TIẾT 146: KILÔMÉT
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km
- Biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
- GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bản đồ Việt Nam vẽ các tuyến đường như SGK.
HS: Nháp, sách toán, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 30 Thứ hai, ngày 05 tháng 4 năm 2010 TIẾT 146: KILÔMÉT I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét. - Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km - Biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ. - GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bản đồ Việt Nam vẽ các tuyến đường như SGK. HS: Nháp, sách toán, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Điền số thích hợp : 1 m= cm 1m = dm dm= cm. - Chữa bài và cho điểm HS. B. Bài mới: 25’ a) Hoạt động 1: Giới thiệu kilômét. 2’ - Các em đã học các đơn vị đo độ dài là cm, dm và m. Trong thực tế con người phải thực hiện đo nhiều độ dài rất lớn hơn như con đường quốc lộ. Người ta nghĩ ra một đơn vị lớn hơn m là km. - Kilômét viết tắt là km. - 1 kilômét có độ dài 1000m. - Viết lên bảng 1km=1000m. - Gọi 1 HS đọc phần bài học trong SGK. b) Hoạt động 2: Thực hành: 23’ Bài 1:- GV ghi mỗi lần 2 bài lên bảng . - GV nhận xét. Bài 2: - Vẽ đường gấp khúc như SGK lên bảng yêu cầu HS đọc tên đường gấp khúc và đọc từng câu hỏi cho HS trả lời. - Nhận xét và yêu cầu nhắc lại kết luận của bài. Bài 3: - GV treo lược đồ như SGK, sau đó chỉ lên bảng đồ để giới thiệu : Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài 285 km. - Yêu cầu HS tự quan sát hình trong SGK và làm bài. - Gọi 1 HS lên bảng chỉ lược đồ và đọc tên độ dài của các tuyến đường. Bài 4: ( HS khá giỏi) - GV đọc từng câu hỏi trong bài cho HS trả lời. C.Củng cố- Dặn dò: 5’-Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tìm quãng đường từ Hà Nội đi Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình. - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào nháp. - HS nghe. - 1 HS đọc yêu cầu. - Lần lượt từng HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào bảng con. -Lớp nhận xét. - ĐGK: ABCD. - Làm bài theo yêu cầu của GV. - 6 HS lên bảng, mỗi em tìm 1 tuyến đường. - HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. Thứ ba, ngày 06 tháng 4 năm 2010 TOÁN TIẾT 147: MILIMÉT. I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết mi-li-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét với các đơn vị đo độ dài: xăng-ti-mét, mét. - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản. - GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Thước kẻ mm. HS: Thước kẻ có vạch chia cm, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Điền dấu >, < , = thích hợp vào ô trống. 267 km276km 324 km322 km 278 km278 km- Chữa bài và cho điểm HS. B. Bài mới: 25’ a) Hoạt động 1: Giới thiệu milimét. 2’ - Chúng ta đã học các đơn vị đo độ dài là cm, dm, m, km. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một đơn vị đo độ dài nữa nhỏ hơn cm đo là milimét . - Milimét viết tắt là mm. - Yêu cầu HS quan sát thước kẻ và tìm độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 và hỏi: Độ dài từ 0 đến 1 được chia làm mấy phần bằng nhau. - Mỗi phần nhỏ chính là độ dài của milimét, 10 mmm có độ dài bằng 1cm. - Viết lên bảng 10mm= 1cm. - Hỏi 1m= bao nhiêu cm? - Giới thiệu: 1 m = 10 cm. - 1cm = 10 mm từ đó ta nói 1m=1000mm. - Viết lên bảng 1m=1000mm. - Gọi HS đọc lại phần bài học như trong SGK. b) Hoạt động 2: Thực hành: 23’ Bài 1:- GV viết lên bảng từng cột phép tính. Gọi mỗi lần 2 HS lên bảng làm. Bài 2:- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và tự trả lời câu hỏi của bài. Bài 3: ( HS khá giỏi) - Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 4:- Hướng dẫn như BT4. ( Tiết 140) - Tổ chức cho HS thực hành. - Đo bằng thước để kiểm tra phép ước lượng . C.Củng cố- Dặn dò: 5’ - Hỏi lại HS về mối quan hệ giữa mm với cm và mét. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức về các đơn vị đo độ dài đã học. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào nháp. - Được chia thành 10 phần bằng nhau. - Cả lớp đọc 10mm bằng 1cm. - 1m= 100 cm. - Nhắc lại 1m = 1000mm. - Mỗi lần 2 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào bảng con. - 1 HS đọc đề bài. - HS trả lời. - 1 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp làm vào vở. Thứ tư, ngày 07 tháng 4 năm 2010 TIẾT 148: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết thực hiện phép tính, giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học. - Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của một hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm. - GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC; GV: Thước kẻ có vạch chia milimét. Hình vẽ bài tập 4. HS: Thước kẻ, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi HS lên bảng làm bài tập sau. Số ? 1cm=mm 1000mm=m ; 1 m=mm 10 mm=cm 5cm=mm 3cm=mm- Chữa bài và cho điểm HS. B. Bài mới: 25’ a) Giới thiệu bài: 1’ b) Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. 24’ Bài 1: - Hỏi: Các phép tình trong bài tập là những phép tính như thế nào? - Khi ta thực hiện phép tính với các số đo ta làm như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài sau đó chữa bài cho điểm HS. Bài 2:-Vẽ sơ đồ đường đi cần tìm độ dài trên bảng. -Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. Bài 3:- Bác thợ may dùng tất cả bao nhiêu mét vải? - 15 m vải may được bao nhiêu bộ quần áo? - Vậy làm thế nào để tính được 1 bộ may hết bao nhiêu m vải? - Vậy ta chọn ý nào? -Yêu cầu HS dùng bút chì khoanh tròn vào ý c. Bài 4:- Yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đường thẳng cho trước.- Cách tính chu vi một hình tứ giác, sau đó trực tiếp làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. C) Củng cố- Dặn dò: 5’ - GV đánh giá tình hình thức tế của lớp mình, xem các em còn yếu về nội dung nào thì soạn thêm bài học bổ sung phần đó cho HS. -2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào nháp. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS trả lời. - HS trả lời. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS suy nghĩ và làm bài vào nháp. HS khágiỏi - 1 HS đọc đề bài. - Tất cả 15 m vải. - May 5 bộ như nhau. - Thực hiện phép chia 15:5=3. - ý c. -làm bài. - Các cạnh của hình tam giác là : AB= 3cm, Báo cáo= 4cm, CA= 5cm. Thứ năm, ngày 8 tháng 4 năm 2010 TOÁN TIẾT 149: VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ. I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại. - GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1, 3. HS: Bảng con,, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Điền số: a) 220, 221,224, ,223,229. b) 551, 552,..,,,,,558,559. c) 991,,,995,..,, 1000. - Chữa bài và cho điểm HS. B. Bài mới: 25’ a) Giới thiệu bài: 1’ b) Hoạt động 1:Hướng dẫn viết các số có 3 chữ số thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị. 13’ - Viết lên bảng 375 và hỏ: Số 375 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Dựa vào việc phân tích ta có thể viết số này thành tổng như sau: 375=300+70+5 - Hỏi: 300 là giá trị của hàng nào? 70 là giá trị của hàng nào? 5 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 375 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Yêu cầu HS phân tích các số 456, 746, 893 thành tổng các trăm các chục, đơn vị. - Nêu số 320 yêu cầu HS lên bảng thực hiện phân tích số này. - Yêu cầu HS phân tích số 703 sau đó rút ra chú ý: Với các số hàng chục là 0, ta không viết tổng vì số nào cộng 0 cũng bằng chính số đó. - Yêu cầu HS phân tích các số: 450, 707, 803 thành tổng các trăm, chục, đơn vị. c) Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành. 11’ Bài 1:- GV kẻ bảng như SGK. Gọi lần lượt HS lên bảng làm. Bài 2:- GV ghi từng số , gọi HS lên bảng làm. - GV nhận xét. Bài 3:- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với số. - Viết lên bảng số 975 và yêu cầu HS phân tích số này. - Khi đó ta nói số 975 với tổng 900+70+5. - Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại. Bài 4:- Tổ chức cho HS thi xếp thuyền trong thời gian 2 phút, tổ nào xếp được nhiều thuyền nhất, tổ đó thắng. C.Củng cố- Dặn dò: 5’-Yêu cầu HS về nhà ôn lại cách đọc, cách viết, cách phân tích số có 3 chữ số thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị.- Tổng kết tiết học. - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp. - 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị. - 300 là giá trị của hàng trăm, 70 là giá trị của hàng chục - HS phân tích số. - HS lên bảng phân tích, cả lớp làm bài vào nháp. - Lần lượt HS từng HS lên bảng làm bài.- Cả lớp làm vào nháp. - Cả lớp làm bài trên bảng con. - Lớp nhận xét. - 975= 900+70+5. - HS đọc bài làm của mình trước lớp. HS khá giỏi Thứ sáu, ngày 9 tháng 4 năm 2010 TOÁN TIẾT 150: PHÉP CỘNG ( KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách làm tính cộng ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000. - GDHS tính toán chính xác và nhanh nhẹn. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Các hình biểu diễn ... tập là các số ntn? Bài 4:Gọi 1 HS đọc đề bài. Hướng dẫn HS phân tích bài toán và vẽ sơ đồ bài toán, sau đó viết lời giải. Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’)Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Hát 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. Theo dõi và tìm hiểu bài toán. HS phân tích bài toán. Ta thực hiện phép trừ 635 – 214 Còn lại 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông. Là 421 hình vuông. 635 – 214 = 421 2 HS lên bảng lớp đặt tính, cả lớp làm bài ra giấy nháp. Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo. 635 - 124 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài ra giấy nháp. 635 - 124 421 Cả lớp làm bài, sau đó 8 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng con tính trước lớp. Đặt tính rồi tính. 4 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 548 732 592 395 - 312 -201 -222 - 23 236 531 370 372 Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập. Là các số tròn trăm. Đàn vịt có 183 con, đàn gà ít hơn đàn vịt 121 con. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con? Tóm tắt: 183con Vịt Gà 121 con ? con Bài giải: Đàn gà có số con là: 183 – 121 = 62 (con) Đáp số: 62 con gà. Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010 TOÁN Tiết153 LUYỆN TẬP. Mục tiêu - Biết cách làm tính trừ ( không nhớ ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về ít hơn. - GDHS tính toán chính xác ,ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ, bộ thực hành Toán.HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Đặt tính và tính: a) 456 – 124 ; 673 – 212 b) 542 – 100 ; 264 – 135 c) 698 – 104 ; 789 – 163 GV nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Luyện tập. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập: Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán. Bài 2: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số. Yêu cầu HS cả lớp làm bài.Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài. Chỉ bảng và cho HS đọc tên các dòng trong bảng tính: Số bị trừ, số trừ, hiệu. Muốn tìm hiệu ta làm thế nào? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? Yêu cầu HS làm bài.Chữa bài và cho điểm HS. Bài 4:Gọi HS đọc đề bài. Hướng dẫn HS phân tích bài toán và vẽ sơ đồ bài toán, sau đó viết lời giải. Tóm tắt: 865HS Thành Công /------------/------/ 32HS Hữu Nghị /------------/ ? HS Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 5:Vẽ hình như phần bài tập lên bảng và đánh số từng phần của hình.Hỏi: Hình tứ giác có mấy cạnh và có mấy đỉnh? Vậy có tất cả mấy hình tứ giác? Đáp án nào đúng? 4. Củng cố – Dặn dò (3’)Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. HS cả lớp làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 2 HS trả lời. 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ. Ta lấy hiệu cộng với số trừ. Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Trường Tiểu học Thành Công có 865 HS, Trường Tiểu học Hữu Nghị có ít hơn Trường Tiểu học Thành Công 32 HS. Hỏi Trường Tiểu học Hữu Nghị có bao nhiêu học sinh? Bài giải: Trường Tiểu học Hữu Nghị có số học sinh là: 865 – 32 = 833 ( HS ) Đáp số: 833 học sinh. 1 2 3 Hình tứ giác có 4 cạnh và 4 đỉnh. Các hình tứ giác trong hình trên là: hình 1, hình (1+2), hình (1+3), hình (1+2+3) Có tất cả 4 hình tứ giác. Đáp án D. Thứ năm ngày 15 tháng 4 năm 2010 Tiết154: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm. - GDHS tình toán chính xác II. Chuẩn bị GV: Bảng vẽ bài tập 5 (có chia ô vuông) HS: Vở III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’)Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: Đặt tính và tính: a) 457 – 124 ; 673 + 212 b) 542 + 100 ; 264 – 153 c) 698 – 104 ; 704 + 163 Chữa bài và cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Luyện tập chung. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập. Bài 1, 2, 3: Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả của bài toán. Bài 4:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS tự làm bài. Chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính. Bài 5:Tổ chức cho HS thi vẽ hình. Hướng dẫn HS nối các điểm nốc trước, sau đó mới vẽ hình theo mẫu. Tổ nào có nhiều bạn vẽ đúng, nhanh nhất là tổ thắng cuộc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) GV cho HS làm bài tập bổ trợ những phần kiến thức còn yếu. Tổng kết tiết học.Chuẩn bị: Tiền Việt Nam. Hát 3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài ra giấy nháp. HS cả lớp làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Đặt tính rồi tính. 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010 Tiết155: TIỀN VIỆT NAM I. Mục tiêu - Biết nhận biết đơn vị thường dùng của tiền việt Nam là đồng. - Nhận biết được một số loại giấy bạc: 100 đồng 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. - Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản. - GDHS tính tiết kiệm tiền bạc do mình làm ra II. Chuẩn bị GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Các thẻ từ ghi 100đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.Sửa bài 4. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Trong bài học này, các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với 1 số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng. Hỏi: Vì sao con biết là tờ giấy bạc 100 đồng? Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng. v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng? Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng? Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán. Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng? Vì sao? Tiến hành tương tự để HS rút ra: 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Bài 2: Gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng. Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?Vì sao? Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập. b) Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? c) Có 3 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? d) Có 4 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 2 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? Bài 3:Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? Muốn biết chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào? Yêu cầu HS làm bài. Các chú lợn còn lại, mỗi chúng chứa bao nhiêu tiền? Hãy xếp số tiền có trong mỗi chú lợn theo thứ tự từ bé đến lớn. Bài 4:Yêu cầu HS tự làm bài.Chữa bài và nhận xét. Hỏi: Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học.Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền.Chuẩn bị: Luyện tập. Hát 2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét. HS quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Lấy tờ giấy bạc 100 đồng. Vì có số 100 và dòng chữ “Một trăm đồng”. Quan sát hình trong SGK và suy nghĩ, sau đó trả lời: Nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Vì 100 đồng + 100 đồng = 200 đồng 200 đồng đổi được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng. 500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Vì 100 đồng + 100 đồng +100 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 500 đồng. Quan sát hình. Có tất cả 600 đồng. Vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 600 đồng. Có tất cả 700 đồng vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 700 đồng. Có tất cả 800 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 800 đồng. Có tất cả 1000 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 1000 đồng. Tìm chú lợn chứa nhiều tiền nhất. Ta phải tính tổng số tiền có trong mỗi chú lợn, sau đó so sánh các số này với nhau. Chú lợn chứa nhiều tiền nhất là chú lợn D, chứa 800 đồng. A chứa 500 đồng, B chứa 600 đồng, C chứa 700 đồng, 500 đồng < 600 đồng < 700 đồng < 800 đồng. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.Ta cần chú ý ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
Tài liệu đính kèm: