Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 8 năm 2010

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 8 năm 2010

TUẦN:8

 Thứ hai ngày 10 tháng10 năm 2010

Tập đọc: (T: 22) NGƯỜI MẸ HIỀN

I/ Mục tiêu

- Đọc đúng toàn bài , chú ý : Các tiếng có phụ âm đầu , vần thanh dễ lẫn . Biết nghỉ hơi đúng . Đọc đúng lời người dẫn chuyện , lời đối thoại của các nhân vật

- Hiểu nghĩa các từ khó , chú ý các từ ngữ : thầm thì, xấu hổ , bật khóc , nghiêm giọng , hài lòng

- Cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy hảo HS nên người . Cô như người mẹ hiền của các em

- Tình yêu thương , quí trọng đối với thầy , cô giáo .

II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh, từ khó, câu, đoạn, bút dạ.- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học: (T:1 (40)

1. On định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Thời khoá biểu

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:8
 Thứ hai ngày 10 tháng10 năm 2010
Tập đọc: (T: 22) NGƯỜI MẸ HIỀN
I/ Mục tiêu
- Đọc đúng toàn bài , chú ý : Các tiếng có phụ âm đầu , vần thanh dễ lẫn . Biết nghỉ hơi đúng . Đọc đúng lời người dẫn chuyện , lời đối thoại của các nhân vật 
- Hiểu nghĩa các từ khó , chú ý các từ ngữ : thầm thì, xấu hổ , bật khóc , nghiêm giọng , hài lòng 
- Cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện Cô giáo vừa yêu thương HS vừa nghiêm khắc dạy hảo HS nên người . Cô như người mẹ hiền của các em 
- Tình yêu thương , quí trọng đối với thầy , cô giáo . 
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh, từ khó, câu, đoạn, bút dạ.- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học: (T:1 (40’)
Oån định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Thời khoá biểu
Dạy bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Đọc mẫu 
- Nối tiếp đọc câu 
 Giảng từ: lách
 Lấm lem
 Giãy
 Thập thò
- Luyện đọc câu dài
- Giờ ra chơi / Minh thầm thì với Nam / “Ngoài phố có gánh xiếc. Bọn nình / ra xem đi”./ 
- Đến lượt Nam cố lách ra / thì bác gác trường vừa đến/ nắm chặt 2 chân cậu / “Cậu nào đây? / Trốn học hở ? ” / 
- Cháu này là HS lớp tôi, bác nhẹ tay/ kẻo cháu đau. 
- Cô xoa đất cát lấm lem trên đầu /, mặt,/ tay chân Nam/ và đưa cậu về lớp./ 
 Hoạt động 2: Luyện đọc đoạn, đọc cả bài.
- Luyện đọc đoạn, bài 
- Cho HS đọc từng đoạn.
- GV cho nhóm trao đổi về cách đọc cả bài.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT:2 (40’)
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc bài, trả lời câu hỏi
- Câu hỏi 1/ 64:
- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? 
- Minh làm thế nào để lọt ra ngoài trường
- Khi Nam chui ra thì gặp sự việc gì ? 
- Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo nói gì , làm gì? 
-Lời nói và việc làm của cô giáo thể hiện thái độ ntn ? 
 - Khi Nam khóc, cô giáo nói và làm gì? 
- Lần trước khi bác bảo vệ giữ lại . Nam khóc vì sợ . Lần này, vì sao Nam khóc? 
- Cô giáo phê bình các bạn như thế nào ? 
- Các bạn trả lời ra sao? 
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
- Đọc mẫu
- Luyện đọc đoạn, bài 
- GV cho HS đọc từng đoạn.
- GV cho nhóm trao đổi về cách đọc cả bài.
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là mẹ hiền? 
- Đặt tên khác cho bài tập đọc 
- Liên hệ thực tế
4. Cũng cố: 
5. Nhận xét - Dặn dò:
- HS khá đọc, lớp đọc thầm. 
- HS nối tiếp đọc câu, kết hợp đọc đúng
- lựa khéo để qua chỗ chật hẹp 
- bị dính bẩn nhiều chỗ 
- Cựa quậy mạnh cố thoát 
- Hiện ra rồi lại khuất đi, vẻ e sợ , rụt rè. 
- HS thảo luận để ngắt câu dài . 
- Mỗi HS đọc 1 đoạn.
- HS đọc cả bài đồng thanh 
- HS đọc
- Đại diện thi đọc
- Lớp đọc đồng thanh
2 đội thi đọc tiếp sức.
+ HS đọc thầm bài – trả lời câu hỏi:
- Trốn học ra phố xem xiếc
- Chui qua 1 cái lỗ tường thủng 
- Cạy gạch cho lỗ hổng rộng thêm ra rồi chui đầu ra Nam đẩy phía sau. 
- Bị bác bảo vệ phát hiện nắm 2 chân lôi trở lại. Nam sợ khóc toáng lên 
- Cô nói bác bảo vệ:“ Cháu này là HS lớp tôi”. Cô đỡ cậu dậy xoa đất cát dính bẩn trên người cậu, đưa cậu trở về lớp. 
- Cô rất dịu dàng thương yêu HS. 
 - Cô xoa đầu bảo Nam nín. 
- Vì đau – xấu hổ.
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không? 
- Chúng em xin lỗi
- HS đọc theo phân vai mỗi nhóm 5HS, người dẫn chuyện, Minh , Nam, bác bảo vệ , cô giáo 
-Cô rất dịu hiền cô vừa yêu thương HS vừa nghiêmkhắc dạy bảo HS . 
- Một lần trốn học. Mẹ ở trường. 
Hối hận 
Toán: (T:36) 36 + 15
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 36 + 15.
- Áp dụng phép cộng để tính tổng các số hạng đã biết; giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng 
- HS có tính cẩn thận, suy luận, sáng tạo trong học toán.
* Biết làm một số bài toán đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học: Que tính. Hình vẽ bài tập 3 . 
III/ Các hoạt động dạy học: (40’)
1. Oån định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 3 HS Đặt tính và tính : 46 + 4; 36 + 7; 48 + 6 .
3.Dạy bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
Hoạt động: 2: Giới thiệu phép cộng 36 + 15
- Nêu bài toán	
- Có 36 que tính, thêm 15 que tính, hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả . 
Gọi 1 HS lên bảng đặt tính sau đó yêu cầu trình bày cách đặt tính và thực hiện phép tính
- Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó chính xác (kết luận ) về cách đặt tính, thực hiện phép tính rồi yêu cầu HS khác nhắc lại .
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1/ 36:
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 3 HS lên bảng làm bài . 
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 26 + 38 và 36 + 47.
- Nhận xét và cho điểm HS .
Bài 2/36:
- Yêu cầu HS nêu đề bài . 
- Hỏi : Muốn tính tổng các số hạng đã biết ta làm gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu các HS khác làm bài vào Vở bài tập .
- Nhận xét và cho điểm HS .
Bài 3/ 36:
- Treo hình vẽ lên bảng . 
- Hỏi : Bao gạo nặng bao nhiêu kilôgam ?
- Bao ngô nặng bao nhiêu kg ?
- Bài toán muốn chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc đề bài hoàn chỉnh .
- Yêu cầu HS giải và trình bày bài giải, 
Tóm tắt: Bao gạo nặng :46 kg
 Bao ngônặng :27 kg
 Cả hai bao nặng :kg?
- Nhận xét
Bài 4/ 36 (Đ/C)
- Liên hệ
4. Cũng cố:
5. Nhận xét – Dặn dò:
- Nghe và phân tích đề toán .
- 51 que tính
- Thực hiện phép cộng 36 + 15 . 
 36
 15
 51
+
 Viết 36 rồi viết 15 dưới 36 sao cho 5 thẳng cột với 6, 1 thẳng cột với 3. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang
Thực hiện tính từ phải sang trái : 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1, 3 cộng 1 bằng 4, 4 thêm 1 bằng 5, viết 5 .
- HS làm bài, nhận xét bài bạn, tự kiểm tra bài của mình . 
- 2 HS trả lời .
- Đọc yêu cầu
- HS Làm bảng con
- Đọc đề bài .
- Thực hiện phép cộng các số hạng với nhau .
- Làm bài, nhận xét bài của bạn, kiểm tra bài của mình .
- Bao gạo nặng 46 kg .
- Bao ngô nặng 27 kg .
- Tính xem cả hai bao nặng bao nhiêu kg ?
- Bao gạo nặng 46 kg, bao ngô nặng 27 kg. Hỏi cả 2 bao nặng bao nhiêu kilôgam ?
- Làm bài, nhận xét bài bạn .
- 1 HS lên bảng làm bài .
Bài giải: Cả hai bao nặng là:
 46 + 27 = 73 ( kg)
 Đáp số: 73 kg
- Lớp nhận xét
Kể chuyện: (T:8) NGƯỜI MẸ HIỀN
I/ Mục tiêu
- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện “Người mẹ hiền”.
- Kể tự nhiên, biết sử dụng lời của mình khi kể, biết phối hợp điệu bộ, giọng điệu cho phù hợp và hấp dẫn.
Nghe lời bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.
- Hs biết ơn và kính trọng cô giáo
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh. Bảng phụ viết sẵn lời, gợi ý nội dung từng tranh - HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học: (35’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Oån định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :- Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Người thầy cũ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể lại từng đoạn.
- Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện.
Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Gọi HS nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
Tranh 1: (đoạn 1)
- Minh đang thì thầm với Nam điều gì?
- Nghe Minh rủ Nam cảm thấy thế nào?
- 2 bạn quyết định ra ngoài bằng cách nào? Vì sao?
Tranh 2: (đoạn 2)
- Khi 2 bạn đang chui qua lỗ tường thủng thì ai xuất hiện?
- Bác đã làm gì? Nói gì?
- Bị Bác bảo vệ bắt lại, Nam làm gì?
Tranh 3: (đoạn 3)
- Cô giáo làm gì khi Bác bảo vệ bắt được quả tang 2 bạn trốn học.
Tranh 4: (đoạn 4)
- Cô giáo nói gì với Minh và Nam?
- 2 bạn hứa gì với cô?
Hoạt động2: Dựng lại câu chuyện theo vai
- Yêu cầu kể phân vai.
- Lần 1: GV là người dẫn chuyện, HS nhận các vai còn lại.
- Lần 2: Thi kể giữa các nhóm HS.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố
5. Nhận xét - Dặn dò
- Hát
- 3HS nối tiếp kể.
- Mỗi nhóm 3 HS lần lượt từng em kể lại từng đoạn truyện theo tranh. Khi 1 em kể, các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn khi bạn cần và nhận xét sau khi bạn kể xong.
- Đại diện các nhóm trình bày, nối tiếp nhau kể từng đoạn cho đến hết truyện.
- lớp nhận xét 
- Minh rủ Nam ra ngoài phố xem xiếc.
- Nam rất tò mò muốn đi xem.
- Vì cổng trừơng đóng nên 2 bạn quyết định chui qua 1 tường thủng.
- Bác bảo vệ xuất hiện.
- Bác túm chặt chân Nam và nói: “Cậu nào đây? Định trốn học hả?”
- Nam sợ quá khóc toán lên.
- Cô xin Bác nhẹ tay kẻo Nam đau. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lại đỡ cậu dậy, phủi hết đất cát trên người Nam và đưa cậu về lớp.
- Cô hỏi: Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
- 2 bạn hứa sẽ không trốn học nữa và xin cô tha lỗi.
- Thực hành kể theo vai.
- Kể toàn chuyện.
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2010
Thể dục: (T:15) 
ÔN 7 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG –HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA- TRÒ CHƠI “ BỊT MẮT BẮT DÊ”
I. Mục tiêu
- Ôn 7 động tác vươn thở và tay, chân, lườn, bụng, toàn thân., nhảy. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học động tác điều ... V
Hoạt động của HSø
ỔN định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mới: Luyện tập 
- Gọi 3 HS đặt tính tính 
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới: Giới thiệu: 
Yêu cầu HS nhận xét về số các chữ số trong kết quả của phép tính phần kiểm tra bài cũ 
Nêu : Hôm nay sẽ học những phép tính mà kết quả của nó được ghi bởi 3 chữ số đó là  
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 83 + 17 
- Nêu bài toán : có 83 que tính , thêm 17 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? 
- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? 
- Thực hiện phép tính 
	 83 
	+ 17 
- Em đặt tính như thế nào ? 
Hoạt động 2: Luyện tập và thực hành
Bài 1/ 40: Yêu cầu HS nêu cách đặt tính thực hiện phép tính: 
 99 + 1 
 64 + 36 
Bài 2/40:Yêu cầu HS đọc đề.
 60 + 40
- Yêu cầu HS nhẩm lại. 
Bài 4/40
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
Tóm tắt: Sáng bán : 85 kg
 Chiều bán nhiều hơn sáng : 15 kg
 Chiều bán :  kg ? 
Củng cố
Nhận xét – Dặn dò
- Hát
- 3HS lên bảng tính bài 3/39
- Các kết quả đều là số có 2 chữ số 
- HS nhắc lại 
- HS thảo luận: 
- Nghe và phân tích đề toán 
83 + 17 
1 HS lên bảng cả lớp làm nháp . 
- HS trình bày cách thực hiện phép tính 
- 2 HS lên bảng 
- Tính nhẩm : 
 60 + 40 = 100 
 80 + 20 = 100 
- 2 HS đọc đề 
- Bài toán về nhiều hơn 
- 1 HS làm bảng nhóm, Lớp làm nháp
 Bài giải: Buổi chiều bán được là 
 85 + 15 = 100 (kg )
 Đáp số: 100 kg
Thủ công: (T:8) GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI 
I/ Mục tiêu 
 - Học sinh biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Gấp đượcthuyền phẳng đáy không mui.
 - Học sinh hứng thú gấp thuyền.
* Nắm được các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui
II/ Đồ dùng dạy học: 
1. GV:Mẫu thuyền phẳng đáy không mui. Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui. 
2. HS: Giấy thủ công và giấy nháp
III/ Các hoạt động dạy học: (35’)
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 hs nêu quy trình: Gấp máy bay đuôi rời
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét.
- Cho hs quan sát mẫu gấp thuyền PĐKM (h1). 
- Hỏi về hình dáng, màu sắc và các phần của thuyền mẫu.
Gv gợi ý để hs nói về tác dụng của thuyền, hình dáng, màu sắc, vật liệu làm thuyền trong thực tế
Hoạt động 2: Cách thực hiện
- Hướng dẫn HS: 
Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- Yêu cầu HS thực hành nháp
- Theo dõi nhắc nhở
4. Cũng cố:
5. Nhận xét - Dặn dò
Mang mẫu đang làm dở để hoàn thành tiếp 
+ Hoạt động cả lớp
- HS quan sát, nhận xét
- HS theo dõi
Đặt ngang tờ giấy thủ công, mặt kẻ ô ở trên (h2). Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài đựoc (h3), miết theo đường mới gấp cho phẳng.
Gấp đôi mặt trước theo đường dấu ở h3 được h4. Lật h4 ra mặt trước được h5
Gấp theo đường dấu gấp của h5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được h6. Tương tự, gấp theo đường dấu gấp h6 được h7.
Lật h7 ra mặt sau, gấp 2 lần giống h5, h6 được h8. Gấp theo đường dấu gấp của h8 được h9. Lật mặt sau h9, gấp giống mặt trước được h10.
Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền (h11). Miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuyền PĐKM (h12).
- 1HS lên thực hành, lớp theo dõi
- Lớp thực hành nháp
Tự nhiên xã hội : (T:8) ĂN UỐNG SẠCH SẼ
I. Mục tiêu: Sau bài học hs có thể:
- Hiểu được phải làm gì để thực hiện ăn uống sạch sẽ
- Aên uống sạch sẽ đề phòng được bệnh nhất là bệnh đường ruột
II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ SGK
III. Hoạt động dạy học: ( 35’)
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Tại sao cần ăn, uống đầy đủ?
- Hãy nêu tên các thức ăn trong 1 bữa ăn?
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Làm việc với SGK và thảo luận: “Phải làm gì để ăn sạch?”
- Biết được những việc cần làm để bảo đảm ăn sạch
Động não
Để ăn uống sạch sẽ chúng ta cần phải làm những việc gì?
- Yêu cầu hs nêu và ghi nhanh các ý kiến lên bảng
- chốt lại nội dung
- Cho hs quan sát hình vẽ SGK/12 và tập đặt câu hỏi (gợi ý SGK)
- GV cho cả lớp thảo luận: “Để ăn sạch bạn phải làm gì?”
Kết luận: Để ăn sạch chúng ta phải:
- Rửa sạch tay trước khi ăn
- Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn
- Thức ăn phải đậy cẩn thận không để ruồi, gián, chuột bò hay đậu vào.
- Nhận xét bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh và giải thích vì sao?
-Nước uống thế nào là hợp vệ sinh?
Hoạt động 2: Thảo luận về lợi ích của việc ăn uống sạch sẽ
- Giải thích được tại sao cần ăn uống sạch sẽ
 - Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?
 Kết luận: Aên uống sạch sẽ giúp cho chúng ta đề phòng được những bệnh đường ruột như đau bụng, ỉa chảy, giun sán
4. Củng cố - Để ăn sạch chúng ta cần làm gì?
- Tại sao chúng ta cần phải ăn sạch, uống sạch?
5. Nhận xét - Dặn dò
+ Làm việc với SGK theo nhóm đôi
- Quan sát hình vẽ SGK/12 và tập đặt câu hỏi (gợi ý SGK)
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả
- Cả lớp quan sát hình 6, 7, 8 SGK/19.
- HS phát biểu ý kiến
- Lấy từ nguồn nước sạch , đun sôi
+ Hoạt động cả lớp
- HS phát biểu ý kiến
- HS tự nêu
Hát nhạc : (T:8) Ôn Tập Ba Bài Hát: - Thật Là Hay
- Xoè Hoa
- Múa Vui
I/Mục tiêu:
Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của ba bài hát.
Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng giai điệu của bài hát.
Biết trình bày các bài hát dưới nhiều hình thức.
II/Chuẩn bị của giáo viên:
Nhạc cụ đệm.
Băng nghe mẫu.
Hát chuẩn xác bài hát.
III/Hoạt động dạy học chủ yếu:
Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát đã học.
Bài mới:
Hoạt Động Của Giáo Viên
HĐ Của Học Sinh
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Thật LaØ Hay
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết?
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Xoè Hoa
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Dân ca Dân Tộc nào? Lời của bài hát do ai viết?
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 3: Ôn tập bài hát: Múa Vui
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết?
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Cũng cố dặn dò:
- Cho học sinh hát lại bài hát Múa Vui một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS trả lời:
+ Bài :Thật Là Hay
+ Lời của Nhạc sĩ: 
Hoàng Lân
- HS nhận xét
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS trả lời:
+ Bài :Xoè Hoa.
+ Dân ca Thái.
+ Lời của Nhạc sĩ: 
Hoàng Lân
- HS nhận xét
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS trả lời:
+ Bài :Múa Vui
+ Lời của Nhạc sĩ: 
Lưu Hữu Phước
- HS nhận xét
- HS thực hiện.
- HS chú ý.
-HS ghi nhớ.
Sinh hoạt tập thể: (T:8)
I/ Nhắc nhở và phổ biến những việc cần làm. 
1. Đánh giá hoạt động tuần 8
+ Ưu điểm:
Lớp duy trì tốt sỉ số. 
Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp học.
Tiến bộ về học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà.
+ Tồn tại :
Xếp hàng thể dục, Ra về một số bạn còn chậm.
Còn quyên vở bài tập ở nhà
2. Những việc cần làm trong tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sỉ số lớp. 
- Làm tốt phong trào giữ vệ sinh cá nhân, trường, lớp.
- Thường xuyên có đồ dùng học tập đầy đủ. 
- Thực hiện nghiêm túc nề nếp:Xếp hàng thể dục, ra vào lớp và khâu tự quản.
- Tham gia hoạt động Sao nhi phong trào “Aùo trắng tặng bạn”
II/ Sinh hoạt nội dung của đội :
- Vệ sinh cá nhân cũng như trường lớp sạch sẽ.
- Đoàn kết, hoà nhã với mọi người.
- Biết giúp đỡ mọi ngươiø.
- Biếtkính trọng, các bà, các mẹ, các cô, các chị, bạn gái.
- Tham gia phong trào “Aùo trắng tặng bạn”
- Tham gia các hoạt động của trường. 
- Thực hiện không ăn quà vặt 
Thi đualập thành tích chào mừng hội nghị công chức. Mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc