Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 20 - Trường tiểu học Nghĩa Phú

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 20 - Trường tiểu học Nghĩa Phú

Tập đọc

ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu những từ ngữ khó: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.

- Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng nhờ người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.

2. Kỹ năng:

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

3. Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

- HS: SGK.

 

doc 37 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 20 - Trường tiểu học Nghĩa Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 20
(Töø ngaøy 10 / 01 ñeán ngaøy 14 / 01/ 2011)
Thöù 2
10/01/2011
Taäp ñoïc 
Taäp ñoïc 
Keå chuyeän 
Toaùn
Ông mạnh thắng thần gió
Ông mạnh thắng thần gió
Ông mạnh thắng thần gió
Bảng nhân 3
Thöù 3
11/01/2011
Toaùn
Chính taû
TNXH
Luyện tập
Gió
An toàn khi đi các phương tiện giao thông 
Thöù 4
12/01/2011
Taäp ñoïc
LTVC
Toaùn
Taäp vieát
Mùa xuân đến
TN về thời tiết đặt và trả lời câu hỏi khi nào?
Bảng nhân 4
Chữ hoa Q
Thöù 5
13/01/2011
Toaùn
Chính taû
Thuû coâng
Luyện tập
Mưa bóng mây
Cắt gấp trang trí thiếp chúc mừng ( T2)
Thöù 6
14/01/2011
TLV
Toaùn
Ñaïo ñöùc
SHL
Tả ngắn về bốn mùa
Bảng nhân 5
Trả lại của rơi ( tt)
 Thứ hai, ngày 10 tháng 01 năm 2010
Tập đọc
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Hiểu những từ ngữ khó: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn.
- Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng nhờ người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên. 
2. Kỹ năng: 
Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương.
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
3. Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thư Trung thu
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
4. Phát triển các hoạt động (27’)	
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
PP: Trực quan, đàm thoại
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu toàn bài một lượt
b) Luyện phát âm 
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
+ Tìm các từ khó có âm đầu l/n, trong bài. (MN)
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. (MN)
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
 - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
Hỏi: Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai?
Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? 
Các đoạn được phân chia ntn?
Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
Hỏi: Đồng bằng, hoành hành có nghĩa là gì?
Đây là đoạn văn giới thiệu câu chuyện, để đọc tốt đoạn văn này các con cần đọc với giọng kể thong thả, chậm rãi.
Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
Trong đoạn văn có lời nói của ai?
Ông Mạnh tỏ thái độ gì khi nói với Thần Gió?
Vậy khi đọc chúng ta cũng phải thể hiện được thái độ giận giữ ấy. (GV đọc mẫu và yêu cầu HS luyện đọc câu nói của ông Mạnh)
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2.
Gọi 1 HS đọc đoạn 3.
Để đọc tốt đoạn này các con cần phải chú ý ngắt giọng câu văn 2, 4 cho đúng. Giọng đọc trong đoạn này thể hiện sự quyết tâm chống trả Thần Gió của ông Mạnh.
Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS.
GV đọc mẫu đoạn 4.
Giảng: Trong đoạn văn này có lời đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh. Khi đọc lời của Thần Gió, các con cần thể hiện được sự hống hách, ra oai (GV đọc mẫu), khi đọc lời của ông Mạnh cần thể hiện sự kiên quyết, không khoan nhượng (GV đọc mẫu).
Gọi 1 HS đọc đoạn cuối bài.
Hỏi: Đoạn văn là lời của ai?
Giảng: Đoạn văn này kể về sự hoà thuận giữa Thần Gió và ông Mạnh nên các con chú ý đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài.
Gọi HS đọc lại đoạn 5.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: Thi đua đọc
PP: Thi đua
Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
Nhận xét.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Tiết 2:
Phát triển các hoạt động (30’)
v Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
PP: đàm thoại, giảng giải
Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3.
Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận?
Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì?
Ngạo nghễ có nghĩa là gì?
Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió. (Cho nhiều HS kể)
Con hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà ntn?
Cả 3 lần ông Mạnh dựng nhà thì cả ba lần Thần Gió đều quật đổ ngôi nhà của ông nên ông mới quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Liệu lần này Thần Gió có quật đổ nhà của ông Mạnh được không? Chúng ta cùng học tiếp phần còn lại của bài để biết được điều này.
Gọi HS đọc phần còn lại của bài.
Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh?
Aên năn có nghĩa là gì?
Oâng Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió?
Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai?
Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
v Hoạt động 4: Luyện đọc lại bài
PP: Thực hành
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài
.
Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt.
5. Củng cố - Dặn dò (5’)
Hỏi: Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc.
Chuẩn bị: Mùa xuân đến.
Hát
2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài.
* HT: Cá nhân, lớp
Cá nhân đọc nối tiếp từng câu cho đến hết bài
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV:
+ Các từ đó là: loài người, hang núi, lăng quay, lồm cồm, nổi giận, lớn nhất, làm xong, lên, lồng lộn, ăn năn, mát lành, các loài hoa,
+ Các từ đó là: ven biển, ngã, ngạo nghễ, vững chãi, đập cửa, mở, đổ rạp, giận dữ, xô đổ, an ủi, thỉnh thoảng, biển cả,
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của Thần Gió và giọng của ông Mạnh.
Bài tập đọc được chia làm 5 đoạn:
+ Đoạn 1: Ngày xưa  hoành hành.
+ Đoạn 2: Một hôm  ngạo nghễ.
+ Đoạn 3: Từ đó  làm tường.
+ Đoạn 4: Ngôi nhà  xô đổ ngôi nhà.
+ Đoạn 5: Phần còn lại.
1 HS đọc bài.
Đồng bằng là vùng đất rộng, bằng phẳng. Hoành hành có nghĩa là làm nhiều điều ngang ngược trên một vùng rộng, không kiêng nể ai.
HS đọc lại đoạn 1 theo hướng dẫn của GV.
1 HS đọc bài.
Trong đoạn văn có lời của ông Mạnh nói với Thần Gió.
Ông Mạnh tỏ thái độ rất tức giận.
Luyện đọc câu: - Thật độc ác! (Một số HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh)
HS đọc đoạn 2.
1 HS khá đọc bài.
HS tìm cách ngắt sau đó luyện ngắt giọng câu:
+ Ông vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà.//
+ Cuối cùng,/ ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.//
HS đọc bài theo yêu cầu.
Theo dõi GV đọc mẫu.
Luyện đọc 2 câu đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh, sau đó đọc cả đoạn.
1 HS khá đọc bài.
Đoạn văn là lời của người kể.
Theo dõi GV hướng dẫn giọng đọc.
Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc câu: Từ đó,/ Thần Gió thường đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả/ và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.//
Một số HS đọc bài cá nhân.
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng).
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
HT: Nhóm
Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
HS đọc.
* HT: Cá nhân, lớp
3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay.
Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.
Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả.
Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Oâng dẫn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.
Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay.
1 HS đọc đoạn 4, 5 trước lớp.
Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay.
Thần Gió rất ăn năn.
Aên năn là hối hận về lỗi lầm của mình.
Oâng Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông.
Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó.
Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên.
Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động, nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên.
HT: Cá nhân
5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện.
Con thích ông Mạnh vì ông Mạnh đã chiến thắng được Thần Gió
Con thích Thần Gió vì Thần đã biết ăn năn về lỗi lầm của mình và trở thành bạn của ông Mạnh
Kể chuyện
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Sắp xếp lại được thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- Kỹ năng: Dựa vào tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
+ Đặt được tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: 4 tranh minh họa câu chuyện trong sgk (phóng to nếu có thể).
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chuyện bốn mùa.
Gọi 6 HS lên bảng, phân vai cho HS và yêu cầu các con dựng lại câu chuyện Chuyện bốn mùa
Nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
4.Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
Phương pháp: Trực quan, thảo luận
a) Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
Treo tranh và cho HS quan sát tranh.
Hỏi: Bức tranh 1 vẽ cảnh gì?
Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
Hỏi: Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
Quan sát 2 bức tranh còn lại và cho biết bức tranh nào minh họa nội dung thứ nhất của chuyện. Nội dung đó là gì?
Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3.
Hãy sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
b) Kể lại toàn bộ nội dung truyện
GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Một số nhóm có 4 em, một số nhóm có 3 em và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại chuyện trong nhóm:
+ Các nhóm có 4 em kể chuyện t ...  lá
Đường ------ xa nhớ -------tiếc
Phù ---------sa tiết------kiệm
Thiếu -----sót	hiểu ----- biết
Xót ------- xa	xanh ----- biếc
 TH? CÔNG:
Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng ( tiết 2)
I/ MỤC TIÊU: Học sinh biết gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
- Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
 Học sinh hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Một số mẫu thiếp chúc mừng. Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp.
 2. HS: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu quy trình gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe.
 2. Bài mới: 
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- HS nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng.
+ Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng.
+ Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
- GV tổ chức cho hs thực hành, quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm, GV chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
HS thùc hµnh
Củng cố dặn dò: GV dăn HS giờ sau mang giấy vở HS, bút chì, bút màu, hồ dán, kéo để học bài : “ Gấp, cắt, dán phong bì”.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 01 năm 2010
Tập làm văn
TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân.
- Kỹ năng: Viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
- Thái độ: Bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi câu văn cho bạn.
 - Giáo dục BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Chuẩn bị
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 SGK trang 12.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới: Giới thiệu: (1’)
Trong giờ Tập làm văn này, các con sẽ học cách viết một đoạn văn tả cảnh mùa trong năm.
4. Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
GV đọc đoạn văn lần 1.
Gọi 3 – 5 HS đọc lại đoạn văn.
Bài văn miêu tả cảnh gì?
Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn?
Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. 
Phương pháp: Thực hành, gợi mở
Bài 2: Giáo dục BVMT
GV hỏi để HS trả lời thành câu văn.
Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
Mặt trời mùa hè ntn?
Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn?
Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn?
Con thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
Con có mong ước mùa hè đến không?
Mùa hè con sẽ làm gì?
Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp.
Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn.
GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu từ
5. Củng cố - Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở.
Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim.
Hát
Thực hiện yêu cầu của GV.
Hình thức:: Cá nhân, lớp
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Theo dõi.
Đọc.
Mùa xuân đến.
Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
Nhiều HS nhắc lại.
Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm.
Nhìn và ngửi.
 - HS đọc.
Hình thức: Cá nhân, lớp
Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm
Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
Chúng con được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi
Trả lời.
Trả lời.
Viết trong 5 đến 7 phút.
Nhiều HS được đọc và chữa bài.
Toán.
BẢNG NHÂN 5
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp HS:
Thành lập bảng nhân 5 (5 nhân với 1, 2, 3, . . ., 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
Thực hành đếm thêm 5.
- Kỹ năng: Aùp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận
II. Chuẩn bị
GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn hoặc 5 hình tam giác, 5 hình vuông, . . . Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
HS: SGK ,Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau:
3 + 3 + 3 + 3 
5 + 5 + 5 + 5
nhận xét và cho điểm HS.
Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
3. Bài mới: Giới thiệu: (1’)
4. Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5.
Phương pháp: Thực hành, trực quan
Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
5 chấm tròn được lấy mấy lần?
5 được lấy mấy lần?
5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân này).
Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn. Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
Vậy 5 được lấy mấy lần?
Hãy lập phép tính tương ứng với 5 được lấy 2 lần.
5 nhân 2 bằng mấy?
Viết lên bảng phép nhân: 5 x 2 = 10 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần HS lập được phép tính mới GV ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5.
Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
v Hoạt động 2: Luyện tập
Phương pháp: Thực hành.
Bài 1:
Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
Tóm tắt
 1 tuần làm : 5 ngày
 5 tuần làm : . . . ngày?
Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
GV hướng dẫn HS làm bài, sửa bài
5. Củng cố - Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5 vừa học.
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở nháp:
	3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15
	5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 5 = 20
Hình thức: Cá nhân, lớp
- Quan sát hoạt động của GV và trả lời có 5 chấm tròn.
- 5 chấm tròn được lấy 1 lần.
- 5 được lấy 1 lần
- HS đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5.
- Quan sát thao tác của GV và trả lời: 5 chấm tròn được lấy 2 lần.
- 5 được lấy 2 lần
- đó là phép tính 5 x 2
- 5 nhân 2 bằng 10
- năm nhân hai bằng mu?i
- Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6, . . ., 10 theo hướng dẫn của GV.
- Nghe giảng.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 5 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân 5.
Đọc bảng nhân.
Hình thức: Cá nhân, lớp
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- Đọc: Mỗi tuần mẹ đi làm 5 ngày. Hỏi 4 tuần mẹ đi làm mấy ngày?
- Làm bài
Bài giải
 Bốn tuần lễ mẹ đi làm số ngày là:
 	 5 x 4 = 20 (ngày)
	 Đáp số: 20 ngày.
Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài, lớp sửa bài
Đạo đức
TRẢ LẠI CỦA RƠI (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Giúp HS hiểu được: 
a, Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
b,Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
- Kỹ năng: 
a, Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
 b. Đồng tình, ủng hộ và noi gương những hành vi không tham của rơi.
- Thái độ: Trả lại của rơi khi nhặt được.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Trò chơi. Phần thưởng.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Trả lại của rơi.
Nhặt được của rơi cần làm gì?
Trả lại của rơi thể hiện đức tính gì?
GV nhận xét.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’) 
4.Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
Ÿ Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận, đàm thoại.
GV đọc (kể) câu chuyện.
Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
PHIẾU THẢO LUẬN
Nội dung câu chuyện là gì?
Qua câu chuyện, em thấy ai đáng khen? Vì sao?
Nếu em là bạn HS trong truyện, em có làm như bạn không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS.
v Hoạt động 2: Giúp HS thực hành ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. 
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
Yêu cầu: Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi.
GV nhận xét, đưa ra ý kiến đúng cần giải đáp.
Khen những HS có hành vi trả lại của rơi.
Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi.
v Hoạt động 3: Thi “Ứng xử nhanh”
Ÿ Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại, đóng vai.
GV phổ biến luật thi:
+ Mỗi đội có 2 phút để chuẩn bị một tình huống, sau đó lên điền lại cho cả lớp xem. Sau khi xem xong, các đội ngồi dưới có quyền giơ tín hiệu để bổ sung bằng cách đóng lại tiểu phẩm, trong đó đưa ra cách giải quyết của nhóm mình. Ban giám khảo ( là GV và đại diện các tổ) sẽ chấm điểm, xem đội nào trả lời nhanh, đúng.
+ Đội nào có nhiều lần trả lời nhanh, đúng thì đội đó thắng cuộc.
Ban giám khảo chấm điểm.
GV nhận xét HS chơi.
Phát phần thưởng cho đội thắng cuộc.
5. Củng cố - Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Biết nói lời yêu cầu đề nghị
Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
HT: Nhóm, lớp
Cả lớp HS nghe.
Nhận phiếu, đọc phiếu.
Các nhóm HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu và trình bày kết quả trước lớp.
Cả lớp HS trao đổi, nhận xét, bổ sung.
* HT: Cá nhân, lớp
Đại diện một số HS lên trình bày.
HS cả lớp nhận xét về thái độ đúng mực của các hành vi của các bạn trong các câu chuyện được kể.
- HS nghe, ghi nhớ.
* HT: Đội , lớp
Mỗi đội chuẩn bị tình huống.
 - Đại diện từng tổ lên diễn, HS các nhóm trả lời.
Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét tuần 20:
 - Đi học trể, vắng nhiều, nh?ng em d?t di?m t?t, nh?ng em d?t di?m kém
 - Chuẩn bị sách vở, đồ dùng đầy đủ.	
 - Tổng kết công tác trong tuần.
II. Công tác tuần 21:
Nhắc nhở nề nếp ra vào lớp và ra về.
Nhắc nhở sách vở và đồ dùng học tập.
- Củng cố lại nề nếp, học tập.
- Sinh hoạt Sao Nhi đồng.
III. Sinh hoạt tập thể:
 Múa hát, trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 20(5).doc