Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 34 (buổi sáng)

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 34 (buổi sáng)

Toán.

ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (TIẾP THEO)

I.Mục tiêu: Giúp HS.

- Luyện kĩ năng tính trong các bảng nhân bảng chia đã học.

- Nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia

- Nhận biết : "Một phần tư"số lượng thông qua hình minh hoạ.

- Ôn tập về giải bài toán bằng một phép tính chia. Số 0 trong phép cộng và phép nhân.

 - Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. Đồ dùng dạy – học : GV : Bảng phụ ; HS : Bảng con .

 

doc 16 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 34 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 34: Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2009
Chào cờ
Toán.
Ôn tập về phép nhân và phép chia (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: Giúp HS.
- Luyện kĩ năng tính trong các bảng nhân bảng chia đã học.
- Nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia 
- Nhận biết : "Một phần tư"số lượng thông qua hình minh hoạ.
- Ôn tập về giải bài toán bằng một phép tính chia. Số 0 trong phép cộng và phép nhân.
 - Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy – học : GV : Bảng phụ ; HS : Bảng con .
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS làm lại bài tập 4 tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm HS.
2.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Ôn tập.
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV nhận xét cho điểm HS.
- Khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 9 không ? Vì sao ?
Bài 2: Gọi hs yêu cầu 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3 : 
- GV cho HS tìm hiểu bài.
- Bài cho biết gì, tìm gì ? 
- Nêu cách tìm ?
- GV chốt bài.
Bài 4:Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời. Vì sao em biết ?
- Hình a đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông ? Vì sao em biết ?
- GV chốt kiến thức .
Bài 5:GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm,lớp làm vào vở
- GV thu chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò.
- GV chốt lại nội dung bài luyện tập.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- 1 HS lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét.
- Làm bài, theo dõi - NX
 5 x 7 = 35 2 x 8 = 16 
 35 : 5 = 7 16 : 2 = 8
- Có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 = 9
Vì lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- Nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- HS nêu cách thực hiện HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
Bài giải
Mỗi nhóm có số bút chì màu là :
 27 : 3 = 9 ( bút chì )
 ĐS : 9 bút chì.
- HS đọc đề bài, làm bài.
- Hình b đã khoanh vào 1 số HV. 
 4
Vì hình b có tất cả 16 hình vuông, đã khoanh vào 4 hình vuông.
- Hình a đã khoanh vào 1 số HV. 
 5
- HS tự làm bài, chữa bài.
- Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Tập đọc
Người làm đồ chơi
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó: làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc...., ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Sự cảm thông sâu sắc và cách an ủi tế nhị của bạn nhỏ với bác làm nghề nặn đồ chơi. 
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh trong SGK. Bảng phụ ghi câu từ cần hướng dẫn luyện đọc.
 - Một số con vật nặn bằng bột màu.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Lượm
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- NX – cho điểm .
2.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Luyện đọc.
*GV đọc mẫu toàn bài.
- Gọi HS đọc chú giải.
*Luyện phát âm.
- Tìm các từ khó đọc ?
- GV hướng dẫn đọc, HS luyện đọc.
*HS đọc nối tiếp từng câu.
*Luyện đọc đoạn.
- GV nêu yêu cầu đọc đoạn, chia đoạn cho HS luyện đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc đoạn, cách ngắt giọng câu văn dài.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
*Thi đọc.
*Đọc đồng thanh.
Tiết 2.
c.Tìm hiểu bài.
- Bác Nhân làm nghề gì ?
- Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác nhân như thế ?
- Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
- Bạn nhỏ có thái độ thế nào khi nghe tin 
bác Nhân định chuyển về quê làm ruộng ?
- Bạn đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng ?
- Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người như thế nào ?
- Thái độ của bác Nhân ra sao ?
*Nêu nội dung câu chuyện ?
d. Luyện đọc lại :
- Chia nhóm .
- HD hs đọc bài theo cách phân vai .
- Theo dõi giúp đỡ.
- Thi đọc phân vai .
- NX .
3.Củng cố dặn dò.
- Gọi 6 HS đọc bài theo vai.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS lớp nhận xét.
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS nêu : làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc....
- HS luyện phát âm.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- Chia thành 3 đoạn.
- HS nghe, thực hiện theo yêu cầu.
+ Tôi suýt khóc/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh//
+ Bác đừng về/Bác ở đây làm đồ chơi/bán cho chúng cháu//
- 3 HS đọc 3 đoạn trước lớp.
- Đọc theo nhóm 3.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- Bác là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn nhỏ xúm đông lại ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
- Vì bác nặn rất khéo.
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột màu.
- Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Bạn đập con lợn đất, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi cho bác.
- Bạn nhân hậu, thương người....
- Bác vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
*ND :Sự cảm thông sâu sắc và cách an ủi tế nhị của bạn nhỏ với bác làm nghề nặn đồ chơi. 
- 6 HS thi đọc bài theo vai.
- Đọc trong nhóm 6 .
- Thi đọc phân vai .
- NX.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2009
 Toán.
Ôn tập về đại lượng 
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - Củng cố kĩ năng xem giờ trên đồng hồ,biểu tượng về đơn vị đo độ dài.
 - Ôn tập về giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, kg, giờ,tiền Việt Nam(đồng) 
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 4. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- HS làm bài tập sau:
a) 55 m + 17 m 54 kg - 35kg
b) 23 m + 69 m 78 kg - 11kg.
c) 56 m + 36m 62kg - 13kg.
2.Dạy bài mới.
 a. Giới thiệu bài.
b. Luyện tập.
Bài 1: (T.174 )
a.- Yêu cầu HS quay mặt đồng hồ đến các vị trí trong phần a. 
- Yêu cầu HS đọc.
- GV nhận xét, cho điểm HS. 
Bài 2(174)
- Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề, thống nhất cách làm, tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
Bài 3 :( 174)
- GV hướng dẫn tương tự bài tập 2.
- GV nx – kl : Đáp số : 200 đồng .
Bài 4: Viết mm , cm, dm , m hoặc km vào chỗ chấm thích hợp .
- GV nhận xét – kl .
a, Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm
b,Một ngôi nhà nhiều tầng cao khoảng 15 m
c, Quãng đường TP HCM – Cần Thơ dài khoảng 174 km.
d, Bề dày hộp bút khoảng 15 mm.
e, Một gang tay em dài khoảng 15 cm
3.Củng cố dặn dò.
- GV chốt lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
- HS nêu miệng bài làm.
- NX .
- HS đọc: 3 giờ 30 phút, 5 giờ 15 phút, 10 giờ, 8 giờ 30 phút.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- 1 HS lên tóm tắt, 1 HS giải bài toán.
- HS nhận xét.
Bài giải
Can to đựng số lít nớc mắm là :
10 + 5 = 15 ( l)
ĐS: 15 lít mắm
- 1 HS lên bảng làm, HS lớp làm bài vào vở, nhận xét kết quả bài làm đúng.
- HS đọc yêu cầu .
- Thảo luận theo cặp .
- 1 cặp làm ra bảng phụ .
- Các cặp trình bày .
- NX.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Chính tả(Nghe – viết)
 Người làm đồ chơi.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Nghe, viết lại chính xác, đẹp đoạn tóm tắt nội dung của bài "Người làm đồ chơi".
- Biết cách viết hoa danh từ riêng.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr, ong/ông, dấu hỏi, dấu ngã.
- Giáo dục HS ý thức viết chữ đẹp , rèn chữ thanh đậm cho HS.
II.Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép nội dung bài tập chính tả.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- HS tìm các tiếng chỉ khác nhau âm đầu s/x, ch/tr.
- GV nhận xét cho điểm HS.
2.Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn viết chính tả.
*.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Giáo viên đọc mẫu bài viết 1 lần.
 + Bác Nhân làm nghề gì ?
 + Vì sao Bác Nhân định chuyển về quê ? 
 + Bạn nhỏ đã làm gì ?
 + Đoạn văn có mấy câu ?
+ Chữ đầu câu viết thế nào, ngoài ra những chữ nào phải viết hoa ?
* Luyện viết tiếng khó.
- Gv đọc các tiếng khó.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
* Viết chính tả.
* Soát lỗi, chấm bài.
c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài,cả lớp làm vào vở. 
- Gọi học sinh nhận xét - chữa bài
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Treo 2 bảng ghi bài tập.
- Yêu cầu 2 nhóm học sinh làm bài theo hình thức nối tiếp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài tập .
- Sửa lại các lỗi viết sai .
- Tập rèn chữ - chuẩn bị giờ sau .
- 2 HS lên bảng làm, HS lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc lại các từ đã tìm.
- HS theo dõi và đọc thầm theo.
 + Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu.
+ Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện.
+ Bạn lấy tiền để dành mua đồ chơi của bác.
- Bài viết có 3 câu.
- Viết hoa.
- Bác, Nhân, Khi, Một.
- Học sinh viết các từ: nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng...
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài nối tiếp.
- HS lớp nhận xét.
- Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống.
- 2 nhóm, mỗi nhóm 4 HS lên làm bài, nhóm nào làm nhanh và đúng thì thắng cuộc.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Kể chuyện.
Người làm đồ chơi.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Dựa vào nội dung tóm tắt kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp nội dung.
- Biết nhận xét, lắng nghe bạn kể.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh trong SGK.
 Các câu hỏi gợi ý từng đoạn.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ .
- Gọi HS kể lại câu chuyện: Bóp nát quả cam.
- Qua câu chuyện em học đợc đức tính gì của Trần Quốc Toản ?
- GV nhận xét chốt lại vào bài.
2.Dạy học bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn HS kể chuyện.
*Kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý.
Bước 1: Kể trong nhóm.
- GV chia nhóm, yêu cầu HS kể lại từng đoạn chuyện trong nhóm dựa vào gợi ý.
- HS nhóm nhận xét.
Bước 2: Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- GV gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng.
*Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầ ... ch vẽ đúng.
- GV yêu cầu học sinh tự làm phần b.
Bài 4:
- GV vẽ hình bài tập lên bảng.
+ Hình bên có mấy hình tam giác, là những hình nào ?
 + Hình bên có mấy hình tứ giác, là những hình nào ?
+ Hình bên có mấy hình chữ nhật, là những hình nào ?
- GV nx – kl .
3.Củng cố dặn dò.
- GV chốt lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học .
- Dặn dò chuẩn bị thi.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
- HS nêu miệng bài làm.
- Đọc tên hình theo yêu cầu, HS nhận xét.
- Nêu yêu cầu .
- HS quan sát hình vẽ, phân tích hình.
- HS vẽ hình vào vở.
- HS theo dõi GV hướng dẫn.
- Lựa chọn cách vẽ đúng, lên bảng vẽ hình.
- HS tự làm phần b, chữa bài, nhận xét.
+ Có 5 hình tam giác: h1, 2, 3, 4, (3+2)
+ Có 5 hình tứ giác: h(1+2), h(3+4), h(1+2+3), h(2+3+4), h(1+2+3+4)
+ Có 3 hình chữ nhật: h(1+2), h(3+4), h(1+2+3+4)
- HS nghe nhận xét dặn dò
 Tập viết.
Ôn các chữ hoa: A, M, N, Q, V ( kiểu 2 )
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - HS ôn tập cách viết chữ hoa A, M, N, Q, V ( kiểu 2 ) theo cỡ vừa và nhỏ.
 - Biết viết các cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét, và nối nét đúng quy định.
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: GV :- Mẫu chữ viết hoa A, M, N, Q, V 
 - Viết mẫu cụm từ ứng dụng ra bảng.
 HS : Bảng con , vở .pp
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn tập viết.
a.Hướng dẫn viết chữ hoa.
*Quan sát số nét, quy trình viết các chữ hoa.
 - GV treo mẫu chữ cho HS quan sát và nêu lại quy trình viết các chữ hoa A, M, N, Q, V .
*GV chốt lại quy trình viết các chữ hoa, vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ.
*Viết bảng.
 - Yêu cầu HS viết chữ hoa A, M, N, Q, V 
( kiểu 2) lên bảng lớp, HS lớp viết bảng con.
 - GV sửa lỗi cho HS.
b.Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng.
*Giới thiệu.
 - Yêu cầu HS đọc các cụm từ ứng dụng.
 - Nhận xét về cụm từ ứng dụng ?
*GV giải thích thêm về các tên của Bác Hồ.
*Quan sát, nhận xét.
 - So sánh chiều cao của các chữ hoa với chữ thường ?
*Viết bảng.
 - Yêu cầu 8 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con từng chữ.
 - GV sửa lỗi cho HS.
c.Hướng dẫn HS viết vào vở.
 - GV nêu yêu cầu.
 - GV theo dõi, hướng dẫn cho HS.
d.Thu chấm bài.
 - GV thu chấm 7- 8 bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài viết.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét:
+ HS quan sát, nhắc lại quy trình viết các chữ hoa.
+ HS lớp nhận xét bổ sung.
- 3 HS lên bảng viết.
- HS lớp luyện viết bảng con.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Cụm từ đều là các từ chỉ tên riêng.
- HS so sánh chiều cao của các chữ.
- HS viết bảng theo yêu cầu.
- HS viết vào vở theo yêu cầu.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
Luyện từ và câu.
Từ trái nghĩa. Từ chỉ nghề nghiệp.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về từ trái nghĩa.
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về từ chỉ nghề nghiệp.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II.Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1, 3.
 - Bảng lớp viết bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài.
2.Dạy – học bài mới :
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS đọc lại bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo.
- Yêu cầu các nhóm thực hành làm bài.
- Dán kết quả lên bảng.
- GV chữa bài, chốt lại kết quả bài làm đúng.
- Tìm từ khác ngoài bài trái nghĩa với từ "rụt rè", "nhỏ nhẹ", "từ tốn"
- GV nhận xét, khen HS tìm được nhiều từ hay và đúng.
Bài 2: (Thực hành)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 2 nhóm, cho HS làm bài theo hình thức nối tiếp.
- Gọi HS nhận xét bài làm của từng nhóm.
- Gv chốt lại kết quả bài làm đúng.
3.Củng cố dặn dò.
- GV chốt lại bài .
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài .
- Hoàn thành bài tập, chuẩn bị cho bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài.
- HS dán kết quả lên bảng.
- HS nhận xét.
+ bạo dạn (táo bạo), ngấu nghiến, hùng hục...
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 cặp HS lên thực hành hỏi đáp trớc lớp.
- HS lớp thực hành theo cặp.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng làm theo hình thức nối tiếp.
- HS lớp nhận xét.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2009
 Toán
Ôn tập về hình học (Tiếp ). 
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố: 
 - Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
 - Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
 - Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua việc xếp hình.
II. Đồ dùng dạy học:- Bộ đồ dùng học toán.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm lại bài tập 4, chỉ rõ các hình.
- GV nhận xét cho điểm HS.
2.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài. 
b. Luyện tập - thực hành. 
Bài 1: GV nêu bài toán. 
- Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc,sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 2: GV hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- Cho HS thực hành làm - nhận xét. 
Bài 3: - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?.
- Nêu cách tính chu vi hình tứ giác ?
- Yêu cầu làm bài. 
- Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì ?
- Vậy có thể tính chu vi hình tứ giác theo cách nào khác ?
 Bài 4: 
- Yêu cầu HS dự đoán và tính độ dài hai 
đường gấp khúc để kiểm tra.
- Chữa bài và nhận xét. 
Bài 5:
- Tổ chức cho HS thi xếp hình.
- Trong thời gian 5 phút đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò:
 - GV chốt lại nội dung bài học. 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- 1 HS lên bảng làm, HS lớp nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
a)Độ dài đường gấp khúc ABCD là :
 3cm + 2 cm + 4cm = 9 cm
b) Độ dài đường gấp khúc GHIKM là: 
20mm+20mm+20mm+20mm=80mm
- HS nêu cách tính chu vi hình tam giác. 
- Làm bài, đổi vở để kiểm tra bài của bạn.
 Chu vi hình tam giác ABC là :
 30 + 15 +35 = 80 (cm)
 ĐS: 80 cm
Bài giải:
Chu vi của hình tứ giác đó là:
5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm)
Đáp số 20cm
 - Bằng cách thực hiện phép nhân: 5cm x 4
- Độ dài đường gấp khúc ABC là:
 5cm + 6cm = 11(cm)
- Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 
 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm = 11(cm).
- HS thực hành chơi.
- HS nhận xét.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Chính tả(Nghe viết)
Đàn bê của anh Hồ Giáo.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - HS nghe đọc, viết lại đúng, đẹp đoạn: Giống như .... đòi bế.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr ,dấu hỏi/ dấu ngã. 
 - Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả .
II Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phấn màu. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS tìm 3 từ ngữ có tiếng chứa âm đầu r/d /gi. 
- Lớp viết bảng con: tìm 3 từ có tiếng chứa dấu hỏi/ dấu ngã. 
2. Dạy học bài mới.
a.Giới thiệu bài. 
b.Hướng dẫn HS viết chính tả. 
*Hướng dẫn HS chuẩn bị. 
- GV đọc bài chính tả một lần. 
- Đoạn văn nói về điều gì? 
- Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu ?
- Những con bê cái thì sao?
- Tìm các tên riêng trong bài và nêu cách viết?. 
- Yêu cầu HS đọc các từ ngữ khó viết. 
- Yêu cầu HS viết các từ khó vào bảng con. 
- Nhận xét - Chỉnh sửa cho HS . 
*Viết chính tả: 
*Soát lỗi - chấm bài. 
c. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
 Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu phần a.
- Thực hành hỏi đáp theo cặp.
- GV tổng kết, tuyên dương những cặp thực hành hỏi đáp tốt.
Bài 3a:
- Tổ chức dới hình thức trò chơi "Thi tìm tiếng"
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về viết lại những lỗi sai trong bài.
- Hoàn thành bài tập .
- 3 HS lên bảng lớp làm, HS lớp viết bảng con.
- HS nhận xét bài viết đọc lại các chữ đã viết.
- HS theo dõi, 2 HS đọc bài. 
- Tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo.
- Chốc chốc lại ngừng ăn nhảy quẩng lên đuổi nhau.
- Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
- Hồ Giáo, viết hoa.
- HS thực hành viết bảng con. 
- Nghe GV đọc viết bài vào vở. 
- 1 HS đọc yêu cầu, HS lớp theo dõi SGK.
- HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
*Đáp án: chợ, chờ, tròn
- HS chơi trò chơi thi tìm tiếng .
đáp án: a) chè, trán, tràm, tre, trúc, trầu, trò , chỉ, chuối, chà là, chanh, chay, chôm chôm...
- HS nghe nhận xét dặn dò. 
 Tập làm văn.
Kể ngắn về người thân.
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo câu hỏi gợi ý.
 - Tự giới thiệu bằng lời của mình theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp của người thân
 - Viết được những điều đã kể thành đoạn văn đủ ý - đúng ngữ pháp. 
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh của tiết luyện từ và câu tuần 33, tranh một số nghề nghiệp khác.
 - Bảng viết các câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn kể về 1 việc tốt của em hoặc bạn em.
- GV nhận xét cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới.
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh đã sưu tầm để HS định hình công việc, nghề nghiệp.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói
về nghề nghiệp, công việc.
- HS tập nói.
*GV lưu ý HS phải nói rõ 3 ý để người khác nghe và biết rõ nghề nghiệp, công việc và ích lợi của công việc đó.
- GV sửa nếu HS nói sai, câu không đúng ngữ pháp.
- GV cho điểm HS nói tốt.
 Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- GV thu chấm bài viết của HS.
*GV chọn ra bài viết hay, đọc cho HS nghe.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn thực hành ở nhà.
- Thực hành nói và đáp lời khen ngợi đúng nghi thức. 
- 3 HS lên bảng kể. HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo cặp.
- Một số cặp lên trình bày. HS lớp nhận xét.
*VD: Mẹ em là giáo viên. Hàng ngày mẹ đến trường để dạy học . Mẹ rất yêu công việc của mình. Em mong ước lớn lên sẽ theo nghề của mẹ...
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết bài .
- Trình bày bài viết (tiếp nối )
- HS nghe nhận xét dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34(sang).doc