Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 18 đến tuần 20

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 18 đến tuần 20

TUẦN 18

Thứ hai ngày 3 tháng 01 năm 2011

Tập đọc: Tiết 55: Chuyện bốn mùa

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc: - Đọc lưu loát cả câu chuyện. Đọc đúngù các từ khó dễ lẫn do phương ngữ. Biết đọc nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm, phân biệt được lời các nhân vật.

- Hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ:đâm chồi nảy lộc, đơm, thủ thỉ, bập bùng, tựu trường,. Hiểu nội dung câu chuyện: -Qua câu chuyện của bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa, tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng có vẻ đẹp riêng và có ích lợi cho cuộc sống.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa vẽ cảnh đẹp các mùa trong năm, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 46 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần số 18 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 3 tháng 01 năm 2011 
Tập đọc: Tiết 55: Chuyện bốn mùa
I. Mục đích yêu cầu: 
- Đọc: - Đọc lưu loát cả câu chuyện. Đọc đúngù các từ khó dễ lẫn do phương ngữ. Biết đọc nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm, phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ:đâm chồi nảy lộc, đơm, thủ thỉ, bập bùng, tựu trường,... Hiểu nội dung câu chuyện: -Qua câu chuyện của bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa, tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng có vẻ đẹp riêng và có ích lợi cho cuộc sống.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa vẽ cảnh đẹp các mùa trong năm, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc đã học ở tiết trước. 
2.Bài mới a) Phần giới thiệu 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về những vẻ đẹp và ích lợi của mỗi mùa trong năm qua bài: “ Câu chuyện bốn mùa ” 
 b) Đọc mẫu 
-Đọc mẫu diễn cảm bài văn. Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật ( Xuân, Hạ, Thu, Đông, giọng bà Đất )
-Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm.
- Gọi một em đọc lại.
* Hướng dẫn phát âm: -Hướng dẫn tìm và đọc các từ khó dễ lẫn trong bài.
-Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, tiếng có âm cuối n, ng, t, c,...?
-Nghe HS trả lời và ghi các âm này lên bảng.
- Đọc mẫu các từ và yêu cầu đọc lại các từ đó.
- Yêu cầu đọc từng câu, nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
* Đọc từng đoạn: 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
-Yêu cầu 3 -5 em đọc từng đoạn trong bài.
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- GV đọc mẫu sau đó yêu cầu HS nêu lại cách ngắy giọng và luyện ngắt giọng.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc theo đoạn trước lớp.
-GV và cả lớp theo dõi nhận xét.
- Chia ra từng nhóm yêu cầu đọc trong nhóm.
*/ Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc.
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm.
* Đọc đồng thanh 
-Yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 1, 2, 3. 
Tiết 2: Tìm hiểu bài: 
c/ Tìm hiểu nội dung đoạn 1, 2, 3.
- GV đọc lại bài lần 2.
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
 -Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
- Nàng Đông nói về Xuân như thế nào? 
- Bà Đất nói về Xuân ra sao ?
- Vậy mùa Xuân có đặc điểm gì hay?
- Dựa vào các đặc điểm đó em hãy xem tranh và cho biết nàng nào là nàng Xuân?
- Hãy tìm những câu văn trong bài nói về mùa Hạ?
- Vậy mùa Hạ có nét đẹp gì?
- Trong tranh vẽ nàng tiên nào là Hạ? Vì sao?
- Mùa nào trong năm làm cho trời xanh cao 
- Mùa thu còn có những nét đẹp nào nữa?
- Hãy tìm nàng Thu trong tranh minh hoạ?
- Nàng tiên thứ tư có tên là gì? Hãy tìm các nét đẹp của nàng.
- Em thích nhất mùa nào? Vì sao?
* Mỗi năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng, đáng yêu và mang lại lợi ích riêng cho cuộc sống.
c/ Luyện đọc truyện theo vai.
-Yêu cầu lớp chia thành các nhóm mỗi nhóm cử 6 em với các vai trong truyện. Tự luyện đọc theo vai trong nhóm sau đó các nhóm thi đọc theo vai.
- Tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
 đ) Củng cố dặn dò: 
- Gọi hai em đọc lại bài.
- Câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
- Hai em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu.Đọc chú thích.
- Chú ý đọc đúng giọng các hân vật có trong bài như giáo viên lưu ý.
- Một em đọc lại 
-Rèn đọc các từ như: vườn cây, vườn buởi, phá cỗ, giấc ngủ, thủ thỉ, mải chuyện trò,...
-Lần lượt nối tiếp 5 - 7 em đọc cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Lần lượt từng em đọc đoạn theo yêu cầu.
- Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấc ngủ ấm trong chăn.// Sao lại có người không thích em được?// 
- 3 - 5 em đọc cá nhân lớp đọc đồng thanh.
- Luyện đọc phân biệt giọng giữa các nhân vật.
- 1 em đọc đoạn 1 trong bài.
-Đọc cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh câu:
- Cháu có công ấp ủ mầm sống / để xuân về / cây cối đâm chồi nảy lộc.// 
-Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm lần lượt từng bạn đọc bài.
- Các nhóm thi đua đọc bài, đọc đồng thanh và cá nhân đọc.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2, 3.
-Lắng nghe giáo viên đọc bài.
-Lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi 
-Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
- Xuân là người sung sướng nhất ai cũng yêu quí Xuân vì Xuân về làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Bà Đất nói Xuân về làm cho cây cối tốt tươi.
- Làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc tốt tươi.
- Là nàng mặc áo tím đội trên đầu vòng hoa xuân rực rỡ.
-Tìm và đọc to các câu văn đó.
- Có nắng làm cho trái ngọt hoa thơm, HS được nghỉ hè.
-Nàng tiên mặc áo vàng, cầm chiếc quạt là nàng Hạ, vì nắng hạ có màu vàng.
-Là mùa thu 
- Làm cho bưởi chín vàng, có rằm trung thu 
- Chỉ là nàng đang nâng mâm hoa quả trên tay 
- Nàng tiên thứ tư có tên là nàng Đông là ngươi mang ánh lửa nhà sàn bập bùng, giấc ngủ ấm trong chăn cho mọi người và có công ấp ủ mầm sống cho xuân về cây lá tốt tươi.
- Trả lời theo suy nghĩ của cá nhân từng em.
- Lớp phân ra các nhóm mỗi nhóm 6 em gồm: 
Người dẫn chuyện - Xuân - Hạ - Thu - Đông - bà Đất. Các nhóm thi đọc theo vai trước lớp.
- Lớp lắng nghe nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc.
-Câu chuyện nói về 4 mùa trong năm, mỗi mùa đều có vẻ đẹp và ích lợi riêng. 
- Hai em nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài xem trước bài mới.
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 56: Lá thư nhầm địa chỉ
I. Mục tiêu:
	- Đọc lưu loát được cả bài. Đọc cả phần bì thư.Đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn lộn do ảnh hưởng phương ngữ. Nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu làmn quen với đọc diễn cảm phân biệt được lời các nhân vật.
* Hiểu từ mới trong bài: bưu điện. 
 - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện về lá thư nhầm địa chỉ muốn nhắc nhớ các em, khi gửi thư qua đường bưu điện, cần chú ý ghi đúng địa chỉ người nhận. Đồng thời nhắc nhớ các em không được bóc thư của người khác vì như thế là mất lịch sự và vi phạm pháp luật.
II. Chuẩn bị
Một bì thư
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài “ Chuyện bốn mùa “. 
2.Bài mới a) Phần giới thiệu:
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu bản:“Lá thư nhầm địa chỉ “
 b) Đọc mẫu 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài chú ý phân biệt giọng nhân vật.
- Giọng bác đưa thư to, rõ ráng, dứt khoát. Giọng Mai ngạc nhiên. Giọng mẹ khi bảo Mai đi hỏ các ấp trưởng ôn tồn.
- Gọi một em đọc lại.
* Hướng dẫn phát âm: -Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở các bài tập đọc đã học ở các tiết trước.
- Yêu cầu đọc từng câu trong bài.
* Luyện đọc đoạn: 
- Hướng dẫn học sinh đọc nội dung phong bì thư.
-Đọc to phần người gửi trước và đọc phần người nhận sau. Nghỉ hơi giữa các nội dung thông tin.
- Nêu yêu cầu đọc đoạn sau đó hướng dẫn HS chia bài thành 2 đoạn để đọc.
- Đoạn 1: Mai đang giúp mẹ... cho nhà mình mà.
- Đoạn 2 là phần còn lại.
- Gọi 1 em đọc đoạn 1.
- Hướng dẫn đọc các nhân vật cho phù hợp với nội dung sau đó yêu cầu đọc đoạn 1.
- Gọi HS đọc câu: À, hay là con...chuyển giúp họ 
- Yêu cầu nêu cách ngắt giọng câu trên.
- Tương tự tổ chức HS đọc lại đoạn 2 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từ đầu cho đến hết bài và đọc cả bì thư.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
 -Yêu cầu đọc theo nhóm nhóm.
*/ Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc.
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm.
* Đọc đồng thanh -Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài 
c/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
 - Bưu điện là gì ?
- Nhận được thư Mai ngạc nhiên về điều gì?
- Vì sao lại có sự nhầm lẫn đó coa phải bác đưa thư đã đưa nhầm không?
- Hãy đọc lại bì thư và cho biết trên bì thư cần ghi những gì?
- Ghi như thế để làm gì?
- Tại sao mẹ bảo Mai đứng bóc thư ra?
- Khi vô tình nhận được thư của người khác các em không nên bóc thư ra như thế là mất lịch sự và cũng là vi phạm pháp luật về thư tín. Các em nên trả lại thư cho người được nhận.
 đ) Củng cố dặn dò: 
- Gọi 2 em đọc lại bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
- Hai em đọc bài “ Chuyện bốn mùa “ và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu.
- Đọc chú thích.
- Chú ý đọc đúng giọng từng nhân vật trong bài như giáo viên lưu ý.
- Một em đọc lại 
-Rèn đọc các từ như: Lạch Tray, Đà Nẵng, treo tranh, để trả lại, chuyển giúp, tổ trưởng,...
-5 đến 7 học sinh đọc.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi em đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu đến hết
- Một số HS đọc bài.
Dùng bút chì để đánh dấu đoạn vào sách giáo khoa.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu.
- Mẹ ơi, / nhà mình có ai tên là Tường không nhỉ?//
-Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- 1 em đọc bài.
- À, / hay là con đi hỏi bác Nga / xem / bác có biết ai là Tường không./ chuyển giúp cho họ.//
- Đọc từng đoạn rồi cả bài trong nhóm.
-Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đua đọc bài,đọc đồng thanh và cá nhân đọc.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
-Một em đọc thành tiếng.Lớp đọc thầm bài 
- Là cơ quan phụ trách việc chuyển thư từ, chuyển điện thoại, chuyển bưu thiếp,...
- Vì bao thư ghi tên người nhận là ông Tường mà nhà Mai thì không có ai tên Tường cả.
- Không phải bác đưa thư đưa nhầm mà do người gửi viết nhầm địa chỉ.
- Trên bì thư cần ghi rõ tên người gửi, người nhận.
- Để thư đến đúng tay người nhận.
- Vì đó không phải là thư của gia đình Mai, Mai không được bóc mà phải trả lại cho bưu điện hoặc tìm và đưa cho ông Tường. Đó là sự tôn trọng đối với thư từ của người khác. 
- Hai em đọc lại bài.
- Về nhà học bài xem trước bài mới.
Toán: TIẾT 91: Bảng Nhân 2
I. Mục đích yêu cầu:
 - Giúp HS: 
+ Thành lập bảng nhân 2 ( 2 nhân với 1, 2, 3,...10 ) và học thuộc lòng bảng nhân này.
+ Áp dụng bảng nhân 2 để giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân 
- Thực hành đếm thêm 2.
II. Chuẩn bị:
 - 10 tấm bìa mỗi tấm có gắn hai ... ười và mỗi nhóm có 4 người ) sau đó nối tiếp nhau tập kể trong nhóm.
- Các nhóm thi kể theo 2 hình thức trên.
- Các nhóm thảo luận nối tiếp nhau nêu ý kiến:
- Ông Mạnh và Thần Gió / Ông Mạnh đã chống lại Thần Gió ra sao ? / Vì sao ông Mạnh và Thần Gió kết bạn / Thần Gió và ngôi nhà...
-Về nhà tập kể lại nhiều lần cho người khác nghe.
-Học bài và xem trước bài mới.
Thứ ba ngày 11 tháng 01 năm 2011
Thể dục:
BÀI 39: Đứng Kiễng Gót - Hai Tay Chống Hông (Dang Ngang) Trò Chơi “Chạy Đổi Chỗ Vỗ Tay Nhau”
A/ Mục đích yêu cầu: ªÔn hai động tác rèn luyện thân thể cơ bản. Yêu cầu thực hiện tương đổi chính xác. Học trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”.
 - Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
B/ Địa điểm: - Sân bãi vệ sinh, đảm bảo an toàn nơi tập.Một còi để tổ chức trò chơi. 
C/ Lên lớp: 
 Nội dung và phương pháp dạy học 
Định lượng 
Đội hình luyện tập
 1.Bài mới 
 a/Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. 
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 70 - 80 m, sau đó chyển thành đi thường theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ vừa đi vừa hít thở sâu 6 - 8 lần.
- Vừa đi vừa xoay cổ tay, xoay vai sau đó cho HS đứng lại quay mặt vào tâm.
- Xoay đầu gối, xoay hông, xoay cổ chân.
 b/Phần cơ bản:
- Ôn đứng kiễng gót, hai tay chống hông ( 4 - 5 lần )
- Lần 1 GV vừa làm mẫu vừa giải thích để HS tập theo. Từ lần 2 - lần 5 cán sự làm mẫu, nếu HS sai có thể cho dừng lại để uốn nắn và xen kẽ cho nhận xét.
- Mời 1 -2 lên thực hiện động tác, lớp quan sát và nhận xét.
- Ôn động tác đứng kiễng gót, hai tay dang ngang bàn tay sấp
 ( 4 - 5 lần )
- Khi dạy các bài tập RLTTCB, giáo viên nên sử dụng khẩu lệnh để HS thống nhất thực hiện động tác.
* Ôn phối hợp hai động tác ( 3 -4 lần )
* Trò chơi: “ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau “
 - GV nêu tên trò chơi, sau đó cho chuyển về dội hình vị trí chuẩn bị.
- Gọi 1 đôi lên làm mẫu theo chỉ dẫn của GV, sau đó cho HS chơi chính thức 3 - 5 lần.
 c/Phần kết thúc:
- Cúi lắc người thả lỏng 5 - 6 lần 
- Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Giáo viên hệ thống bài học 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- GV giao bài tập về nhà cho học sinh. 
1 phút
2phút
2phút
6phút
6 phút
8 - 10 phút
2phút
2phút
1 phút
 — — — — 
 — — — — 
 — — — — 
 — — — — 
 — — — — 
 Giáo viên 
 GV
Chính tả (Nghe -Viết): Tiết 39: GIÓ 
A/ Mục đích yêu cầu: Nghe và viết đúng không mắc lỗi bài thơ “Gió”. Trình bày đúng bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ.
* Làm đúng các bài tập phân biệt s/ x vần iêc / iêt.
B/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn bài thơ.
C/ Lên lớp:	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng.
- Đọc các từ khó cho HS viết.Yêu cầu lớp viết vào giấy nháp.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài
- Hôm nay các em sẽ viết đúng, viết đẹp bài thơ 
 “ Gió “ của tác giả Ngô Văn Phú chú ý viết đúng các tiếng có vần iêc và vần iêt. 
 b) Hướng dẫn tập chép :
1/ Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
-Đọc mẫu bài thơ.
-Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo. 
- Bài thơ viết về ai ?
- Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ ? 
2/ Hướng dẫn trình bày :
- Bài viết này có mấy khổ thơ ? Mỗi khổ thơ có mấy câu ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Vậy để trình bày bài thơ đúng và đẹp chúng ta cần chú ý điều gì? 
3/ Hướng dẫn viết từ khó :
- Hãy tìm trong bài thơ các chữ bắt đầu bởi âm: r / d / gi ; các chữ có dấu hỏi / ngã?
- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con 
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa cho HS.
4/Chép bài : - Đọc thong thả bài thơ để học sinh chép bài vào vở 
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
5/Soát lỗi : - Đọc lại để học sinh dò bài, tự bắt lỗi 
6/ Chấm bài: 
 -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét từ 10 – 15 bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 1 : - Treo bảng phụ.Gọi 1 em đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
- Mời 1 em lên làm bài trên bảng.
-Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc các từ vừa tìm được.
*Bài 2: - Treo bảng phụ.Cho HS chơi trò chơi “ Tìm các tiếng có chứa âm s hoặc x và vần iêc hoặc iêt có trong bài 
- Mời 4 nhóm cử đại diện lên bảng trình bày.
- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
- Ba em lên bảng viết các từ thường mắc lỗi ở tiết trước 
cái tủ, khúc gỗ, cửa sổ, muỗi,...
- Nhận xét các từ bạn viết.
- Lắng nghe giới thiệu bài 
- Nhắc lại tựa bài.
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
-Ba em đọc lại bài,lớp đọc thầm tìm hiểu bài
- Bài thơ viết về gió.
- Gió thích chơi với mọi nhà, gió cù anh mèo mướp ; gió rủ ong mật đến thăm hoa ; gió đưa những cánh diều bay lên ; gió ru cái ngủ ; gió thèm ăn quả lê ; trèo bưởi ; trèo na...
- Bài viết có 2 khổ thơ, mỗi khổ có 4 câu và mỗi câu có 7 chữ.
- Viết bài thơ vào giữa trang giấy, các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa,... 
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con.
-Âm: r / d / gi: gió, rất, rủ, ru, diều.
-Các chữ có dấu hỏi / ngã: ở, khẽ, rủ, bổng, ngủ, quả, bưởi...
- Hai em thực hành viết các từ khó trên bảng 
- Nghe giáo viên đọc để chép bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
- Điền vào chỗ trống s hay x. 
- Ba em lên bảng làm bài.
- Hoa sen - xen lẫn - hoa súng - xúng xính.
-làm việc - bữa tiệc - thời tiết - thương tiếc.
- Các em khác nhận xét chéo.
- Chia thành 4 nhóm. 
- Các nhóm thảo luận sau 2 phút 
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng làm bài.
-Âm s/ x : Mùa xuân - giọt sương.
- Vần iêc / iêt : Chảy xiết - tai điếc.
- Các nhóm khác nhận xét chéo.
- Nhắc lại nội dung bài học.
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách.
Toán: TIẾT 97: BẢNG NHÂN 5
A/ Mục đích yêu cầu: - Giúp HS: 
+ Thành lập bảng nhân 5 ( 5 nhân với 1, 2, 3,...10 ) và học thuộc lòng bảng nhân này.Áp dụng bảng nhân 5 để giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân 
+ Thực hành đếm thêm 5
B/ Chuẩn bị: - 10 tấm bìa mỗi tấm có gắn 5 hình tròn. 
 - Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
 C/ Lên lớp:	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Bài cũ:
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập sau: 
- Viết tổng sau thành phép nhân tương ứng :
 3 + 3 + 3 + 3 + 3 
5 + 5 + 5 + 5 
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về Bảng nhân 5
 b) Khai thác:* Lập bảng nhân 5:
1) - Giáo viên đưa tấm bìa gắn 5 hình tròn lên và nêu:
- Có mấy chấm tròn ?
- Năm chấm tròn được lấy mấy lần ?
- 5 được lấy mấy lần ?
- 5 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 5 chấm tròn 
- 5 được lấy một lần bằng 5. Viết thành: 5 x 1= 5 đọc là 5 nhân 1 bằng 5.
- Đưa tiếp 2 tấm bìa gắn lên bảng và hỏi:
- Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 5chấm tròn. Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- Hãy lập công thức 5 được lấy 2 lần ?
- 5 nhân 2 bằng mấy ?
a/ Hướng dẫn học sinh lập công thức cho các số còn lại 
 5 x 1 = 5 ; 5 x 2 = 10, 5 x 3 = 15 5 x 10 = 50 
-Ghi bảng công thức trên.
* GV nêu: Đây là bảng nhân 5. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3,... 10 
-Yêu cầu học sinh đọc lại bảng nhân 5 vừa lập được và yêu cầu lớp học thuộc lòng.
- Xoá dần bảng cho HS đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
 c) Luyện tập:
-Bài 1: - Nêu bài tập trong sách giáo khoa.
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
- Hướng dẫn một ý thứ nhất. chẳng hạn: 4 x 3 = 12 
- Yêu cầu tương tự đọc rồi điền ngay kết quả ở các ý còn lại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng 
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: -Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Một tuần mẹ đi làm mấy ngày ?
- Vậy để biết 4 tuần mẹ đi làm tất cả bao nhiêu ngày ta làm sao ? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Mời một học sinh lên giải.
- Gọi hai học sinh khác nhận xét chéo nhau 
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 -Gọi học sinh đọc bài trong sách giáo khoa.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào ?
- Tiếp sau số 5 là số mấy ? Tiếp sau số 10 là số nào ? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Gội một em lên bảng đếm thêm 5 và điền vào ô trống để có bảng nhân 5
- Trong dãy số này thì số đứng liền sau hơn số đứng trước là mấy đơn vị ?
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Hôm nay toán học bài gì ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
– Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Hai học sinh lên bảng sửa bài.
- 1 HS lên bảng viết thành phép nhân và tính:
 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15 
 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 4 = 20
- Học sinh khác nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Có 5 chấm tròn.
- Năm chấm tròn được lấy 1 lần.
- 5 được lấy 1 lần.
- Một số nhân với 1 thì cũng bằng chính nó.
-Học sinh quan sát tấm bìa để nhận xét.
-Thực hành đọc kết quả chẳng hạn 5 được lấy một lần thì bằng 5
- Quan sát và trả lời:
- 5 chấm tròn được lấy 2 lần. 5 được lấy 2 lần 
- Đó là phép nhân 5 x 2 
- 5 x 2 = 10
-Học sinh lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 5.
- Lớp quan sát giáo viên hướng dẫn để hiểu sâu hơn về bảng nhân 5
- Hai em nhắc lại bảng nhân 5.
- Các nhóm thi đua đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
- Mở sách giáo khoa luyện tập
*Dựa vào bảng nhân 5 vừa học để nhẩm.
- 3 học sinh nêu miệng kết quả.
- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả điền để có bảng nhân 5
 5 x 1 = 5 ; 5 x 2 = 10 ; 5 x 3 = 15
 5 x 4 = 20 
-Hai học sinh nhận xét bài bạn.
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
- Mẹ đi làm 5 ngày.
- Ta tính tích 5 x 4 
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập.
-Một học sinh lên bảng giải bài 
Giải:- Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần là:
 5 x 4 = 20 (ngày ) Đ/ S:20 ngày
- Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống
- Là số 5
- Tiếp sau số 5 là số 10. Tiếp sau 10 là số 15
- Một học sinh lên sửa bài.
- Sau khi điền ta có dãy số: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.
- Trong dãy số này thì số đứng liền sau hơn số đứng trước nó 5 đơn vị 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
 - Toán hôm nay học bài “ Bảng nhân 5 “
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19-20.doc