Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 11 năm 2007

Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 11 năm 2007

 KỂ CHUYỆN Tiết 11

 Bà cháu

Sgk: 87 / Tgdk: 40’

A. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đọan và toàn bộ nội dung câu chuyện.

- Kể chuyện tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn.

3. Giáo dục HS biết kính trọng, yêu thương và chăm sóc ông bà.

B. Đồ dùng dạy – học:

C. Các hoạt động dạy - học :

1.Bài cũ:

- 1, 2HS kể lại từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 13 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học khối 2 - Tuần 11 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
( Từ 15 /11 đến 21 /11 )
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Năm
15/11
Mỹ thuật
11
Vẽ trang trí, vẽ họa tiết vào đường diềm
Đạo đức
11
Thực hành kĩ năng giữa học kì I
Toán
51
Luyện tập (Cột 3 bài 2, bài 5/tr 51)
Tập đọc
31
Bà cháu
Tập đọc
32
 Sáu
16/11
Thể dục
21
Ôn tập bài thể dục phát triển chung - trò chơi: bỏ khăn
Kể chuyện
11
Bà cháu
Toán
52
12 trừ đi một số 12-8
Chính tả
21
Tập chép: bà cháu
SHTT
11
Hai
19/11
Chào cờ
Toán
53
32-8 ( bài 1 hàng dưới/ tr 53)
LT& Câu
11
Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà
Thủ công
11
Ôn tập chương I: Kĩ thuật gấp hình
 GDNK 1 Em đi khám răng định kì
Ba
20/11
Nghĩ lễ 20/11
Tư
21/11
Thể dục
22
Ôn tập bài thể dục phát triển chung - trò chơi: bỏ khăn
Tập đọc
33
Cây xoài của ông em
Toán
54
52 - 28 
Tập viết
11
Chữ hoa I
TN-XH
11
Gia đình
Qui ước viết tắt trong giáo án:
HS : Học sinh
GV : Giáo viên
sgk : Sách giáo khoa
sgv ( SGV): sách giáo viên
vbt : Vở bài tập
TLCH: Trả lời câu hỏi.
7. BTVN: Bài tập về nhà
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007
 KỂ CHUYỆN Tiết 11
 Bà cháu 
Sgk: 87 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đọan và toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Kể chuyện tự nhiên, bước đầu biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn.
3. Giáo dục HS biết kính trọng, yêu thương và chăm sóc ông bà.
B. Đồ dùng dạy – học:
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: 
- 1, 2HS kể lại từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà và nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
Bước 1: Kể từng đoạn câu chuyện
- 1 HS Đọc yêu cầu sgk – GV hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nội dung từng tranh.
- GV kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1
- GV đặt câu hỏi theo sgv/ 208 để HS nhớ lại từng đoạn câu chuyện.
Bước 2: HS kể theo nhóm từng đoạn theo nội dung từng tranh– GV đến các nhóm yếu giúp đỡ thêm.
- Đại diện các nhóm kể 1, 2 tranh.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện
- GV hướng dẫn, nêu yêu cầu cụ thể.
- 1 HS đại diện nhóm kể hoặc kể nối tiếp theo nội dung từng tranh.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - 1 Học sinh kể lại câu chuyện.
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV tuyên dương HS tham gia kể chuyện tốt. Khuyến khích những em chưa mạnh dạn, tự tin.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
D. Bổ sung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 TOÁN Tiết 52
12 trừ đi một số 12 - 8
Sgk: 52 / vbt: 54 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tự lập được bảng trừ có nhớ dạng 12 - 8
- Bước đầu thuộc được bảng trừ. Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm. Đặt tính và giải toán.
- Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Phiếu ghi bài tập, đồ dùng dạy toán
HS: Bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
- 2 HS lên bảng làm bài tập 3/tr 51.
- HS dưới lới làm nháp – GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép tính 12 - 8 và thành lập bảng trừ.
Bước 1: Giới thiệu phép tính 12 - 8
- Yêu cầu HS lấy 12 que tính, GV kiểm tra, sửa sai- GV lấy 12 que tính cài bảng.
- Yêu cầu HS bớt đi 8 que tính - GV cũng lấy bớt đi 8 que tính.
- Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? ( 4 que tính)
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính như Sgk/ 51.
Bước 2: Hướng dẫn HS lập bảng trừ và học thuộc bảng trừ. 
- Yêu cầu HS thao tác trên que tính và nêu kết quả - GV ghi bảng bảng trừ. 
- HS học thuộc bảng trừ. GV xóa dần kết quả gọi HS đọc thuộc lòng.
* Gọi HS yếu đọc thuộc bảng trừ.
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: Tính nhẩm
a. HS làm miệng và nêu kết quả - GV nhận xét, sửa sai.
b. HS làm vbt – 2 HS lên bảng làm bài
 - GV kèm HS yếu làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính.
- HS tự làm bài – GV kèm HS yếu làm bài – HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: HS đọc đề toán - GV tóm tắt. 
- HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vbt – 1 HS làm phiếu – GV kèm HS yếu làm bài.
	Bài giải
 Số trứng vịt có là:
 12 – 8 = 4 (quả trứng)
 Đáp số: 4 quả trứng
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại bảng trừ.
- Tiết sau: 32 - 8
D. Bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 CHÍNH TẢ (Tập chép) Tiết 21
Bà cháu 
( Từ Hai anh em cùng nói...hết bài)
Sgk:88 / vbt: 47 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn chính tả trong bài Bà cháu 
- HS làm đúng bài tập chính tả phân biệt g/gh; ươn/ương.
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. 
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ viết đoạn chính tả. Bảng phụ bài tập 1, 2b/vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t1, vbtTV2/t1
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng tìm tiếng chứa c/ k
- HS dưới lớp tìm vào nháp – GV nhận xét.
- HS nêu qui tắc viết c/k – GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép.
Bước 1: GV trao bảng phụ - đọc đoạn chính tả: Bà cháu.
- 2, 3 HS khá đọc lại bài chính tả.
Bước 2: GV đặt câu hỏi để HS nắm nội dung bài chính tả.
- HS trả lời câu hỏi sgk/88
- HS viết bảng con các từ ngữ khó: màu nhiệm, phút chốc, móm mém, dang tay..
- GV lưu ý các từ ngữ dễ lẫn lộn.
- GV nhắc lại cách trình bày bài chính tả.
Bước 3: HS nhìn bảng chép bài chính tả.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài – sửa bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/vbt : HS đọc yêu cầu bài tập – GV giúp HS nắm yêu cầu.
- GV gắn bảng phụ và làm mẫu vài từ - HS theo dõi và tự tìm vào vbt.
- 2 cặp HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
- GV gợi ý cho HS nhận xét khi nào viết g, khi nào viết gh.
- GV nhận xét, chốt qui tắc lên bảng ( sgv/210) – HS nhắc lại.
Bài tập 2b/vbt: Điền vào chỗ trống ươn hay ương ?
- HS tự làm vbt – 2 HS làm phiếu.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
	vươn vai	vương vãi	
	bay lượn	số lượng
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại qui tắc viết g/ gh.
 - Về nhà tìm thêm các tiếng chứa ươn/ương.
D. Bổ sung:.............................................................................................................
.................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết 11
Tuần 11
1. Đánh giá hoạt động tuần 11:
a. Nề nếp: 
 * Ưu : Thực hiện tốt giờ giấc ra vào lớp, đi học đúng giờ.
	- Ý thức, tác phong nhanh nhẹn hơn.
b. Vệ sinh: Quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- Đeo phù hiệu đầy đủ. Song còn 2 bạn quên phù hiệu: Hòa, Thắm
c. Học tập: 
- GV nhận xét về kết quả kiểm tra giữa HKI
- Chưa thật sự cố gắng : Thống, Văn Tuấn, Lợi.
- Một số bạn chưa chú ý bài : Thắm, Thống, Văn Tuấn
- Quên mang đồ dùng học tập và sách vở: Tuấn, Thống, Trương Hiền.
d. Hoạt động khác: 
- Tham gia sinh hoạt sao đầy đủ.
- Không đi lao động: Lợi, Thắm.
2. Phương hướng hoạt động tuần 12: 
* Khắc phục những nhược điểm tuần qua: 
a. Nề nếp:
- Ổn định nềp nếp học tập, sinh hoạt, ra thể dục nhanh chóng, tập thể dục đều các động tác.Xếp hàng ra về trật tự.
b. Vệ sinh: 
- Tổ trực trực lớp sớm, quét lớp sạch sẽ. Cá nhân không xả rác trong lớp học.
- Giữ quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- Xếp hàng ra vào lớp trật tự, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Xúc miệng đánh răng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.
c. Học tập:
- Đi học chuyên cần. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Mang sách, vở, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Chú ý nghe giảng, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng trong giờ học.
Hoạt động khác:
- Tham gia lao động đầy đủ.
- Thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và về nhà.
- Tham gia sinh hoạt sao nhi đồng vào chiều thứ 5 hàng tuần.
* Tiếp tục thu các khỏan tiền.
- Sổ số gây quĩ bạn nghèo ( 17/11)
- Thi đua học tốt chào mùng ngày 20/11
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2007
 TOÁN Tiết 53
32 - 8
Sgk : 53 / vbt:55 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:.
- Vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện các phép trừ dạng 32-8 khi làm tính và giải bài toán.
- Củng cố tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm tính, giải toán.
- Ý thức cẩn thận khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: phiếu ghi bài tập . Đồ dùng dạy toán.
 HS: Bảng con, que tính.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: HS đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số.
- GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm kết quả của phép trừ 32 - 8
Bước 1: Yêu cầu HS lấy 3 bó chục và 2 que tính rời – GV kiểm tra.
- GV lấy 3 bó chục và 2 que tính rời gắn bảng.
- yêu cầu HS lấy đi bớt 8 que tính – GV cũng thao tác tương tự.
- Còn lại bao nhiêu que tính? ( 24 que tính)
Bước 2: GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép tính: 32 - 8.
- HS nhắc lại
Bước 3: HS yếu lên bảng đặt tính rồi tính: 42 – 5
- HS dưới lớp làm bảng con – GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: Tính:
- HS làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính:
- HS nêu lại 2 bước; đặt tính và tính.
- HS tự làm bài – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: HS đọc bài toán, suy nghĩ và nêu tiếp câu hỏi của bài toán.
- GV nhận xét, sửa sai.
- HS nêu lời giải và phép toán giải bài toán – GV nhận xét, hướng dẫn.
- HS làm bài – GV kèm HS yếu.
- HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/ vbt: Tìm x: 
- HS nêu lại qui tắc tìm một số hạng trong một tổng.
- HS làm bài – GV kèm HS yếu - HS lên bản ... hác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm đổi bài chấm điểm chéo ( điền một từ đúng : 1 điểm)
- GV ghi điểm các nhóm lên bảng lớp.
Bước 2: Khám răng định kì là gì? Ích lợi của việc khám răng định kì? 
GV chốt : Khám răng định kì là mỗi 6 tháng khám 1 lần dù răng không bị đau. Lợi ích của việc khám răng định kì là : phát hiện sâu răng sớm và điều trị sớm để giữ răng ăn nhai.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được đi khám răng định kì là việc bình thường, nên làm.
Cách tiến hành: GV hỏi HS đã từng khi khám răng hay chưa? Có bạn nào đi khám răng 6 tháng một lần không? 
- HS bày tỏ suy nghĩ, cảm giác của mình khi đi khám răng.
- GV cùng lớp giải quyết, chia sẻ với HS.
- Hàng ngày em đánh răng mầy lần? Để răng được chắc khỏe, em cần làm gì? 
* GV chốt: Các em cần đi khám răng định kì để đảm bảo cho răng được chắc, khỏe. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương nhóm. Cá nhân học tập tích cực.
- Khuyến khích những HS chưa mạnh dạn, thiếu tự tin.
- Nhắc nhở HS cùng gia đình nên đi khám răng định kì và vệ sinh răng, miệng sạch sẽ.
 D. Bổ sung:
.........
.........................................................................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2007
Nghĩ lễ 20/ 11
Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2007
(Học thời khóa biểu ngày thứ ba 20/11)
 TẬP ĐỌC Tiết 33
Cây xoài của ông em
Sgk: 89 / Tgdk: 40’ 
A. Mục tiêu:
- HS yếu đọc được đúng bài tập đọc và trả lời được 1, 2 câu hỏi trong bài.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ dài. Đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu nghĩa các từ: lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà. Hiểu được nội dung bài: Miêu tả cây xoài của ông em trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ đối với người ông đã mất.
- Giáo dục HS ăn quả phải nhớ người trồng cây. 
B. Đồ dùng dạy – học:
 GV: bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
C.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Bà cháu. 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
 Hoạt động 1: Luyện đọc 
Bước 1: Luyện đọc câu
- GV đọc mẫu - HS nghe, theo dõi sgk.
- Hs luyện đọc nối tiếp mỗi em 1 câu (2lần)- GV theo dõi, sửa sai. 
- GV theo dõi rút từ khó ghi bảng – HS luyện đọc từ khó.
Bước 2: Luyện đọc đoạn
 - HS luyện đọc đoạn nối tiếp (2lần)
- GV đưa bảng phụ ghi đoạn khó và hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi.
- HS luyện đọc đoạn GV kết hợp giải nghĩa từ mới trong sgk/ tr 89.
* GV kèm HS yếu đọc đúng biết ngắt, nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc đoạn giữa các nhóm. 
- Lớp nhận xét - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
Bước 3: Cả lớp đồng thanh
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý:
Câu 1: Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Từng chùm quả đu đưa theo gió.
Câu 2:Mùi thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp. 
Câu 3: Để tưởng nhớ ông, biết ơn ông đã trồng cây xoài cho cháu có quả ăn.
Câu 4: Vì xoài cát vốn thơm ngon, bạn đã ăn ......gắn với kĩ niệm người ông đã mất.
- Qua bài này giúp em hiểu được điều gì?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu. 
- HS luyện đọc nối tiếp trong nhóm. Đại diện 1 số nhóm đọc trước lớp.
*GV rèn cho hs yếu đọc đúng, biết ngắt,nghỉ hơi khi gặp dấu câu, đoạn dài, khó đọc. 
- HS nhận xét – GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:- 1 HS đọc lại bài.
- Giáo dục HS biết nhớ ơn ông bà, tổ tiên.
 TOÁN Tiết 54
52 - 28
Sgk: 54 / vbt:56 / Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 52 - 28. Trừ có nhớ dưới dạng tính viết. Số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 2. Số trừ là số có hai chữ số.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính trừ có nhớ dạng có 2 chữ số. Giải toán có lời văn.
- Ý thức cẩn thận chính xác khi học toán.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: Phiếu bài tập. Đồ dùng dạy toán.
HS: Bảng con, que tính.
C.Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: HS đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số.
- HS lên bảng làm bài tập 3/sgk- tr 53
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép tính trừ 52 - 28
- GV yêu cầu HS thao tác trên que tính để dẫn đến kết quả của phép tính trừ 52 - 28
- Gv hướng dẫn thực hiện đặt tính, tính như Sgk/ tr 54.
- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính rồi tính – GV hướng dẫn cách tính – HS nhắc lại.
* Gọi 1 HS yếu lên bảng làm bài. Đặt tính rồi tính 32 - 18.
- GV nhận xét , sửa sai, tuyên dương. 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1/vbt: Tính
- HS làm bài - - GV kèm HS yếu làm bài.
- HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Đặt tính rồi tính hiệu, biết:
- HS nêu lại cách làm bài – HS làm bài. 
- GV kèm HS yếu làm bài – HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/vbt: Gọi Hs đọc bài toán, GV tóm tắt.
- HS nêu lời giải và phép toán giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vbt, 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu làm bài.
	Bài giải
 Buổi chiều cửa hàng đó bán được là:
 72 – 28 = 44 (kg)
 Đáp số: 44 kg đường
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số.
- Nhắc HS ghi nhớ cách đặt tính rồi tính.
- Tiết sau: Luyện tập
D. Bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TẬP VIẾT Tiết 11
Chữ hoa I
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ :
- Viết chữ cái viết hoa I ( theo cỡ vừa và nhỏ). 
- Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ câu ứng dụng Ích nước lợi nhà ( theo cỡ nhỏ). 
- Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu chữ hoa I. Phiếu viết chữ Ích, cụm từ Ích nước lợi nhà trên dòng kẻ ô li. 
HS: Vở tập viết (vtv1), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa H - GV nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu.
- 2 HS lên bảng viết từ Hai – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa I
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa I.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu I – HS nhận xét và nêu: 
- Chữ I: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, gồm 1 nét
Nét 1: gồm nét cong trái và nét lượn ngang
Nét 2: nét móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong.
Bước 2: GV viết lên bảng chữ I và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết chữ I ( 2-3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV hướng dẫn HS viết chữ I cỡ nhỏ - HS viết bảng con.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Ích nước lợi nhà.
- 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: 
+ Các chữ cao 2, 5 li là: I, h, l	
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
Bước 2: GV viết mẫu chữ Ích và hướng dẫn HS viết
- HS viết bảng con chữ Ích– GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: HS viết vở tập viết
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ....(sgk/215)
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa I.
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
D. Bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. Tiết 11
Gia đình 
 Sgk: 24 / Tgdk: 35’
A.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:
- Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà tùy theo sức của mình
- Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình. 
B. Đồ dùng dạy – học:
 GV: Tranh vẽ trong Sgk / 24, 25. Bảng phụ viết câu hỏi thảo luận.
C. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát tranh Sgk.
* Mục tiêu: HS nhận biết những việc làm của từng người trong gia đình bạn Mai.
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4, 5/24, 25.
- GV nêu câu hỏi – HS thảo luận nhóm đôi.
+ Gia đình bạn Mai gồm có mấy người? 
+ Ông bạn Mai đang làm gì?
+ Ai đang đi đón em bé ở trường mầm non? 
+ Bố của Mai đang làm gì? 
+ Mẹ của mai đang làm gì? Mai giúp mẹ làm gì? 
Hình nào mô tả cảnh nghỉ ngơi trong gia đình Mai?
- Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
- GV chốt ý đúng: sgv/ 42
Hoạt động 2: Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình mình.
* Mục tiêu: HS biết chia sẻ với các bạn trong lớp về người thân và công việc của những người trong gia đình mình. 
*Cách tiến hành: 
HS Làm việc theo nhóm đôi. Kể cho nhau nghe những người thân trong gia đình và công việc của mỗi người.
 - Đại diện nhóm trình bày. Lớp nêu câu hỏi cho bạn trả lời.
- Những lúc nghỉ ngơi, mọi người trong gia đình bạn thường làm gì? Bạn đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ? Vì sao bạn lại làm công việc đó?
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
* GV chốt ý : Mỗi người đều có một gia đình.
- Tham gia công việc nhà là bổn phận và trách nhiệm của từng người trong gia đình.
- Mỗi người trong gia đình đều phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Giáo dục HS biết yêu thương những thành viên trong gia đình và biết phụ giúp công việc nhà vừa sức mình.
D. Bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc