Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 31 (buổi sáng)

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 31 (buổi sáng)

Tuần 31: Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009.

 Chào cờ.

 .

 Toán.

 T 151. LUYỆN TẬP.

I.Mục tiêu: Giúp HS.

 - Luyện kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ ).

 - Ôn tập về: Một phần tư. Về chu vi hình tam giác.

 - Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn.

 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.

II. Đồ dùng dạy – học: GV : Bảng phụ .

 HS : Bảng con .

 

doc 17 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 31 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31:	Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009.
 Chào cờ.
 .
 Toán.
 T 151. Luyện tập.
I.Mục tiêu: Giúp HS.
 - Luyện kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ ).
 - Ôn tập về: Một phần tư. Về chu vi hình tam giác.
 - Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy – học: GV : Bảng phụ .
 HS : Bảng con .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- HS làm bài tập sau: Đặt tính rồi tính.
a) 456 + 123 547 + 311
b) 234 + 644 781 + 118.
c) 568 + 421 781 + 118.
2.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Luyện tập.
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS đọc bài làm trước lớp.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 2:- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- Chữa bài, nêu miệng bài làm.
Bài 3: a,- Hình nào đã khoanh vào 1số con 
vật ? Vì sao em biết ? 4
b, Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vật ? Vì sao em biết ?
- NX – kl .
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - - GV nhận xét, cho điểm HS.
Bài 5:
- Nêu cách tính chu vi của hình tam giác ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV thu chấm bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò.
- GV chốt lại nội dung bài luyện tập.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
- HS nêu miệng bài làm.
- Làm bài, theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- NX.
- Hình a đã khoanh vào 1 số con vật.
 4
Vì hình a có tất cả 8 con voi, đã khoanh vào 2 con voi.
- Hình b đã khoanh vào 1 số con vật. 
 3
 Vì hình b có tất cả 12 con đã khoanh vào 4 con.
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- NX .
- Tính tổng độ dài các cạnh của tam giác đó.
 Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
300 + 400 +200 = 900 ( cm )
 Đáp số 900 cm.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Tập đọc.
Chiếc rễ đa tròn.
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
 - Hiểu nghĩa các từ mới: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc...
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.
 - Giáo dục hs ý thức trồng và chăm sóc cây.
II.Đồ dùng dạy học:
 GV:- Tranh trong SGK. Bảng phụ ghi câu từ cần hướng dẫn luyện đọc.
 HS : sgk.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Cháu nhớ Bác Hồ.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2.Dạy bài mới:
 Tiết 1:
a.Giới thiệu bài.
b.Luyện đọc.
*GV đọc mẫu toàn bài.
- Gọi HS đọc chú giải.
*Tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- Tìm các từ khó đọc ?
*Luyện phát âm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc.
*Luyện đọc đoạn.
- GV nêu yêu cầu đọc đoạn, chia đoạn cho HS luyện đọc.
- GV hướng dẫn cách đọc đoạn, cách ngắt giọng câu văn dài.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
*Thi đọc.
- NX – tuyên dương.
*Đọc đồng thanh.
Tiết 2.
c.Tìm hiểu bài.
- Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất Bác bảo chú cần vụ làm gì ?
- Chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào ? Bác đã hướng dẫn trồng chiếc rễ đa như thế nào ?
- Chiếc rễ đa ấy trở thành 1 cây đa có hình dáng như thế nào ?
- Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ?
- Em hãy nói thêm một câu về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, về thái độ của Bác Hồ với mọi vật xung quanh ?
d, Luyện đọc lại :
*GV tổ chức cho hs đọc theo cách phân vai(người dẫn chuyện , Bác Hồ , chú cần vụ )
- Chia nhóm .
- 1 nhóm đọc mẫu.
- Tổ chức cho hs thi đọc.
- NX – tuyên dương.
3.Củng cố dặn dò.
- Gọi 3 HS đọc bài theo vai.
- GV chốt lại bài : Bác Hồ luôn dành tình yêu thương bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vạt xung quanh .
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
- 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS lớp nhận xét.
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS nêu : thường lệ, rễ, ngoằn ngoèo, lá tròn....
- HS luyện phát âm.
- Chia thành 3 đoạn.
- HS nghe, thực hiện theo yêu cầu.
- 3 HS đọc 3 đoạn trước lớp.
 Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, / sau đó mới vùi hai dầu rễ xuống đất.//
- HS đọc – nx.
- Đọc theo nhóm 3.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- NX.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
- Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.
- Chú xới đất vùi chiếc rễ xuống. Bác hướng dẫn chú cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào 2 cái cọc, sau đó vùi 2 đầu rễ xuống đất...
- Chiếc rễ đa ấy thành 1 cây đa có vòng lá tròn... 
- Các bạn thích chui qua chui lại vòng lá tròn được Bác tạo ra từ rễ đa .
- Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi./ Bác Hồ luôn nghĩ đến thiếu nhi. /Bác rất quan tâm đến thiếu nhi/
- Bác thương cây cỏ, hoa lá./ Bác quan tâm tới mọi vật xung quanh ./
- 3 HS thi đọc bài theo vai.
- HS đọc theo nhóm .
- Các nhóm thi đọc.
- NX.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009.
Toán.
T 152. Phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000.
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết cách đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ) theo cột dọc.
 - Ôn tập về giải bài toán về ít hơn.
 - Giáo dục học sinh ham học Toán.
II.Đồ dùng dạy học: GV + HS :- Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- HS làm bài tập sau: Đặt tính rồi tính.
456 + 123 547 + 12 42 + 457
2.Dạy bài mới.
 a.Hướng dẫn trừ các số có 3 chữ số
 ( Không nhớ )
*Giới thiệu phép trừ.
- GV vừa nêu bài toán, vừa gắn hình biểu diễn số nh phần bài học trong SGK.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
*Tìm kết quả.
+ Vậy 635 trừ 214 bằng bao nhiêu ?
*Đặt tính, thực hiện tính.
- Yêu cầu HS dựa vào cách cộng hãy nêu cách đặt tính trừ số có 3 chữ số.
- GV nêu lại cách đặt tính.
- Yêu cầu HS thực hiện tính trừ.
- GV tổng kết thành quy tắc, cho HS đọc thuộc.
b.Luyện tập.
Bài 1:Yêu cầu HS tự làm bài, đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2:- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- Chữa bài, nêu miệng bài làm.
Bài 3:- Yêu cầu HS nối tiếp nhau tính nhẩm trước lớp.
- GV nhận xét và hỏi: Các số trong bài tập là các số như thế nào ?
Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài.
- Giúp HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - - GV nhận xét, cho điểm HS.
3.Củng cố dặn dò.
- GV chốt lại bài(nêu cáh đặt tính và t/hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000.)
- Nhận xét giờ học, dặn dò c/bị giờ sau.
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
- HS nêu miệng bài làm.
- HS theo dõi và tìm hiểu bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- HS quan sát hình biểu diễn, nêu k/quả
+ Thực hiện phép trừ 635 - 214.
- 2 HS lên bảng đặt tính, HS lớp làm bài ra bảng con.
 635
 -
 214
 421
- HS đọc thuộc quy tắc.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài, theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- 4HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- NX.
- HS tính nhẩm và ghi kết quả vào vở.
- Trình bày – nx.
- Là các số tròn trăm.
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
 Bài giải.
 Có số con gà là:
 183 - 121 = 62 (con)
 Đáp số 62 con .
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Kể chuyện.
Chiếc rễ đa tròn.
I.Mục tiêu: Giúp HS :
 - HS biết sắp xếp lại các bức tranh theo đúng thứ tự, nội dung câu chuyện.
 - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
 - Biết nhận xét, lắng nghe bạn kể.
 - Giáo dục HS có ý thức trồng và chăm sóc cây.
II.Đồ dùng dạy học: - Tranh trong SGK. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra.
- Gọi HS kể lại câu chuyện: Ai ngoan sẽ đợc thưởng.
- Qua câu chuyện em học được đức tính gì tốt của Tộ ?
2.Dạy học bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn HS kể chuyện.
a.Sắp xếp lại các tranh theo thứ tự.
- GV gắn các tranh không theo thứ tự lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu nội dung của từng bức tranh.
- Yêu cầu HS suy nghĩ sắp xếp lại thứ tự các tranh theo trình tự câu chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
b.Kể lại từng đoạn truyện.
Bước 1: Kể trong nhóm.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- HS nhóm nhận xét.
Bước 2: Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- GV gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng.
c.Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể lại chuyện theo vai.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3.Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng.
- HS trả lời.
- HS quan sát các bức tranh.
- HS nêu nội dung của từng tranh.
- Các tranh được sắp xếp theo thứ tự sau: 3 - 2 - 1.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt mỗi HS kể lại 1 đoạn câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên kể.
- HS lớp nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
- 3 HS thực hành kể chuyện.
- HS lớp nhận xét.
- 3 HS đóng vai kể lại câu chuyện.
- HS theo dõi bạn kể, nhận xét.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Chính tả(Nghe – viết)
 T 61.Việt Nam có Bác.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe, viết lại chính xác, đẹp bài thơ: Việt Nam có Bác.
 - Trình bày đúng thể thơ lục bát. Biết cách viết hoa danh từ riêng.
 - Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã.
 - Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả .
II.Đồ dùng dạy học: GV :- Bài thơ chép sẵn ra bảng phụ: Thăm nhà Bác.
 - Bảng phụ chép nội dung bài tập 3.
 HS: Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- HS đọc bài làm bài tập 3 (tr 106)
2.Dạy bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn viết chính tả.
*Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Giáo viên đọc mẫu bài thơ.
+ Bài thơ nói về ai ?
+ Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì ?
+ Nhân dân ta yêu quý và kính trọng Bác như thế nào ?
+ Bài thơ có mấy dòng ? Đây là thể thơ gì ?
+ Chữ đầu dòng viết thế nào, ngoài ra những chữ nào phải viết hoa ?
* Luyện viết từ khó.
- GV chỉnh sửa lỗi cho ...  hoa N ( kiểu 2 )
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - HS biết viết chữ hoa N ( kiểu 2 ) theo cỡ vừa và nhỏ.
 - Biết viết cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét, và nối nét đúng quy định.
 - Giáo dục học sinh ý thức viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:- GV:Mẫu chữ viết hoa N.;Viết mẫu cụm từ ứng dụng ra bảng.
 - HS : Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC : 
- Cho hs viết chữ M – Mắt
2.Hướng dẫn tập viết
a.Hướng dẫn viết chữ hoa.
*Quan sát nhận xét.
- GV treo mẫu chữ cho HS quan sát và nhận xét.
- Chữ N hoa cao mấy li, gồm mấy nét là những nét nào ?
*GV giảng quy trình viết, vừa giảng vừa viết mẫu trong khung chữ.
b.Viết bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa N ( kiểu 2) trong không trung.
- Yêu cầu HS luyện viết bảng con.
- GV sửa lỗi cho HS.
b.Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng.
*Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của cụm từ: Ca ngợi con người, con người là đáng quý, là tinh hoa của trái đất.
*Quan sát, nhận xét.
- Cụm từ có mấy chữ là những chữ nào ?
- Nêu chiều cao của các chữ trong cụm từ?
*Viết bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ " Người" vào b/con.
- GV sửa lỗi cho HS.
c.Hướng dẫn HS viết vào vở.
- GV nêu yêu cầu.
- GV theo dõi- giúp đỡ.
d.Thu chấm bài: GV thu chấm 7- 8 bài, n/xét.
3.Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS hoàn thành bài viết.
- HS viết bảng con .
- HS quan sát và nhận xét:
+ Cao 5 li, gồm 2 nét.
+ Gồm 2 nét: nét móc hai đầu và nét kết hợp của nét lượn ngang và cong trái.
+ HS quan sát, nhắc lại quy trình viết.
- HS luyện viết tay không chữ hoa N (kiểu 2).
- HS luyện viết bảng con.
- HS đọc: Người ta là hoa đất.
- Cụm từ có 5 chữ: Người, ta, là, hoa, đất.
- Chữ l, g, h cao 2,5 li. Chữ t cao 1,5 li, chữ đ cao 2 li.
các chữ còn lại cao 1 li.
- HS viết bảng con: Người.
- HS viết bài theo yêu cầu.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Luyện từ và câu.
Từ ngữ về Bác Hồ.
Dấu chấm, dấu phẩy.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Bác Hồ.Chọn được từ ngữ cho trước 
 để điền đúng vào đoạn văn , tìm được từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
 - Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn.
 - Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ.
II.Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 1, 3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài.
2.Dạy bài mới.
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Thảo luận nhóm.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu các nhóm thực hành làm bài.
- Dán kết quả lên bảng.
- GV chữa bài, chốt lại kết quả bài làm đúng.
Bài 2: (Thực hành)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận cùng nhau tìm từ.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy ?
+ Vì sao lại điền dấu chấm vào ô trống thứ hai ?
+ Ô trống thứ ba em điền dấu gì ?
*Dấu chấm viết ở cuối câu.
3.Củng cố dặn dò.
- Gọi HS đặt câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 2.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị cho bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận, làm bài ra giấy.
- HS dán kết quả lên bảng.
- HS đọc đoạn văn sau khi đã điền từ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc theo nhóm. HS có thể tìm từ ở những bài văn, bài thơ các em đã học: 
VD: tài ba, lỗi lạc, tài giỏi....
- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập.
+ Vì đến đó chưa thành câu.
+ Vì câu đó đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa.
- HS nêu.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- HS nghe nhận xét dặn dò.
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009.
Toán
Tiền Việt Nam. 
I.Mục tiêu: Giúp HS 
 - Nhận biết: Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
 - Nhận biết một số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng.
 - Nắm thực hành đổi tiền trong những trường hợp đơn giản.
 - Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các tờ giấy bạc loại: 1000 đồng,100 đồng, 200 đồng, 500 đồng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài.
2.Dạy bài mới.
a. Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng. 
- GV giới thiệu các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. 
- Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc loại 200 đồng.
- Vì sao em biết đó là tờ giấy bạc 200 đồng. 
- Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng sau đó nêu rõ đặc điểm của từng loại.
b. Luyện tập - thực hành. 
Bài 1: GV nêu bài toán. 
- Vì sao đổi tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng. 
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán.
- Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng? Vì sao?. 
- Tiến hành tương tự để rút ra 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
Bài 2: GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS thực hành làm - nhận xét. 
Bài 3: - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?.
- Muốn biết chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào?. 
- Yêu cầu làm bài. 
- Hãy xếp số tiền có trong mỗi chú lợn theo thứ tự từ bé đến lớn. 
Bài 4: Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Chữa bài và nhận xét. 
- Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì?.
3. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền. 
- HS quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng,200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. 
- Lấy tờ giấy bạc 200 đồng.
- Vì có số 100 và dòng chữ " một trăm đồng".
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- HS quan sát. 
- Vì 100 đồng+100 đồng = 200 đồng
- 200 đồng đổi đợc 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- Đổi được 5 tờ giấy bạc loại100 đồng
- Nghe hướng dẫn. 
- Thực hành làm bài. 
- Tìm chú lợn chứa nhiều tiền nhất. 
- Ta phải tính tổng số tiền có trong mỗi chú lợn và so sánh. 
- HS làm bài. 
- HS tự làm bài vào vở. 
- Cần chú ý ghi tên các đơn vị vào kết quả tính. 
- HS nghe nhận xét dặn dò.
 Chính tả (Nghe viết)
 Cây và hoa bên lăng Bác.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - HS nghe đọc, viết lại đúng, đẹp đoạn: Sau lăng .... toả hương ngào ngạt. 
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r/d /gi/ ,dấu hỏi/ dấu ngã. 
 - Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả .
II Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phấn màu.
 - HS : Bảng con , vở viết.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS tìm 3 từ ngữ có tiếng chứa âm đầu r/d /gi. 
- Lớp viết bảng con: tìm 3 từ có tiếng chứa dấu hỏi/ dấu ngã. 
2. Dạy học bài mới.
a.Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn HS viết chính tả. 
*Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- GV đọc bài chính tả một lần. 
- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?. 
- Những loại hoa nào được trồng ở đây?
- Bài viết có mấy đoạn, mấy câu?. 
- Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất, hãy đọc câu văn đó?. 
- Tìm các tên riêng trong bài và nêu cách viết?. 
- Yêu cầu HS đọc các từ ngữ khó viết. 
- Yêu cầu HS viết các từ khó vào bảng con. 
- Nhận xét - Chỉnh sửa cho HS . 
*Viết chính tả: 
* Soát lỗi - chấm bài. 
c. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 2: Trò chơi: Tìm từ.
a, Bắt đầu bằng d,r hoặc gicó nghĩa như sau: (sgk)
b, Có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau (sgk)
- Chia lớp thành 2 nhóm - mỗi nhóm một nhóm trưởng - chơi trò tìm từ. 
- Tổng kết trò chơi. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về viết lại những lỗi sai trong bài. 
- 3 HS lên bảng lớp làm, HS lớp viết bảng con.
- HS nhận xét bài viết đọc lại các chữ đã viết.
- HS theo dõi, 2 HS đọc bài. 
- Cảnh ở sau lăng Bác. 
- Hoa đào Sơn La, sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu. 
- 2 đoạn, 3 câu. 
- Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông... ngào ngạt.
- Sơn La, Nam Bộ, Bác. viết hoa.
- Sơn la, khoẻ khoắn, vươn lên, Nam Bộ, ngào ngạt, thiêng liêng....
- HS thực hành viết bảng con. 
- Nghe GV đọc viết bài vào vở. 
- HS chơi trò chơi thi tìm từ .
đáp án: a) dầu, dấu, rụng. 
 b) cỏ, gõ, chổi. 
- HS nghe nhận xét dặn dò. 
 Tập làm văn.
T 31.Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Biết đáp lại lời khen ngợi của mọi người một cách lịch sự, khiêm tốn, nhã nhặn. 
 - Quan sát ảnh Bác Hồ và trả lời đúng câu hỏi. 
 - Viết được đoạn văn từ 3 - 5 câu tả về ảnh Bác Hồ. Đoạn văn đủ ý - đúng ngữ pháp. 
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học: GV:- ảnh Bác Hồ.
 - Bảng phụ viết các tình huống ở bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy học bài mới.
*Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau (sgk)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc lại tình huống 1.
+Khi em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ khen em, em đáp lại lời khen của bố mẹ như thế nào ?
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để nói lời đáp cho các tình huống còn lại.
Bài 2: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, trả lời các câu hỏi sau :
+ ảnh Bác treo ở đâu ?
+ Trông Bác như thế nào ?
+ Em muốn hứa với Bác điều gì ? 
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS xem ảnh Bác Hồ.
- Yêu cầu HS thực hành nói về ảnh Bác.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
*GV chọn ra nhóm nói hay nhất. 
Bài 3: Dựa vào những câu trả lời trên, viết một đoạn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở.
- HS đọc bài trớc lớp. GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn thực hành ở nhà.
- Thực hành nói và đáp lời khen ngợi đúng nghi thức. 
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ 1 HS đọc tình huống.
- HS phát biểu ý kiến về cách nói khác.
VD: Con cảm ơn bố mẹ ạ.
- HS thảo luận theo cặp.
- Các cặp HS lên thực hành nói.
- Nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS quan sát ảnh Bác
+ HS trả lời theo yêu cầu.
+ Râu Bác trắng như cước....
+ Chăm ngoan, học giỏi....
- HS thực hành theo nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS viết bài, đọc bài viết.
- HS nghe nhận xét dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31(sang).doc