Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 27, 28

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 27, 28

Tuần 27:

Ngày soạn: 14/3/2012

Ngày giảng: 19/3/2012

Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012

Hoạt động tập thể

CHƠI TRÒ CHƠI HỌC SINH YÊU THÍCH

I Mục tiêu:

-HS biết chơi một số trò chơi dân gian hoặc trò chơi mà HS yêu thích . Chơi một cách tích cực, chủ động, an toàn.

-Vận dụng chơi trong giờ ra chơi hàng ngày.

II. Đồ dùng:

Một số đồ dùng để phục vụ trò chơi.

 

doc 29 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:
Ngày soạn: 14/3/2012
Ngày giảng: 19/3/2012
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
Hoạt động tập thể
Chơi trò chơi học sinh yêu thích
I Mục tiêu:
-HS biết chơi một số trò chơi dân gian hoặc trò chơi mà HS yêu thích . Chơi một cách tích cực, chủ động, an toàn.
-Vận dụng chơi trong giờ ra chơi hàng ngày.
II. Đồ dùng:
Một số đồ dùng để phục vụ trò chơi.
III Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Dạy bài mới
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3 Phần kết thúc
-GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Yêu cầu HS kể tên một số trò chơi đã học
-Yêu cầu HS kể một số trò chơi dân gian mà em biết
* Trò chơi vận động:
-GV phân nhóm và cho HS tự chọn một trong các trò chơi trên và cho HS chơi.
-GV quan sát, nhận xét xử lí các tình huống xảy ra.
-Cho cả lớp hát và vỗ tay một bài
-Hệ thống bài
-Nhận xét giờ học.
-Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
HS kể:
+ Kết bạn
+ Tìm người chỉ huy
+ Nhanh lên bạn ơi
+Đứng ngồi theo lệnh, 
-Mèo đuổi chuột
-Chơi chuyền
-Kéo co
-Rồng rắn lên mây
...
-Các nhóm chọn và nêu tên trò chơi
-Chơi trò chơi theo nhóm
-Hát và vỗ tay
IV. Rút kinh nghiệm :
Hướng dẫn học (T)
Đọc, viết các số có 5 chữ số
I.Mục tiêu:
-Biết đọc và viết các số có 5 chữ số trong trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
3. Củng cố - dặn dò:
Nêu BT, yêu cầu HS làm-chữa
Bài 1:
a) Thêm một đơn vị vào số 
9 999 ta được số nào? Số đó có mấy chữ số?
b) Số nhỏ nhất có năm chữ số là số nào?
c) Số 99 999 có phải là số lớn nhất có 5 chữ số không?
Bài 2:
a) Đọc các số sau:
23617; 49084; 53708; 64520; 99 000.
b) Viết các số sau:
-Mười tám nghìn hai trăm năm mươi chín.
-Bẩy mươi bẩy nghìn bẩy trăm bẩy mươi bẩy.
-Tám mươi nghìn sáu trăm linh năm.
-Sáu mươi chín nghìn.
Bài 3:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
10 000
47 356
72 804
58 909
79 999
32 634
10 001
99 999
Bài 4:
a) Viết số lớn nhất có 5 chữ số.
b) Viết số nhỏ nhất có 5 chữ số.
Bài 5:
Viết các số tự nhiên có 5 chữ số sao cho tổng các chữ số bằng 3.
Bài 6:
Tìm số có ba chữ số, biết tổng của ba chữ số bằng 26. Và khi khi viết các chữ số của số đó theo thứ tự ngược thì số đó không đổi.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc yêu cầu - Làm bài - chữa
Bài 1:
 a) Thêm một đơn vị vào số 
9 999 ta được số 10 000. Số đó có 5 chữ số.
b) Số nhỏ nhất có năm chữ số là số 10 000.
c) Số 99 999 là số lớn nhất có 5 chữ số .
Bài 2:
a)
b)
-18 259
-77 777
-80 605
-69 000
Bài 3
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
99 999
10 000
10 001
47 355
47 356
47 357
72 803
72 804
72 805
58 908
58 909
58 910
79 998
79 999
80 000
32 633
32 634
32 635
10 000
10 001
10 002
99 998
99 999
100 000
Bài 4:
a) 99 999
b) 10 000
Bài 5:
Ta có:
3 = 0 + 0 + 0 + 0 + 3
3 = 0 + 0 + 0 + 1 + 2
3 = 0 + 0 + 1 + 1 + 1
Các số tự nhiên có 5 chữ số mà tổng các chữ số bằng 3 là:
30 000, 12 000, 10 200, 10 020,
10 002.
21 000, 20 100, 20 010, 20 001.
11 100, 11 010, 11 001, 10 110,
10 101, 10 011.
Bài 6: 
Ta có: 26 = 9 + 8 + 9
Số có ba chữ số mà tổng ba chữ số bằng 26 và viết các chữ số theo thứ tự ngược lại số đó vẫn không đổi là: 989.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: 15/3/2012
Ngày giảng: 20/3/2012
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
Hướng dẫn học (T)
Các số có 5 chữ số
I.Mục tiêu:
-Nhận biết các số có 5 chữ số.
-Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 5 chữ số.
-Củng cố cách lập các số có ba chữ số.
II. Đồ dùng : 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
Bài 5:
3.Củng cố - dặn dò:
-Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm bài - chữa
Bài 1:
Viết các số:
Năm mươi bảy nghìn tám trăm mười lăm.
Chín mươi hai nghìn ba trăm linh năm.
Tám mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi hai.
Sáu mươi hai nghìn hai trăm mười bốn.
Bài 2: Điền số thích hợp vào dãy:
a) 56720, 56721, ..., ...,...,..., 56726, ...
b) 32190, 32191, ...,...,...,12195,...,...,
c) 75899, 75898,...,...,75895,...,...,...
Bài 3:
Viết số tự nhiên x, biết:
a) x = 1000 x 4 + 10 x 5 + 6
b) x = 1000 x 2 + 6
c) x = 10000 x 7 + 100 x 5 + 9
Bài 4: Từ bốn chữ số 5, 6, 8, 9. Hãy lập tất cả các số tự nhiên có ba chữ số, sao cho mỗi số có ba chữ số khác nhau.
Bài 5:
Từ ba chữ số 0, 5, 8. Hãy lập các số có ba chữ số (các chữ số trong mỗi số có thể giống nhau).
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc yêu cầu, làm bài - chữa
Bài 1:
Viết các số:
Năm mươi bảy nghìn tám trăm mười lăm: 57815
Chín mươi hai nghìn ba trăm linh năm: 92305
Tám mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi hai: 86952
Sáu mươi hai nghìn hai trăm mười bốn: 62214
Bài 2: Điền số thích hợp vào dãy:
a) 56720, 56721, 56722, 56723,56724,56725, 56726, 56727.
b) 32190, 32191, 32192,32193,32194,12195,32196,32197,
c) 75899, 75898,75897,75896,75895,75894,75893,75892
Bài 3:
Viết số tự nhiên x, biết:
a) x = 1000 x 4 + 10 x 5 + 6
x = 4056
b) x = 1000 x 2 + 6
x = 2006
c) x = 10000 x 7 + 100 x 5 + 9
x = 70509
Bài 4:
Ta lập được các số sau:
568; 569; 586; 589; 596;598
658; 659; 685; 689; 695; 698
856; 859; 865; 869; 895; 896
956; 958; 965; 968; 985; 986.
Bài 5:
Ta lập được các số sau:
500; 505; 508; 550; 555; 558; 580; 585; 588
800; 805; 808; 850; 855; 858; 880; 885; 888.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: 16/3/2012
Ngày giảng: 21/3/2012
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012
Mĩ thuật
Vẽ lọ hoa và quả
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả.
-Hoàn thiện vẽ được hình lọ hoa và quả.
-Thấy được vẻ đẹp về bố cục giữa lọ và quả.
II.Chuẩn bị:
-Chuẩn bị một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
-Bài vẽ của HS lớp trước
-Vở tập vẽ,...
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
*HĐ1: Quan sát, nhận xét
*HĐ2: Cách vẽ hình lọ và quả
*HĐ3: Thực hành
*HĐ4: Nhận xét, đánh giá
3.Dặn dò:
-GV trình bày một vài mẫu (lọ và quả), hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
-Yêu cầu HS quan sát mẫu vẽ chung của lớp hoặc mẫu vẽ riêng của nhóm được bày sao cho bố cục và đậm nhạt hợp lí.
-GV giới thiệu cách vẽ qua mẫu hoặc Đ D DH:
+Phác khung hình của lọ, của quả vừa với phần giấy vẽ.
+Phác nét tỉ lệ lọ và quả
+Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu.
+Có thể vẽ màu nh mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
-Giới thiệu với HS một vài bài vẽ lọ hoa và quả của HS các năm trước.
-Cho HS thực hành
-GV giới thiệu một số bài và gợi ý HS nhận xét về:
+Hình vẽ so với phần giấy thế nào? (to, nhỏ, vừa)
+Hình vẽ có giống mẫu không? (tỉ lệ bộ phận)
-Nhận xét tiết học
-VN sưu tầm các tranh, ảnh tĩnh vật.
-Theo dõi
-HS quan sát, nhận xét về:
+Hình dáng của các lọ hoa và quả
+Vị trí của lọ hoa và quả
+Độ đậm nhạt ở mẫu ( của lọ so với quả)
-HS theo dõi
-HS thực hành
-HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng
IV. Rút kinh nghiệm :
Hướng dẫn học (LT-C)
Ôn tập
I.Mục đích yêu cầu:
-Củng cố từ ngữ về nghệ thuật, lễ hội.
-Củng cố về biện pháp nhân hoá.
-Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
3.Củng cố - dặn dò:
-Nêu BT, yêu cầu HS làm - chữa
Bài 1:
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau:
Nhân hoá là biện pháp gán cho đông vật,...(không phải người) những tình cảm, hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở lên gần gũi, sinh động.
Bài 2:
Khoanh tròn vào chữ cái trước những từ chỉ:
A.Nơi chuyên diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật:
a. nhà hát
b. nhà chùa
c.nhà máy
d.diễn đàn
e. sân khấu
g.nhà văn hoá
B.Những hoạt động thường diễn ra trong các lễ hội:
a.dâng hương
b.ném còn
c.đánh đu
d.phẫu thuật
đ.tưởng niệm
e.đua mô tô
g.rước
h.đua ô tô
i.múa hát
Bài 3:
Xếp những từ ngữ dưới đây vào các ô thích hợp trong bảng: Kiến trúc sư, nghệ sĩ ngâm thơ, giảng viên đại học, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nghiên cứu viên, nhà biên kịch, giáo sư, nhà sử học, nhiếp ảnh gia, lập trình viên máy tính, biên đạo múa, ảo thuật gia.
Những người hoạt động khoa học
Những người hoạt động nghệ thuật
Bài 4:Đọc bài thơ sau: 
Kể cho bé nghe
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhệ con
ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích choè
Hay múa xập xoè
Là cô chim trĩ...
 Trần Đăng Khoa
Gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hoá các sự vật trong bài thơ trên.
Bài 5:
Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
a. Buổi sáng vì trời mưa mẹ và bé Lan phải đến trường băng xe buýt.
b. Tối tối mẹ thường kể chuyện cho chúng tôi nghe.
c. Ngoài đường xe cộ vẫn đi lại tấp nập bất chấp cơn mưa đang nặng hạt dần.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc yêu cầu, làm bài - chữa
Bài 1:
Nhân hoá là biện pháp gán cho động vật,thực vật, cây cối,...(không phải người) những tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở lên gần gũi, sinh động.
Bài 2:
A. Các chữ cái được khoanh: a,e,g
B.Chữ cái cần được khoanh: a, b, c, đ, g, i.
Bài 3:
Những người hoạt động khoa học
Những người hoạt động nghệ thuật
kiến trúc sư,
giảng viên đại học,
nghiên cứu viên, nhà báo, giáo sư, nhà sử học, lập trình viên máy tính
nghệ sĩ ngâm thơ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nhà biên kịch, nhiếp ảnh gia, biên đạo múa, ảo thuật gia
Bài 4
Kể cho bé nghe
Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhệ con
ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
Mồm thở ra gió
Là cái quạt hòm
Không thèm cỏ non
Là con trâu sắt
Rồng phun nước bạc
Là chiếc máy bơm
Dùng miệng nấu cơm
Là cua, là cáy
Chẳng vui cũng nhảy
Là chú cào cào
Đêm ngồi đếm sao
Là ông cóc tía
Ríu ran cành khế
Là cậu chích c ... g thang, thầm thì, dịu dàng,...
Bài 3:
a. Tôi ngửa mặt nhìn bầu trời để tận hưởng không khí trong lành của một đêm thôn dã.
b. Sáng nào em cũng dậy từ lúc năm giờ để ôn lại bài trước khi đến lớp.
c. Anh cố gắng ra miếng đòn cuối cùng thật hiểm hóc nhằm giành lại phần thắng từ tay đối phương.
d) Bố mẹ hứa sẽ tặng cu Tí một món quà đặc biệt nhân dịp Tí đạt danh hiệu học sinh giỏi để khích lệ cậu.
Bài 4:
a. Cô Ve Sầu phải leo lê tận ngọn cây xà cừ để làm gì?
b. Hai đứa bé nghèo vẫn đang ngồi bơ vơ trên chiếc chõng tre trước mảnh sân đất để làm gì?
c. Em muốn học hành chăm chỉ để làm gì?
d.Sên phải dùng trí khôn để làm gì?
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/3/2012
Ngày giảng: 29/3/2012
Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Tiếng hát bạn bè mình
I.Mục tiêu:
-Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
-Hát kết hợp với vận động phụ hoạ và tập biểu diễn bài hát.
-Biết kẻ khuông nhạc, viết đúng khoá Son.
II.Chuẩn bị:
-Nhạc cụ, máy nghe,...
III.Các hoạt động day học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
*HĐ1: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình
*HĐ2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
*HĐ3: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son
3.Củng cố - dặn dò:
-Cho cả lớp hát lại 2 lần
-Yêu cầu HS luyện theo nhóm: vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
-GV chỉ định 1-2 HS khá lên hát và vận động phụ hoạ
-GV hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ đã chuẩn bị:
+Động tác1 (câu hát 1 và 2)
Chân bước một bước sang phải đồng thời nâng hai bàn tay hướng về phía trước quay người sang phải, rồi sang trái. Sau đó lặp lại động tác trên nhưng đổi hướng.
+Động tác 2 (câu hát 3 và 4)
Hai tay giang hai bên, động tác chim vỗ cánh bay, chân nhún nhịp nhàng.
+Động tác 3 (câu hát 5 và 6):
Hai HS xoay mặt đối diện nhau, vỗ tay, nghiêng sang phải, nghiêng sang trái, chân nhún theo nhịp 2.
+Động tác 4 (Câu hát 7 và 8):
Hai HS nắm tay nhau đung đưa, rồi buông tay giơ cao và lắc bằng cổ tay.
-Yêu cầu HS trình bày hát và vận động.
-GV mời HS lên trình bày trước lớp theo nhóm 2 - 4 em hoặc cá nhân.
-Yêu cầu mỗi em kẻ hai khuông nhạc, mỗi khuông cách nhau 3 dòng (hoặc 3 ô). Trên mỗi khuông viết 5 khoá Son cách đều nhau.
-GV nhận xét
-Nhận xét tiết học
 -VN ôn bài
-Theo dõi
-HS hát cả bài 2 lần
-Hát theo nhóm
-HS thực hiện
-HS tập phụ hoạ
-HS trình bày
-HS thực hiện
-HS kẻ hai khuông nhạc và viết khoá Son
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu:
- Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
II. Đồ dùng:
GV: Phấn màu, bảng phụ
HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
- Tìm các từ, câu có phụ âm đầu 
l - n?
- HS nêu, viết bảng
a. Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l?
+ GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào?
+ HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Khi đọc uốn cong lưỡi.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n?
+GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào?
- Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n.
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
*Luyện đọc từ, cụm từ, câu
- Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n 
- Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét
- HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ
- HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đoạn văn viết về nội dung gì?
- Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt cách đọc
- Gọi HS đọc bài
- 1 HS đọc cả bài
- HSTL
- 2 HS đọc bài
b. Luyện viết
GV đưa nội dung bài tập:
Điền l hay n vào chỗ chấm:
...ằm dưới hàng me, nghe thổi sáo
...òng bay theo bướm, theo chim
Me on cong vắt ưỡi iềm
á xanh như dải lụa mềm ...ửng ...ơ.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Chữa bài – Tổng kết trò chơi.
- GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở
- 1 HS đọc
- HSTL
- 3 tổ tham gia trò chơi
- HS viết bài
Nằm dưới hàng me, nghe thổi sáo
Lòng bay theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
c. Luyện nghe, nói:
- GV hướng dẫn HS nói câu:
Chế độ nô lệ là chế độ bóc lột nông nô.
+ Hướng dẫn HS luyện nói.
+ Luyện nói câu trong nhóm 2
+ Cho HS nói trước lớp
- HS quan sát
- HS luyện nói cá nhân
- Luyện nói trong nhóm
- Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung
- VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n.
+ Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng chứa âm đầu l-n.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 25/3/2012
Ngày giảng: 30/3/2012
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2011
Thể dục
Ôn bài thể dục với hoa hoặc cờ -
 Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ. Y/c thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác. 
- Chơi trò chơi "Nhảy ô tiếp sức". Y/c biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, mỗi em 1 bông hoa để đeo ở ngón tay hoặc cờ nhỏ để cầm.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên: 100 - 200m
1 - 2'
1 - 2'
1 - 2'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
 C/S K K K K K K K K
V(GV)
2. Phần cơ bản: 
a) Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ:
+Cả lớp tập theo đội hình đồng diễn thể dục. Bài thể dục phát triển chung được thực hiện liên hoàn, cán sự điều khiển, GV giúp đỡ, sửa sai cho HS.
+Tập luyện theo tổ. Lần cuối các tổ lên biểu diễn để thi đua xem tổ nào tập đều và đẹp.
*Mỗi tổ lên thực hiện 4 - 5 động tác bất kì theo yêu cầu của GV
10- 12'
2 x 8 nhịp
1lần
1 lần
K K K K K K K K
 K K K K K K K K K K K K K K K K
.
C/S
c) Chơi trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi 
- GV điều khiển lớp chơi thử.
- Lớp chơi thật - GV điều khiển trò chơi và nhắc nhở các em chơi đảm bảo an toàn khi chơi
7 - 8'
1 lần
3. Phần kết thúc: 
- Đi lại thả lỏng hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học
- Giao bài tập về nhà: Ôn bài TD 
1- 2'
 2'
2 - 3'
 C/S > GV 
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hướng dẫn học (T)
Các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu:
-Tìm được số thích hợp theo yêu cầu trong phạm vi 100 000.
-Vận dụng vào việc giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3.Củng cố - dặn dò:
- HS TB làm BT trong VBT, HS khá giỏi làm các BT sau
-Nêu yêu cầu, hướng dẫn-yêu cầu HS làm bài
Bài 1:
Tìm chữ số thích hợp thay vào a biết:
a) 4a18 < 4129
b) a123 > 8765
Bài 2:
Viết các số có ba chữ số sao cho tích của ba chữ số bằng 6.
Bài 3:
Tìm một số tự nhiên, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó thì số đó tăng thêm 2943 đơn vị.
Bài 4: 
Tìm một số tự nhiên, biết rằng nếu viết thêm một chữ số 6 vào bên phải số đó thì nó tăng thêm 3228 đơn vị.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
-Đọc yêu cầu, làm bài - chữa
Bài 1
a) 4a18 < 4129
Thay a = 0 hoặc a = 1
b) a123 > 8765
Thay a =9
Bài 2:
Ta có: 6 = 1 x 2 x 3
Các số có ba chữ số sao cho tích ba chữ số bằng 6 là: 123, 132, 213, 231, 312, 321.
Bài 3:
Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải một số tự nhiên thì số đó tăng lên 10 lần.
Theo đề bài ta có:
Số phải tìm:
 2943
Số mới:
2943 gồm 9 phần bằng nhau, mỗi phần là số cần tìm.
Vậy số cần tìm là:
2943 : 9 = 327
 Đáp số: 327
Bài 4:
Khi viết thêm một chữ số 6 vào bên phải số cần tìm, ta đã gấp số cần tìm lên 10 lần và cộng thêm 6 đơn vị.
Số cần tìm: 
 3228
Số mới:
9 lần số cần tìm: 
3228 - 6 = 3222
Số cần tìm là: 
3222 : 9 = 358
 Đáp số: 358
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN BUOI CHIEU TUAN 27+28.doc