TUẦN 11
Thừ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
Tập đọc: ( T: 31+32) BÀ CHÁU
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc: HS đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Làng, nuôi nhau, giàu sang, sung sướng, màu nhiệm, lúc nào, ra lá Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở các từ ngữ: vất vả, lúc nào cũng đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu lá, không thay được, buồn bã, móm mém, hiền từ, hiếu thảo. Phân biệt giọng khi đọc lời các nhân va. Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi. Giọng bà tiên: trầm ấm, hiền từ . Giọng hai anh em: cảm động, tha thiết.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: đầm ấm, màu nhiệm. Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà và cháu. Qua đó, cho ta thấy tình cảm quý giá hơn vàng bạc.
-Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
* Biết đọc bài, hiểu nội dung bài với những câu hỏi đơn giản.
TUẦN 11 Thừ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010 Tập đọc: ( T: 31+32) BÀ CHÁU I/ Mục tiêu: Giúp HS - Đọc: HS đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Làng, nuôi nhau, giàu sang, sung sướng, màu nhiệm, lúc nào, ra lá Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở các từ ngữ: vất vả, lúc nào cũng đầm ấm, nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu lá, không thay được, buồn bã, móm mém, hiền từ, hiếu thảo. Phân biệt giọng khi đọc lời các nhân va. Giọng người dẫn chuyện : thong thả, chậm rãi. Giọng bà tiên: trầm ấm, hiền từ . Giọng hai anh em: cảm động, tha thiết. - Hiểu các từ ngữ trong bài: đầm ấm, màu nhiệm. Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà và cháu. Qua đó, cho ta thấy tình cảm quý giá hơn vàng bạc. -Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. * Biết đọc bài, hiểu nội dung bài với những câu hỏi đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng có ghi các câu văn, từ ngữ cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học : (40’) TIẾT 1: (40’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động 2. Bài cũ Gọi HS đọc bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng ông ,bà. - Nhận xét, cho điểm từng HS 3. Bài mới: Giới thiệu: -Treo bức tranh và hỏi: - Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? - Trong bức tranh nét mặt của các nhân vật ntn? - Tình cảm con người thật kì lạ. Tuy sống trong nghèo nàn mà ba bà cháu vẫn sung sướng. Câu chuyện ra sao chúng mình cùng học bài tập đọc Bà cháu để biết điều đó. Phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1 , 2 - Đọc đúng từ khó(âm s). Nghỉ hơi đúng trong câu. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ khó ở đoạn 1, 2. - Đọc mẫu - Yêu cầu 1 HS khá đọc đoạn 1, 2 - Hướng dẫn phát âm từ khó, từ dễ lẫn - Ghi các từ ngữ cần luyện đọc lên bảng - Luyện đọc câu dài, khó ngắt - Dùng bảng phụ để giới thiệu câu cần luyện ngắt giọng và nhấn giọng. Yêu cầu 3 đến 5 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh Yêu cầu HS đọc từng câu. - Đọc cả đoạn - Yêu cầu HS đọc theo đoạn - Chia nhóm HS luyện đọc trong nhóm - Thi đọc - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét, cho điểm - Yêu cầu đọc đồng thanh Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1, 2 - Hỏi: Gia đình em bé có những ai? - Trước khi gặp cô tiên cuộc sống của ba bà cháu ra sao? - Tuy sống vất vả nhưng không khí trong gia đình như thế nào? - Cô tiên cho hai anh em vật gì? - Cô tiên dặn hai anh em điều gì? - Những chi tiết nào cho thấy cây đào phát triển rất nhanh? - Cây đào này có gì đặc biệt? - Chuyển ý: Cây đào lạ ấy sẽ mang đến điều gì? Cuộc sống của hai anh em ra sao? Chúng ta cùng học tiếp - Hát - 2 HS đọc và trả lời các câu hỏi Quan sát và trả lời câu hỏi. - Làng quê - Rất sung sướng và hạnh phúc - HS theo dõi SGK, đọc thầm theo, sau đó HS đọc phần chú giải. - Đọc, HS theo dõi - HS đọc từ kho:ù cá nhân, đồng thanh: làng, nuôi nhau, lúc nào, sung sướng. - Luyện đọc các câu: + Ba bà cháu / rau cháo nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà / lúc nào cũng đầm ấm ./ + Hạt đào vừa reo xuống đã nảy mầm,/ ra lá, / đơm hoa,/ kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc./ - Nối tiếp nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2 - Nhận xét bạn đọc - Đọc theo nhóm. Lần lượt từng HS đọc, các em còn lại nghe bổ sung, chỉnh sửa cho nhau. - Thi đọc - Lớp đọc đồng thanh - Bà và hai anh em - Sống rất nghèo khổ / sống khổ cực, rau cháu nuôi nhau. - Rất đầm ấm và hạnh phúc. - Một hạt đào - Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng - Vừa gieo xuống, hạt đào nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái. - Kết toàn trái vàng, trái bạc. TIẾT 2: (40’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 3:Luyện đọc đoạn 3, 4 - Đọc đúng từ khó(vần om, iên). Nghỉ hơi đúng trong câu. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ khó ở đoạn 3, 4. -Đọc mẫu -Đọc từng câu - Đọc cả đoạn trước lớp -Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc câu khó ngắt giọng -Yêu cầu học sinh đọc cả đoạn trước lớp. Đọc cả đoạn trong nhóm Thi đọc giữa các nhóm Đọc đồng thanh cả lớp Hoạt động 4: Tìm hiểu đoạn 3, 4 - Hiểu nội dung đoạn 3, 4. Qua đó giáo dục tình bà cháu. - Hỏi: Sau khi bà mất cuộc sống của hai anh em ra sao? - Thái độ của hai anh em thế nào khi đã trở nên giàu có? -Vì sao sống trong giàu sang sung sướng mà hai anh em lại không vui? ?- Hai anh em xin bà tiên điều gì? - Hai anh em cần gì và không cần gì? ??- Câu chuyện kết thúc ra sao? - Giáo dục tình bà cháu. - Yêu cầu HS luyện đọc theo vai - Qua câu chuyện này, em rút ra được điều gì? 4. Củng cố: 5.Nhận xét - Dặn dò: - 2 HS đọc bài. - Theo dõi, đọc thầm - Nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý luyện đọc các từ: màu nhiệm, ruộng vườn. - Luyện đọc câu: Bà hiện ra,/ móm mém,/ hiền từ,/ dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng,/ - 3 đến 5 HS đọc - HS đọc. - Thi đua đọc. - Trở nên giàu có vì có nhiều vàng bạc. - Cảm thấy ngày càng buồn bã hơn - Vì nhớ bà./ Vì vàng bạc không thay được tình cảm ấm áp của bà. - Xin cho bà sống lại. - Cần bà sống lại và không cần vàng bạc, giàu có - Bà sống lại, hiền lành, móm mém, dang rộng hai tay ôm các cháu, còn ruộng vườn, lâu đài, nhà của thì biến mất. - 3 HS tham gia đóng các vai cô tiên, hai anh em, người dẫn chuyện. - Tình cảm là thứ của cải quý nhất./ Vàng bạc không qúy bằng tình cảm con người Toán: (T: 51) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Các phép trừ có nhớ dạng 11- 5; 31 – 5; 51 – 15. Tìm số hạng trong một tổng. Giải bài toán có lời văn (toán đơn 1 phép tính trừ). Lập phép tính từ các số và dấu cho trước. - Tính toán nhanh, chính xác. - HS có tính cẩn thận, suy luận, sáng tạo trong học toán. * Biết làm một số bài tập đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học : (40’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) 51 - 15 Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là: 81 và 44 51 và 25 91 và 9 - GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu bài Phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành. Củng cố kỹ năng về phép trừ có nhớ ở hàng chục. Bài 1/51: - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả Bài 2/51- Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Khi đặt tính phải chú ý điều gì? Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 71 – 9; 51 – 35; 29 + 6 - Nhận xét và cho điểm HS Bài 3/51 Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong 1 tổng rồi cho các em làm bài. Hoạt động 2: Giải toán có lời văn. Bài 4/ 51: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài gọi 1 HS lên bảng tóm tắt - Bán đi nghĩa là thế nào? - Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam táo ta phải làm gì? -Yêu cầu HS trình bày bài giải vào vở - Chấm, chữa bài Bài 5/51: (Đ/C) 4. Củng cố 5.Nhận xét - Dặn dò - Hát - HS thực hiện. Lớp nhận xét. - HS làm bài sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả từng phép tính - Đặt tính rồi tính - Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục - Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính - 3 HS lần lượt trả lời. Lớp nhận xét - Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia Tóm tắt Có : 51 kg Bán đi : 26 kg Còn lại : . . .kg ? - Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi. - Thực hiện phép tính: 51 – 26. - 1 HS làm bảng nhóm, lớp làm vào vở: Bài giải Số kilôgam táo còn lại là: 51 – 26 = 25 ( kg) Đáp số: 25 kg Kể chuyện: (T:11) BÀ CHÁU I/ Mục tiêu: Giúp HS - Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh và gợi ý của GV, HS tái hiện được nội dung của từng đoạn và nội dung toàn bộ câu chuyện. - Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp với điệu bộ nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời bạn kể. - HS kính yêu bà. * Biết nghe bạn kể, Kể lại nội dung chuyện đơn giản. II/ Đồ dùng dạy - Học: - Tranh minh họa nội dung câu chuyện trong SGK - Viết sẵn dưới mỗi bức tranh lời gợi ý. III/ Các hoạt động dạy học: (35’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. - Nhận xét, cho điểm từng HS 3. Bài mới: Giới thiệu: - Câu chuyện Bà cháu có nội dung kể về ai? - Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? - Trong giờ kể chuyện hôm nay chúng ta cùng kể lại nội dung câu chuyện Bà cháu Phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện: - Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện. a) Kể lại từng đoạn chuyện theo gợi ý - Tiến hành theo các bước đã hướng dẫn ở tuần 1 - Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS lúng túng. Tranh 1: - Trong tranh vẽ những nhân vật nào? - Bức tranh vẽ ngôi nhà trôn ... luận, yêu thích học môn Toán * Biết làm mmột số bài tập đơn giản II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng cài, bộ thực hành Toán. Bảng phụ. Trò chơi. - HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động dạy học: (40’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổån định tổ chức: 2. kiểm tra bài cũ : 52 – 28. Đặt tính rồi tính: 42 – 17; 52 – 38; 72 – 19; 82 – 46. - GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Thực hành, luyện tập. Củng cố kỹ năng về phép trừ có nhớ. Bài 1/55 - Yêu cầu HS tự nhẩm rồi ghi kết quả vào bài.. - Yêu cầu HS thông báo kết quả nhẩm - Nhận xét và sửa chữa nếu sai. Bài 2/55: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì? - Tính từ đâu tới đâu? -Yêu cầu HS làm bài tập vào Vở bài tập. Gọi 4 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng - Nhận xét và cho điểm HS. (Đ/ C: cột 3) Bài 3/55 - Yêu cầu HS tự làm bài sau đó yêu cầu một vài HS giải thích cách làm của mình. (Đ/C: câu b) Hoạt động 2: Giải toán có lời văn. Bài 4/55: - Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt đề - Yêu cầu 1 HS lên làm bài trên bảng nhóm, cả lớp làm bài vào Vở bài tập. - Chấm, chũa bài Bài 5/ 55: - Vẽ hình lên bảng. - Yêu cầu học sinh đếm các hình tam giác trắng - Yêu cầu HS đếm các hình tam giác xanh -Yêu cầu HS đếm hình tam giác ghép nửa trắng, nửa xanh . - Có tất cả bao nhiêu hình tam giác? - Yêu cầu HS khoanh vào đáp án đúng. 4. Củng cố 5. Nhận xét - Dặn dò: - Hát - HS thực hiện bảng lớp, bảng con. Bạn nhận xét. - Thực hành tính nhẩm. - HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính (theo bàn hoặc theo tổ) - Đặt tính và tính - Viết số sao cho đơn vị thẳng với cột đơn vị, chục thẳng với cột chục. - Tính từ phải sang trái. a, 62 72 b, 53 36 - 27 - 15 + 19 + 36 35 57 72 72 - Lớp nhận xét - HS đọc yêu cầu - Làm bài: Chẳng hạn: x + 18 = 52 x = 52 – 18 x = 34 - x bằng 52 –18 vì x bằng số hạn chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52. Muốn tìm x ta lấy tổng (52) trừ đi số hạn đã biết (18). - Đọc yêu cầu - 1 HS làm bảng nhóm, lớp làm vào vở Tóm tắt: Gà và thỏ : 42 con Thỏ : 18 con Gà : . . .con? Bài giải: Số con gà có là: 42 –18 = 24 (con) Đáp số: 24 con - 4 hình - 2 hình - 2 hình, 2 hình. - Có tất cả 10 hình tam giác D. Có 10 hình tam giác Thủ công: (T:11) ÔN TẬP CHƯƠNGI: KỶ THUẬT GẤP HÌNH I/ Mục tiêu: - Đánh giá kiến thức, kỹ năng của hs qua sản phẩm là một trong những hình gấp đã học. - Luyện HS thao tác nhanh gấp hình đã học. - HS có tính cẩn thận khi sử dụng hình làm đồ chơi. * Biết gầp một số hình đơn giản. II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Các mẫu gấp hình của bài 1, 2, 3, 4, 5 III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu: (35’) 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Cũng cố kỷ thuật gấp hình ở chương I Yêu cầu HS gấp một trong những hình gấp đã học. - Nêu mục đích yêu cầu của bài: Gấp được một trong những sản phẩm đã học. Hình gấp phải được thực hiện đúng quy trình, cân đối, các nếp gấp thẳng,phẳng. - Gọi hs nhắc lại tên các hình gấp và cho hs quan sát lại các mẫu hình đã được học. - Nhắc lại quy trình gấp các hình - Tổ chức cho hs làm bài thực hành. Trong quá trình hs gấp hình, gv đến từng bàn quan sát. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả kiểm tra qua sản phẩm thực hành theo 2 bước: + Hoàn thành + Chưa hoàn thành - Đánh giá Củng cố: Nhận xét – Dặn dò: + Hoạt động cả lớp - HS quan sát mẫu, nhắc lại tên các hình, quy trình gấp các hình. - HS thực hành gấp hình. - HS trưng bày sản phẩm. - Lớp nhận xét sản phẩm Tự nhiên xã hội: (T:11) GIA ĐÌNH I/ Mục tiêu: Sau bài học hs có thể - Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình - Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tùy theo sức của mình - Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình * Biết trả lời câu hỏi đơn giản, biết kính trọng và yêu thương người thân. II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ SGK/24, 25 III. Hoạt động dạy học: (35’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Oån định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Chúng ta cần ăn, uống, vận động như thế nào để khỏe mạnh, chóng lớn? - Nhận xét, đánh giá HS 3. Bài mới: Họat động 1: Làm việc với sgk theo nhóm nhỏ - Nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và làm việc làm của từng người - Hướng dẫn hs quan sát hình 1-5/SGK và tập đặt câu hỏi - Gọi đại diện nhóm trình bày Kết luận: - Gia đình Mai gồm: ông, bà, bố, mẹ và em trai của Mai - Các bức tranh cho thấy mọi người trong gia đình Mai ai cũng tham gia làm việc nhà tùy theo sức và khả năng của từng người - Mọi người trong gia đình đều phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình Hoạt động 2: Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình - Yêu cầu từng em nhớ lại về người thân và việc làm của từng người - Từng hs kể với các bạn về công việc ở nhà mình và ai thường làm công việc đó - GV gọi 1 số em chia sẻ với cả lớp - Tiếp theo gv yêu cầu hs nói về những lúc nghỉ ngơi trong gia đình (gợi ý SGK) Kết luận: Mỗi người đều có 1 gia đình - Tham gia công việc gia đình là bổn phận và trách nhiệm của từng người trong gia đình - Mỗi người trong gia đình đều phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc - Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình nên có kế hoạch như: + Họp mặt vui vẻ + Thăm hỏi người thân + Du lịch dã ngoại 4. Củng cố - Vào những ngày nghỉ, ngày lễ em thường được bố mẹ đưa đi chơi những đâu? 5. Nhận xét - dặn dò - Hát - 2 HS trả lời - Làm việc theo nhóm nhỏ - HS làm việc trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày + Thảo luận theo nhóm đôi - 2Hs kể cho nhau nghe + Trao đổi cả lớp - HS kể trước lớp - Lớp nhận xét - Hs tự nêu Hát nhạc: (T:11) Học Hát Bài: Cộc Cách Tùng Cheng (Nhạc và lời: Phan Trần Bảng) I/Mục tiêu: Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát. Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng giai điệu của bài hát. Biết bài hát này là bài hát của nhạc sĩ Phan Trần Bảng. II/Chuẩn bị của giáo viên: Nhạc cụ đệm. Băng nghe mẫu. Hát chuẩn xác bài hát. III/Hoạt động dạy học chủ yếu: Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát đã học. Bài mới: Hoạt Động Của Giáo Viên HĐ Của Học Sinh * Hoạt động 1 Dạy hát bài: Cộng Cách Tùng Cheng - Giới thiệu bài hát. - GV cho học sinh nghe bài hát mẫu. - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát . - Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát. - Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức. - Cho học sinh tự nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát. * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài . - Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Do nhạc sĩ nào viết. - HS nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên và HS rút ra ý nghĩa và sự giáo dục của bài hát. * Cũng cố dặn dò: - Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học. - Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn. - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học. - HS lắng nghe. - HS nghe mẫu. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy + Hát cá nhân. - HS nhận xét. - HS chú ý. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS trả lời. + Bài :Cộc Cách Tùng Cheng + Nhạc sĩ : Phan Trần Bảng. - HS thực hiện - HS chú ý. -HS ghi nhớ. Sinh hoạt tập thể: (T:11) I/ Nhắc nhở và phổ biến những việc cần làm. 1.Đánh giá hoạt động tuần 11 + Ưu điểm: Lớp duy trì tốt sỉ số. Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp học. Tiến bộ về học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà. + Tồn tại : Xếp hàng thể dục, Ra về một số bạn còn chậm. Còn quyên đồ dùng học tập ở nhà. 2. Những việc cần làm trong tuần tới: - Tiếp tục duy trì sỉ số lớp. Làm tốt phong trào giữ vệ sinh cá nhân, trường, lớp. Thường xuyên có đồ dùng học tập đầy đủ. Thực hiện nghiêm túc nề nếp: Xếp hàng thể dục, ra vào lớp và khâu tự quản. - Học tốt; tham gia các hoạt động của nhà trường, Đội đề ra nghiêm túc. II/ Phát động phong trào của tháng - Duy trì sỉ số 100%. Vệ sinh cá nhân cũng như trường lớp sạch sẽ. Đoàn kết, hoà nhã với mọi người.Biết giúp đỡ mọi ngươiø.. Thực hiện không ăn quà vặt. Tiếp tục đóng góp các khoản về nhà trường. Nghiêm túc thực hiện các hoạt động của trường đề ra. Thi đua lập thành tích chào mừng ngày20/11.
Tài liệu đính kèm: