Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 21 năm 2008

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 21 năm 2008

TẬP ĐỌC Tiết 60

Mùa xuân đến

Sgk:17 /Tgdk: 40’

 A. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc với giọng vui tươi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

2. Biết một vài loài cây, loài chim trong bài. Hiểu nghĩa các từ: nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm

- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.

3. Yêu thiên nhiên, yêu thích cảnh đẹp của mùa xuân.

B. Đồ dùng dạy - học:

GV: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

C.Các hoạt động dạy - học:

1. Bài cũ: Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi bài Ông Mạnh thắng Thần Gió.

- GV nhận xét, ghi điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

 Hoạt động 1: Luyện đọc

Bước 1: Luyện đọc câu

- GV đọc diễn cảm bài văn - HS nghe, theo dõi sgk.

- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu - GV rút từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng.

Bước 2: Luyện đọc đoạn

- GV chia bài thành 3 đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2- 3lần)

- GV theo dõi, sửa sai.

- GV đưa bảng phụ ghi câu khó và hướng dẫn HS đọc đúng.

- HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong bài ( sgk/17)

Bước 3: Luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.

- Đại diện một vài nhóm thi đọc đoạn 1,2.

- GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.

Bước 4: Lớp đồng thanh cả bài

 

doc 16 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 21 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
( Từ 27 /1 đến 1 /2 )
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
28/1
Chào cờ
Thể dục
40
Một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
Tập đọc
60
Mùa xuân đến
Toán
99
Luyện tập
Tập Viết
20
Chữ hoa Q
 Ba
29/1
Chính tả
40
Nghe-viết: Mưa bóng mây
Toán
100
Bảng nhân 5
TLV
20
Tả ngắn về bốn mùa
Âm nhạc
20
Ôn tập bài hát: trên đường đến trường
TN-XH
20
An toàn khi đi các phương tiện giao thông
 Tư
30/1
Mĩ thuật
21
Tập nặn tạo dáng: nặn hoặc vẽ dáng người 
Đạo đức
21
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị ( tiết 1)
Toán
101
Luyện tập ( bài 4/102)
Tập đọc 
61+62
Chim sơn ca và bông cúc trắng
Năm
 31/2
Thể dục
41
Đi đường theo vạch kẻ thẳng
Kể chuyện
21
Chim sơn ca và bông cúc trắng
Toán
102
Đường gấp khúc. Độ dài đường gấp khúc
Chính tả
41
Tập chép: Chim Sơn Ca và bông cúc trắng
Sáu
1 /2
Toán
103
Luyện tập ( bài 3/ 104)
LT&C
21
Từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
Thủ công
21
Gấp, cắt, dán phong bì ( tiết 1)
SHTT
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv : ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
 7. BTVN: bài tập về nhà
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2008 
 TẬP ĐỌC Tiết 60
Mùa xuân đến
Sgk:17 /Tgdk: 40’
 A. Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc với giọng vui tươi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
2. Biết một vài loài cây, loài chim trong bài. Hiểu nghĩa các từ: nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm
- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
3. Yêu thiên nhiên, yêu thích cảnh đẹp của mùa xuân.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
C.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi bài Ông Mạnh thắng Thần Gió. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV đọc diễn cảm bài văn - HS nghe, theo dõi sgk.
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu - GV rút từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng.
Bước 2: Luyện đọc đoạn
- GV chia bài thành 3 đoạn - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2- 3lần)
- GV theo dõi, sửa sai.
- GV đưa bảng phụ ghi câu khó và hướng dẫn HS đọc đúng.
- HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong bài ( sgk/17)
Bước 3: Luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- Đại diện một vài nhóm thi đọc đoạn 1,2.
- GV cùng lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
Bước 4: Lớp đồng thanh cả bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc câu hỏi, đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt ý đúng từng câu trả lời của HS.
* Bài văn ca ngợi điều gì?
- HS suy nghĩ, phát biểu – GV chốt ý nghĩa của bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn giọng đọc – HS luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện một vài nhóm thi đọc cả bài.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 HS đọc lại bài văn.
- Bài văn giúp em hiểu gì về mùa xuân?
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:
 TOÁN Tiết 99
Luyện tập
Sgk :100/ vbt:11/Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 4 qua thực hành tính, giải bài toán.
- Bước đầu nhận biết (qua các ví dụ bằng số) tính chất giao hoán của phép nhân.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm và giải toán có lời văn.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học:
 GV: phiếu ghi bài tập. 
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- HS đọc bảng nhân 4 và TLCH.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Luyện tập
Bài 1/vbt:Tính nhẩm
- HS làm bài – GV kèm HS yếu.
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- Lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2/vbt: Tính ( theo mẫu):
- GV làm bài toán mẫu - Cả lớp theo dõi.
- HS tự làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/ vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng.
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vbt, 1 em làm phiếu bài tập. 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/ sgk: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- HS nêu kết quả đúng – HS nhận xét, sửa sai.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- Gọi HS đọc lại bảng nhân 4.
- BTVN: 3/sgk
- Tiết sau: Bảng nhân 5
D. Bổ sung: 
.
.
 TẬP VIẾT Tiết 20
Chữ hoa Q
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ :
- Viết chữ cái viết hoa Q ( theo cỡ vừa và nhỏ). 
- Biết viết câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp (theo cỡ nhỏ). Viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng qui định. 
- Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu chữ hoa Q. Phiếu viết chữ Quê, cụm từ Quê hương tươi đẹptrên dòng kẻ ô li. 
HS: Vở tập viết (vtv1), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: HS viết bảng con chữ P.
- Viết chữ Phong 
- 1 HS đọc và giải nghĩa câu: Phong cảnh hấp dẫn
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa Q
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa Q
Bước 1: GV gắn chữ mẫu Q. 
- Chữ Q cao 5 li, gồm 2 nét. Nét 1 giống chữ O, nét 2 là nét lượn ngang, giống một dấu ngã lớn.
- GV hướng dẫn cách viết chữ hoa Q – HS viết trên không.
Bước 2: GV viết lên bảng chữ Q và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi.
Bước 3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết lần lượt chữ Q ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV hướng dẫn HS viết chữ Q cỡ nhỏ - HS viết bảng con.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Quê hương tươi đẹp.
- 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: 
+ Các chữ cao 2, 5 li là: Q, g, h	+ chữ cao 2 li: p, đ 	
+ Chữ cao 1,5 li : t	+ Các chữ còn lại cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách viết 1 chữ o.
Bước 2: GV viết mẫu chữ Quê và hướng dẫn HS viết
Hoạt động 3: HS viết vở tập viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa Q
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2008
 CHÍNH TẢ (nghe-viết) Tiết 40
Mưa bóng mây
Sgk: 20/ vbt: 8 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe-viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Mưa bóng mây
- Luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần dễ lẫn: iêc/iêt.
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập /vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: bữa tiệc, cánh diều, bay bổng, cây bưởi
- HS dưới lớp viết nháp.
- Nhận xét bài trên bảng, ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
Bước 1: GV đọc bài thơ lần 1.
- 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi.
Bước 2: GV giúp HS nắm nội dung bài thơ.
- Bài thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ?
- GV yêu cầu HS viết bảng con các từ khó: thoáng, cơn mưa, ướt, khắp, nũng, 
Bước 3: GV nhắc lại cách trình bày bài thơ 
- GV đọc từng dòng thơ – HS nghe - viết bài.
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát bài.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV thu vở chấm bài – sửa bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập vbt: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
- HS tự làm bài – 1 HS lên bảng làm bài.
- GV kèm HS yếu. Lớp nhận xét, sửa bài.
chiết cành	chiếc lá
nhớ tiếc	tiết kiệm
hiểu biết	xanh biếc
3. Củng cố, dặn dò:
- Làm lại bài tập 
- Viết lại cho đúng chính tả các từ đã viết sai.
- Nhận xét tiết học. 
D. Bổ sung:.............................................................................................................
.................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 100
Bảng nhân 5
Sgk : 101/ vbt: 12/Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Lập bảng nhân 5 và học thuộc bảng nhân 5.
- Thực hành nhân 5, giải toán và đếm thêm 5. Rèn kĩ năng học thuộc bảng nhân 5.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: phiếu ghi bài tập.10 tấm bìa mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn.
 HS: Đồ dùng học toán.
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 /sgk- 100.
- GV kiểm tra bài về nhà.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Lập bảng nhân nhân 5
- GV yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn để lên bàn.
- GV kiểm tra – GV lấy 1 thẻ có 5 chấm tròn cài bảng.
- Tấm bìa có mấy chấm tròn? ( 5 chấm tròn) – 5 chấm tròn được lấy mấy lần? ( 1 lần)
- GV hình thành phép nhân đầu tiên.
- Tương tự HS thao tác trên các tấm bìa và hình thành các phép nhân còn lại và hình thành bảng nhân 5.
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 5 (theo nhóm, tổ, cá nhân)
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: Tính nhẩm:
- HS làm bài – HS nêu miệng kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2/vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng.
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập. 
Bài 3/sgk: số? 
 5
 10
 15
 20
 25
 30
 35
 40
 45
 50
*GV kèm HS yếu đếm thêm 5. 
- GV kết điểm toàn bài - Tuyên dương những em làm tốt.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- Thi đọc thuộc bảng nhân giữa các tổ. Lớp nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà học thuộc lòng bảng nhân 5.
D. Bổ sung: 
..
..
 TẬP LÀM VĂN Tiết 20
Tả ngắn về bốn mùa
Sgk:21/ vbt: 9 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc đoạn văn Xuân về, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Dựa vào gợi ý, viết được một đoạn văn đơn giản từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
- Giáo dục HS yêu thích các mùa trong năm.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ viết câu hỏi gợi ý bt ...  dụng bút chì của bạn Tâm, Nam cần nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự, nhẹ nhàng. Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi ( bài tập 2)
* Mục tiêu: HS biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ.
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV chia nhóm – nêu yêu cầu làm việc.
- GV đến giúp đỡ các nhóm yếu - Đại diện các nhóm trình bày từng tranh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Việc làm trong tranh 2, 3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ..
- Việc làm trong tranh 1 là sai vì bạn đó dù là anh nhưng muốn mượn đồ chơi của em cũng phải nói cho tử tế.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi, việc làm trong các tình huống cần đến sự giúp đỡ của người khác.
* Cách tiến hành: - 1 HS đọc yêu cầu và các câu gợi ý trong bài.
- HS đọc từng ý kiến và nêu ý tán thành ( không tán thành ) bằng cách giơ thẻ màu.
- HS giải thích lí do – HS khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt ý: ý kiến đúng: đ – ý kiến sai: a, b, c, d
* HS đọc ghi nhớ cuối bài.
Hoạt động nối tiếp:
Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ. Nhắc nhở bạn bè, anh em cùng thực hiện.
 TOÁN Tiết 101
Luyện tập
Sgk : 102/ vbt:13	/Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 5 qua thực hành tính và giải toán có lời văn.
- Nhận biết đặt điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy só đó. Rèn kĩ năng tính nhẩm với bảng nhân 5.
-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng phụ làm bài tập. 
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- HS đọc bảng nhân 5 và TLCH.
- 1 HS lên bảng làm btvn; 3/sgk
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Luyện tập.
Bài 1/vbt: Số?
- HS làm vở bài tập – GV kèm HS yếu.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Tính ( theo mẫu) 
- GV làm bài mẫu - Lớp theo dõi.
- HS tự làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập. 
- Lớp nhận xét, sửa bài. 
Bài 5/sgk: Số?
- HS nhận dãy số đã cho – GV hướng dẫn làm bài.
- HS viết tiếp số vào vbt – 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
-GV kết điểm toàn bài- Tuyên dương những em làm tốt.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
- Gọi HS đọc lại bảng nhân 5.
- BTVN: 3/sgk
- Tiết sau: Đường gấp khúc- độ dài đường gấp khúc.
D. Bổ sung: 
 TẬP ĐỌC Tiết 61+62
Chim sơn ca và bông cúc trắng
Sgk: 23/ Tgdk:80’
A.Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. 
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung bài.
- Hiểu nghĩa các từ: khôn tả, véo von, long trọng
- Đọc hiểu được điều câu chuyện muốn nói: hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn. Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời.
- Giáo dục biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn HS đọc.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS lên bảng đọc bài: Mùa xuân đến và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu:
- GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
- Đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - GV theo dõi rút từ khó, hướng dẫn HS đọc đúng.
Bước 2: Luyện đọc đoạn
- HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần) – GV theo dõi, sửa sai.
- GV đưa bảng phụ ghi câu khó lên và hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi. ( sgv/ 43)
*GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài.
- HS luyện đọc đoạn kết hợp GV giải nghĩa từ mới trong sgk/ 23
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý từng câu trả lời của HS
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc.
- HS luyện đọc trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm thi đọc trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- 1 HS đọc lại bài.
- HS nhằc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- Giáo dục HS biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên.
- Về nhà đọc lại bài và TLCH.
D. Bổ sung: 
..
..
Thứ năm ngày 31 tháng 1 năm 2008 
	Cô Lài dạy thay
Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2008 
 TOÁN Tiết 103
Luyện tập
Sgk : 104/ vbt:16	/Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.
- Rèn kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng phụ làm bài tập. 
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- GV vẽ đường gấp khúc lên bảng 
– 1 HS lên bảng đọc tên đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.
- HS dưới lớp làm nháp - Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Luyện tập.
Bài 1/vbt: Tính độ dài đường gấp khúc ( theo hình vẽ):
- HS nhìn hình vẽ - đọc tên đường gấp khúc.
- HS làm vở bài tập – GV kèm HS yếu.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: 
- HS đọc đề toán – GV vẽ hình lên bảng.
- GV hướng dẫn làm bài.
- 1 HS đọc tên đường gấp khúc.
- HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS nhằc lại nội dung bài.
- Ghi nhớ cách tính độ dài đường gấp khúc.
- Tiết sau: Luyện tập chung.
D. Bổ sung: 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 21
Từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu?
Sgk:27 / vbt:11 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Mở rộng vốn từ về chim chóc( biết sắp xếp tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ: ở đâu?
- Giáo dục HS yêu quí các loài chim.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu cho HS chơi trò chơi bt1. tranh về các loài chim.
C.Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS hỏi- đáp câu hỏi có cụm từ Khi nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/sgk: (chơi trò chơi): 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và các từ mẫu trong bài.
- GV hướng dẫn HS nắm cách chơi, luật chơi, cách tính điểm.
- GV chia nhóm 4 – HS tham gia chơi trò chơi, xếp tên con vật theo nhóm từ thích hợp.
- GV theo dõi, gợi ý thêm các nhóm yếu.
- Các nhóm trình bày kết quả của nhóm. 
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm sắp xếp đúng nhất.
*Cho HS quan sát tranh về một số loài chim có trong bài và HS nêu tên loài chim đó.
Bài tập 2/vbt: ( miệng )
- HS đọc yêu cầu bài tập – 1 HS đọc các câu hỏi trong bài.
- GV yêu cầu HS hỏi- đáp theo cặp.
- GV gọi 1 vài cặp HS hỏi - đáp trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
* GV chốt: Câu hỏi có cụm từ ở đâu dùng để đặt câu hỏi về nơi chốn.
Bài tập 3/vbt: ( miệng)
- HS đọc yêu cầu bài tập và các câu trả lời trong bài.
- GV hướng dẫn HS xác định từ ngữ trong bài để đặt câu hỏi cho đúng.
- HS hỏi- đáp theo cặp.
- Một vài cặp hỏi- đáp trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, chốt câu hỏi đúng.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà làm lại các bài tập 2, 3. Ghi nhớ kiểu câu hỏi có cụm từ: ở đâu?
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:
 ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 THỦ CÔNG Tiết 21
gấp, cắt, dán phong bì( tiết 1)
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
- Gấp, cắt, dán được phong bì.
- HS hứng thú làm phong bì để sử dụng.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu phong bì. Qui trình gấp, cắt, dán phong bì cho từng bước.
HS : Giấy màu ( đỏ và xanh, giấy màu khác), kéo, hồ dán.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: kiểm tra thiệp chúc mừng đã làm của tiết trước.
- Nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát một mẫu phong bì. Đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận xét về: Hình dáng, kích thước, cách trang trí phong bì
- GV cho HS quan sát thêm một số mẫu phong bì khác.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
- GV hướng dẫn từng bước theo qui trình:
Bước 1: Gấp phong bì
Bước 2: Dán thành phong bì.
* GV nhắc lại từng bước, kết hợp làm mẫu - Cả lớp theo dõi.
Hoạt động 3: Thực hành.
- GV tổ chức cho HS làm phong bì bằng giấy nháp.
- GV theo dõi, kèm HS yếu còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về thực hành gấp, cắt, dán phong bì thành thạo. 
- Nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học.
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 21
Tuần 21
1. Đánh giá hoạt động tuần 21
a. Nề nếp: 
 * Ưu : Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đúng giờ.
	- Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn.
Còn đi học trễ: Lê Hiếu, Hiền.
b. Vệ sinh: Quần áo gọn gàng sạch sẽ. Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
c. Học tập: Đi học chuyên cần. Có chú ý chăm chỉ học tập hơn
- Về nhà làm bài đầy đủ. Có học thuộc các bảng nhân.
* Thông báo thời gian nghỉ tết và đi học lại.
2. Phương hướng hoạt động tuần 22: 
* Khắc phục những nhược điểm tuần qua: 
a. Nề nếp:
- ổn định nề nếp sinh hoạt, học tập sau tết.
- Tiếp tục ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, tập thể dục đều các động tác. Xếp hàng ra về trật tự. Không đi học trễ.
b. Vệ sinh: 
- Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học.
- Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Mang bảng tên đầy đủ.
- Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
c. Học tập:
- Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học.
Hoạt động khác:
- Tham gia lao động đầy đủ.
- Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà.
- Thực hiện tốt mọi cam kết về an toàn trong ngày tết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc