Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 12 năm học 2010

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 12 năm học 2010

TẬP ĐỌC

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA .

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.

- Hiểu ND : Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con. (TL được các câu hỏi 1,2,4)

- HS khá, giỏi trả lời được CH5.

- GD BVMT (Khai thác trự tiếp) : GD tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.

- GD KNS Xác định giá trị – thể hiện sự cảm thông (hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác (Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực).

II. Chuẩn bị: ghi bảng sẳn câu cần luyện đọc, SGK.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 412Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần thứ 12 năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ 2 ngày 08 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA .
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu ND : Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con. (TL được các câu hỏi 1,2,4)
- HS khá, giỏi trả lời được CH5.
- GD BVMT (Khai thác trự tiếp) : GD tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.
- GD KNS Xác định giá trị – thể hiện sự cảm thông (hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác (Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực).
II. Chuẩn bị: ghi bảng sẳn câu cần luyện đọc, SGK.
III. Hoạt động dạy & học 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:(3) “Cây xoài của ông em”
- Yêu cầu HS đọc bài + TLCH
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới (35) “Sự tích cây vú sữa”
- GV ghi bảng tựa bài
Hoạt động 1: Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài
- GV lưu ý giọng đọc nhẹ nhàng tha thiết, nhấn giọng ở các từ gợi tả
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng câu cho đến hết bài.
- Tìm từ ngữ khó đọc trong bài: cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, vỗ về
- GV đọc mẫu
Đọc từng đoạn trước lớp và kết hợp giải nghĩa từ
- Yêu 1 HS đọc đoạn 1
+ Trong đoạn này có từ khó nào?
- Giải nghĩa từ: la cà, vùng vằng
+ Em hiểu thế nào là “ mỏi mắt chờ mong”
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2
+ Hỏi: thế nào là “xòa cành”?
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3
Hướng dẫn HS luyện đọc câu dài
Gọi HS đọc lại 
Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp nối tiếp 	
Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm 
Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
GV nhận xét, tuyên dương
Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2
 Hoạt động 3:Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1
+ Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2
+ Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà?
+ Trở về nhà không có mẹ cậu bé đã làm gì?
+ Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
+ Quả ấy có gì lạ?
Không thấy mẹ cậu bé đã ôm lấy cây xanh mà khóc, tức thì quả lạ xuất hiện.
Yêu cầu HS đọc đoạn 3
**Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
 - Cậu bé nhìn cây mà ngỡ như chính mẹ đang ôm mình.
+ Theo em nếu gặp lại mẹ thì cậu bé sẽ nói gì?
 Tình yêu sâu nặng của mẹ đối con cái mình
- GV liên hệ, giáo dục.
 Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- GV mời 3 tổ đại diện lên đọc bài
Nhận xét và tuyên dương
3. Nhận xét – Dặn dò: (2)
- GD BVMT : GD tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ.
- Yêu cầu HS đọc lại bài kỹ để có ý kể lại câu chuyện cho mạch lạc dựa theo các yêu cầu kể trong SGK.
HS đọc + TLCH
HS nhắc lại
HS theo dõi
1 HS đọc bài, lớp mở SGK, đọc thầm theo
HS đọc nối tiếp từng câu
 HS nêu
HS đọc
La cà, vùng vằng
Chờ đợi mong mỏi quá lâu
HS đọc
HS nêu
HS đọc
- Luyện đọc các câu: “Một hôm,/ vừa đói vừa rét,/ lại bị trẻ lớn hơn đánh,/ cậu mới nhớ đến mẹ,/ liền tìm đường về nhà. 
HS đọc
HS đọc nối tiếp từng đọan
HS luyện đọc trong nhóm 
HS thi đọc
HS nhận xét
Cả lớp đọc
HS đọc.
Vì bị mẹ mắng.
HS đọc đoạn 2.
Vì bị đói rét, và bị trẻ lớn hơn đánh nên cậu mới tìm đường về nhà.
+ Gọi mẹ khản cả giọng, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
+ Cây run rẩy, hoa nở trắng xoá cả cành, hoa tàn, quả xuất hiện, da căng mịn, rồi chín.
+ Khi môi cậu vừa chạm vào thì một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
HS đọc.
Một mặt lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ mong. Một dòng sữa trắng trào ra ngọt thơm như sữa mẹ. Cây xoà cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm, vỗ về.
 HS nêu theo suy nghĩ của mình.
Đại diện từng tổ đọc bài
TOÁN
TÌM SỐ BỊ TRỪ
I. Mục tiêu: 
- Biết tìm x trong các bài tập dạng : x – a = b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ.
- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm và giao điểm của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.
- BT cần làm : B1(a,b,d,e) ; B2(cột 1,2,3) ; B4.
II. Chuẩn bị: 
Bảng ghi BT 2,3; SGK.
III. Hoạt động dạy & học :
Giáo viên
Học sinh
1. KT Bài cũ: (5) Luyện tập
- Đặt tính rồi tính:
 82 – 27 42 – 35 22 – 8 72 – 49 
Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới: (35) Tìm số bị trừ
- Giới thiệu phép tính: 10 – 4 
+ 10 – 4 bằng bao nhiêu?
- Yêu cầu nêu tên gọi các thành phần trong phép tính trừ.
- GV che số 10 và nói: Hôm nay chúng ta sẽ học bài tìm số bị trừ
- GV ghi bảng 
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
GV gắn 10 ô vuông 
- Có bao nhiêu ô vuông?
GV tách 4 ô vuông 
+10 ô vuông tách 4 ô vuông còn mấy ô vuông?
+- Làm thế nào để biết còn 6 ô vuông?
** Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần trong phép tính trừ
* GV che số 10 và nói: Nếu số bị trừ bị che thì làm thế nào để tìm số bị trừ?
GV chốt cách tìm của HS và giới thiệu cách tìm số bị trừ bằng cách gọi x là số bị trừ:
x – 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
GV cho :
x – 10 = 15
Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Hoạt động 2: Thực hành 
* Bài 1: Tìm x ND DDC (câu c; g HS khá giỏi)
GV cho HS xác định tên gọi của x trong phép tính
Nêu cách tìm
Nhận xét
* Bài 2(cột 1,2,3): Số
GV hướng dẫn tìm hiệu ở cột 1 và tương tự HS tìm số bị trừ các cột còn lại
Số bị trừ
11
20
64
Số trừ
5
11
32
Hiệu
6
9
32
GV sửa bài
** Bài 3: (HS khá giỏi)
* Bài 4:
Nhận xét, chấm một số vỡ và sửa bài.
Dặn dò:
Xem lại bài, học thuộc qui tắc tìm số bị trừ
Chuẩn bị: 13 trừ đi một số: 13 - 5”
- 2 HS lên bảng thực hiện 
- Nêu cách đặt tính và tính
- 6
-10: số bị trừ - 4: số trừ - 6: hiệu
 - HS nhắc lại
- 10 ô vuông
- 6 ô vuông
-10 – 4 = 6
- HS nêu
HS nêu
HS nêu lại cách tính
HS nêu và tính kết quả
 x – 10 = 15
 x = 15 + 10
 x = 25
HS nhắc lại
HS nêu yêu cầu
Số bị trừ
HS nêu
 HS làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp
HS nêu yêu cầu
HS làm vào vở, 3 HS làm bảng phụ
- HS nêu yêu cầu.
- Tự làm bài vào vỡ cá nhân.
HS nhắc lại cách tìm số bị trừ.
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ : VBT.
III. Hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : (5) Thực hành giữa HKI
3. Bài mới : (30) Quan tâm, giúp đỡ bạn (Tiết 1) 
 - GV treo tranh 1 và hỏi : “ Bạn trong tranh bị ngã là ai? Bạn đang đỡ bạn dậy là ai ?” ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài : Quan tâm, giúp đỡ bạn GV Ghi tựa.
Hoạt động 1 : Kể chuyện.
* HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
GV kể. Sau đó đặt câu hỏi :
 + Các bạn lớp 2A đã làm gì khi bạn bị ngã ?
 **Em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không ? Tại sao ?
* Khi bạn bị ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn. 
 Hoạt động 2 : Việc làm nào đúng
* HS biết được một số biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn bè.
GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 7 tranh :
+ Tranh 1 : Cho bạn mượn đồ dùng học tập.
+ Tranh 2 : Cho bạn chép baài khi kiểm tra.
+ Tranh 3 : Giảng bài cho bạn.
+ Tranh 4: Nhắc bạn khọng được xem truyện trong giờ học.
+ Tranh 5 : Đánh nhau với bạn.
+ Tranh 6 : Thăm bạn ốm.
+ Tranh 7:Không cho bạn chơi vì bạn là con nhà nghèo.
* Luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm, giúp đỡ bạn..
Hoạt động 3 : Củng cố
* HS biết được lí do vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn.
Hãy đánh dấu x vào ô trống o trước những lý do quan tâm, giúp đỡ bạn mà em tán thành.
o Em yêu mến các bạn.
o Em làm theo lời dạy của thầy cô giáo.
o Bạn sẽ cho em đồ chơi.
o Vì bạn nhắc bài cho em trong giờ kiểm tra.
o Vì bạn che giấu khuyết điểm cho em.
o Vì bạn có hoàn cảnh khó khăn. 
* Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân thiết, gắn bó.
4. Dặn dò : 
Về thực hiện việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
Chuẩn bị : Quan tâm, giúp đỡ bạn ( tiết 2 ).
- Hát : Tìm bạn thân.
- Quan sát tranh và nêu nội dung.
- HS lắng nghe.
- Thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận theo tranh.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
- HS đánh dấu vào o và nêu rõ lý do.
LUYỆN TIẾNG VIỆT. 
LUYỆN VIẾT CHỮ HOA L, K, S
VIẾT CHÍNH TẢ BÀI “SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA”
I. Mục tiêu
 - Luyện viết chữ hoa L, K, S mỗi chữ 2 dòng.
 - Luyện viết chính tả bài Sự tích cây vú sữa viết ( Ngày xưamà khóc ).
 II.Hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS viết chữ hoa L, K, S (15)
a. Yêu cầu HS nêu quy trình viết chữ hoa L, K, S
b. Viết bảng 
-Yêu cầu HS viết hoa L, K, S
c. Hướng dẫn viết vào vở
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Quan sát HS viết.
- Thu và chấm bài.
- Nhận xét bài viết HS.
2. Hướng dẫn viết chín tả:(20)
a. GV đọc đoạn văn ... 
Thứ 6 ngày 12 tháng 11 năm 2010
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 33 – 5 ; 53 – 15.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 – 15.
- BT cần làm : B1 ; B2 ; B4.
II. Chuẩn bị : SGK,VBT.
III. Hoạt động dạy & học :
Giáo viên
Học sinh
1. KT Bài cũ: 5’ 53 – 15 
GV yêu cầu 4 HS sửa bài 2/ 59.
Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 28’ Luyện tập.
Bài 1: Tính nhẩm
Tổ chức thi đua 2 dãy đọc bảng trừ. (13 trừ đi 1 số ).
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
Yêu cầu HS làm bài vào vở, HS nào làm xong thì lên làm vào bảng con.
* Bài 3: HS khá giỏi 
* Bài 4:
- H.dẫn HS làm bài.
Chấm bài. Nhận xét. 
* Bài 5: HS khá giỏi
3. Củng cố - Dặn dò: 2’ 
- Về làm bài 3.
- Chuẩn bị : 14 trừ đi một số: 14 – 8.
- Nhận xét tiết học.
- 4 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu miệng
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
 73 63 83 
 _ 29 _ 35 _ 27 
 42 28 56 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào vở:
Bài giải
Số vở còn lại là:
63 – 48 = 15 (quyển)
Đáp số: 15 quyển.
- HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu: 
- Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.
- Biết cách giữ gìn và xếp dặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
- Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng : bằng gỗ, nhựa, sắt
- GD BVMT (Bộ phận) : Nhận biết đồ dùng trong gia đình, môi trường xung quanh nhà ở.
II. Chuẩn bị : 
- Các hình vẽ trong SGK,VBT.
III. Hoạt động dạy & học :
HĐ của Giáo viên
HĐ của Học sinh
1. KTBài cũ: 5’ ” Gia đình”
- Yêu cầu HS kể những việc làm của từng người trong gia đình
- Những lúc nghỉ ngơi gia đình em thường làm gì ?
- GV nhận xét
2. Bài mới: 25’“Đồ dùng trong gia đình”
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp.
* Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà.
- Chia lớp, làm 6 nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3/ SGK và cho biết tên các đồ dùng có trong hình? Chúng dùng để làm gì?
- GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu luyện tập.
Phiếu luyện tập
STT
Đồ gỗ
Sứ
Thuỷ tinh
Đồ dùng sử dụng điện
§ Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện mà đồ dùng của mỗi gia đình khác nhau
Hoạt động 2: Bảo quản, giữ gìn đồ dùng trong gia đình.
* Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Nêu việc làm các bạn trong hình? Tác dụng của việc làm đó?
§ Muốn đồ dùng đẹp chúng ta cần bảo quản sạch sẽ. Đối với đồ dễ vở ta cần nhẹ nhàng, cẩn thận.
Liên hệ GDBVMT.
3. Củng cố, dặn dò 2’
- Để đồ dùng được bền lâu ta cần làm gì?
- Chuẩn bị bài: Giữ sạch môi trường xung quanh
HS nêu
HS thực hiện theo yêu cầu
Nhóm cử đại diện lên trình bày
Hình 1: bàn, ghế, kệ
Hình 2: tủ lạnh, bàn ăn, bếp, kệ, dao, kéo, nồi
Hình 3: đồng hồ, nồi cơm điện, bình hoa, ghế, điện thoại
Các bạn trong nhóm nêu những đồ dùng có trong gia đình mình, thư ký ghi lại
Đại diện nhóm trình bày
- HS thảo luận
- Đại diện trình bày
- Hình 4: Bạn lau bàn,giúp nhà sạch sẽ
- Hình 5: Bạn rửa ly, giúp bảo quản tốt ly chén
- Hình 6: Bạn bỏ quả vào tủ lạnh, giúp quả tươi lâu
TẬP LÀM VĂN
GỌI ĐIỆN
I. Mục tiêu: 
- Đọc hiểu bài Gọi điện, biết một số thao tác gọi điện thoại, trả lới được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại (BT1).
- Viết được 3 - 4 trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở BT2.
- HS khá, giỏi làm được cả 2 nôïi dung ở BT2.
- GD KNS:	+ Giao tiếp: Cởi mở, tự tin, lịch sử trong giao tiếp.(xử lý tình huống)
	+ Lắng nghe tích cực.(Đóng vai)
II. Chuẩn bị: 
- 1 máy điện thoại.
III. Hoạt động dạy & học :
Giáo viên
Học sinh
1. KT Bài cũ: 5’ Chia buồn, an ủi 
GV yêu cầu 3 HS đọc bức thư ngắn hỏi thăm ông bà.
Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 27’ Gọi điện
	* Bài 1: (miệng)
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó trình bày.
GV theo dõi, giúp đỡ.
Nhận xét.
§ Khi gọi điện thoại, trước hết cần tìm số máy của bạn trong sổ à nhấc ống nghe rồi nhấn số. Khi nhấn xong, máy có những tín hiệu tút liên tục là máy đang bận. Nếu máy có những tín hiệu tút ngắt quãng, chưa có ai nhấc máy thì ta chờ để trao đổi.
Nếu cha mẹ của bạn nhận máy, em xin phép nói chuyện với bạn như thế nào?
§ Nên liïch sự, lễ phép khi nói chuyện qua điện thoại.
	* Bài 2:
GV gợi ý các tình huống :
+ Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì ?
+ Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi, em sẽ nói lại như thế nào ?
+ Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì ?
*Bạn rủ đi đâu ?
**Vì bận học em từ chối, em sẽ nói với bạn như thế nào?
Yêu cầu HS làm bài vào vở chọn 1 trong các tình huống trên làm
§ Lưu ý : Cần trình bày đúng lời đối thoại, ghi dấu gạch ngang đầu dòng trước lời đối thoại.Viết gọn, rõ, đủ ý cần trao đổi qua điện thoại.
Ä Em cần từ chối khéo léo, không làm mất lòng bạn.
3. Củng cố Dặn dò: 2’
GV tổ chức HS thi đua gọi điện thoại, trao đổi những thông tin đã học.
GV nhận xét, tuyên dương.
- Về thực hành nghe, gọi điện.
- Chuẩn bị : Kể về gia đình.
- Nhận xét tiết học. 
- 3 HS đọc bài viết của mình.
- HS thảo luận nhóm đôi à trình bày thứ tự các việc phải làm khi gọi điện thoại.
- HS trả lời
- Rủ em đến thăm 1 bạn trong lớp bị ốm.
- Đúng 5 giờ chiều nay, mình sẽ đến nhà An rồi cùng đi nhé !
- Đang học bài.
- Đi chơi.
- HS tự nêu ý kiến.
- HS tự làm bài vào vở.
- Đại diện 4 nhóm thi đua.
AN TOÀN GIAO THÔNG
HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG
BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh bằng tay, coig, gậy để điều khiển xe và người đi lại trên đường. Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm của nhóm biển báo cấm. Biết hiệu lệnh về một số biển báo.
- Quan sát và thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT, phân biệt nội dung 3 biển báo cấm:101,102,112.
- Có ý thức thực hiện theo hiệu lệnh của CSGT và các biển báo.
II. Đồ đung day- học:
- Tranh minh hoạ SGK, biển báo: 102,102,112.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định. (1’)
2. Bài cũ: (4’) 
- Em hãy mô tả con đường em thường đi học? 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu (1’) – ghi đầu bài
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: (10’) Hiệu lệnh CSGT
* GV lần lượt treo 5 bức tranh( từ H1- H5).HD HS cùng quan sát, tìm hiểu các tư thế điều khiển của CSGT.
- GV làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế.
* GV kết luận: Cần nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
Hoạt động 2: (12)’Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông.
- Chia nhóm, giao việc
+ y/c HS nêu đặc điểm, ý nghĩa của từng nhóm biển báo; gợi ý HS nêu về hình dáng, màu sắc, hình vẽ.
- GV nhận xét bổ sung ghi nhanh đặc điểm từng biển báo.
+ Các biển báo này được đặt ở đâu trên đường?
+ Khi đi trên đường phố , gặp biển báo cấm người đi thường phải thực hiện như thế nào?
* KL: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì người và các loại xe phải thực hiện đúng theo hiệu lệnhghi trên mỗi biển báo.
Hoạt động 3: ( 5) Trò chơi : Ai nhanh hơn.
- Nêu luật chơi, HD cách chơi.
4. Củng cố: (4’) 
- Y/c HS quan sát và phát hiện xem ở đâu có đặt 3 biển báo hiệu giao thông vừa học.
- Dặn dò HS thực hiện điều đã học.
- 2 em mô tả
- Nhắc nối tiếp.
- Quan xát, thảo luận theo nhóm 3.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Vài HS lên thể hiện lại trước lớp.
- Vài HS nhắc lại.
- Thảo luận nhóm 4 (3 nhóm, mỗi nhóm một biển báo).
- Đại diện nhóm trình bày ( cầm và chỉ lên biển báo)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Ở đầu những đoạn đường giao nhau và được đặt ở bên phải theo chiều đi.
- HS nêu ý nghĩa từng biển báo cấm.
- Vài HS nhắc lại.
- Hai đội tham gia, mỗi đội hai em (đọc nhanh tên biển báo).
- Nhận xét, công bố đội thắng.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 12
I. Đánh giá tình hình tuần qua:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
- Nề nếp lớp tương đối ổn định.
- Dạy - học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Một số em chưa chịu khó học ở nhà.
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
II. Kế hoạch tuần 13 :
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Chuẩn bị bài vở chu đáo trước khi đến lớp.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng các ngày lễ lớn.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 13
- Tích cực tự ôn tập kiến thức.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 12 CKTBVMTKNSLong.doc