bảng làm bài 
- GV theo dõi, kèm HS yếu làm bài.- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: HS làm bài - 2 HS làm phiếu 
 9 + 6 ... 16 9 + 9 ... 9 + 7
 9 + 6 ... 15 9 + 3 ... 5 + 9
*GV kèm HS yếu làm bài - Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/vbt: Gọi HS đọc bài toán – Gv tóm tắt- HS nêu cách giải bài toán.
- HS tự làm bài – 1 HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
	Bài giải
 Số con gà và vịt trong sân có là: 29 + 15 = 44 (con)
 Đáp số : 44 con 
Bài 5/vbt: HS nhìn trên bảng và đếm hình tam giác, khoanh vào ý đúng nhất.
- HS nêu ý đúng ( ý D: 6 hình tam giác)
- GV cùng lớp nhận xét, đếm số hình tam giác.
3.Củng cố, dặn dò: HS đọc thuộc lòng bảng cộng 9 cộng với 1 số.
- BTVN: bài 2 bỏ cột 4 / sgk/ tr 18
- Tiết sau: 8 cộng với 1 số. 8 + 5
D. Bổ sung: .................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 4
Từ chỉ sự vật
 Mở rộng vốn từ: Ngày, tháng, năm
Sgk: 35 / vbt:18 / tgdk: 40’
A.Mục tiêu: Giúp HS:
- Mở rộng vốn từ chỉ sự vật.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian. Biết ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý.
- Luôn nhớ ngày tháng năm sinh của mình.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ bài tập 3.
C.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS đặt câu theo kiểu câu Ai (con gì, cái gì) là gì? 
	- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/vbt: (miệng )
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV giải thích yêu cầu bài tập.
- ... , cách chơi, luật chơi.
- Cả lớp theo dõi nhận xét đội nào nhanh và đúng.
* GV kết luận: Nhắc lại nội dung, đặc điểm của từng biển báo.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc nhở HS thực hiện đúng những điều đã học để giữ an toàn cho bản thân.
- Biển báo giao thông thường được đặt ở đâu?
D. Bổ sung: 
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2007
 CHÍNH TẢ ( Nghe-viết) Tiết 8
Trên chiếc bè
(từ Tôi và Dế Trũi ...đến nằm dưới đáy)
Sgk: 37/vbt: / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác một đoạn của bài Trên chiếc bè.
- HS tìm được tiếng có iê và yê; HS bước đầu biết phân biệt được cách viết một số từ dẫn lẫn lộn. 
- Rèn tính cẩn thận; ý thức giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ viết đoạn chính tả, bảng phụ cho HS làm bài tập 1/vbt..
HS: Vở chính tả, bảng con, sách tiếng việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết các từ: thầy giáo, bím tóc, xinh xinh, ngước, khuôn mặt.
- Cả lớp viết vào nháp.
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả
Bước 1: GV đọc mẫu đoạnchính tả của bài trên chiếc bè – cả lớp lắng nghe.
- GV đặt câu hỏi để HS Cả lớp tìm hiểu nội dung chính của bài chính tả. 
+ HS trả lời các câu hỏi (sgk/37).
GV chốt : Đầu câu phải viết hoa, sau dấu chấm phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa
Bước 2: - GV đọc các từ khó: rủ, ngao du, say ngắm, bờ sông, ghép, bèo sen, chiếc bè, băng băng, chớm, trong vắt, hòn cuội, đáy.
- HS viết bảng con các từ ngữ khó – GV gạch chân các từ dễ lẫn lộn.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
Bước 3: - GV đọc câu, cụm từ .. HS viết bài chính tả 
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát.
Bước 4: HS đổi vở soát lỗi – GV thu 1/3 vở chấm bài.* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/vbt: tìm ba chữ có iê, ba chữ có yê
- HS làm bài theo cặp – GV xuống lớp kiểm tra.
- Đại diện nhóm nêu các chữ tìm được – 2 Nhóm làm bảng phụ.
- Gv cùng các nhóm nhận xét, sửa sai.
Ví dụ: Chữ chứa iê: tiên, liền, hiền...; Chữ chứa yê: tuyền, chuyến, tuyến, huyền...
Bài tập 2b /vbt: Phân biệt cách viết các chữ in đậm trong bài:
- GV gắn bảng phụ bài b - HS trao đổi theo cặp để phân biệt chữ in đậm.
- Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác bổ sung.
- GV chốt ý đúng cho từng từ trong câu: (SGV/ 107)
3. Củng cố, dặn dò:- Nhắc HS về tìm thêm các từ tìm được ở bài tập 3b/sgk.
- Về nhà rèn thêm chữ viết cho đúng chính tả và đẹp .
D. Bổ sung:.................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 20
28 + 5
Sgk: 20 / vbt: 22/ Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 28 + 5(cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
- Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính cộng có nhớ.
- ý thức cẩn thận chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán, thước chia vạch cm
HS : bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS đọc bảng cộng dạng 8 cộng với 1 số.
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng28 + 5.
- GV yêu cầu HS lấy 2 bó chục và 8 que tính rời – GV kiểm tra.
- GV lấy 2 bó chục và 8 que tính sau đó viết số 28 
- HS lấy tiếp 5 que tính , GV viết bảng số 5 thẳng cột với 28 
- Các em đã lấy được tất cả bao nhiêu que tính? 
- HS thực hiện đặt tính rồi tính vào bảng con – GV kiểm tra.
- 1 HS nêu cách tihực hiện phép tính – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
* Gọi 1 HS yếu lên bảng làm bài. Đặt tính rồi tính: 28 + 9. Dưới lớp làm bảng con.
- Gv nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: tính ( HS không làm 2 cột cuối)
- HS nêu lại cách thực hiện phép tính – HS tự làm bài.
- GV theo dõi, kèm HS yếu làm bài – HS lần lượt lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Gọi hs đọc bài toán – Gv tóm tắt:
	Có : 18 con bò
	Có: 7 con trâu.
 Hỏi: Trên bãi cỏ có: ? con trâu và bò.
- HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán.
- HS tự làm bài – 1 HS làm phiếu - GV kèm HS yếu làm bài- HS nhận xét, sửa bài. 
	 Bài giải
 Số trâu và bò có là : 18 + 7 = 25 (con)
 Đáp số : 25 con 
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 6 cm. 
- HS dùng thước và vẽ đoạn thẳng – GV xuống lớp kiểm tra.
- 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng – lớp theo dõi, nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại bảng cộng 8 cộng với 1 số.
- BTVN: bài 2 ( bỏ 2 cột cuối)
- Tiết sau: 38 + 25
D. Bổ sung:.................................................................................................................
....................................................................................................................................
 TẬP LÀM VĂN Tiết 4
Cảm ơn, xin lỗi
Sgk: 38/ vbt: 17 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp.(đối với HS cả lớp)
- HS (yếu) biết nói 2 câu về nội dung một bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay lời xin lỗi thích hợp. HS khá, giỏi nói được 3- 4 câu.
2. Rèn kĩ năng viết: HS viết được điều vừa nói thành một đoạn văn.
3. Giáo dục HS có ý thức biết nói lời cảm ơn, xin lỗi tế nhị, lịch sự và chân thành.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh minh hoạ bài tập 3/sgk. Bảng phụ viết nội dung bài tập 1, 2/sgk.
	Tranh kể chuyện Gọi bạn.( Kiểm tra bài cũ).
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự trang Gọi bạn và kể câu chuyện theo tranh. 
- HS theo dõi, nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/sgk: ( miệng) : Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau: 
- GV viên gắn bảng phụ - Nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc nội dung bài tập – GV chia nhóm lớp, HS trao đổi trong nhóm nói lời cảm cơn phù hợp với từng tình huống - GV đến các nhóm HS yếu theo dõi, sửa sai.
- Từng cặp HS đứng lên nêu tình huống và nói lời cảm ơn – Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, chốt ý cách nói đúng, hay từng tình huống của các nhóm.
* GV kết luận: Chúng ta phải bết nói lời cảm ơn sau cho lịch sự, tế nhị phù hợp với đối tượng mình giao tiếp ( ba, mẹ, cô, thầy, bạn bè...) và thể hiện lời cảm ơn chân thành nhất.
Bài tập 2/sgk: (miệng)- Cách tiến hành tương tự như bài tập 1 – Từng cặp HS đứng trước lớp nêu tình huống và nói lời xin lỗi – Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý và hướng dẫn HS biết nói lời xin lỗi phù hợp
* GV chốt: Khi có lỗi, chúng ta cần nói lời xin lỗi sao cho tế nhị, lịch sự và thể hiện lời xin lỗi 1 cách chân thành, xưng hô phù hợp với người mình giao tiếp (ba, mẹ, cô, thầy, bạn bè..)
Bài tập 3/vbt: (viết)- HS đọc yêu cầu bài tập - GV gắn tranh.
- GV nêu yêu cầu của bài tập – HS quan sát và nói nội dung từng tranh.
- HS trao đổi theo cặp, GV đến nhóm yếu hướng dẫn thêm.
- Các nhóm đại diện nói trước lớp – nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương.
* GV kết luận: Khi ai tặng hay giúp em việc gì em phải biết nói lời cảm ơn cũng như như khi em có lỗi em phải biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi.
- HS viết 3 - 4 câu đã nói vào vbt với mỗi bức tranh và đọc lại trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt những điều đã học khi nói lời cảm ơn và xin lỗi.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt.
D. Bổ sung: ....................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 Tự nhiên và Xã hội. Tiết 4
 Làm gì để xương và cơ phát triển tốt 
 Sgk: 10 / Tgdk: 35’
A.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt.
- Giải thích tại sao không nên đeo, mang, vác các vật quá nặng.
- Biết nhấc ( nâng) 1 vật đúng cách.
-Giáo dục HS có ý thức tập thể dục đều đặn, ăn uống đủ chất để xương và cơ được phát triển tốt.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV : Tranh hệ cơ ( bài cũ), tranh SGK phóng to (nếu có).
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS lên bảng
- Hãy nêu chỉ hình và nói tên các cơ ?.Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc?
- GV nhận xét đánh giá - Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt.
* Mục tiêu: Nêu được những việc làm để xương và cơ phát triển tốt.
* Cách tiến hành: HSh thực hiện theo nhóm đôi, quan sát tranh 1, 2, 3, 4, 5 sgk/10 và thảo luận câu hỏi: Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý cho nội dung từng tranh.
Kết luận: Nên ăn đầy đủ chất lao động vừa sức và luyện tập thể dục sẽ giúp cho xương và cơ phát triển tốt.
Hoạt động 2: Trò chơi: Nhấc một vật
*Mục tiêu: Học sinh hiểu được ngồi, đi, đứng, mang, vác sao cho phù hợp để không bị cong vẹo cột sống.
* Cách tiến hành: GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- GV làm mẫu động tác nhấc một vật như trong sgk /11 và làm động tác giống như hình vẽ. 
- Đại diện mỗi tổ 4 em tham gia chơi.
- Sau khi thực hành xong cho HS nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét tuyên dương đội, cá nhân thiện đúng tư thế.
* Các em đã học được gì qua trò chơi này?
GV chốt: Cần mang vác đồ vừa sức, đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cần làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
- Làm thế nào để cột sống không bị cong vẹo?
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt những điều đã học.
D. Bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc