Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần lễ 21 năm 2011

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần lễ 21 năm 2011

Tiết 2+3: Tập đọc

 Chim sơn ca và bông cúc trắng

I. Yêu cầu cần đạt :

- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ,đọc rành mạch được toàn bài.

 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn,để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời ( Trả lời được câu hỏi 1,2,4,5 ).

 * HSKG: Trả lời được câu hỏi 3.

 * GDBVMT: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta đẻ cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa.Các em cần có ý thức BVMT.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài đọc SGK.

- Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần lễ 21 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai, ngày 17 tháng 1 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
Tập trung toàn trường
 ___________________________________________
Tiết 2+3:
 Tập đọc
 Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. Yêu cầu cần đạt :
- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ,đọc rành mạch được toàn bài.
 - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn,để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời ( Trả lời được câu hỏi 1,2,4,5 ).
 * HSKG: Trả lời được câu hỏi 3.
 * GDBVMT: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta đẻ cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa.Các em cần có ý thức BVMT. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Mùa xuân đến
- 2 HS đọc
- Nêu ý nghĩa của bài ?
- 1 HS trả lời.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- HS lắng nghe
2. Luyện đọc đoạn 1, 2, 3:
2.1. GV đọc diễn cảm cả bài
- HS nghe.
2.2. GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn cách đóc ngắt giọng, nghỉ hơi 1 số câu trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
*Giải nghĩa từ: Sơn ca
- 1 HS đọc phần chú giải
+ Khôn tả
- Tả không nổi
+ Véo von
- Âm thanh cao trong trẻo.
+ Bình minh
- Lúc mặt trời mọc
+ Cầm tù
- Bị giam giữ
+ Long trọng
- Đầy đủ nghi lễ
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 4.
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
- Cả lớp nhận xétm, bình chọn nhóm CN đọc tốt nhất.
Tiết 2:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Trước khi bị bỏ vào lồng chim và hoa sống thế nào ?
- Chim tự do bay nhảy hót véo von, sống trong một thế giới rất rộng lớn là cả bầu trời xanh thẳm.
- Cúc sống tự do bên bờ rào giữa đám cỏ dại nó tươi tắn và xinh xắn, xoè bộ cánh trắng đón nắng mặt trời.
Câu 2: HSY 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Vì sao tiếng hát của chim trở lên buồn thảm
- Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng.
Câu 3: 
- Điều gì cho thấy các cậu bé vô tình với chim đối với hoa ?
- Đối với chim: Cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng không nhớ cho cho chim ăn để chim chết vì đói khát.
- Đối với hoa: Hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng Sơn Ca.
Câu 4,5: HSKG
- Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng ?
? Câu chuyện khuyên các em điều gì ?
* GDBVMT: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa.Các em cần có ý thức BVMT. 
- HS trả lời.HS nhận xét
- Đừng bắt chim, đừng hái hoa. Hãy để cho chim được tự do bay lượn.
- HS lắng nghe.
4. Luyện đọc lại:
- 3, 4 em đọc lại chuyện
 GV cùng HS nhận xét
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
_____________________________________
Tiết 4 :
 Toán
 Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt :
 - Thuộc bảng nhân 5.
 - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 5 ).
- Nhận biết đặc điểm của một dãy số để tìm số còn thiếu của dãy số đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ,bút dạ
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 5
- 4 HS đọc. HS nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Bài 1: HSY nêu kết quả
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào SGK
- HS làm bài nhiều em nối tiếp nhau đọc kết quả.
Bài 2: Tính theo mẫu
- 1 HS đọc yêu cầu 
5 x 4 - 9 = 20 – 9
 = 11
- Yêu cầu mỗi tổ thực hiện một phép tính, 3 em lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
a) 5 x 7 - 15 = 35 – 15
 = 20
b) 5 x 8 – 20 = 40 – 20 
 = 20
c) 5 x 10 – 28 = 50 – 28 
 = 22
Bài 3: Đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán.
- HS làm vào vở ô li
- Yêu cầu HS nêu miệng tóm tắt và giải.
Tóm tắt:
Mỗi ngày học: 5 giờ
Mỗi tuần học: 5 ngày
Mỗi tuần học:  giờ ?
- Nhận xét chữa bài.
Bài giải:
Số giờ Liên học trong mỗi tuần là:
5 x 5 = 25 (giờ)
Đáp số: 25 giờ
Bài 5:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số.
a) 5, 10, 15, 20, 25, 30
b) 5, 8, 11, 14, 17, 20
- GV nhận xét ghi điểm
C. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 Buổi 2
 Tiếng việt ôn luyện 
Tiết 1
 Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Luyện đọc đoạn 1, 2, 3:
2.1. GV đọc diễn cảm cả bài
- HS nghe.
2.2. GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn cách đóc ngắt giọng, nghỉ hơi 1 số câu trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
*Giải nghĩa từ: Sơn ca
- 1 HS đọc phần chú giải
+ Khôn tả
- Tả không nổi
+ Véo von
- Âm thanh cao trong trẻo.
+ Bình minh
- Lúc mặt trời mọc
+ Cầm tù
- Bị giam giữ
+ Long trọng
- Đầy đủ nghi lễ
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 4.
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
- Cả lớp nhận xétm, bình chọn nhóm CN đọc tốt nhất.
 Toán ôn luyện 
Tiết 4
 Luyện tập
I. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: HSY nêu kết quả
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào SGK
- HS làm bài nhiều em nối tiếp nhau đọc kết quả.
Bài 2: Tính theo mẫu
- 1 HS đọc yêu cầu 
5 x 4 - 9 = 20 – 9
 = 11
- Yêu cầu mỗi tổ thực hiện một phép tính, 3 em lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
a) 5 x 7 - 15 = 35 – 15
 = 20
b) 5 x 8 – 20 = 40 – 20 
 = 20
c) 5 x 10 – 28 = 50 – 28 
 = 22
Bài 3: Đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán.
- HS làm vào vở ô li
- Yêu cầu HS nêu miệng tóm tắt và giải.
Tóm tắt:
Mỗi ngày học: 5 giờ
Mỗi tuần học: 5 ngày
Mỗi tuần học:  giờ ?
- Nhận xét chữa bài.
Bài giải:
Số giờ Liên học trong mỗi tuần là:
5 x 5 = 25 (giờ)
Đáp số: 25 giờ
Bài 5:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số.
a) 5, 10, 15, 20, 25, 30
b) 5, 8, 11, 14, 17, 20
- GV nhận xét ghi điểm
C. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật
Tiết 3
Tập nặn tạo dáng tự do 
nặn hoặc vẽ hình dáng người 
I. Yêu cầu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Học sinh tập quan sát nhận xét các bộ phận chính của con người (đầu, mình, chân, tay).
- Biết cách nặn vẽ dáng người.
2. Kỹ năng:
- Nặn hoặc vẽ được dáng người.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, cảm nhận được cái đẹp
II. Chuẩn bị:
- ảnh các hình dáng người 
- Bút màu, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một số hình ảnh
- HS quan sát
- Nêu các bộ phận chính của con người ?
- Đầu, mình, chân, tay.
- GV đưa hình hướng dẫn cách vẽ ở bộ đồ dùng dạy học.
- Các dáng của người khi hoạt động 
- Đứng nghiêm, đứng và giơ tay, chạy.
*Kết luận: Khi đứng, đi chạy thì các bộ phận (đầu, mình, chân, tay) của người sẽ thay đổi.
*Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV vẽ phác hình người lên bảng.
- Vẽ đầu, mình, tay, chân, thành các dáng.
- Đứng, đi, chạy, nhảy.
- Vẽ thêm 1 số chi tiết ?
- Đá bóng, nhảy dây
*Hoạt động 3: Thực hành
- Vẽ hình vừa với phần giấy
- HS thực hành vẽ
- Vẽ 1 hoặc 2 hình người 
- Vẽ thêm hình phụ và vẽ màu
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá
- Nhận xét về hình dáng, cách sắp xếp, màu sắc
- Dặn dò: Em nào chưa xong về nhà hoàn thành.
 Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 ;
Toán
Đường gấp khúc,độ dài đường gấp khúc
I. Yêu cầu cần đạt :
 - Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
 - Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
 - Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Mô hình đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng có thể ghép kín được thành hình tam giác.
Bảng phụ,bút dạ
 Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 5
- 3 HS đọc.
 GV nhận xét,ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu đường gấp khúc độ dài đường gấp khúc.
- GV vẽ đường gấp khúc ABCD
- HS quan sát
- Đây là đường gấp khúc ABCD
- HS nhắc lại: Đường gấp khúc ABCD
- Nhận dạng: Đường gấp khúc gồm mấy đoạn thẳng ?
- Gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC, CD (B là điểm chung của 2 đoạn thẳng AB và BC; C là điểm chung của 2 đoạn thẳng BC và CD.
- Độ dài đường gấp khúc ABCD là gì ?
- Nhìn tia số đo của từng đoạn thẳng thẳng trên hình vẽ nhận ra độ dài của đoạn thẳng AB là 2 cm, đoạn BC là 4cm, đoạn AD là 3cm. Từ đó ta tính độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng dài các đoạn thẳng AB, BC, CD.
- Cho HS tính
2cm + 4cm + 3cm = 9cm
Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 9cm.
2. Thực hành:
Bài 1HSY; Nối các điểm để đường thẳng gấp khúc gồm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
a. Hai đoạn thẳng.
- HS làm bài vào SGK
GV nhận xét chữa bài
Bài 2:
- Tính độ dài đường gấp khúc theo mẫu (SGK)
- HS quan sát.
a. Mẫu:
- Độ dài đường gấp khúc MNPQ là:
3 + 2 + 4 = 9 (cm)
Đáp số: 9cm
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
5 + 4 = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm
Bài 3: HS làm vào vở ô li
- HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Tính độ dài đoạn dây đồng.
Bài giải:
Độ dài đoạn dây đồng là:
4 + 4 + 4 = 16(cm)
 Đáp số: 12 cm
- Nhận xét chữa bài
C. Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Tiết 2
 Kể chuyện
Chim sơn ca và bông cúc trắng
I. Yêu cầu cần đạt :
 - Dựa theo gợi ý,kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 * HS khá , giỏi biếc kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện: Ông Manh thắng thần gió
- 2HS tiếp nối nhau kể
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS nêu
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 - HS lắng nghe
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể từng đoạn câu chuyện
- HS đọc yêu cầu
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn gợi ý từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS khá kể mẫu.
- Kể chuyện trong nhóm
- HS k ...  sinh mượn số quyển là:
5 x 8 = 40 (quyển)
- Nhận xét chữa bài.
Đáp số: 40 quyển truyện
Bài 5: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đo rồi tính độ dài mỗi đường gấp khúc.
- GV hướng dẫn HS đo độ dài từng đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc.
- HS đo rồi tính.
a. Độ dài đường gấp khúc là:
 4 + 4 + 3 + 5 = 16 (cm)
 Đáp số : 16 cm
 - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
 - HS nhận xét.
GV nhận xét chữa bài
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
_______________________________________
Tiết 3
 Tập làm văn
 Đáp lời cảm ơn .Tả ngắn về loài chim
I. Yêu cầu cần đạt :
 - Biết đáp lời cảm ơn trong giao tiếp đơn giản (BT1,BT2).
- Thực hiện được yêu cầu của BT3. ( Tìm câu văn miêu tả trong,viết 2,3 câu miêu tả về một loài chim ) .
* GDBVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài tập 1
- Tranh ảnh chích bông cho bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Làm lại bài tập 1, 2 tuần 20
- 1 HS lên bảng
- Đọc thành tiếng bài: Mùa xuân đến
- 2 HS đọc.
- Đọc đoạn văn viết về mùa hè
- 1 em đọc
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK, đọc lời các nhân vật.
- HS thực hành đóng vai
a. Mình cho bạn mượn quyển truyện này hay lắm đấy ?
- "Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả", "Bạn không phải vội. Mình chưa cần ngay đâu".
- Phần b, c tương tự.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
- Gọi 1 cặp HS đóng vai tính huống 1
+ Tuấn ơi, tớ có quyển truyện mới hay lắm, cho cậu mượn này.
+ Cảm ơn Hưng tuần sau mình sẽ trả.
+ Có gì đâu bạn cứ đọc đi.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
b. Có gì đâu mà bạn phải cảm ơn.
c. Dạ thưa bác, không có gì đâu ạ !
Bài 3:
- 2 HS đọc yêu cầu
a. Những câu văn nào tả hình dáng cảu chích bông
- Nhiều HS trả lời.
- Vóc người: Là con chim bé xinh đẹp
- Hai chân: xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
- Hai cánh: nhỏ xíu
- Cặp mỏ: tí tẹo bằng mảnh vỏ trấu chắp lại.
b. Những câu tả hoạt động của chích bông ?
- Hai cái chân tăm: Nhảy cứ liên liến.
- Cánh nhỏ: xoải nhanh, vun vút.
* GDBVMT: Để cho cuộc sống của chúng ta luôn luôn đẹp đẽ hơn,mỗi HS cần có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Cặp mỏ: tí hon, gắp sâu nhanh thoăn thoắt.
- HS lắng nghe
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu.
- Viết 2, 3 câu về loài chim em thích?
- Em rất thích xem chương trình ti vi giới thiệu chim cánh cụt. Đó là loài chim rất to, sống ở biển. Chim cánh cụt ấp trứng dưới chân, vừa đi vừa mang theo trứng, dáng đi lũn cũn trông rất ngộ nghĩnh.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
___________________________________________
Tiết 3:
 Chính tả: (Nghe – viết)
 Sân chim
I. Yêu cầu cần đạt :
 - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được bài tập (2) a / b hoặc bài tập 3 a / b .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
- Giấy khổ to viết bài tập 3.
 - HS : bảng con,phấn
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc cho HS viết các từ ngữ luỹ tre, chích choè.
- HS viết lên bảng con.
GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- HS lắng nghe
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn nghe – viết:
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- Đọc bài chính tả
- HS nghe
- 2 HS đọc lại bài
- Bài Sân Chim tả cái gì ?
- Chim nhiều không tả xiết.
- Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr, s.
- Viết tiếng khó
- Cả lớp viết bảng con: xiết, trắng xoá.
2.2. Giáo viên đọc cho HS viết chính tả
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.
2.3. Chấm chữa bài:
- Chấm 5 - 7 bài nhận xét.
GV nhận xét bài viết của HS
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: a)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Điền vào chỗ trống GV tổ chức cho HS làm bài theo cách thi tiếp sức.
- 3 nhóm lên thi.
a. Đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thi tìm những tiếng bắt đầu bằng tr đặt câu với những từ đó.
- Yêu cầu các nhóm làm vào giấy, dán lên bảng
- Các nhóm làm bài:
2 nhóm lên thi tiếp sức
trường – em đến trường 
chạy – em chạy lon ton
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm thêm những tiếng khác bắt đầu bằng ch/tr.
______________________________________
Buổi 2
Tiếng việt ôn luyện
Tiết 2:
 Đáp lời cảm ơn .Tả ngắn về loài chim
I. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK, đọc lời các nhân vật.
- HS thực hành đóng vai
a. Mình cho bạn mượn quyển truyện này hay lắm đấy ?
- "Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả", "Bạn không phải vội. Mình chưa cần ngay đâu".
- Phần b, c tương tự.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
- Gọi 1 cặp HS đóng vai tính huống 1
+ Tuấn ơi, tớ có quyển truyện mới hay lắm, cho cậu mượn này.
+ Cảm ơn Hưng tuần sau mình sẽ trả.
+ Có gì đâu bạn cứ đọc đi.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
b. Có gì đâu mà bạn phải cảm ơn.
c. Dạ thưa bác, không có gì đâu ạ !
Bài 3:
- 2 HS đọc yêu cầu
a. Những câu văn nào tả hình dáng cảu chích bông
- Nhiều HS trả lời.
- Vóc người: Là con chim bé xinh đẹp
- Hai chân: xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
- Hai cánh: nhỏ xíu
- Cặp mỏ: tí tẹo bằng mảnh vỏ trấu chắp lại.
b. Những câu tả hoạt động của chích bông ?
- Hai cái chân tăm: Nhảy cứ liên liến.
- Cánh nhỏ: xoải nhanh, vun vút.
* GDBVMT: Để cho cuộc sống của chúng ta luôn luôn đẹp đẽ hơn,mỗi HS cần có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Cặp mỏ: tí hon, gắp sâu nhanh thoăn thoắt.
- HS lắng nghe
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu.
- Viết 2, 3 câu về loài chim em thích?
- Em rất thích xem chương trình ti vi giới thiệu chim cánh cụt. Đó là loài chim rất to, sống ở biển. Chim cánh cụt ấp trứng dưới chân, vừa đi vừa mang theo trứng, dáng đi lũn cũn trông rất ngộ nghĩnh.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2
Ôn luyện toán
 Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt :
- Thuộc các bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm.
- Biết thừa số,tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ,bút dạ
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra HS đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5
- 4 HS đọc
B. bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả vào SGK
- HS làm
2 x 5 = 10
3 x 7 = 21
2 x 9 = 18
3 x 4 = 12
2 x 4 = 8
3 x 9 = 27
2 x 2 = 4
3 x 2 = 6
- Nhận xét chữa bài
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết số thích hợp vào ô trống
Thừa số
2
5
4
3
5
Thừa số
6
9
8
7
8
Tích
12
45
32
21
40
Bài 3: 
- 2 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán
Tóm tắt:
Mỗi học sinh: 5 quyển
8 học sinh :.quyển ?
Bài giải:
8 học sinh mượn số quyển là:
5 x 8 = 40 (quyển)
- Nhận xét chữa bài.
Đáp số: 40 quyển truyện
Bài 5: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đo rồi tính độ dài mỗi đường gấp khúc.
- GV hướng dẫn HS đo độ dài từng đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc.
- HS đo rồi tính.
a. Độ dài đường gấp khúc là:
 4 + 4 + 3 + 5 = 16 (cm)
 Đáp số : 16 cm
 - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
 - HS nhận xét.
GV nhận xét chữa bài
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
_______________________________________
Tiết 3 Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Thực hành vệ sinh răng miệng ( tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt :
 - HS thực hành được những công việc cần làm để vệ sinh răng miệng.
	- Giúp cho HS có thói quen hàng ngày đánh răng, vệ sinh răng miệng
	- Giáo dục học sinh ý thức vệ sinh cá nhân.
 II. Đồ dùng dạy học:
 GV : 2 mô hình răng ( 1 mô hình răng trắng, 1 mô hình răng vàng )
	HS : Bàn chải, kem đánh răng
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tổ chức.
Yêu cầu HS hát tập thể bài : Dậy đi thôi.
2. Nội dung
 HĐ 1 : Thực hành đánh răng
+ HS quan sát kem đánh răng và bàn chải
+ GV HD HS cách đánh răng
+ GV kết luận.
 HĐ2: Thảo luận về vệ sinh răng miệng
- Lớp ta có ai bị sâu răng không?
- Khi bị sâu răng như vậy em thấy như thế nào?
- Trong khi ăn uống có ảnh hưởng gì không?
- Để không bị sâu răng em phải làm gì ?
GV nhận xét củng cố 
3. Kết thúc:
Yêu cầu h/s vệ sinh sạch sẽ bàn chải, cất thuốc đánh răng
 - HS thực hiện
- HS quan sát
- Nêu cách đánh răng.
- HS thực hành lấy kem đánh răng vào bàn chải.
-Thực hành đánh răng.
- Nêu cảm nhận của mình sau khi đánh răng.
*HS hoạt động cả lớp
- HS nêu- nhận xét, bổ sung.
- Nhắc lại 
 - HS thực hiện
____________________________________________
Nhận xét cuối tuần 21
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Sơ kết đánh giá hoạt động tuần 21.
 - Phương hướng hoạt động tuần 22.
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết, xây dựng lớp tự quản.
II. Nội dung sinh hoạt
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. ổn định:	 Hát
2. Kiểm tra: 	Sĩ số: 
	Đồ dùng học tập, sách vở
3. Sơ kết tuần 21:
 a. Học sinh phản ánh: 	
 Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét
 b. Giáo viên nhận xét: 	
 + Nề nếp: 
 - Có chuyển biến nhưng chậm, học bài và làm bài chưa tự giác như : Quân , Sinh , Hoàng
 - Đi về đã đi theo hàng.
 Hô 5 điều Bác Hồ dạy nghiêm túc.
 + Học tập: Có nhiều cố gắng, tiến bộ. 
Chữ viết có nhiều cố gắng 
 + Lao động vệ sinh: Tốt
4. Phương hướng tuần 22:
 - Tiếp tục xây dựng nền nếp tự quản : truy bài, xếp hàng ra vào lớp
 - Tiếp tục xây dựng phong trào học tập tốt.
 - Ôn tập kiến thức chuẩn bị cho thi kiểm tra giữa học kỳ 2 môn toán vào thứ 2 tuần 22.
 - Luyện tập kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để kể vào thứ 2 tuần 23
5. Liên hoan văn nghệ
HS hát tập thể
Lớp trưởng phản ánh 
 Những việc tốt. 
 Những việc chưa tốt.
 Đề nghị với cô giáo
HS lắng nghe
 - HS lắng nghe
 - HS hát cá nhân
------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 2 ckt t 21 quy sam.doc