Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 2 năm 2008

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 2 năm 2008

MỸ THUẬT Tiết 2

Xem tranh thiếu nhi

Sgk: 2 / tgdk: 35’

A. Mục tiêu:

- Học sinh làm quen với tranh của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.

- Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.

- Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh vẽ.

- Yêu thích vẽ tranh, đoàn kết với bạn bè.

B. Đồ dùng dạy –học :

GV: Tranh thiếu nhi.

C. Các hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu một số bức tranh của thiếu nhi quốc tế, một vài bức tranh của thiếu nhi Việt Nam.

Hoạt động 1: Xem tranh

* Mục tiêu: HS làm quen với tranh thiếu nhi việt Nam và thiếu nhi quốc tế.

* Cách tiến hành: GV giới thiệu tranh Đôi bạn và nêu các câu hỏi nhằm gọi ý cho HS quan sát, suy nghĩ để trả lời câu hỏi:

+ Trong tranh vẽ những gì? (tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ phần chính giữa tranh. Cảnh xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn).

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 2 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
( Từ ngày 1/9 – 5/9)
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
01/9
Tập đọc
4
Phần thưởng
Tập đọc
5
Phần thưởng 
Toán
6
Luyện tập ( bỏ cột 3/bài tập 3/tr8)
Đạo đức
 2
Học tập và sinh hoạt đúng giờ
Tư
03/9
Thể dục
3
Dàn hàng ngang, dồn hàng – trò chơi: Qua đường lội.
Kể chuyện
2
Phần thưởng
Toán
7
Số bị trừ - Số trừ - Hiệu ( bỏ c, d bài 2/tr 9)
Chính tả
3
Tập chép: Phần thưởng
Mĩ thuật 
2
Xem tranh thiếu nhi 
Năm
04/9
Tập đọc
5
Làm việc thật là vui.
Toán
8
Luyện tập ( Bỏ bài 5/tr 10)
LT & C
2
Từ ngữ về học tập. dấu chấm hỏi.
Thủ công
2
Gấp tên lửa (tiết 2)
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
 6. TLCH: Trả lời câu hỏi.
Thứ tư ngày 3 tháng 9 năm 2008 
 MỸ THUẬT 	 Tiết 2
Xem tranh thiếu nhi
Sgk: 2 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu: 
- Học sinh làm quen với tranh của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.
- Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu.
- Hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh vẽ.
- Yêu thích vẽ tranh, đoàn kết với bạn bè.
B. Đồ dùng dạy –học :
GV: Tranh thiếu nhi.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu một số bức tranh của thiếu nhi quốc tế, một vài bức tranh của thiếu nhi Việt Nam.
Hoạt động 1: Xem tranh
* Mục tiêu: HS làm quen với tranh thiếu nhi việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
* Cách tiến hành: GV giới thiệu tranh Đôi bạn và nêu các câu hỏi nhằm gọi ý cho HS quan sát, suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ những gì? (tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ phần chính giữa tranh. Cảnh xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn).
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì? ( Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách)
+ Em hãy kể những màu được sử dụng trong tranh? ( màu sắc trong tranh có màu đậm, màu nhạt( như cỏ, cây màu xanh; áo, mũ màu vàng cam,) 
* Tranh của bạn Phương Liên, HS lớp 2 Trường tiểu học Nam Thành Công là một bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập.
+ Em có thích bức tranh này không? Vì sao? 
*GV khuyến khích HS yếu trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét - bổ sung.
- GV nhận xét,sửa sai, tuyên dương.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ học tập của lớp.
- Tuyên dương một số học sinh có ý kiến phát biểu, quan sát tinh tế các bức tranh.
- Về nhà sưu tầm thêm tranh vẽ của các bạn HS để làm bộ sưu tập tranh cho riêng mình.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Quan sát lá cây trong thiên nhiên chú ý về đặc điểm, hình dáng, màu sắc, ...của lá. 
D. Bổ sung:
.......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC Tiết 2
Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 2)
Sgk:2 / tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS biết cách lựa chọn xử lí tình huống cụ thể.
- HS tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Có thói quen thực hiện giờ giấc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ bài tập 4, bài tập 5.
HS: Thẻ màu.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: GV nêu tình huống – HS xử lí tình huống.
- HS nhận xét – GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận lớp (bài tập 4)
* Mục tiêu: Tạo cơ hội để HS bày tỏ ý kiến, thái độ đúng của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Cách tiến hành: - HS đọc yêu cầu và nội dung bài tâp.
- HS nêu ý kiến bằng cách giơ thẻ màu - GV đánh dấu vào ô vuông ý kiến đúng.
- GV có thể yêu cầu HS giải thích lí do. 
- GV kết luận: Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: HS sắp xếp thời gian biểu cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện thời gian biểu của mình.
* Cách tiến hành: HS trao đổi theo nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu: Kể về thời gian biểu của mình cho bạn nghe. Nói xem đã hợp lí chưa? Em đã thực hiện như thế nào? Có làm đủ các việc đã đề ra hay chưa?
- GV đến từng nhóm nghe HS trính bày và nhận xét.
- 1 - 2 HS trình bày về thời gian biểu của mình – cả lớp nhận xét.
- GV tuyên dương HS biết sắp xếp và thực hiện thời gian biểu hợp li.
Hoạt động 3: Hành động cần làm
* Mục tiêu: HS tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
* Cách tiến hành: GV chia nhóm, nêu yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận, nêu ý kiến của nhóm mình
- Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với điều kiện của từng em.Thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp em làm việc và học tập tốt hơn, nhất là đảm bảo được sức khoẻ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc HS có thói quen đúng việc học tập, sinh hoạt đúng thời khá biểu đã lập.
- GV nhận xét tuyên dương bạn học tập tích cực.
- Tiết sau: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
D. Bổ sung: 
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 6
Luyện tập
Sgk: 8 /vbt: 8 /tgdk : 40’
A/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố nhận biết độ dài dm và mối quan hệ giữa dm, cm.
- Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo dm.
- Rèn tính cẩn thận chính xác khi học toán.
B/ Đồ dùng dạy học:
GV : Thước đo cm, bảng phụ làm bài tập.
C/Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài: 10cm = ? dm , 1dm = ? cm
- Vài HS xác định 1 dm trên thước – GV nhận xét.
- HS nhận xét bài – GV ghi điểm.
2.Bài mới: Luyện tập
Bài 1/vbt: số? 1 dm = ...cm 	10 cm = ..dm
- HS tự làm lại bài và nêu miệng – GV ghi bảng - HS nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Số? ( Yêu cầu HS làm 3 dòng đầu)
- HS làm vbt - 2 HS lên bảng làm bài - GV kèm HS yếu làm bài.
 	2 dm =20 cm 20 cm = 2 dm
 	3 dm = 30cm 30 cm = 3dm
 	5 dm = 50 cm	 50 cm = 5dm
- Cả lớp nhận xét, sửa bài. 
Bài 4/vbt: Viết cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp:
 	- HS tự liên hệ thực tế và làm bài - HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài. 
1 gang tay dài : 20 cm	Chiều dài quyển sách : 24 cm
 	Bạn HS cao : 11 dm	Cái bàn dài: 60 cm 
3.Củng cố, dặn dò: Học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Gọi HS nhắc lại 1dm = cm, 10cm = dm.
- BTVN: 3/ sgk.( bỏ cột 3)
- Tiết sau: Số bị trừ - Số trừ - Hiệu.
D. Bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Thứ hai ngày 10 tháng 8 năm 2008
 TẬP ĐỌC 	 Tiết 4- 5
Phần thưởng
Sgk: 14 /tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
- HS đọc hiểu được nội dung bài, rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc rõ ràng toàn bài. 
- HS đọc đúng từ khó: trực nhật, lặng yên, bàn tán, lặng lẽ,
- HS biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- HS hiểu nghĩa các từ: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng,Nắm được đặc điểm của Na và diễn biến câu chuyện.
- Giáo dục HS bồi dưỡng lòng nhân ái, làm nhiều việc tốt. 
B. Đồ dùng dạy – học: 
GV: Bảng phụ ghi câu, đoạn hướng dẫn hs đọc.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Tự thuật. –HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Luyện đọc : GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
Bước 1: Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần) - Gv theo dõi, sửa sai.
- Gv rút từ HS đọc sai, ghi bảng – HS luyện đọc từ khó.
- Luyện đọc câu khó: Gv đưa bảng phụ ghi câu khó đọc. Hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy.GV đọc mẫu - HS đọc – Gv theo dõi, sửa sai. 
Bước 2: Luyện đọc đoạn – GV chia đoạn bài đọc.
- Hs đọc đoạn nối tiếp (2lần) – GV theo dõi, sửa sai.
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn khó đọc. Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng ở câu dài.
- Hs luyện đọc đoạn - GV kết hợp giải nghĩa từ mới trong sgk/13.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm – thi đọc dưới các nhóm.
- Lớp nhận xét- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Bước 3: Cả lớp đồng thanh
Tiết 2
Hoạt động 2: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – HS đọc lần lượt các câu hỏi sgk và TLCH: 
Câu 1: Gọt bút chì cho bạn Lan, cho bạn Minh nửa cục tẩy, làm trực nhật cho các bạn
Câu 2: Cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. 
Câu 3: Na xứng đáng được phần thưởng. Vì bạn ấy có một tấm lòng thật đáng quý. 
Câu 4: Mẹ và các bạn của Na rất vui mừng. Tiếng vỗ tay vang dậy, đôi mắt mẹ đỏ hoe.
Câu 5: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? - HS nêu ý kiến – GV chốt ý đúng.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Giáo viên hướng dẫn cách đọc- Giáo viên đọc mẫu. 
- HS luyện đọc theo nhóm( đọc nối tiếp, đọc mời, đọc phân vai)
*GV rèn cho hs yếu đọc đúng, biết ngắt,nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài, khó đọc. 
- HS nhận xét bạn đọc – Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: - Em thấy na là một cô bé như thế nào? Chúng ta cần học tập đức tính gì của bạn Na?
 	- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.
D. BỔ SUNG:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 KỂ CHUYỆN	 Tiết 2
Phần thưởng
 Sgk: 14 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1.Rèn kĩ năng nói: 
- HS kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện Phần thưởng.
- Biết ... quan sát tranh 2, 3 trong sgk /7. Thảo luận theo câu hỏi: Cột sống của bạn nào bị cong vẹo? Tại sao?
- Hs thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm nhận xét – sửa sai.
* GV kết luận: Các em ở lứa tuổi đang lớn xương còn mềm. Nếu ngồi không ngay ngắn, bàn ghế không phù hợp, mang vác xách nặng sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
- Vậy làm thế nào để xương chúng ta phát triển khoẻ mạnh? – HS nêu ý kiến.
* GV kết: Ngồi đúng tư thế khi viết bài, không mang vác nặng...
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc nhở HS ý thức giữ gìn sức khoẻ và vận động phù hợp để xương phát triển tốt.
D. Bổ sung: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2008
 CHÍNH TẢ ( Nghe - viết) Tiết 4
Làm việc thật là vui
(từ Như mọi vật...đến hết)
Sgk: 19/vbt: / tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng đoạn cuối của bài Làm việc thật là vui.
- Giúp HS củng cố qui tắc chính tả bảng chữ. Bước đầu biết sắp xếp thứ tự tên người.
- Rèn tính cẩn thận viết chữ đẹp, rõ ràng.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ bài tập 3/sgk.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách tiếng việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: HS viết bảng con các từ: phần thưởng, đặc biệt, đề nghị,giúp đỡ..
- Cả lớp viết bảng con.
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả
Bước 1: GV đọc mẫu bài chính tả Làm việc thật là vui – cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp tìm hiểu nội dung chính của bài chính tả.
+ Câu nào trong bài chính tả có nhiều dấu phẩy nhất?
Bước 2: 
- GV hướng dẫn cách trình bày bài chính tả.
- GV đọc các từ khó: mọi vật, quét nhà, nhặt, đỡ...
- HS viết bảng con các từ ngữ khó – GV gạch chân các từ dễ lẫn lộn.
Bước 3: GV đọc bài chính tả lần 2.
- GV đọc câu, cụm từ .. HS viết bài chính tả.
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát.
Bước 4: HS đổi vở soát lỗi – GV thu 1/3 vở chấm bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1b/vbt: Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hoặc gh?
	- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
	- GV cùng lớp nhận xét, kiểm tra, ghi điểm các từ đúng:
	Gh: ghi, ghế, ghét, ghép, ghe, ghẹ, ghê..
	G: gà, gổ, gỗ, gánh, gồng.......
Bài tập 2 /vbt: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập – 1 HS đọc tên các tên trên bảng phụ.
- yêu cầu HS nhớ lại thứ tự bảng chữ cái và viết lại tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái.
- HS tự làm bài – 1 HS làm bài bảng phụ.
- HS nhận xét, sửa bài: Đồng , Hân .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách đọc tên các chữ cái.
- Về nhà rèn thêm chữ viết cho đúng chính tả và đẹp .
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TOÁN	 	Tiết 10
Luyện tập chung
Sgk:11 /vbt:12 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố về phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Củng cố về phép cộng, trừ (tên gọi các thành phần và kết quả) của từng phép tính.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bảng phụ làm bài tập.
C.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính : 39 + 25 	95 - 44
- Dưới lớp làm nháp – HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Luyện tập.
Hoạt động 1: Thực hành 
Bài 1vbt: viết theo mẫu: ( bỏ cột 3)
- GV làm bài mẫu – HS tự làm bài .
3 HS lên bảng làm bài – GV kèm HS yếu làm bài – HS nhận xét, sửa bài.
34 = 30 + 4	96 = 90 + 6	47 = 40 + 7
Bài 2/vbt: Nối ( theo mẫu): 
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập. 
*GV kèm HS yếu làm bài – HS nhận xét, sửa bài.
- GV gọi HS nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả trong phép cộng, phép trừ.
Bài 3/vbt: Đặt tính rồi tính.( bỏ cột 3, 4)
- HS tự làm bài – GV theo dõi HS yếu làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài – Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/vbt: Gọi 1 HS đọc bài toán – Gv tóm tắt.
- HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán.
-Hs làm vbt, 1 em làm phiếu bài tập – GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu làm bài.
Bài giải
Số quả quýt chị hái được là: 68 - 32=36 (quả) 
 Đáp số: 36 quả 
Bài 5/vbt: số?.( bỏ dòng 2) – HS tự làm bài - 1 HS lên bảng
 10cm = 1dm 1dm = 10 cm
3.Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả trong phép cộng, trừ.
- Tiết sau: Phép cộng có tổng bằng 10
D. Bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 	TẬP LÀM VĂN 	 Tiết 2
Chào hỏi : tự giới thiệu
Sgk: 20/ vbt: 9/tgdk: 40’
A. Mục tiêu: 
- HS biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
- HS có khả năng nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn, biết viết một bản tự thuật ngắn.
- Giáo dục HS có thái độ xưng hô lễ phép với người lớn.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: bảng phụ các câu hỏi bt1/sgk, bt 3 cho 1 HS làm bài.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng 
HS1: hỏi về bản thân bạn của mình 
HS2: đáp lại lời hỏi và (ngược lại).
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/sgk: ( làm miệng) nói lời chào của em:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc tất cả các yêu cầu của bài tập.
- GV đặt câu hỏi để HS nói được câu chào (lễ phép, lịch sự...) với mọi người.
- HS nói lời chào của mình – HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS biết nói được những câu chào lễ phép ( với cha mẹ, thầy cô) lịch sự ,thân thiện với bạn bè của mình.
* GV kết: lời chào lịch sự, lễ phép còn được biểu hiện qua hành động, nét mặt, giọng nói.. của mình. Nói sao cho người nghe thấy dễ chịu và vui vẻ.
Bài tập 2/sgk: (miệng) nhắc lại lời các bạn trong tranh:
- HS quan sát tranh sgk- trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Mỗi bạn đã tự giới thiệu về mình như thế nào? Các bạn ấy đã chào nhau như thế nào?
- HS đọc lời chào và trả lời câu hỏi.
- HS Nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của ba nhân vật trong tranh.
- GV nhận xét, chốt ý: (SGV/71)
Bài tập 3/vbt: (viết)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự viết bản tự thuật vào vbt – GV xuống lớp theo dõi, hướng dẫn HS yếu.
-1 HS làm bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc bản tự thuật của mình.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta nên có thái độ chào hỏi người lớn như thế nào là đúng?
- Em có thường chào bố mẹ và các anh chị mỗi khi đi học không?
- Nhắc nhở HS phải biết chào hỏi không chỉ người thân mà cả những người chưa quen biết.
D. Bổ sung: 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
AN TOÀN GIAO THÔNG 	Tiết 1
An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: 
- HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường; HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố.
- HS biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
- HS biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
- Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch khi đi trên đường để đảm bảo an toàn. Luôn đi về phía tay phải.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: giới thiệu an toàn và nguy hiểm.
* Mục tiêu: - HS hiểu ý nghĩa an toàn và không an toàn khi đi trên đường.
- Nhận biết các hành động an toàn và không an toàn trên đường phố.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra tình huống : Nếu em đang đứng ở sân trường, có hai bạn đang đuổi nhau chạy xô vào em, làm em bị ngã hoặc cả 2 em cùng ngã.
- Vì sao em ngã? Em thấy trò chơi của bạn chơi như thế nào? 
- HS trình bày ý kiến – GV phân tích cho HS hiểu sự nguy hiểm của trò chơi đó.
- GV nêu thêm các ví dụ khác về hành vi nguy hiểm:
+ Đá bóng dưới lòng đường; ngồi sau xe máy thả tay ; đi xe đạp hàng 2, hàng 3....hoặc chạy đuổi nhau trên đường khi đi học về...
- HS kể tình huống nguy hiểm mình đã thấy- GV nêu những hành vi an toàn và nguy hiểm cho HS rõ.
Hoạt động 2: Thảo luận phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm.
* Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố.
* Cách tiến hành: - GV chia nhóm lớp – Phát phiếu tình huống cho các nhóm.
Nhóm 1, 2: Em đang ôm quả bóng đi trên đường, quả bóng bỗng tụt khỏi tay, lăn ra giữa đường. Em có vội chạy theo nhặt bóng không? Làm thế nào em lấy được quả bóng?
Nhóm 3, 4: Em và các bạn đi học về, đến chỗ có vỉa hè rộng các bạn rủ nhau chơi đá cầu. Em có cùng chơi không? Em sẽ nói gì với các bạn?
Nhóm 5, 6: Bạn em mới mau chiếc xe đạp mới . bạn muốn chở em ra phố chơi nhưng phố rất đông xe cộ qua lại. Em có đi không? Em sẽ nói gì với bạn.
- Các nhóm đại diện trình bày – GV cùng nhóm khác nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 3: An toàn trên đường đến trường
* Mục tiêu: HS biết khi đi học , đi chơi trên đường phải đảm bảo an toàn.
* Cách tiến hành: - HS nối tiếp nhau nói về an toàn trên đường đi học.
- GV cùng lớp nhận xét. – GV kết luận : đi trên đường phải đi sát vỉa hè, luôn đi bên tay phải. Qua đường phải nhìn trước nhìn sau...
3. Củng cố, dặn dò:- Nhắc nhở HS thực hiện đúng những điều đã học để giữ an toàn cho bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc