Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 12 năm 2011

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 12 năm 2011

Tuần 1

Ngày giảng : Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011

TOÁN

HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG VỞ BAI TẬP TOÁN

A.Mục tiêu

- Giúp HS nhận biết được vở bài tập toán .

- Bước đầu biết cách sử dụng vở bài tập toán .

B. Đồ dùng dạy học

- Vở bài tập toán .

C.Các hoạt động dạy – học

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 12 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2011 
Tuần 1
Ngày giảng : Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011
Toán
Hướng dẫn học sinh sử dụng vở bai tập toán
A.Mục tiêu 
- Giúp HS nhận biết được vở bài tập toán .
- Bước đầu biết cách sử dụng vở bài tập toán .
B. Đồ dùng dạy học 
- Vở bài tập toán .
C.Các hoạt động dạy – học 
Giáo viên
Học sinh
I. Tổ chức : Kiểm tra sĩ số .
II. Kiểm tra :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
III. Bài mới : 
Giới thiệu- ghi bảng .
1.Hướng dẫn HS sử dụng vở BT toán 
- GV cho HS quan sát vở BT toán 
- Giới thiệu về vở BT : vở bt toán là loại vở đã được in sẵn các bài tập , các hình ảnh phù hợp với bài tập . Khi học chỉ cần điềnkết quả hoặc tô màu vào bài rất thuận tiện trong khi sử dụng .
2.Trò chơi: Nhận biết và chọn vở đúng .
GV nêu yêu cầu :
GV để một số vở bài tập khác lẫn cùngvở BT toán .
- HD hs cách nhận biết và chon ra được vở BT toán .
- GV chia nhóm .
- GV cùng HS nhận xét .
IV.Củng cố dặn dò 
Nhận xét chung giờ học .
Chuẩn bị bài : Nhiều hơn , ít hơn .
- Lớp trưởng báo cáo 
- HS quan sát .
- HS chơi theo nhóm .
........................................................................
Tiếng việt
Giới thiệu cách sử dụng sách ,vở
và dụng cụ học tập môn tiếng việt
A.Mục đích – yêu cầu 
- Giúp HS nhận biết những việc cần phải làm trong các tiết học Tiếng Viêt tập 1.
- Bước đầu biết cách sử dụng sách ,vở dụng cụ học tập môn Tiếng Việt .
- Giáo dục ý thức học tập tốt .
B. Đồ dùng dạy học 
- Vở bài tập Tiếng Việt , SGK Tiếng Việt .
- Bộ đồ dùng .
C.Các hoạt động dạy – học 
Giáo viên
Học sinh
I. Tổ chức 
II. Kiểm tra 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
III. Bài mới 
Giới thiệu- ghi bảng .
1.Hướng dẫn HS sử dụng sách Tiếng Việt 1
GV cho học sinh quan sát sách Tiếng Việt 1
- Gới thiệu về sách .
- HD thực hành gấp , mở sách cách giữ gìn sách .
2. Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Tiếng Việt ở lớp 1.
- Hình có bé ngồi trước quyển sách : Tập đọc .
- Hình có bé cầm bút : Tập viết .
- Hình có một bé trai và một bé gái: Luyện nói .
- Hình bé giơ 1 ngón tay : Kể chuyện .
3. Giới thiệu bộ đồ dùng và cách sử dụng đồ dùng học tập .
a. Bộ đồ dùng 
- GV giơ từng đồ dùng và nêu tên gọi của từng đồ dùng . 
b. Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản .
- GV nêu VD và hướng dẫn .
c. Vở bài tập Tiếng Việt :
- GV giới thiệu vở .
Các dạng bài tập : Nối từ ngữ ;Điền chữ ; Viết chữ .
IV.Củng cố dặn dò 
-Trò chơi xếp đồ dùng .
- GV chia lớp thành 4 nhóm thi xếp nhanh đúng .
- GV bao quát hướng dẫn .
- Nhận xét chung giờ học .
- Chuẩn bị bài : Các nét cơ bản .
- Lớp hát .
- HS quan sát nhận xét .
- HS thực hành .
- HS lấy và mở hộp đồ dùng làm theo GV và nêu tên gọi .
HS thực hành 
- HS thực theo nhóm .
*******************************************************************
Ngày soạn 26/8/2011
Ngày giảng : Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Toán
Tiết học đầu tiên
A- Mục tiêu
 - Tạo không khí vui vẻ trong lớp.
 - Học sinh tự giới thiệu về mình.
 - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong 
 giờ toán.
B- Đồ dùng dạy học
 - Sách toán 1
 - Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của HS
C- Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
I- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
 - Bài tập sách vở và đồ dùng của HS
- GV kiểm tra và nhận xét chung
III- Bài mới
 - Giới thiệu bài (ghi bảng)
1. HD học sinh sử dụng sách toán 1
 a. Cho HS mở sách toán 1
 b.HD học sinh mở sách đến trang có tiết học đầu tiên.
c. Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1
- Từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên
- Sau tiết học đầu tiên mỗi tiết học có 1 phiếu, tên của bài học đặt ở đầu trang 
(Cho học sinh xem phần bài học)
- Cho HS thực hành gấp sách, mở sách và hướng dẫn cách giữ gìn sách.
2.HD học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1
- Cho HS mở sách toán 1 đến bài "Tiết học đầu tiên" và cho HS thảo luận:
+ Trong tiết học toán lớp 1 thường có những hoạt động nào? 
 Sử dụng những đồ dùng nào ?
- GV tổng kết theo nội dung từng ảnh.
ảnh 1:Khi học sinh làm việc với que tính , các hình bằng bìa, bằng gỗ để học số .
ảnh 2:Đo độ dài bằng thước .
ảnh 3:Có học sinh làm việc chung trong cả lớp 
ảnh 4:Có khi phải học nhóm để trao đổi ý kiến với bạn khác .
3- Giới thiệu bộ đồ dùng học toán cuả HS.
- Y/c HS lấy bộ đồ dùng học toán ra 
- GV lấy từng đồ dùng trong bộ đề dùng giơ lên và nêu tên gọi
- GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu học sinh lấy
- Giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó để làm gì.
- HD HS cách mở, cất và bảo quản hộp đồ dùng
IV- Củng cố - Dặn dò
- Trò chơi: Thi cách lấy và cất đồ dùng 
ờ Chuẩn bị cho tiết học sau.
-HS hát.
- HS lấy sách vở và đồ dùng học toán cho GV kiểm tra
- HS lấy sách toán ra quan sát .
- HS chú ý
- HS thực hành gấp, mở sách
- HS quan sát và thảo luận.
- HS chú ý nghe
- Một số HS nhắc lại
- HS làm theo yêu cầu của GV
- HS theo dõi
- HS nghe và lấy đồ dùng theo yêu cầu
.......................................................................
Tiếng việt
Ôn các nét cơ bản 
A.Mục đích yêu cầu 
- Giúp HS nắm được cách đọc viết các nét cơ bản. 
- HS biết từ các nét cơ bản đó hình thành cách viết chữ .
- Giáo dục ý thức học tập tốt .
B. Đồ dùng dạy học 
- Bảng các nét cơ bản .
C.Các hoạt động dạy – học 
Giáo viên 
Học sinh
I. Kiểm tra 
II.Bài mới 
Giới thiệu - ghi bảng
1. Ôn các nét cơ bản 
- GV treo bảng cấc nét cơ bản .
- GV nhận xét sửa sai cho HS .
2. Hướng dẫn viết .
- GV nêu quy trình viết từng nét cơ bản .
+ Các nét cao 1 đơn vị là: nét ngang , nét sổ ,nét xiên, nét móc xuôi, nét móc ngược , nét móc hai đầu , nét cong hở, nét cong kín 
+ Các nét cao 2.5 đơn vị là : nét khuyết trên , nét khuyết dưới .
- GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết 
- GV nhận xét sửa sai cho HS .
III. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chung giờ học .
- Luyện viết ở nhà .
HS quan sát .
HS đọc tên của các nét :cá nhân,dãy, bàn , lớp
- HS quan sát và lắng nghe 
- HS viết bảng con.
- 3 HS lên viết trên bảng lớp .
- HS đọc lại các nét cơ bản 
.........................................................................
Thủ công
Giới thiệu một số loại giấy, bìa
và dụng cụ học thủ công
A-Mục tiêu
- Biết một số loại giấy, bìavà dụng cụ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công.
- Học sinh yêu thích môn học.
B- Đồ dùng dạy học
- Các loại giấy màu, bìa, kéo, hồ dán, thước kẻ.
C.Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
I-Kiểm tra
- Yêu cầu học sinh để đồ dùng lên bàn để GVkiểm tra.
-HS lấy sách vở đồ dùng để lên bàn
II- Dạy học bài mới
Giới thiệu- ghi bảng
1. Giới thiệu giấy, bìa
+ Giơ tờ giấy cho HS quan sát và nói" đây là tờ giấy"
- HS quan sát mẫu
+ Giơ tiếp cho HS xem một số loại giấy màu, mặt sau có kẻ ô li.
+ Giấy này có dùng để viết không ?
 + Vậy dùng để làm gì ?
- Dùng để xé, dán, cắt hoa
+ Giơ cho HS xem một số tấm bìa và nói:" Đây là bìa"
+ Bìa cứng hay mềm ?
+ Bìa dùng để làm gì ?
- HS sờ vào tờ bìa và trả lời
- Để làm tờ bìa ở ngoài các quyển sách và dùng bọc bên ngoài vở...
GV nói: Giấy và bìa đều được làm từ tre nứa.
 + Giấy và bìa có gì giống và khác nhau
- Giống nhau: Đều làm bằng tre, nứa
- Khác nhau: Bìa dày có nhiều màu, dùng để bọc
+ Giấy mỏng dùng để viết
- Cho HS xem quyển sách Tiếng Việt
- HS xem để phân biệt được phần bìa và phần giấy
2- Giới thiệu dụng cụ học thủ công
- GV giới thiệu lần lượt từng loại đồ dùng sau đó nêu tên và công dụng
 HS chú ý nghe
+ Thước kẻ: làm bằng gỗ hoặc nhựa dùng để đo chiều dài, kẻ.
+ Bút chì: Dùng để kẻ đường thẳng
+ Kéo: Dùng để cắt giấy, bìa
+ Hồ dán: Dùng để dán sản phẩm...
- Cho HS nêu lại công dụng của từng loại
- Một số HS nêu
3- Thực hành
- GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu HS lấy 
đúng
- GV giơ từng đồ dùng và yêu cầu HS nêu tên gọi
- GV theo dõi, nhận xét
III- Củng cố - dặn dò
 + Hôm nay chúng ta học bài gì ?
 + Qua bài em nắm được điều gì ?
*Chúng ta phải biết tiêt kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành.Tái sử dụng các loại báo, lịch cũ...để dùng trong các bài học thủ công.
ờ Chuẩn bị cho bài 2.
- HS thực hành theo yêu cầu
- 2 HS nêu
- Phân biệt giữa giấy và bìa.Biết tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành..
*****************************************************************
Ngày soạn : 27/8/2011 
Ngày giảng : Thứ tư ngày 31 tháng 8năm 2011
toán
Bài 1 : nhiều hơn - ít hơn (vbt)
A.Mục tiêu 
- Giúp HS nắm chắc cách so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật .
- Sử dụng từ “ nhiều hơn ”. “ ít hơn ” thành thạo .
- Giáo dục ý thức học tập tốt .
B. Đồ dùng dạy học 
 - Vở bài tập toán .
C.Các hoạt động dạy – học 
Giáo viên
Học sinh
I. Tổ chức 
II. Kiểm tra 
III. Bài mới 
Giới thiệu - ghi bảng
1. Luyện tập nhiều hơn , ít hơn 
Bài 1: Nối( theo mẫu)
-Hướng dẫn HS cách quan sát tranh và nối.
- GV bao quát lớp.
- GV nhận xét bổ xung .
- Hình 1 : Số chuồng ít hơn số chim . Số chim nhiều hơn số chuồng .
Hình 2 : Số bút ít hơn số vở . Số vở nhiều hơn số bút.
Hình 3 : Số bướm nhiều hơn số hoa . Số hoa ít hơn số bướm .
Bài 2: Tô màu
- Tô màu vào hình nhiều hơn
- GV nhận xét .
Bài 3: Tô màu
-Tô màu vào hình ít hơn
IV. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chung giờ học .
- Tự so sánh một số đồ vật .
- Chuẩn bị bài hình vuông, hình tròn
- Lớp hát .
- HS thực hành nối.
- HS nêu kết quả
- HS thực hành tô màu
- HS thực hành tô màu
.........................................................................
	tiếng việt
Bài 1: e (VBT)
A.Mục đích , yêu cầu 
- Giúp HS biết đọc , viết đúng âm ( chữ e).
- Nắm chắc quy trình viết , phát âm chính xác .
- Phát triển thêm tiếng từ mới có chữ e.
B. Đồ dùng dạy học 
 - VBT, SGK .
C.Các hoạt động dạy – học 
Giáo viên
Học sinh
I.Tổ chức 
II. Kiểm tra 
- Đọc các nét cơ bản
III. Bài mới 
Giới thiệu – ghi bảng 
1.Luyện đọc e
- Cho HS quan sát tranh VBT.
- Nhận biết âm e trong các sự vật , đồ vật .
- GV ghi bảng các tiếng chưa âm e.
tre bé
- HD HS đánh dấu dưới tranh có chữ e .
2.Luyện viết chữ e
- GV cho HS quan sát chữ e trong vở bài tập.
- GV nêu yêu cầu .
- GV bao quát lớp .
IV. Củng cố dặn dò 
- Tìm tiếng mới ngoài bài học.
- Đọc bài SGK.
- Nhận xét chung giờ học .
- Chuẩn bị bài b.
- Lớp hát .
- 2 HS.
- HS quan s ...  đồ vật có hình tam giác ở lớp, ở nhà...
- Nhận xét chung giờ học
ờ Rèn luyện kỹ năng xếp hình
- HS nêu
- HS tìm và nêu theo yêu cầu
...................................................................
	TIếNG VIệT
 Bài 4: dấu ? .
A.Mục đích , yêu cầu 
- Giúp HS biết đọc nhanh đúng các tiếng có dấu thanh ?.
- Rèn kỹ năng đọc , viết cho HS .
- Giáo dục ý thức học tập tốt .
B. Đồ dùng dạy học 
 - VBT .
C.Các hoạt động dạy – học 
Giáo viên
Học sinh
I.Tổ chức 
II. Kiểm tra 
- Kết hợp trong bài .
III. Bài mới 
Giới thiệu – ghi bài 
1.Luyện đọc 
- GV ghi bảng .
be bẻ bẹ
- HD cách đọc .
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
a. Đánh dấu dưới hình đúng
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh
+ Tranh vẽ những gì?
+ Tiếng nào có dấu hỏi, dấu nặng ?
- HD học sinh đánh dấu vào ô trống dưới hình vẽ.
2.Luyện viết 
a.Viết bảng con 
- GV đọc các tiếng : bẻ , bẹ .
- GV nhận xét sửa sai.
b.Viết bài vào vở 
- HD học sinh quan sát ghi bài trong vở bài tập .
- HS nêu yêu cầu .
- Tô chữ theo mẫu cho trước .
- GV bao quát lớp .
3. Luyện đọc SGK
IV. Củng cố dặn dò 
- Tìm tiếng có dấu ?, dấu nặng .
- Nhận xét chung giờ học .
- Chuẩn bị bài 5.
- Lớp hát .
- HS đọc đồng thanh , cá nhân , nhóm ,lớp .
- Buồng chuối, con thỏ,con gà, con khỉ; quả thị,chim bồ câu,con quạ, chim cánh cụt.
- HS nêu kết quả.
HS viết bảng con.
- HS tô chữ .
- HS đọc đồng thanh , cá nhân .
- chỉ, cọ...
*******************************************************************
Ngày soạn :31/8/2011
Ngày giảng Thứ tư ngày 07 tháng 9 năm 2011(Học bài thứ ba)
Toán
Bài 4: Luyện tập
A.Mục tiêu 
HS nhận dạng được các hình và tô màu .
Biết chon và ghép hình .
B. Đồ dùng dạy – học
 Vở BT
C.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Tổ chức 
 II.Kiểm tra
III. Bài mới 
Giới thiệu ghi bài
1- Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 :Tô màu .
GV hướng dẫn các hình cùng dạng tô cùng một màu .
Bài 2 : Tô màu
- HD HS quan sát hình
+ Có những hình gì?
Bài 3: vễ các hình tròn, hình vuôg, hình tam giác còn thiếu trong bảng
- GV hướng dẫn HS
IV.Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ .
- Chuẩn bị bài 5 ( VBT)
- Lớp hát 
- HS tô màu vào vở bài tập .
- Hình con cá,ô tô, ngôi nhà, bông hoa.
- HS chọn màu để tô cho phù hợp với hình vẽ
- HS thực hành vẽ
..
Tiếng việt
Bài 5: \ ~
A.Mục đích , yêu cầu 
- Giúp HS nắm được các chữ có ghi dấu thanh và đọc đúng .
- Nắm chắc quy trình viết .
- Giáo dục ý thức luyện đọc viết thường xuyên.
B. Đồ dùng dạy học 
 - VBT .
C.Các hoạt động dạy – học 
Giáo viên
Học sinh
 I. Kiểm tra 
- Đọc bài 4 SGK
II. Bài mới 
Giới thiệu – ghi bài 
1.Luyện đọc 
a. Đánh dấu dưới hình đúng
- HD hs quan sát tranh VBT.
+ Tranh vẽ con gì?
+ Tranh vẽ cái gì?
+ Cái gì trong tranh?
- GV đọc : cò,cờ, giã
+ Các tiếng trên đều có thanh gì?
+Tìm tiếng có dấu \ ~ ?
- HD HS đánh dấu với tranh thích hợp. 
2.Luyện viết 
- HD HS tô chữ theo mẫu : bè , vẽ
GV bao quát lớp .
III. Củng cố dặn dò 
- Đọc bài SGK.
- Nhận xét chung giờ học .
- Chuẩn bị bài 6.
- 3 HS.
- Con cò, nhím
- Lá cờ, cây cọ
- Bè
- HS đọc theo .
- dấu huyền , dấu ~.
- HS đọc : \ ~ 
- HS thi tìm .
- HS thực hành 
- HS tô theo mẫu trong VBT.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp
........................................................................
Thủ công
xé, dán hình chữ nhật 
A- Mục tiêu
- HS biết cách xé,dán hình chữ nhật.
- Xé, dán dược hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa.
- Hình dán có thể chưa phẳng. 
B- Chuẩn bị
GV: - Bài mẫu về xé, dán hình nhật
- 2 tờ giấy mầu khác nhau. 
- Giấy trắng làm nền
- Hồ dán, khăn lau tay.
HS: - Giấy mầu, giấy nháp có kẻ ô
- Hồ dán, bút chì.
- Vở thủ công, khăn lau tay
C- Các hoạt động dạy – học
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS lấy đồ dùng cho GV kiểm tra
- Nêu nhận xét sau kiểm tra
II- Dạy - học bài mới
1- Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu
- Cho HS xem bài mẫu
+ Xung quanh em có những đồ vật nào có dạng hình chữ nhật 
- Nhắc HS nhớ đặc điểm của các hình đó và tập xét.
2- Hướng dẫn thao tác mẫu
- Theo quy trình gấp lên bảng và hướng dẫn
quy trình.
- Hướng dẫn chậm từng thao tác.
a- Vẽ và xé hình chữ nhật
- HS quan sát
- Dạng hình vuông bảng, bàn.....
- HS chú ý quan sát các thao tác mẫ
- Lật mặt có kẻ ô, đếm và đánh dấu, Vẽ một hình chữ nhật tuỳ ý .
- Làm thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật
(dùng ngón cái và ngón trỏ để dọc theo cạnh 
của hình, cứ thao tác như vậy để xé các cạnh của hình)
- Sau khi xé xong, lật mặt sau ta có hình chữ nhật
- HS theo dõi
b- Dán hình chữ nhật
- Lấy hồ dùng ngón trỏ di đều trên các cạnh.
- Ướm và đặt hình vào vị trí cho cân đối trước khi dán .
3.Thực hành 
- Yêu cầu HS đặt giấy mầu lên bàn, lật mặt kẻ ô và đánh dấu.
- Nối các điểm đánh dấu lại ta có hình chữ nhật
- Làm thao tác xé các cạnh để có hình chữ nhật
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm
- HS thực hành xé ,dán .
III- Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét chung tiết học
- Đánh giá sản phẩm
ờ - chuẩn bị giấy màu, bút chì
 hồ dán cho bài học sau
*******************************************************************
Ngày soạn : 01/9/2011
Ngày giảng : Thứ năm ngày 08 tháng 9 năm 2011 (Học bài thứ tư)
Toán
Bài 5: CáC Số 1,2,3 (VBT)
A.Mục tiêu 
 Giúp HS củng cố về: 
HS nhận biết số lượng 1,2,3. .
Đọc viết các số trong phạm vi 3.
B.Đồ dùng dạy – học
 Vở BT
C.Các hoạt động dạy- học
Giáo viên
Học sinh
 I.Kiểm tra
- Kết hợp trong bài.
II. Bài mới 
Giới thiệu- ghi bài
1.Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: Viết số. 
GV hướng dẫn HS viết các số 1,2,3 theo mẫu .
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống
HD quan sát tranh .
+ mấy quả cam ?
+ mấy con mèo ?
+ mấy con gà ?
+ Có mấy bông hoa ?
+ mấy ô tô?
+ mấy quả bóng ?
-HD điền vào ô trống .
- Các số cần điền là : 1,3,2,2,1,3.
Bài 3. Đếm và viết số thích hợp vào ô trống
- GV nhận xét bổ xung .
 III.Củng cố dặn dò 
- Đếm 1,2,3 và ngược lại .
- Nhận xét giờ .
- Chuẩn bị bài 6 ( VBT)
- HS viết số vở bài tập .
- Một quả cam
- Ba con mèo
- Hai con gà
-Hai bông hoa.
- Một ôtô
- Ba quả bóng
- HS thực hành điền số .
- HS làm bài và nêu Kquả
 1,2,3
3,2,1
- 3- 4 hs.
..................................................................
Tiếng việt 
 Bài 6 : bè , bẹ , bé (VBT)
A.Mục đích – yêu cầu 
- HS nắm được các chữ có ghi dấu thanh và đọc đúng .
- Nắm chắc quy trình viết chữ .
- GD ý thức luyện đọc , viết thường xuyên .
B.Đồ dùng dạy – học
 Vở BT
C.Các hoạt động dạy- học
Giáo viên
Học sinh
I.Tổ chức 
II.Kiểm tra
- Đọc bài 5 SGK .
III. Bài mới 
Giới thiệu- ghi bài
1.Luyện đọc 
a. Nối chữ với hình
- HD hs quan sát tranh bài 6 VBT.
+ Tranh vẽ gì ?
GV ghi bảng :
 bè bẹ bé 
- HD nối tiếng với tranh thích hợp .
- GV ghi bảng :
 be bè bé
 bẻ bẽ bẹ
- GV nhận xét .
2. Luyện viết 
- GV đọc .
- GV bao quát lớp 
 IV.Củng cố dặn dò 
- Đọc bài SGK .
- Nhận xét giờ 
- Chuẩn bị bài 7.
- Lớp hát 
- Cái bẹ , cái bè, em bé.
- Bẻ ngô
- HS đọc .
- HS đọc : nhóm , lớp , cá nhân.
HS viết bảng .
HS tô mẫu VBT .
- HS đọc cá nhân, nhóm lớp.
......................................................................
Tự nhiên xã hội
 Chúng ta đang lớn 
A- Mục tiêu
- Nhận ra sự thay đỏi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết của bản thân.
- Có ý thức tự giác trong việc ăn uống để cơ thể khoẻ mạnh và mau lớn
B- Chuẩn bị
- Sử dụng tranh trong SGK.
C- Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ
+ Nêu các bộ phận bên ngoài của cơ thể ?
- 1 vài em trả lời
II- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
Hoạt động 1: Quan sát tranh
* Mục tiêu: Biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết
* Cách tiến hành:
B1: Cho HS quan sát hoạt động của em bé trong từng hình, hoạt động của hai em ở hình dưới .
B2: Kiểm tra kết quả hoạt động 
- Gọi HS nói về hoạt động của từng em trong từng hình.
+ Từ lúc nằm ngửa đến lúc biết đi thể hiện điều gì ?
- GV chỉ hình 2 hỏi tiếp
+ hai bạn nhỏ trong hình muốn biết điều gì ?
- GV chỉ và hỏi tiếp.
- HS làm việc theo cặp cùng quan sát và trao đổi với nhau những gì mình quan sát được.
- HS hoạt động theo lớp, một em nói những em khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thiếu sót
- Thể hiện em bé đang lớn
- Các bạn muốn biết chiều cao và 
cân nặng của mình.
+ Các bạn còn muốn biết điều gì nữa ?
- Muốn biết đếm
* Kết luận: Trẻ em sau khi ra ngoài đời sẽ lớn lên hàng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao... về sự hiểu như biết nói, biết đọc... các em cũng vậy mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn học được nhiều điều hơn.
Hoạt động 2: Thực hành đo
* Mục tiêu: XĐ được sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp và thấy được sự lớn lên của mỗi người là không giống nhau
- HS nghe và ghi nhớ
* Cách tiến hành
Bước 1:
- Chia HS thành 3 nhóm và HD các em cách
đo
- HS chia nhóm và thực hành đo trong nhóm
Bước 2: KT kết quả hoạt động
- Cả lớp quan sát, cho đánh giá kết quả đo đúng chưa
- GV mời một số nhóm lên bảng, Y/c 1 em 
trong nhóm nói rõ bạn nào béo nhất, gầy nhất.
+ Cơ thể chúng ta lớn lên có giống nhau không?
+ Điều đó có gì đáng lo chưa ?
* Kết luận:
Sự lớn lên của các em là không giống nhau, các em cần chú ý ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, không ốm đau thì sẽ chóng lớn, mạnh khoẻ.
Hoạt động 3: Làm thế nào để khoẻ mạnh
* Mục tiêu: HS biết làm một số việc để cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh.
+ Cách làm:
- GV nêu vấn đề: "Để có một cơ thể khoẻ mạnh mau lớn hàng ngày các em cần làm gì ?"
- Không giống nhau
- HS nêu thắc mắc của mình.
- HS nối tiếp nhau trình bày những việc nên làm để có cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh
- Mỗi HS chỉ cần nói một việc: Chẳng hạn để có cơ thể khoẻ mạnh hàng ngày em cần tập thể dục, giữ vệ sinh thân thể.
Sạch sẽ, ăn uống điều độ, học hành chăm chỉ...
- GV tuyên dương những em có ý tốt
IV- Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét chung giờ học .
- Làm bài tập trong VBT.
- Mỗi HS chỉ cần nói một việc: Chẳng hạn để có cơ thể khoẻ mạnh hàng ngày em cần tập thể dục, giữ vệ sinh thân thể.
Sạch sẽ, ăn uống điều độ, học hành chăm chỉ...
*******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi chieu 1-12.2011-2012.doc