Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 15 năm 2010

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 15 năm 2010

Tiết 2,3: Tập đọc

HAI ANH EM

I/ Mục tiêu:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời diển tả ý nghĩ nhân vật trong bài

 - Hiểu ND: sự quan tâm, lo lắng, cho nhau của hai anh em.(trả lời dược các CH trong SGK)

 - GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự cảm thông.

II / Chuẩn bị Tranh minh họa sách giáo khoa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 37 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 15 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
 Tiết 1: Chào cờ
 ______________________________________
Tiết 2,3: Tập đọc
HAI ANH EM
I/ Mục tiêu: 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời diển tả ý nghĩ nhân vật trong bài
 - Hiểu ND: sự quan tâm, lo lắng, cho nhau của hai anh em.(trả lời dược các CH trong SGK) 
 - GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự cảm thông.
II / Chuẩn bị Tranh minh họa sách giáo khoa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc:“ Nhắn tin ” 
2.Bài mới 
a) Phần giới thiệu :
Đưa tranh vẽ : - Tranh vẽ cảnh gì ?
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về tình cảm anh em trong gia đình qua bài “Hai anh em ” 
 b) Luyện đọc bài 
- GV Đọc mẫu bài, giọng đọc chậm rãi, tình cảm 
- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc từng câu: 
* Hướng dẫn phát âm : 
- Rèn đọc đúng các từ khó.
- Yêu cầu đọc từng câu lần 2 .
- Bài này có mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
* Hướng dẫn ngắt giọng :
- Yêu cầu đọc, tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
* Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc
*/ Thi đọc
- Mời các nhóm thi đua đọc.
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
- Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh
 -Yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 1,2 
- Theo dõi nhận xét đánh giá.
c/ Tìm hiểu nội dung 
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
 -Ngày mùa đến họ đã chia nhau lúa như thế nào ? 
- Họ để lúa ở đâu ?
- Người em có suy nghĩ như thế nào ? 
Công bằng ở đây muốn nói lên điều gì?
- Nghĩ vậy và người em đã làm gì ?
- Tình cảm của người em đối với anh như thế nào ?
- Anh vất vả hơn em ở điểm nào? 
-Y/C HS đọc đoạn 3 và 4 .
- Người anh bàn với vợ điều gì ?
- Người anh đã làm gì sau đó ?
- Điều kì lạ gì đã xảy ra ?
- Kì lạ ý nói đến điều gì?
- Theo người anh thì người em vất vả hơn mình ở chỗ nào ?
- Người anh cho thế nào là công bằng ?
- Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quí nhau ?
- Tình cảm của hai anh em đối với nhau như thế nào ? 
* Anh em cùng một nhà nên yêu thương , lo lắng , đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh .
* Thi đọc lại toàn bài
- Thi đọc phân vai 
- Theo dõi nhận xét đánh giá
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Gọi hai em đọc lại bài .
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Hai em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Đọc nối tiếp từng câu đến hết bài.
- Rèn đọc các từ khó đọc như: cánh đồng, thành, nghĩ, ...
- Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài.
- Bài này có 4 đoạn.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn
- Ngày mùa đến , / họ gặt rồi bó lúa / chất thành hai đống bằng nhau ,/ để cả ở ngoài đồng .// Nếu phần lúa của mình / bằng phần lúa của anh / thì thật không công bằng // 
-Từng em nối tiếp đọc đoạn trước lớp .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và 2 của bài .
-Một em đọc thành tiếng .Lớp đọc thầm đoạn 1 
-Chia lúa thành hai đống bằng nhau .
- Họ để lúa ở ngoài đồng .
- Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng .
- Công bằng ở đây muốn nói hợp lẽ phải.
- Ra đồng lấy phần lúa của mình bỏ thêm vào phần lúa của anh .
- Rất yêu thương , nhường nhịn anh .
- Còn phải nuôi vợ con .
- Một em đọc thành tiếng , lớp đọc thầm theo
- Em ta sống một mình vất vả . Nếu phần của ta bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng 
- Lấy lúa của mình bỏ vào phần lúa của người em.
- Hai đống lúa ấy vẫn bằng nhau .
- Kì lạ : lạ đến mức không ngờ .
- Em phải sống một mình .
- Phải chia cho em nhiều hơn .
- Họ xúc động ôm chầm lấy nhau .
- Hai anh em rất thương yêu nhau ...
- Các nhóm thi đọc phân vai 
- Hai em đọc lại cả bài .
- Anh em phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau .
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà học bài xem trước bài mới .
 ______________________________________________________
Tiết 4: Toán
	T71.	 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
A/ Mục tiêu: 
Biết cánh thực hiện phép trừ có nhớ dạng: 100 trừ đi 1 hoặc 2 chử số.
Biết tính nhẩm 100 trừ đi số tròn chục.BT1,BT2
- HSY: Làm được phép tính trừ không nhớ trong phạm vi 5.
B/ Chuẩn bị 
C/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên đọc bảng trừ đã học.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép trừ dạng: 100 trừ đi một số . 
*) phép trừ 100 - 36 
- Nêu bài toán :
- Có 100 que tính bớt đi 36 que tính. còn lại bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Viết lên bảng 100 - 36 
* Yêu cầu 1 em lên bảng đặt tính tìm kết quả .
- Yêu cầu lớp tính vào bảng con.
- Vậy 100 trừ 36 bằng bao nhiêu ?
-Yêu cầu nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 100 - 36 .
*) Phép tính 100 - 5 
- Yêu cầu lớp không sử dụng que tính .
- Đặt tính và tính ra kết quả .
- Mời 1 em lên bảng làm .
- Yêu cầu lớp làm vào bc.
- Yêu cầu lớp đọc lại cách trừ 100 trừ đi một số 
c/ Luyện tập :
-Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào bảng con .
-Yêu cầu 3 em lên bảng mỗi em làm 1 phép tính .
- Yêu cầu nêu rõ cách làm 100 - 4 và 100 – 69; 100 – 22; .
 Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
- Mời một em nêu bài mẫu .
- Hướng dấn học sinh cách nhẩm 
- 100 - 20 = ?
- 100 là bao nhiêu chục ?
- 20 là bao nhiêu chục ?
- 10 chục trừ 2 chục bằng mấy chục ?
Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu ?
- Yêu cầu lớp nhẩm và nêu kết quả các phép tính còn lại.
Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài .
-Bài toán cho biết gì ?
- Để giải được bài toán này ta phải thực hiện phép tính gì ? Vì sao ?
- Yêu cầu học sinh nêu tóm tắt bài toán và tự vẽ sơ đồ đoạn thẳng vào vở .
- Gọi 1 em lên bảng làm bài .
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở . 
- Nhận xét bài làm học sinh . 
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học và làm bài tập.
-Hai em lên bảng mỗi em đọc 1 bảng trừ theo yêu cầu của giáo viên.
-Học sinh khác nhận xét .
* Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính trừ 100 - 36
- Đặt tính và tính .
 100
 - 36
 64
- 100 trừ 36 bằng 64 .
- Nhiều em nhắc lại cách trừ 100 - 36.
- HS thực hiện.
 100
 - 5
 95
- Trừ từ phải sang trái . 0 không trừ được 5 lấy 10 trừ 5 bằng 5 . Viết 5 , nhớ 1 .0 không trừ được 1 lấy 10 trừ 1 bằng 9 , viết 9. Vậy 100 trừ 5 bằng 95
- Lớp đọc lại cách trừ 100 trừ đi một số .
- Một em đọc đề bài .
- Tự làm bài vào bc . 
- 3 em làm trên bảng 
 _100 _ 100 _100
 4 22 69
 96 78 31
 Em khác nhận xét bài bạn .
- Tính nhẩm :
- Một em đọc mẫu : 100 trừ 20 bằng 80.
- 100 tức là 10 chục .
- 20 tức là 2 chục .
- 10 chục trừ 2 chục bằng 8 chục .
- Vậy 100 trừ 20 bằng 80 .
- Tự nhẩm và ghi kết quả các phép tính còn lại vào vở . 
-HS nêu kq: 100 – 70 = 30
 100 – 40 = 60
- Đọc đề . 
- Buổi sáng bán 100 hộp sữa , buổi chiều bán ít hơn 24 hộp sữa
- Làm phép tính trừ . Vì đây là toán ít hơn 
Bài giải :
Số hộp sữa buổi chiều bán :
100 - 24 = 76 ( hộp )
 Đ/S : 76 hộp sữa
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
 ___________________________________________________________ 
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Kể chuyện
	T15.	 HAI ANH EM
I/ Mục tiêu: Kể lại được từng phần câu chuyện theo gợi ý(BT1); nói lại được ý nghĩa của hai anh em khi găp nhau trên cánh đồng
(BT2) HS khá giỏi biết kê lại câu chuyện (BT3)
II / Chuẩn bị -Tranh ảnh minh họa. Bảng phụ viết lời gợi ý tóm tắt câu chuyện .
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Bài cũ : 
- Gọi 3 em lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện:“ Câu chuyện bóđũa” 
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 2.Bài mới 
a) Phần giới thiệu :
* Hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện đã học qua bài tập đọc tiết trước “ Hai anh em”
 * Hướng dẫn kể từng đoạn :
1/ Bước 1 : Kể lại từng đoạn:
-Treo tranh minh họa mời một em nêu yêu cầu . 
- Yêu cầu quan sát bức tranh, nghe câu hỏi gợi ý.
- GV kể mẫu toàn bộ câu chuyện
- Kể lại từng phần của câu chuyện 
- Nhận xét sửa từng câu cho học sinh 
* Bước 1 : Kể theo nhóm .
- Chia lớp thành các nhóm. 
- Yêu cầu học sinh kể trong trong nhóm .
* Bước 2 : Kể trước lớp . 
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp .
- Yêu cầu nhận xét bạn sau mỗi lần kể .
- GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi .
-Câu chuyện xảy ra ở đâu ?
- Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nào ? 
- Người em đã nghỉ gì ? Làm gì ?
-Người anh đã nghỉ gì ? Làm gì ?
- Câu chuyện kết thúc ra sao ? 
đ/ Nói ý nghĩ hai anh em khi gặp nhau trên đồng :
- Gọi một em đọc yêu cầu bài 2 .
- Gọi 2 học sinh đọc lại đoạn 4 của câu chuyện .
- Câu chuyện kết thúc khi hai anh em ôm nhau trên đồng . Mỗi người trong họ có một ý nghĩ . Các em hãy đoán thử mỗi người nghĩ gì .
- Y/C HS nêu.
*)Kể lại toàn bộ câu chuyện : 
- Yêu cầu 4 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện .
- Mời 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Nhận xét ghi điểm từng em .
e) Củng cố dặn dò : 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe .
- Ba em nối tiếp kể lại câu chuyện mỗi em một đoạn .
- HS theo dõi.
- Quan sát và lần lượt kể lại từng phần của câu chuyện .
- Lắng nghe và ghi nhớ nội dung câu chuyện .
- 3 em lần lượt từng kể từng phần. 
 - Các bạn trong nhóm kể, theo dõi và bổ sung cho nhau .
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện 
- Mỗi em kể một đoạn của câu chuyện 
- Nhận xét các bạn bình chọn bạn kể hay nhất
- Ở một làng nọ .
- Chia thành hai đống bằng nhau .
- Thương anh vất vả nên bỏ lúa của mình cho anh .
- Thương em sống một mình nên bỏ lúa của mình cho em .
 ...  vở 
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Yêu cầu 1 học sinh đọc đề
- Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ ?
Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng ?
- Hãy đọc câu ghi trên bức tranh 2 ?
17 giờ còn gọi là mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều ?
- Bức tranh 4 vẽ điều gì ?
- Đồng hồ nào chỉ lúc 10 giờ đêm ?
- Bức tranh cuối cùng vẽ gì ?
- Yêu cầu lớp lần lượt trả lời .
Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Cho học sinh quan sát đồng hồ điện tử .
- Yêu cầu lớp đối chiếu để làm bài vào vở . 
- Nhận xét bài làm học sinh . 
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai em lên bảng mỗi em làm một bài .
- HS1 nêu cách đặt tính và cách tính .
- HS2 : Trình bày tìm x trên bảng.
-Học sinh khác nhận xét .
* Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài em nhắc lại tựa bài.
- Quan sát và lắng nghe và trả lời .
- Ban ngày .
- Em đang ngủ 
- Em ăn cơm cùng các bạn .
- Em đang học bài cùng các bạn .
- Em xem ti vi .
- Em đang ngủ .
- Nhiều em nhắc lại .
- Đếm trên mặt đồng hồ 2 vòng quay của kim đồng hồ và trả lời : 24 giờ .
- Đếm theo : 1 giờ sáng , 2 giờ sáng 3 giờ ...10 giờ sáng 
- Từ 1 giờ đến 10 giờ sáng .
- Một số em đọc bài học .
- Còn gọi là 13 giờ . Vì 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều 12 cộng 1 bằng 13 nên 1giờ chính là 13 giờ .
- Một em đọc đề bài .
- Chỉ 6 giờ .
- Điền 6 .
-Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng .
- Tự điền số giờ vào vở .
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Đọc đề bài .
- Lúc 7 giờ sáng .
- Đồng hồ C .
- Em chơi thả diều lúc 17 giờ .
- 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều .
- Đồng hồ D chỉ 5 giờ chiều .
Em ngủ lúc 10 giờ đêm .
Em đọc chuyện lúc 8 giờ tối . Đồng hồ A chỉ lúc 8 giờ tối .
-Đọc chữa bài .
- Đọc đề .
- Quan sát đồng hồ điện tử .
- 2o giờ hay còn gọi là 8 giờ tối .
 - Em khác nhận xét bài bạn .
- Về nhà tập xem đồng hồ .
- Học bài và làm các bài tập còn lại .
Thể dục : Bài 30 ôn bài thể dục - trò chơi “ vòng tròn “ 
A/ Mục đích yêu cầu : ªÔn 8 động tác của bài thể dục đã học .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác , đều và đẹp . Trò chơi “ Vòng tròn “.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động .
B/ Địa điểm :- Sân bãi vệ sinh , đảm bảo an toàn nơi tập .Một còi , khăn để tổ chức trò chơi . 
C/ Lên lớp : 
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Định lượng 
Đội hình luyện tập
 1.Bài mới a/Phần mở đầu :
-Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp .Xoay khớp cổ chân . Tiếp theo đổi chân . Xoay khớp đầu gối .
 b/Phần cơ bản :
- Ôn lại cả bài thể dục .( 4- 5 lần )
- Yêu cầu cả lớp ôn lại lần lượt 8 động tác 4 - 5 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp . Chia về các tổ , tổ trưởng điều khiển GV quan sát nhận xét học sinh .
-Yêu cầu các tổ thi thực hiện bài thể dục phát triển chung . 
-Do cán sự các tổ điều khiển .
* Trò chơi : “ Vòng tròn “ 
-GV nêu tên trò chơi , cho HS tập đi theo vòng tròn đọc vần điệu kết hợp vỗ tay nghiêng người theo nhịp như múa đến nhịp 8 nhảy chuyển đội hình từ vòng tròn giữa thành 2 vòng tròn , rồi lại chuyển từ 2 vòng tròn thành 1 vòng tròn . 
 c/Phần kết thúc:
- Đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và hát 
-Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
-Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
-Giáo viên hệ thống bài học 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh . 
1 phút
2phút
2phút
10phút
12phút
2phút
2phút
1 phút
 — — — — 
 — — — — 
 — — — — 
 — — — — 
 — — — — 
 Giáo viên 
 GV
 Thứ sáu ngày tháng năm 200
 Toán : 	 Thực hành xem đồng hồ . 
A/ Mục đích yêu cầu :- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ . Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ ( 20 giờ , 17 giờ , 23 giờ ...) . Làm quen với những hoạt động sinh hoạt , học tập thường ngày liên quan đến thời gian ( đúng giờ , muộn giờ , sáng tối . )
B/ Chuẩn bị :- Hình vẽ bài tập 1 ,2 SGK phóng to .Mô hình đồng hồ có kim quay được .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta thực hành xem giờ trên đồng hồ “
b) Khai thác bài: 
 c/ Luyện tập :
-Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Treo tranh và hỏi :
-Bạn An đi học lúc mấy giờ ?
- Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng 
- Hãy quay kim đồng hồ đến 7 giờ sáng ?
-Yêu cầu lớp tự làm với các bức tranh còn lại .
- 20 giờ còn gọi là mấy giờ tối ?
- 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ? 
- Hãy dùng cách nói khác để nói giờ bạn An đá bóng và xem phim ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Treo tranh và hỏi :
-Muốn biết câu nói đúng câu nào sai ta làm gì ?
- Giờ vào học là mấy giờ ? 
- Bạn học sinh đi học lúc mấy giờ ?
- Bạn đi học sớm hay muộn ?
Vậy câu nào đúng câu nào sai ?
- Để đi học đúng giừo bạn học sinh phải đi học lúc mấy giờ ?
-Yêu cầu lớp tự làm với các bức tranh còn lại .
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3. Trò chơi thi quay kim đồng hồ .
Chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau .
- Phát cho mỗi đội một mô hình đồng hồ 
- Đọc to từng giờ .
-Yêu cầu các đội quay đúng giờ mà giáo viên đọc .
- Yêu cầu xong đưa đồng hồ lên 
- Quan sát nhận xét bùnh chọn đội thắng cuộc .
 d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai em lên bảng mỗi em thực hiện phép tính HS1 : 15 giờ hay 3 giờ chiều ; 20 giờ hay 8 giờ tối .
-HS2 : Em đi học lúc 6 giờ ; Em ngủ lúc 10 giờ 
- Nhận xét bài bạn .
* Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài em nhắc lại tựa bài.
-Một em đọc đề bài .
- Quan sát nhận xét .
- Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng .
- Đồng hồ B .
- Thực hành quay kim đồng hồ chỉ 7 giờ sáng 
- An thức dậy lúc 6 giờ sáng . Đồng hồ A .
- An xem phim lúc 20 giờ . Đồng hồ D 
- An đá bóng lúc 17 giờ . Đồng hồ C 
- 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối 
- 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều .
An đá bóng lúc 5 giờ chiều , xem phim lúc 8 giờ tối 
-Một em đọc đề bài .
- Quan sát nhận xét .
- Ta phải quan sát tranh , đọc giờ ghi trong đó so sánh với đồng hồ .
- Lúc 7 giờ sáng .
- 8 giờ .
- Bạn học sinh đi học muộn .
- Câu a sai , câu b đúng .
- Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ .
- Nhận xét bài bạn .
- Lớp chia thành 2 đội .
- Nhận mô hình đồng hồ .
- Quay kim đồng hồ đúng với giờ giáo viên đọc .
- Đội nào đưa lên trước có số giờ đúng là đội thắng cuộc .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa học .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
 Đạo đức : giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (t1) .
I / Mục tiêu : 1. Kiến thức : -Giúp học sinh hiểu được : - Lí do cần phải giữ trật tự vệ sinh nơi công công .Biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng 
2. Thái độ , tình cảm : - Tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng . Đồng tình những việc làm giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng . 
3. Hành vi : - Thực hiện một số công việc cụ thể để giữ trật tự vệ sinh công cộng .Không làm những việc ảnh hưởng đến trật tự vệ sinh nơi công cộng .
 II /Chuẩn bị : « Tranh ảnh cho hoạt động 1 - Tiết 1 . Nội dung các ý kiến cho hoạt động 2 tiết 2 
- Phiếu điều tra . 
 III/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2.Bài mới: 
ª Hoạt động 1 Quan sát tranh bày tỏ thái độ . 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận làm vào phiếu học tập đã ghi sẵn các tình huống : 
* Tình huống 1 : - Nam và các bạn lần lượt xếp hàng mua vé vào xem phim .
* Tình huống 2 : Sau khi ăn quà xong Lan và Hoa bỏ vỏ đựng quà vào sọt rác .
* Tình huống 3 : Tan học về Sơn và Hải không về nhà ngay mà rủ nhau đá bóng dưới lòng đường .
* Tình huống 4: Nhà ở tầng 4 Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải có hôm cậu đổ cả thùng nước từ tầng 4 xuống đất .
- Mời ý kiến em khác .
* Kết luận : - Các em cần giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng .
Hoạt động 2 Xử lí tình huống .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các tình huống sau đó đưa ra cách xử lí bằng cách sắm vai : 
* Tình huống 1 : - Mẹ sai Lan mang rác ra đầu ngõ đổ nhưng vừa ra trưứoc sân Lan nhìn thấy có vài túi rác trước sân mà xung quanh lại không có ai . Nếu là Lan em sẽ làm như thế nào ? .
* Tình huống 2 : Đang giờ kiểm tra nhưng cô giáo không có trong lớp Nam đã làm bài xong nhưng bạn không biết bài mình làm đúng hay không Nam rất muốn trao đổi bài với bạn mình . Nếu là em em sẽ làm như thế nào ? Vì sao ? 
- Nhận xét tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận chung cho các nhóm . 
*Kết luận : Chúng ta cần giữ vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc , mọi nơi ..
ª Hoạt động 3 Thảo luận cả lớp
- Đưa câu hỏi : 
- Lợi ích của việc giữ trật tự ,vệ sinh nơi công cộng là gì ?
-Yêu cầu lớp trao đổi trong 2 phút sau đó trình bày .
*Kết luận : Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết .
 * Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn học sinh về nhà hoàn thành phiếu điều tra để tiết sau báo cáo trước lớp . 
- Các nhóm thảo luận hoàn thành các tình huống đã ghi sẵn trong phiếu thảo luận .
- Nam và các bạn làm như thế là đúng . Vì xếp hàng lần lượt mua vé sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé .
-Các bạn làm như thế là đúng vì bỏ rác đúng qui định làm cho trường lớp sạch sẽ .
- Hai bạn làm như thế là sai vì lòng đường là nơi dành cho xe cộ qua lại chơi như thế rất dễ xảy ra tai nạn .
- Tuấn làm như vậy là sai vì bạn có thể đổ nước thải vào đầu người qua lại .
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
- Hai em nhắc lại .
 - Các nhóm thảo luận .
-Lần lượt cử đại diện lên sắm vai nêu cách xử lí trước lớp . 
- Nếu là Lan em vẫn mang rác ra đầu ngõ để đổ vì chúng ta cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố của mình .
-Nếu em là Lan em sẽ vứt rác ngay sân vì đằng nào cũng có xe rác vào hót mang đi ...
- Em sẽ ngồi trật tự tại chỗ xem lại bài mình chứ không trao đổi với bạn . 
-Em sẽ trao đổi bài với bạn nhưng cố gắng nói nhỏ để không làm ảnh hưởng đến các bạn .
-Các nhóm khác theo dõi và nhận xét .
- Hai em nhắc lại ghi nhớ .
-Lớp thực hành thảo luận sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp .
- Giúp quang cảnh sạch sẽ , mát mẻ ,
 - Giúp ta sống yên tĩnh thoải mái hơn ...
- Nhiều em nhắc lại ghi nhớ.
-Về nhà điều tra tình hình trật tự vệ sinh những khu vực công cộng nơi em ở và biện pháp cần thực hiện để giữ trật tự vệ sinh nơi đó để tiết sau trình bày trước lớp .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 CKTKNKNS BVMT.doc