Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 30, 31

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 30, 31

BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH ( GDBVMT )

 ( TIẾT 1 )

I. Mục tiêu

- Kề được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.

- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng

- GDHSYêu quý các loài vật. ý thức bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài vật

II. Chuẩn bị GV: Phiếu thảo luận nhóm.HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.

 

doc 8 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 30, 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2010
 ĐẠO ĐỨC 
Tiết 30
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH ( GDBVMT ) 
 ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu
- Kề được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng
- GDHSYêu quý các loài vật. ý thức bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài vật
II. Chuẩn bị GV: Phiếu thảo luận nhóm.HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ (3’) Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)
GV đưa ra 2 tình huống, HS giải quyết tình huống đó.
GV nhận xét 
B. Bài mới (27’) Giới thiệu :Bảo vệ loài vật có ích.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu tất cả các cách mà bạn Trung trong tình huống sau có thể làm:
+ Trên đường đi học Trung gặp 1 đám bạn cùng trường đang túm tụm quanh 1 chúng gà con lạc mẹ. Bạn thì lấy que chọc vào mình gà, bạn thì thò tay kéo 2 cánh gà lên đưa đi đưa lại và bảo là đang tập cho gà biết bay
Trong các cách trên cách nào là tốt nhất? Vì sao?
Kết luận: Đối với các loài vật có ích, các em nên yêu thương và bảo vệ chúng, không nên trêu chọc hoặc đánh đập chúng.
GDBVMT . Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích như thế nào?
v Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật
Yêu cầu HS giới thiệu với cả lớp về con vật mà em đã chọn bằng cách cho cảlớp xem tranh hoặc ảnh về con vật đó, giới thiệu tên, nơi sinh sống, lợi ích của con vật đối với chúng ta và cách bảo vệ chúng.
v Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.
Yêu cầu HS nhận xét hành vi của các bạn HS trong mỗi tình huống sau:
+ Tình huống 1: Dương rất thích đá cầu làm từ lông gà, mỗi lần nhìn thấy chú gà trống nào có chiếc lông đuôi dài, óng và đẹp là Dương lại tìm cách bắt và nhổ chiếc lông đó.
+ Tình huống 2: Nhà Hằng nuôi 1 con mèo, Hằng rất yêu quý nó. Bữa nào Hằng cũng lấy cho mèo 1 bát cơm thật ngon để nó ăn. 
+ Tình huống 3: Nhà Hữu nuôi 1 con mèo và 1 con chó nhưng chúng thường hay đánh nhau. Mỗi lần như thế để bảo vệ con mèo nhỏ bé, yếu đuối Hữu lại đánh cho con chó 1 trận nên thân.
+ Tình huống 4: Tâm và Thắng rất thích ra vườn thú chơi vì ở đây 2 cậu được vui chơi thoả mái. Hôm trước, khi chơi ở vườn thú 2 cậu đã dùng que trêu chọc bầy khỉ trong chuồng làm chúng sợ hãi kêu náo loạn.
C. Củng cố – Dặn dò (3’)Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
HS trả lời.
Bạn nhận xét.
Nghe và làm việc cá nhân.
Bạn Trung có thể có các cách ứng xử sau:
+ Mặc các bạn không quan tâm.
+ Đứng xem, hùa theo trò nghịch của các bạn.
+ Khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa mà thả chú về với gà mẹ.
Cách thứ 3 là tốt nhất vì nếu Trung làm theo 2 cách đầu thì chú gà con sẽ chết. Chỉ có cách thứ 3 mới cứu được gà con.
- Tham gia và khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường sống, giúp cân bằng sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường sống cho con người
1 số HS trình bày trước lớp. Sau mỗi lần có HS trình bày cả lớp đóng góp thêm những hiểu biết khác về con vật đó.
HS khá giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích. 
Nghe GV nêu tình huống và nhận xét 
+ Hành động của Dương là sai vì Dương làm như thế sẽ làm gà bị đau và sợ hãi.
+ Hằng đã làm đúng, đối với vật nuôi trong nhà chúng ta cần chăm sóc và yêu thương chúng.
+ Hữu bảo vệ mèo là đúng nhưng bảo vệ bằng cách đánh chó lại là sai.
+ Tâm và Thắng làm thế là sai. Chúng ta không nên trêu chọc các con vật mà phải yêu thương chúng.
Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2010
THỂ DỤC 
Tiết 59
TÂNG CẦU
TRÒ CHƠI : TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH
I/ Mục tiêu : - Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “Tung bóng vào đích”. 
II/ Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi. - 2 - 4 quả bóng, vợt. 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp : 
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
Phần mở đầu :
Tập hợp phổ biến nội dung, yêu cầu .
Khởi động 
Oân 6 động tác TD 
 B. Phần cơ bản:
Tâng cầu bằng vợt gỗ
TC : Tung bóng vào đích
Gv làm mẫu, giải thích
Hs chơi thử
Gv hd hs chơi đúnh cách.
C. Phần kết thúc:
Một số động tác thả lỏng
TC hồi tĩnh.
Hệ thống bài, nhận xét, giao BTVN
 1 phút
 2 phút
2 x 8 nhịp
6 – 8 phút
2 lần
1 - 2 phút
 1 phút
1 phút
4 hàng dọc 
4 hàng ngang
nhóm đôi
 Thứ tư, ngày 7 tháng 4 năm 2010
THỦ CÔNG 
Tiết 30
LÀM VÒNG ĐEO TAY( Tiết 2)
I/ Mục tiêu : 
- Biết cách làm vòng đeo tay .
- Làm được vòng đeo tay . các nan làm vòng tương đối đều nhau . Dán ( nối ) và gấp được các nan thành vòng đeo tay . Các nếp gấp có thể chưa phẳng , chưa đều .
- Thích làm đồ chơi, yêu thích vòng đeo tay do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị: - Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.
- Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy, có hình vẽ minh họa cho từng bước.
- Giấy thủ công, giấy màu, kéo, hồ dán 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi chú
1, Hd hs thực hành vòng đeo tay: (30’)
- Nhắc lại quy trinh làm vòng đeo tay.
+ Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
+ Bước 2: Dán nối các nan giấy.
+ Bước 3: Gấp các nan giấy.
+ Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
* Lưu ý : Gấp sát mép, miết kỹ, nếp gấp phẳng, đều.
2, Thu sản phẩm đánh giá, nhận xét :	
3, Củng cố – dặn dò : (5’) 1 hs nhắc lại các bước làm vòng đeo tay.
- Chuẩn bị : Làm con bướm ( tiết 1)
HS nhắc lại
Thực hành làm từng bước
Hoàn chỉnh sản phẩm
Trưng bày
Với HS
 khéo tay :
Làm được vòng đeo tay . Các nan đều nhau . Các nếp gấp phẳng . Vòng đeo tay có màu sắc đẹp .
Thứ năm, ngày 8 tháng 4 năm 2010
THỂ DỤC
Tiết 60
TÂNG CẦU
TRÒ CHƠI : TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH
I/ Mục tiêu : - Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “Tung bóng vào đích”. 
II/ Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
- 2 - 4 quả bóng vợt- 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :Miễn tập cho em Điền Hịa Bình
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
A, Phần mở đầu :
Phổ biến nội dung, yêu cầu.
Khởi động
 Đi thường theo vòng tròn.
Ôn một số động tác: tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy.
 B, Phần cơ bản:
Ôn Tâng cầu: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhiều đợt.
 Trò chơi: “Tung vòng vào đích”.
Giáo viên nhắc lại cách chơi, cho từng tổ tự chơi.
Tổ chức thi tổ nào ném trúng đích nhiều nhất.
C, Phần kết thúc:
Một số động tác thả lỏng.
Gv hệ thống bài, giao bài tập về nhà.
1 phút
1 phút
1 phút
2 x 8 nhịp
5 – 6 lần
10 – 12phút
2 phút
2 phút
4 hàng dọc
Vòng tròn
4hàng ngnag
 vòng tròn
4 tổ
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
 Tiết 30
NHẬN BIẾT CÂY CỐI và CÁC CON VẬT
I. Mục tiêu
 - Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật 
 - HS yêu quý các loài cây, con vật và biết cách bảo vệ chúng.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh ảnh minh họa trong SGK. Các tranh, ảnh về cây con do HS sưu tầm được- HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ (5’) Em hãy kể một số loài vật sống dưới nước?
B. Bài mới (25’) (1’) Giới thiệu bài
Nhận biết cây cối và các con vật.
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ
* Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau: Tên gọi.Nơi sống.Ích lợi.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Yêu cầu: Đại diện của nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.
Tiểu kết: Cây cối có thể sống ở mọi nơi: trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.
* Bước 3: Hoạt động cả lớp.
Hỏi: Hãy quan sát các hình minh họa và cho biết:
 Với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn, rễ nằm ở đâu? 
 Rễ cây sống dưới nước nằm ở đâu?
v Hoạt động 2: Nhận biết các con vật trong tranh vẽ 
* Bước 1: Hoạt động nhóm
Yêu cầu: Quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau:Tên gọi.Nơi sống.Ích lợi.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Yêu cầu nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
Tiểu kết: Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi: Dưới nước, trên cạn, trên không và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước.
v Hoạt động 3: Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề 
* Bước 1: Hoạt động nhóm.
GV phát cho các nhóm phiếu thảo luận 
Yêu cầu: Quan sát tranh trong SGK và hoàn thành nội dung vào bảng.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Yêu cầu: Gọi lần lượt từng nhóm trình bày.
v Hoạt động 4: Bảo vệ các loài cây, con vật
Hỏi: Em nào cho cô biết, trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ bị tuyệt chủng?(Giải thích: Tuyệt chủng)
Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau: 
Kể tên các hành động không nên  ...  hướng tuần tới : 
 - Tiếp tục củng cố nề nếp
 - Soạn cặp theo TKB
 - Vệ sinh trực nhật lớp sạch.
III. Sinh hoạt Sao Nhi đồng
************«««««**************
TUẦN 31
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
ĐẠO ĐỨC 
Tiết 31
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH 
(Tiết 2)
I/ Mục tiêu : 
- Kề được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
- GDHSYêu quý các loài vật. ý thức bảo vệ môi trường sống tự nhiên của các loài vật
II/ Đồ dùng dạy học: 	- Một số tranh các loài vật có ích.
III/ Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ : (5’)Đối với những con vật có ích chúng ta phải làm gì ?
B. Bài mới : (25’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Ghi chú
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên nêu tình huống: Khi đi chơi vườn thú, em thấy một bạn dùng gậy chọc hoặc ném vào thú trong chuồng.
+ Em sẽ làm gì trong trường hợp đó ?
a. Mặc các bạn, không quan tâm.
b. Đứng xem, hùa theo trò nghịch.
c. Khuyên ngăn các bạn.
d. Mách người lớn.
a Kết luận: Em nên khuyên ngăn các bạn nếu bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
* Hoạt động 2: đóng vai.
- Giáo viên nêu tình huống: Huy rủ An trèo lên cây bắt chim non về chơi. An cần xử lý như thế nào trong tình huống đó ?
a Kết luận: An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo lên cây phá tổ chim vì;
+ Nguy hiểm dễ bị ngã, có thể bị thương.
 + Chim non sống xa mẹ dễ bị chết.
* Hoạt động 3: liên hệ.
- Tại sao phải bảo vệ loài vật có ích?
- Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa?
- Hãy kể một vài việc làm cụ thể mà em đã làm ?
- Giáo viên khen ngợi những học sinh biết bảo vệ loài vật có ích.
*a Giáo viên kết luận: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người, vì thế cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
- Thảo luận nhóm.
- Chọn ra cách ứng xử phù hợp.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh đọc lại.
- Học sinh thảo luận nhóm đưa ra cách ứng xử.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 Học sinh tự liên hệ, trả lời.
- Nhiều loài vật đem lại lợi ích cho con người, chúng ta phải bảo vệ, không đánh bắt, không phá hoại mội trường sống của loài vật
HSKG:- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích. 
C. Củng cố dặn dò : (5’)
- Nhắc nhở hs có ý thức chăm sóc và bảo vệ loài vật có ích. 
Thứ ba, ngày 13 tháng 4 năm 2010
 THỂ DỤC 
Tiết 61
CHUYỀN CẦU 
TRÒ CHƠI : NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH
 I/ Mục tiêu : - Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “Ném bóng trúng đích”. 
II/ Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
- 2 - 4 quả bóng, bảng gỗ.- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân - nhóm.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :Miễn tập cho em Điền Hịa Bình
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
Phần mở đầu :
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học , nhắc nhở nề nếp luyện tập.
Xoay đầu gối, xoay hông, vai, xoay cổ chân.
Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
 Ôn một số động tác vươn thở, tay, chân, toàn thân, nhảy. 
B. Phần cơ bản:
Chuyền cầu theo nhóm 2 người.
Trò chơi: “Ném bóng trúng đích”.
 Giáo viên nêu trò chơi, giải thích và làm mẫu cách chơi, chia tổ cho các em chơi.
C. Phần kết thúc:
Một số động tác thả lỏng.
Hệ thống bài, nhận xét.
1-2 phút
1-2 phút
90-100 m
1-2 phút
1 lần
8-10 phút
8-10 phút
2 phút
1 phút
4 hàng dọc 
Vòng tròn
Nhóm đôi
Hs chơi
Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010
THỦ CÔNG Tiết 31
LÀM CON BƯỚM( Tiết 1 )
I/ Mục tiêu : - Học sinh biết cách làm con bươm bướm bằng giấy.
- Làm được con bướm bằng giấy .
- Con bướm tương đối cân đối . Các nếp gấp tương đối dều nhau .
 - Thích làm đồ chơi, rèn khéo tay.
II. Chuẩn bị: - Bướm mẫu gấp bằng giấy.- Quy trình làm con bướm.
- Giấy thủ công, giấy màu, kéo, hồ dán, sợi chỉ 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
1, Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.(30’)
- Giáo viên giới thiệu con bướm mẫu.- Hỏi: 
+ Con bướm được làm bằng gì ? 
+ Con bướm có những bộ phận nào ?
2, Giáo viên hướng dẫn mẫu.
+ Bước 1: Cắt giấy.
- Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô và 10 ô.
- Cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 12 ô rộng ô làm râu bướm.
+ Bước 2: Gấp cánh bướm.
- Tạo các đường nếp gấp để làm cánh bướm.
+ Bước 3: Buộc thân bướm.
+ Bước 4: Làm râu bướm.
- Dán râu bướm vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh.
- Giáo viên cho học sinh thực hành gấp bằng giấy.
 2, Củng cố – dặn dò :(5’)
- Nhận xét sự chuẩn bị , khả năng thực hành và sản phẩm của hs.
-HS quan sát+TLCH
Nghe GVHD và 
HS thực hành trên giấy
Với HS khéo tay :
Làm được con bướm bằng giấy . Các nếp gấp đều , phẳng
- Chuẩn bị : Làm đồng hồ đeo tay.
 Thứ năm, ngày 15 tháng 4 năm 2010
THỂ DỤC Tiết 62
CHUYỀN CẦU. -TRÒ CHƠI : NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH
I/ Mục tiêu : - Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: “Ném bóng trúng đích”. 
II. Địa điểm - Phương tiện: - Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập, còi.
- 2 - 4 quả bóng, vật đích, quả cầu, bảng gỗ.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân - nhóm.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :Miễn tập cho em Điền Hịa Bình
NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
Phần mở đầu :
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
Xoay đầu gối, xoay hông, vai, xoay cổ chân.
Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
 Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung. 
B. Phần cơ bản:
Ôn trò chơi “Chuyền cầu” và “Ném bóng trúng đích”.
Chia tổ luyện tập: 2 tổ chơi “Chuyền cầu”, 2 tổ chơi “Ném bóng trúng đích” sau đó đổi lại.
C. Phần kết thúc:
Động tác hồi tĩnh.
 Một số động tác thả lỏng.
Gv + hs hệ thống bài. Nhận xét và giao bài tập về nhà.
1 - 2 phút
1 - 2 phút
2 x 8 nhịp
1 - 2 phút
1 lần 
8 -10 phút
8 – 10 phút
2 phút
1 phút
1 phút
4 hàng dọc 
vòng tròn
Nhóm đôi
Hs chơi
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 31
MẶT TRỜI ( GDBVMT)
I/ Mục tiêu : - Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất.
- Có ý thức đi nắng luôn đội mũ (nón) không nhìn trực tiếp vào mặt trời.
II/ Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trong sách giáo khoa.- Giấy vẽ, màu, 
III/ Hoạt động dạy học : 
A. Bài cũ : (5’)Kể tên một số con vật vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn ? ( Rùa , ếch )
B. Bài mới :(25’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- Khởi động: cả lớp hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời”.
* Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu ông mặt trời.
- Yêu cầu học sinh vẽ ông mặt trời.
- Giới thiệu tranh vẽ, nói những gì em biết về mặt trời.
+ Mặt trời có dạng hình gì ?
+ Em dùng màu gì để tô mặt trời ?
a Kết luận: Mặt trời có dạng hình cầu giống quả bóng.Mặt trời có màu đỏ sáng rực giống quả bóng lửa khổng lồ.Mặt trời ở rất xa trái đất.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi.
+ Khi đi nắng em cảm thấy thế nào ?
+ Em nên làm gì để tránh nắng ?
+ Tại sao chúng ta không được quan sát mặt trời trực tiếp bằng mắt thường ?
a Kết luận: Không được nhìn trực tiếp vào mặt trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, đội mũ khi đi nắng.
* Hoạt động 3: Tại sao chúng ta cần mặt trời.
- Hãy nói về vai trò của mặt trời đối với mọi vật trên trái đất.
- Nếu không có mặt trời chiếu sáng và toả nhiệt, trái đất chúng ta sẽ ra sao ?
a Kết luận: Người, động vật, thực vật đều cần đến mặt trời. Trái đất sẽ chỉ có đêm tối lạnh lẽo và không có sự sống: người, vật, cây cối sẽ chết.
GDBVMT : Mặt trời rất cần thiết cho sự sống con người, động vật và thực vật. Môi trường trong lành sẽ tạo điều kiện tốt cho ánh sáng mặt trời toả chiếu làm ích lợi cho muôn loài, chúng ta cần phải gữ gìn môi trường không khí trong lành.
- Yêu cầu học sinh vẽ vào giấy.
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
HSKGHình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có mặt trời.
3, Củng cố dăïn dò : (5’) - Nêu vai trò của MT rất cần cho sự sống.
 - Chuẩn bị : Mt và phương hướng.
 Thứ sáu, ngày 16 tháng 4 năm 2010
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
Tiết 31
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 
I/ Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần :
* Nề nếp : - Truy bài : Thực hiện tốt
 - Vệ sinh : Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
 - TD giữa giờ : Tập trung nhanh, đều
 - Xếp hàng : Nhanh nhẹn, thẳng hàng
 * Học tập : - Cần học thuộc bảng nhân., bảng chia, rèn chữ viết, soạn sách theo TKB.
II/ Phương hướng tuần tới : 
 - Phụ đạo hs yếu
 - Thường xuyên kiểm tra bảng nhân, chia.
III. Sinh hoạt Sao Nhi đồng

Tài liệu đính kèm:

  • doccacmon 30-31.doc