Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 19, 20

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 19, 20

Tuần 19

Ngày soạn: 4/1/2012

Ngày giảng: 9/1/2012

Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012

Hoạt động tập thể

CHƠI TRÒ CHƠI HỌC SINH YÊU THÍCH

I Mục tiêu:

-HS biết chơi một số trò chơi dân gian hoặc trò chơi mà HS yêu thích . Chơi một cách tích cực, chủ động, an toàn.

-Vận dụng chơi trong giờ ra chơi hàng ngày.

II. Đồ dùng:

Một số đồ dùng để phục vụ trò chơi.

III Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 19, 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 19 
Ngày soạn: 4/1/2012
Ngày giảng: 9/1/2012
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
Hoạt động tập thể
Chơi trò chơi học sinh yêu thích
I Mục tiêu:
-HS biết chơi một số trò chơi dân gian hoặc trò chơi mà HS yêu thích . Chơi một cách tích cực, chủ động, an toàn.
-Vận dụng chơi trong giờ ra chơi hàng ngày.
II. Đồ dùng:
Một số đồ dùng để phục vụ trò chơi.
III Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Dạy bài mới
1.Phần mở đầu
2.Phần cơ bản
3 Phần kết thúc
-GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Yêu cầu HS kể tên một số trò chơi đã học
-Yêu cầu HS kể một số trò chơi dân gian mà em biết
* Trò chơi vận động:
-GV phân nhóm và cho HS tự chọn một trong các trò chơi trên và cho HS chơi.
-GV quan sát, nhận xét xử lí các tình huống xảy ra.
-Cho cả lớp hát và vỗ tay một bài
-Hệ thống bài
-Nhận xét giờ học.
-Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
HS kể:
+ Kết bạn
+ Tìm người chỉ huy
+ Nhanh lên bạn ơi
+Đứng ngồi theo lệnh, 
-Mèo đuổi chuột
-Chơi chuyền
-Kéo co
-Rồng rắn lên mây
...
-Các nhóm chọn và nêu tên trò chơi
-Chơi trò chơi theo nhóm
-Hát và vỗ tay
IV. Rút kinh nghiệm :
Hướng dẫn học (T)
Đọc và viết các số có bốn chữ số
I. Mục tiêu:
-Biết đọc và viết các số có 4 chữ số.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2.Hướng dẫn:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
3.Củng cố - dặn dò:
Bài 1:Đọc các số sau: 1941, 1945, 1954, 1975, 2010, 8944.
Bài 2:Viết các số :
Tám nghìn bảy trăm sáu mươi ba.
Năm nghìn chín trăm mười.
Ba nghìn chín trăm ba mươi ba.
Sáu nghìn tám trăm linh năm.
Nêu chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
Bài 3: Với 3 chữ số 1; 2; 3 hãy viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau (các chữ số không lặp lại) rồi tính tổng các số đó.
Bài 4: Với bốn chữ số 0; 1; 2; 3 hãy viết tất cả các số có bốn chữ số khác nhau (các chữ số không lặp lại) rồi tính tổng các số đó.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
Bài 1:
-HS đọc
Bài 2:
-HS làm vở
--2 HS lên bảng làm bài
Bài 3: Lần lượt đặt từng chữ số 1, 2, 3 ở hàng trăm ta được 6 số là:
123; 132; 213; 231; 312; 321.
Tổng của 6 số trên gồm có:
1 + 1 + 2 + 2 + 3 + 3 = 12 (đơn vị)
và 12 chục, và 12 trăm.
Vậy tổng đó là:
12 trăm + 12 chục + 12 đơn vị = 1200 + 120 + 12 = 1332
 Đáp số: 1332
Bài 4: Lần lượt đặt các chữ số 1, 2, 3 ở hàng nghìn ta được 18 số là:
1023
1032
1203
1230
1302
1320
2013
2031
2103
2130
2301
2310
3012
3021
3102
3120
3201
3210
Khi cộng 18 số trên ta thấy:
-ở các hàng trăm, chục, đơn vị: mỗi chữ số 1, 2, 3 xuất hiện 4 lần; chữ số 0 xuất hiện 6 lần.
-ở hàng nghìn: mỗi chữ số 1, 2, 3 đều xuất hiện 6 lần.
Vậy tổng của 18 số trên gồm:
( 1 + 2 + 3 ) x 6 = 36 (nghìn)
và (1 + 2 + 3 ) x 4 = 24 (trăm)
và 24 chục và 24 đơn vị.
Do đó tổng ấy là:
36 000 + 24 00 + 240 + 24 =
 38 664
 Đáp số: 38 664
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: 5/1/2012
Ngày giảng: 10/1/2012
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
Hoạt động tập thể
Trò chơi: Vui học Toán
I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Chơi trò chơi bằng cách giải toán nhanh.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
-GV cho HS làm theo nhóm 4. Cho các nhóm thi giải toán nhanh (Đề 21 sách các bài toán thông minh)
Bài 1 (29)
Tìm số còn thiếu
15; 35; ?; 99.
Bài 2 (29)
Điền số thích hợp
653 601
 ?
284 72
 212
138 35
 103
Bài 3 (29)
 1
Thay ? bằng số thích hợp:
 2
 ?
 6
 2
 4
 4
Bài 4 (29)
Điền các số thích hợp vào các ô trống:
 3	4	8
 3	1	4
Bài 5 ( 29)
Số đoạn thẳng có ở hình vẽ sau là:
 M N P Q
a. 3 b. 4 c. 6 d. 7
3.Củng cố - dặn dò:
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc
-Nhận xét tiết học. VN ôn bài.
Bài 1: 15 = 3 x 5
35 = 5 x 7
? = 7 x 9
99 = 9 x 11
Vậy ? = 63
Bài 2:
Số dưới bằng hiệu của hai số ở trên
Điền số: 52
Bài 3: Tích ba số trên cùng một hàng là 24
Điền số: 1
Bài 4:
 a
 b c
a = b x c
Bài 5:
Có 6 đoạn thẳng gồm: MN, NP, PQ, MP, NQ, MQ
Khoanh vào c. 6
IV. Rút kinh nghiệm :
Hướng dẫn học (T)
Phân tích và tổng hợp số
I.Mục tiêu:
-Biết làm các bài toán dạng: Phân tích và tổng hợp số số có bốn chữ số.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
3. Củng cố - dặn dò:
Bài 1: Viết (theo mẫu)
a) 3125 = 3000 + 100 + 20 + 5
2004; 3110; 1854.
b) 3000 + 10 + 5 = 3015
8000 + 6 =
9000 + 300 + 20 + 4 =
7000 + 300 =
6000 + 100 + 20 =
Bài 2: Viết các số dưới đây dưới dạng tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.
5735; 6217; 7915; 8070; 9001; abcd.
Bài 3: Với bốn chữ số 0, 1, 2, 3 hãy viết tất cả các số khác nhau có bốn chữ số đó, mỗi số chỉ viết một lần và chữ số hàng đơn vị là số 0.
Bài 4: Tìm một số có bốn chữ biết chữ số hàng đơn vị gấp hai lần chữ số hàng chục, chữ số hàng chục gấp hai lần chữ số hàng trăm, chữ số hàng trăm gấp hai lần chữ số hàng nghìn.
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
-Theo dõi
Bài 1
-HS làm vở
-2 HS lên bảng chữa
Bài 2:
5735 = 5 x 1000 + 7 x 100 + 3 x 10 + 5
6217 = 6 x 1000 + 2 x 100 + 1 x 10 + 7
7915 = 7 x 1000 + 9 x 100 + 1 x 10 + 5
8070 = 8 x 1000 + 0 x 100 + 7 x 10 + 0
9001 = 9 x 1000 + 0 x 100 + 0 x 10 + 1
abcd = a x 1000 + b x 100 + c x 10 + d
Bài 3:
Với chữ số hàng nghìn là 1, ta có các số sau: 1230, 1320.
Với chữ số hàng nghìn là 2, ta có các số sau: 2130, 2310.
Với chữ số hàng nghìn là 3, ta có các số sau: 3120, 3210.
Vậy ta có 6 số thoả mãn đề bài.
Bài 4:
Với chữ số hàng nghìn là 1 ta có số: 1248
Chữ số hàng đơn vị phải khác 0 ( nếu không ta sẽ có số 0000, vô lí)
Chữ số hàng đơn vị không thể là 2. Vậy ta có số duy nhất thoả mãn đề bài là 1248.
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: 6/1/2012
Ngày giảng: 11/1/2012
Thứ tư ngày 11 tháng 1năm 2012
Mĩ thuật
Hoàn thiện : Trang trí hình vuông
I. Mục đích yêu cầu:- Giúp HS
- Hoàn thiện về trang trí hình vuông.
- Các em cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.
II. Công việc chuẩn bị:
- GV : Bài trang trí hình vuông , một số bài trang trí đẹp của HS lớp trước.
Khăn vuông , bảng phụ
- HS : Vở tập vẽ, thước, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nội dung:
*HĐ1: Quan sát, nhận xét.
*HĐ2: Cách trang trí hình vuông.
*HĐ3: Thực hành.
*HĐ4: Nhận xét đánh giá
3. Củng cố , dặn dò:
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
- Cho HS quan sát một số hình vuông đã đợc trang trí .
- Trang trí hình vuông hoạ tiết chính nằm ở đâu, hoạ tiết phụ nằm ở đâu.
- Các hoạ tiết được vẽ như thế nào đều hay không đều. 
- Để trang trí hình vuông được nổi bật ta phải tô màu đậm nhạt thế nào ?
GV kết luận : Có rất nhiều cách trang trí hình vuông và tô màu khác nhau .
- Để vẽ trang trí hình vuông đẹp ta cần tiến hành cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu như sau.
+ Đây là một hình vuông hoạ tiết đang vẽ dở.
Bước 1: Quan sát để nhận ra hoạ tiết và cách vẽ tiếp.
Bước 2: Vẽ tiếp hoạ tiết ở giữa hình vuông trước ( Dựa vào cá đường trục vẽ cho đều )
+ Vẽ phác bằng nét chì mờ
+ Sửa cho đều 
Bớc 3: Vẽ hoạ tiết vào các góc và xung quanh để hoàn thiện bài vẽ.
+ Vẽ phác bằng nét chì mờ
+ Sửa cho đều 
Bước 4: Vẽ màu
- Chọn màu cho hoạ tiết chính 
- Tô đều không chờm ra ngoài.
- Chọn màu cho nền
+ Nếu hoạ tiết chính đậm thì chọn màu nền nhạt , hoạ tiết chính nhạt thì chọn màu nền đậm.
+ Tô dài nét đều tay
- Chọn màu cho hoạ tiết phụ 
+ Chú ý: Hoạ tiết giống nhau tô màu giống nhau
- Hướng dẫn các em vẽ hoạ tiết chính trước
- Nhìn đường trục để vẽ phác họa tiết 
- Vẽ tiếp họa tiết phụ 
- Quan sát giúp các em yếu kém 
+ Lưu ý : Khi thực hành không nên vẽ nhiều màu 
+ Họa tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt 
- Chọn một số bài vẽ đã hoàn thành và chưa hoàn thành .
- Hướng dẫn HS nhận xét.
- GV nhận xét giờ học.
- VN làm lại bài và chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
- HS để dụng cụ lên bàn.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
+ Họa tiết chính nằm ở giữa , họa tiết phụ nằm ở 4 góc và xung quanh hoạ tiết chính.
+ Đều nhau cân đối.
+ Tô màu có đậm có nhạt họa tiết đậm thì nền nhạt, họa tiết nhạt thì nền đậm.
- HS lắng nghe.
- Quan sát cách vẽ của GV và nhắc lại các bước.
* Vẽ tiếp họa tiết chính trước.
* Vẽ tiếp họa tiết phụ .
* Vẽ màu.
+ Vẽ họa tiết chính
+ Vẽ phác qua trục 
+Vẽ tiếp hoạ tiết phụ.
+ Tô màu.
+ HS nhận xét
- HS lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm :
Hướng dẫn học (LT - C)
Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời 
câu hỏi Khi nào ?
I.Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá 
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt đông dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. GTB
2.Hướng dẫn
- GV nêu BT, hướng dẫn
- Yêu cầu HS làm – chữa
Bài 1: Tìm từ ngữ nhân hoá trong các câu thơ sau và điền vào ô trống cho phù hợp:
a) Trong dãy số tự nhiên
Số không vốn tinh nghịch
Cậu ta tròn núc ních
Nhưng nghèo chẳng có gì ...
(Số không tinh nghịch - Dương Huy)
b) Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dạy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi.
Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao
Chị tre chải tóc bờ ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt qoẹt lom khom quét nhà.
(Buổi sáng sân nhà em
 - Trần Đăng Khoa)
Bài 2 :
Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
a) Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
b) Cứ hàng năm, hàng năm,
Khi giáo mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.
c) Người Tày, Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
d) Tháng năm, bầu trời giống như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng ... m, chọn nội dung đề tài
*HĐ2:Cách vẽ tranh
*HĐ3: Thực hành
*HĐ4:Nhận xét, đánh giá
3. Dặn dò:
-Cho HS quan sát tranh, ảnh và hỏi:
+Không khí của ngày Tết và lễ hội nh thế nào?
+Ngày Tết và lễ hội thường có những hoạt động nào?
+Trang trí trong ngày Tết và lễ hội có gì đẹp?
-Yêu cầu HS kể về ngày Tết và lễ hội ở quê mình.
-GV gợi ý HS chọn một nội dung về ngày tết hay lễ hội
-Giúp HS tìm thêm các hình ảnh phù hợp với mỗi hoạt động như: sân đình, quảng trường, đường làng, bờ sông, công viên hoặc đường phố...
-Có thể đặt câu hỏi cho HS tìm cách vẽ tranh:
+Vẽ về hoạt động nào?
+Trong hoạt động đó hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
+Trong tranh nên sử dụng màu như thế nào?
-Yêu cầu HS thực hành
-Theo dõi và gợi ý cho từng HS trong quá trình làm bài.
-GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài
-VN hoàn thành bài vẽ
-Tìm và xem tượng ( ở hoạ báo, ở các chùa)
-HS quan sát và trả lời:
+Không khí tưng bừng, náo nhiệt
+rước lễ, các trò chơi
+cờ, hoa, quần áo nhiều màu rực rỡ, tươi vui.
-HS kể
-Vẽ một hoạt động hoặc nhiều hoạt động
-Tươi sáng, rực rỡ
-HS thực hành: Tập vẽ tranh
-HS tìm ra các bài vẽ đẹp mà mình thích.
IV. Rút kinh nghiệm :
Hướng dẫn học (LT - C)
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấy phẩy
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
- Luyện tập về dấu phẩy.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1
Bài 2:
Bài 3:
3. Củng cố - dặn dò:
-Nêu BT, hướng dẫn, yêu cầu HS làm – chữa
Bài 1:Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với mỗi từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
a. Non nước, giang sơn, non sông, quê hương, Tổ quốc, đất nước, làng xóm.
b. Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, gìn giữ, giữ gìn.
c. Xây dựng, tôn tạo, kiến thiết, dựng xây.
d. Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.
Bài 2: Trong từ Tổ quốc, quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên.
Bài 3: ở mỗi câu dưới đây, em hãy đặt một dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu:
Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh... Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút.
Con chuồn chuồn nước- Nguyễn Thế Hội
- Nhận xét, cho điểm
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
- Đọc BT, làm bài – chữa
Bài 1: Gạch bỏ những từ sau:
a. làng xóm
b. bảo ban
c. tôn tạo
d. xanh tốt
Bài 2:Quốc dân, quốc doanh, quốc hội, quốc huy, quốc khánh, quốc lộ, quốc phòng, quốc sách, quốc tế, quốc vương,...
Bài 3: 
Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh... Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
Con chuồn chuồn nước-
 Nguyễn Thế Hội
- Nhận xét
IV. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: 14/1/2012
Ngày giảng: 19/1/2012
Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2012
Âm nhạc
Vui văn nghệ
I. Mục tiêu.
 - Học sinh thoải mái sau một ngày học căng thẳng. 
 - Rèn cho học sinh có tinh thần tự nhiên khi biểu diễn.
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
a. Hát tập thể
b. Hát cá nhân
c. Hát tốp ca
3. Củng cố – dặn dò:
- Cho cả lớp ôn lại các bài hát đã học từ đầu năm đến giờ.
 - Cho HS nhận xét.
 - Giáo viên chỉnh sửa uốn nắn tư thế biểu diễn cho HS.
 - GV nhận xét sửa sai. biểu dương cá nhân biểu diễn hay .
 - Gọi một số nhóm lên trình diễn bài hát các em yêu thích
- Nhận xét, tuyên dương nhóm biểu diễn hay.
 - Nhận xét giờ học.
 - Tuyên dương HS, nhóm hát hay.
- HS thực hiện
 - Học sinh lấy tinh thần xung phong .Sau khi em đó hát xong có quyền chỉ định bạn khác.
- HS thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm :
Hướng dẫn học
Luyện phát âm và viết đúng 
hai phụ âm đầu l - n
I. Mục đích, yêu cầu: Sau bài học tiếp tục giúp học sinh:
- Đọc và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
- Rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết đúng qua luyện đọc, luyện viết, qua cách diễn đạt và đối thoại trực tiếp.
- Giáo dục nói và viết đúng các từ ngữ có phụ âm đầu l – n.
II. Đồ dùng: -GV: Phấn màu, bảng phụ
 -HS: Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
- Tìm các từ, câu có phụ âm đầu l – n?
- HS nêu, viết bảng
a. Luyện đọc
- GV chọn 1 đoạn hoặc 1 bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt
- Đọc mẫu toàn bài
- Gọi 1 HS đọc lại bài, yêu cầu lớp quan sát và gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu l?
+ GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu l ta phải đọc như thế nào?
+ HD HS luyện đọc các tiếng có âm đầu l.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Gạch chân dưới các tiếng có âm đầu l – n
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Khi đọc uốn cong lưỡi.
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
- Yêu cầu HS tìm trong bài tập đọc những tiếng có phụ âm đầu n?
+GV ghi bảng
+ Khi đọc những tiếng có âm đầu n ta phải đọc như thế nào?
- Hướng dẫn HS luyện đọc các tiếng có âm đầu n.
- HS nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đầu lưỡi để sát chân răng của hàm răng trên
- HS đọc cá nhân, đọc theo tổ, theo nhóm.
* Lưu ý: Nếu HS đọc sai, GV cho HS dừng lại và sửa luôn. Khuyến khích cho HS nhận xét và sửa cho bạn.
*Luyện đọc từ, cụm từ, câu
- Cho HS luyện đọc các cụm từ chứa tiếng bắt đầu bằng l - n 
- Hướng dẫn HS luyện đọc nối tiếp câu.
- GV nhận xét
- HS đọc cá nhân nối tiếp, đọc theo tổ
- HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc cả bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đoạn văn tả cảnh gì?
- Vậy để làm nổi rõ nội dung của đoạn văn chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, chốt cách đọc
- Gọi HS đọc bài
- 1 HS đọc cả bài
- HSTL
- 2 HS đọc bài
b. Luyện viết
GV đưa nội dung bài tập:
Điền l hay n vào chỗ chấm:
Hôm qua còn ...ấm tấm
Chen ẫn màu ..á xanh
Sáng ..ay bừng ..ửa thắm
Rừng rực cháy trên cành.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức.
- Chữa bài – Tổng kết trò chơi.
- GV đọc cho HS viết nội dung bài tập vào vở
- 1 HS đọc
- HSTL
- 3 tổ tham gia trò chơi
- HS viết bài
c. Luyện nghe, nói:
- GV hướng dẫn HS nói câu:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
+ Hướng dẫn HS nói câu
+ Luyện nói câu trong nhóm 2
+ Cho HS nói trước lớp
- HS quan sát
- HS luyện nói cá nhân
- Luyện nói trong nhóm
- Luyện nói trước lớp, lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại nội dung
- VN: +Luyện nói, viết đúng những tiếng có phụ âm đầu l- n.
+ Tìm và sưu tầm các từ, câu, đoạn; các ví dụ... có tiếng cứa âm đầu l-n để luyện tập cho giờ sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15/1/2012
Ngày giảng: 20/1/2012
Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2012
Thể dục
Ôn Đội hình đội ngũ
I.Mục tiêu:-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi thường theo 1 - 4 hàng dọc.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
-Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”.Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
-Trên sân trường, còi, dụng cụ.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
-Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Trò chơi: Kết bạn
1 - 2'
1'
1'
1'
K K K K K K K K
K K K K K K K K
K K K K K K K K
V(GV)
2. Phần cơ bản: 
- Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, đi thường theo 1 - 4 hàng dọc
+ Các tổ tập theo khu vực phân công, cán sự tổ điều khiển, GV quan sát nhắc nhở.
+Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi thường theo 1-4 hàng dọc.Lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần và đi thường trong khoảng 15 - 20m.
*Chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn.
12 - 15'
 1(lần)
K K K K K K K
K K K K K K K
K K K K K K K
- Trò chơi: "Thỏ nhảy "
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- GV cho HS khởi động lại các khớp, ôn lại cách bật nhảy rồi mới chơi.Các tổ tiếp tục thực hiện chơi với nhau
GV quan sát nhắc nhở.
 6 - 8'
3. Phần kết thúc: 
- Đi thường theo nhịp và hát
 - GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
 2-3'
 1'
 1 '
K K K K K K K K
K K K K K K K K
K K K K K K K K
V(GV)
IV. Rút kinh nghiệm :
Hướng dẫn học (T)
So sánh các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu:
-Biết làm các bài tập về so sánh các số trong phạm vi 10 000.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1.GTB
2.Hướng dẫn
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
Bài 4:
Bài 5:
3. Củng cố - dặn dò:
Nêu BT, Hướng dẫn
Yêu cầu HS làm – chữa
Bài 1: Tìm số liến trước và số liền sau của các số sau: 
1954, 1975, 2000, 2010.
Từ đó suy ra kết luận gì?
Bài 2: (, =)
3452 ... 4000
6370... 6360
9999... 10000 
5351 ... 5251
8671... 8671
999 ... 9999
Bài 3: Từ bốn chữ số 0, 1, 2, 3, tìm các số có bốn chữ số khác nhau và có hàng đơn vị là số lớn hơn số 1230 và nhỏ hơn 2120.
Bài 4: a) Từ bốn số 4, 8, 2, 6 lập số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau.
b) Từ bốn chữ số 3, 5, 7, 9 lập số bé nhất có 4 chữ số khác nhau.
Bài 5: Tìm x biết:
a) x + 2001 = 1999 x 0
b) x.5 < 6.5
c) 6 < x < 10
-Nhận xét tiết học
-VN ôn bài
Đọc yêu cầu
Làm bài – chữa
Bài 1:
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
1953
1974
1999
2009
1954
1975
2000
2010
1955
1976
2001
2011
-Số liền trước của một số luôn kém số đã cho một đơn vị.
-Số liền sau của một số luôn lớn hơn số đã cho một đơn vị.
Bài 2: HS làm vào vở
- 2 HS lên bảng
Bài 3:
Các số đó là: 1320, 2130
Bài 4
a) Số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau là: 8642
b) Số bé nhất có bốn chữ số khác nhau là:
3579
Bài 5:
a) x - 2001 = 1999 x 0
 x - 2001 = 0
 x = 2001
b) x . 5 < 6 . 5
 x < 6
c) 6 < x < 10 vậy x = 7; 8; 9.
IV. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN BUOI CHIEU TUAN 19 + 20.doc