TUẦN 16
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Toán
NGÀY, GIỜ
A . MỤC TIÊU:
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong 1 ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, tra, chiều, tối, đêm.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Mặt đồng hồ bằng bìa (có kim ngắn, kim dài)
- Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài).
- Đồng hồ điện tử.
tuần 16 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010 Toán Ngày, giờ A . Mục tiêu: - Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong 1 ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. - Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày. - Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ. - Biết xem giờ đúng trên đồng hồ. - Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, tra, chiều, tối, đêm. B- Đồ dùng dạy học : - Giáo viên : Mặt đồng hồ bằng bìa (có kim ngắn, kim dài) - Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài). - Đồng hồ điện tử. C . Các hoạt động dạy học chủ yếu : hoạt động của thầy hoạt động của trò I- Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên HD nhận xét tuyên dương. - 2 học sinh lên bảng làm 2 phép tính : 23 - 9; 91 - 45. Cả lớp làm vào vở nháp II – Bài mới : * Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài . HĐ1: Hướng dẫn và thảo luận cùng học sinh về nhịp sống tự nhiên hàng ngày. Giáo viên hỏi: + Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì ? + Lúc 11 giờ tra em đang làm gì ? + Lúc 3 giờ chiều em đang làm gì ? - Khi học sinh trả lời giáo viên quay kim trên mặt đồng hồ bằng bìa, chỉ đúng vào thời điểm của câu trả lời. - Giáo viên giới thiêu: Một ngày có 24 giờ, một ngày tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau; Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bảng phân chia thời gian trong ngày. - HS trả lời... - Vài học sinh nhắc lại như SGK. HĐ2: Thực hành : Bài 1 : - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình, tranh vẽ của từng bài. - Học sinh làm bài vào VBT. Một số học sinh đọc bài làm của mình. - Cả lớp nhận xét, giáo viên NX chữa bài. Bài 2: - ( Bỏ) Bài 3 :. Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết sơ qua về đồng hồ điện tử. Cho học sinh làm bài vào vở BT. - Một số học sinh đọc kết quả làm của mình. - Cả lớp nhận xét, giáo viên NX chữa bài. 3- Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học *********************************** Tập đọc : con chó nhà hàng xóm I . Mục đích yêu cầu : - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. - Hiểu nội dung: sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với bạn nhỏ. (làm được các bài tập trong SGK). - Rèn cho HS các KN SCB sau : KIểm soát cảm súc . Thể hiện sự thông cảm , trình bày suy nghĩ . phản hồi tích cực , chia sẻ . II- Đồ dùng dạy học : + Tranh minh hoạ trong SGK. III. hoạt động dạy- học : hoạt động của thầy hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên nhận xét ghi điểm. - 2 hs đọc nối tiếp bài “ Bé Hoa” và trả lời câu hỏi SGK B .Bài mới : 1- Giới thiệu bài :Cho học sinh xem tranh minh họa SGK giáo viên giới thiệu bài. 2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - Gv đọc mẫu toàn bài : giọng đọc chậm rãi, tình cảm. - Đọc câu: + GV theo dõi kết hợp sửa những từ HS dễ đọc sai : nhảy nhót, tung tăng, vẫy đuôi, rối rít. - HS đọc nối tiếp câu. - Đọc đoạn : - HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt ) - Hướng dẫn học sinh đọc câu khó : + Bé rất thích chó/ nhng nhà bé không nuôi con nào. + Cún mang cho bé/ khi thì tờ báo hay cái bút chì,/khi thì con búp bê.// - HS đọc câu khó , nêu nghĩa các từ chú giải trong bài . - Học sinh đọc theo cặp. - Các nhóm lên thi đọc với nhau ( đọc từng đoạn, cả bài.). Tiết 2 : b. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi1 SGK, giáo viên hỏi thêm : Bé và Cún thường chơi đùa với nhau như thế nào? - TL. - Sau mỗi lần học sinh trả lời giáo viên nhận xét và chốt lại - Học sinh đọc thầm bài để trả lời câu hỏi 2,3,4,5 - SGK - 1,2 học sinh K,G đọc lại toàn bài c. Luyện đọc lại - Cho các nhóm luyện đọc lại toàn bài theo vai ( người dẫn chuyện, bé, mẹ của bé). - Học sinh K,G đọc mẫu toàn bài theo vai thể hiện được lời từng nhân vật. - Học sinh Y,TB đọc lại toàn bài luyện đọc đúng, đọc trơn 3- Củng cố dặn dò - Giáo viên nhắc lại nội dung bài . Nhận xét tiết học dặn dò tiết sau. ************************** Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010 Đạo đức giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (T1) I . Mục tiêu : - Nêu được ích lợi của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Thực hiện giữ vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm. - Rèn cho HS các KNSCBsau : Hợp tác với mọi người tronh việc giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng . Đảm nhận trách nhiệm đẻ giữ gìn vệ sinh nơi công cộng . II- Tài liệu và phương tiện: - Đồ dùng để thực hiện trò chơi sắm vai - Tranh ảnh cho các hoạt động 1, 2 trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1- Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh . 2- Nội dung bài mới : Hoạt động 1: Phân tích tranh - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh có nội dung sau : Trên sân trường có biểu diễn văn nghệ 1 số học sinh đang đẩy nhau để chen lên gần sân khấu. - Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi như SGK. Giáo viên kết luận. - Học sinh K,G trả lời. Hoạt động 2: Xử lý tình huống Giáo viên giới thiệu 1 số tình huống qua tranh và yêu cầu các nhóm thảo luận cách giải quyết. Giáo viên nhận xét và kết luận. Từng nhóm thảo luận , 1 số nhóm lên sắm vai. Hoạt động 3: Đàm thoại - Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi cho học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét đánh giá và kết luận toàn bài. 3- Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học. ******************* Kể chuyện : Con chó nhà hàng xóm I- Mục đích yêu cầu : -Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện. - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ truyện SGK III- Các hoạt động dạy học : hoạt động của thầy hoạt động của trò A- Bài cũ : - Giáo viên nhận xét. - 2, hs tiếp nối nhau kể lại chuyện ” Hai anh em“, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. B- Dạy bài mới : 1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ,YC của bài . 2- Hướng dẫn kể chuyện : * Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - 1- 2 học sinh đọc yêu cầu 1 - Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu vắn tắt nội dung từng tranh. - Cả lớp, giáo viên nhận xét - Kể chuyện trong nhóm : Học sinh quan sát từng tranh minh hoạ SGK, 5 học sinh tiếp nối nhau kể . - Kể chuyện trước lớp * Kể lại toàn bộ câu chuyện - Giáo viên nêu yêu cầu của bài - 2,3 học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp, giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể hay. 3. Củng cố- dặn dò: NX tiết học. *************************** Toán : thực hành xem đồng hồ I . Mục tiêu - Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối. - Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ,. - Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian. II- Đồ dùng dạy học : - Mô hình đồng hồ, SGV, SGK. III. hoạt động dạy học: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên nhận xét tuyên dương. - Học sinh lên bảng chỉ giờ trên mặt đồng hồ xem mấy giờ. - Lớp nhận xét 2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu từ bài cũ để dẫn sang bài mới . * Nội dung bài mới : Bài 1: Nêu y/c. - Giáo viên nhận xét sửa sai. - Học sinh quan sát tranh, liên hệ với giờ ghi ở bức tranh, xem đồng hồ, rồi nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh. - Cả lớp làm bài vào VBT - Học sinh trả lời miệng kết quả - Lớp nhận xét Bài 2 : - Cho hs quan sát tranh để trả lời câu nào đúng,câu nào sai. - 1- 2 học sinh đọc yêu cầu của bài - HS quan sát tranh để trả lời câu nào đúng,câu nào sai, - HS trả lời miệng kết quả - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét. Bài 3 : (Bỏ) 3 - Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học. ******************************* Chính tả Tập chép: con chó nhà hàng xóm I- Mục đích yêu cầu : - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi. - Làm đúng BT2; BT(3) a/ b. II- Đồ dùng dạy học : - Bảng viết đoạn văn cần chép - Bút dạ và 4,5 tờ giấy khổ to để học sinh làm các bài tập 2,3 theo nhóm. III. Các hoạt động dạy học : hoạt động của thầy hoạt động của trò A- Bài cũ : - Giáo viên đọc cho 2 hs viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ : sắp xếp, ngôi sao, sương sớm. - Giáo viên nhận xét chữa bài B .Nội dung bài mới : * Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐYC của tiết học . * Hướng dẫn tập chép. - Giáo viên nêu câu hỏi giúp học sinh nắm nội dung bài chính tả - Hướng dẫn học sinh nhận xét - 2 học sinh nhìn bảng đọc đoạn chép . -1 học sinh đọc các câu hỏi sau đoạn chép, cả lớp suy nghĩ trả lời - Cho hs viết vào bảng con các từ khó dễ viết sai: quấn quýt, bị thương, mau lành. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn. - Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở. * Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: - Giáo viên phát băng giấy cho học sinh trao đổi theo nhóm - Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài , đọc cả mẫu - Đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả - Lớp nhận xét Bài 3 (a): - Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu. - Học sinh các nhóm làm vào giấy khổ to, các em thi tìm đúng,tìm nhanh - Đại diện dán bài lên bảng, đọc to kết quả. - Lớp nhận xét * Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học . Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2010 Tập đọc thời gian biểu I . Mục đích yêu cầu : - Biết đọc chậm, rõ ràng các số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa cột, dòng. - Hiểu được tác dụng của thời gian biểu. ( trả lời được câu hỏi 1, 2) - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3. II- Đồ dùng dạy học : Một số câu cần hướng dẫn luyện đọc III. Các hoạt động dạy học : hoạt động của thầy hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên nhận xét ghi điểm. - 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài “ Con chó nhà hàng xóm”, trả lời các câu hỏi gắn với nội dung bài đọc. B. Nội dung bài mới : 1- Giới thiệu bài : Gv giới thiệu trực tiếp vào bài. 2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a. Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu toàn bài : giọng đọc chậm rãi, rõ ràng. - Lắng nghe. - Đọc câu: - GV sửa sai cho hs - Đọc câu theo hình thức tiếp nối ( 1 hs đọc đầu bài các em sau nối nhau đọc từng dòng đến hết bài ) 2,3 lượt. - Đọc đoạn : Chia đoạn ( 4 đoạn) - Giúp các em hiểu các từ ngữ mới. - Đọc nối tiếp đoạn. ( 2 ... gian : ngày, tháng ( biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày) ; ngày , tuần lễ. II- Đồ dùng dạy học - Một quyển lịch tháng có cấu trúc như mẫu vẽ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : hoạt động của thầy hoạt động của trò 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp . 2- Nội dung bài mới : * Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng. - Giáo viên treo tờ lịch tháng 11 lên bảng và giới thiệu : “Đâu là tờ lịch ghi các ngày trong tháng 11 “, giáo viên khoanh vào số 20 và nói “Tờ lịch này cho ta biết, ngày vừa khoanh là ngày mấy trong tháng 11 và ứng với thứ mấy trong tuần lễ. - Học sinh nhìn vào tờ lịch mẫu, giáo viên chỉ định bất kì ngày nào trong tờ lịch và yêu cầu học sinh đọc tên các ngày đó. - Vài học sinh nhìn vào tờ lịch treo trên bảng trả lời câu hỏi. * Thực hành Bài 1: - Giáo viên nhận xét - Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào vở BT - 1 em lên bảng làm. Lớp nhận xét Bài 2: - Giáo viên nhận xét và sửa sai. - Học sinh đọc yêu cầu của bài . Cả lớp làm vào VBT. - Học sinh nêu miệng các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12. 3- Củng cố . dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học ***************************** Tập viết Chữ hoa o I . Mục đích yêu cầu : Viết đúng chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cữ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ong ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn ( 3 lần) II- Đồ dùng dạy học : + Mẫu chữ O đặt trong khung chữ. + Viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Ong, Ong bay bướm lượn III. Các hoạt động dạy học : hoạt động của thầy hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nhận xét sửa sai. - 2 học sinh viết chữ hoa N, cả lớp viết bảng con chữ N 2. Bài mới : * Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ,YC của tiết học * Nội dung bài mới: Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa. - Giáo viên hướng dẫn cách viết. - Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc cách viết. - HS quan sát mẫu chữ O, nhận xét về độ cao, số nét ( Cao 5 ly, gồm 1 nét cong kín ). Học sinh viết chữ O trên bảng con. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng - Giúp học sinh hiểu nghĩa: Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa, rất đẹp và thanh bình. -Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét về độ cao các chữ cái và khoảng cách giữa các chữ - 1 học sinh đọc cụm từ ứng dụng : Ong bay bướm lượn - Học sinh viết vào bảng con chữ: Ong. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết. - Cho học sinh viết vào vở giáo viên theo dõi giúp đỡ những em viết yếu. Hoạt động 4 : Chấm chữa bài: - Giáo viên thu 7 – 8 bài chấm và nhận xét từng bài. 3 – Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học, nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết, dặn dò chuẩn bị tiết sau. Thứ năm ngày 9tháng 12 năm 2010 Toán thực hành xem lịch I – Mục tiêu Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ . II- Đồ dùng dạy học - Tờ lịch trang tháng 1 và tháng 4 năm 2009. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : hoạt động của thầy hoạt động của trò I- Kiểm tra bài cũ : - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét tuyên dương. - Học sinh lên bảng nhìn vào tờ lịch BT2 trang 79 và trả lời câu hỏi ở BT 2b II – Bài mới : 1- Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài và ghi bảng. 2- Nội dung bài mới : Bài 1: Nêu y/c. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập, - Cả lớp làm vào VBT , hs nêu miệng kết quả, giáo viên ghi các ngày còn thiếu vào - Lớp nhận xét Bài 2: Nêu y/c. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập, cho học sinh thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trong SGK - Lớp nhận xét 3- Củng cố – dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. ******************************* Luyện từ và câu từ chỉ tính chất. câu kiểu ai thế nào ? từ ngữ về vật nuôi I – Mục đích yêu cầu : - Bước đầu tìm được từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT1); biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào ? (BT2). - Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3). II- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ nội dung BT1, mô hình kiểu câu ở BT2 trong SGK. - Tranh minh hoạ các con vật trong SGK( BT3). III. Các hoạt động dạy học : hoạt động của thầy hoạt động của trò A -Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên nhận xét ghi điểm. - 2 học sinh làm lại BT1, BT3 tuần 15. B .Bài mới : 1- Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ, YC tiết học. 2- Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: (miệng) - Giáo viên chia bảng lớp thành 3 phần, mời 3 học sinh lên bảng thi viết nhanh các từ trái nghĩa với những từ đã cho. - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét . - Học sinh nêu YC của bài, đọc cả mẫu. - Học sinh trao đổi theo cặp, viết những từ tìm được vào giấy nháp. - 3 học sinh lên bảng thi viết nhanh các từ trái nghĩa với những từ đã cho. Bài tập 2: (miệng) - Cả lớp, giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng. - 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm vào VBT - HS nêu miệng bài làm. Bài tập 3: ( viết) - Gv nêu yêu cầu của bài. - Giáo viên và học sinh nhận xét kết luận - Học sinh quan sát tranh minh hoạ, viết tên từng con vật theo số thứ tự vào VBT. - Học sinh báo cáo kết quả làm bài. 3- Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau. ********************************** Thủ công: gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều (T2) I . Mục tiêu: - Biết cách cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đ ingợc chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn. - Với HS khéo tay:Gấp, cắt , dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối. II- Chuẩn bị : - Giáo viên chuẩn bị: + 2 hình mẫu + Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. - Học sinh: Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy học : hoạt động của thầy hoạt động của trò 1- Bài cũ : Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh 2- Nội dung bài mới. *. Học sinh thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều. - Học sinh quan sát và nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều một cách ngắn gọn - Giáo viên nêu các bước gấp cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều để học sinh nắm lại: Bước 1 : Gấp, cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều Bước 2 : Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều. - Gv tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều - HS thực hành. 3. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị vật liệu đồ dùng cho tiết sau thực hành. ******************************** Chính tả Nghe viết: trâu ơI ! I- Mục đích yêu cầu : - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát. - Làm được BT2; BT3a, b. II- Đồ dùng dạy học : - VBT. III. Các hoạt động dạy học : hoạt động của thầy hoạt động của trò A- Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra 2,3 học sinh thi viết đúng, viết nhanh các từ chứa tiếng có vần ui/u, tr/ch.. - Giáo viên nhận xét. B . Bài mới : * Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐYC của tiết học . a. Hướng dẫn nghe viết - Giáo viên đọc 1 lượt bài ca dao - Giúp học sinh nắm nội dung bài : Bài ca dao là lời của ai nói với ai? - Giúp học sinh nhận xét bài chính tả. - 2 học sinh K,G đọc lại bài. - Học sinh tập viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai. - Giáo viên đọc học sinh viết bài vào vở. - Chấm chữa bài ( 7- 8 bài ) b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 : Cả lớp, gv nhận xét sửa sai. - 1 học sinh đọc và nêu rõ yêu cầu của bài . - 1, 2 học sinh K, G làm mẫu cho cả lớp hiểu cách làm - Cả lớp làm vào VBT, các tổ cử đại diện lên thi viết bảng. Bài 3 a : - Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải. - 1-2 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp làm vào VBT. - 2 Học sinh K,G lên bảng làm bài, lớp nhận xét * Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học Thứ sáu ngày 110tháng 12 năm 2010 Tập làm văn Khen ngợi. kể ngắn về con vật. lập thời gian biểu I- Mục đích yêu cầu : - Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1). - Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2). Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày( BT3). - Rèn cho HS các KNSCB sau : Kiếm soát cảm súc , quản lí thời gian . Lắng nghe tích cực . II- Đồ dùng dạy học : - Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to phát cho 3,4 học sinh làm BT3. III. Các hoạt động dạy học : hoạt động của thầy hoạt động của trò A- Bài cũ : - Giáo viên nhận xét. - 2,3 học sinh làm lại BT3 tiết TLV tuần 15 B . Bài mới : 1- Giới thiệu bài : Giáo viên nêu MĐ, YC của tiết học 2- Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 : ( Làm miệng) - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu. - Học sinh làm vào VBT, nhiều học sinh phát biểu ý kiến. - Cả lớp, giáo viên nhận xét. Bài 2: ( làm miệng ) - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập - Cả lớp, giáo viên nhận xét. - Học sinh xem tranh minh hoạ các con vật nuôi trong SGK. - 4, 5 học sinh nói tên con vật em chọn kể. - 1,2 học sinh K,G kể mẫu. - Nhiều học sinh tiếp nối nhau kể. Bài 3 : ( Viết ) - Giáo viên nhận xét. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại TGB SGK - 1, 2 học sinh K,G làm mẫu. - Cả lớp làm vào VBT - Vài em nêu bài làm trước lớp. 3- Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học . Toán luyện tập chung I . Mục tiêu II- Đồ dùng dạy học : - Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc như SGK, mô hình đồng hồ. - Học sinh : bảng con. III. Các hoạt động dạy học: hoạt động của thầy hoạt động của trò 1- Giới thiệu bài :Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài . 2- Nội dung bài mới : Bài 1: - Cả lớp, giáo viên nhận xét. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào vở BT. - Học sinh lên bảng nối . Bài 2: - Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung bài tập lên bảng - Giáo viên ghi kết quả , cả lớp giáo viên nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu của bài . - Cả lớp làm vào VBT. - Học sinh tiếp nối nhau trả lời Bài 3: . ( Bỏ) 3- Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học .
Tài liệu đính kèm: