Chính tả(Tập chép)
VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI ?
I Mục tiêu:Giúp học sinh :
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn:Vì sao cá không biết nói.
- HS làm đúng các bài tập c/tả phân biệt có tiếng âm đầu r/d hoặc vần ut/c.
- Rèn cho HS kĩ năng viết đúng, đẹp.
- Với HS khá giỏi rèn chữ viết nghiêng nét thanh nét đậm.
II Đồ dùng dạyhọc: GV: - Bảng phụ , phấn màu.
HS : Bảng con , vở.
Chính tả(Tập chép) Vì sao cá không biết nói ? I Mục tiêu:Giúp học sinh : - HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn:Vì sao cá không biết nói. - HS làm đúng các bài tập c/tả phân biệt có tiếng âm đầu r/d hoặc vần ut/c. - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng, đẹp. - Với HS khá giỏi rèn chữ viết nghiêng nét thanh nét đậm. II Đồ dùng dạyhọc: GV: - Bảng phụ , phấn màu. HS : Bảng con , vở. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm trabài cũ: - GV yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào bảng con các tiếng có tr / ch: VD: con trăn , cái chăn - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm, vào bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi bảng: b. Hướng dẫn viết chính tả: *Ghi nhớ nội dung đoạn văn: - GV treo bảng phụ đoạn văn, GV đọc 1 lần. - Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì? Việt hỏi anh điều gì ? - Câu trả lời của Lâm có gì đáng buồn cười? *Hướng dẫn trình bày: - Đoạn văn có mấy câu?. - Khi chấm xuống dòng,chữ đầu câu viết ntn? *Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm các chữ bắt đầu bằng r/d - GV nhận xét - sửa. * Viết chính tả. * Soát lỗi - chấm bài. 3.Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 2: GV giúp HS chữa cách viết sai : a) Lời ve kêu da diết/ Xe sợi chỉ âm thanh Khâu những đường dạo rực Vào nề mây trong xanh. 3. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà xe, lại bài đã học. - Nhận xét giờ học. - HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào vở các từ VD: con trăn , cái chăn con trâu , châu chấu - HS khác nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - HS theo dõi. - Lớp quan sát bảng phụ và đọc thầm, - 1 HS đọc lại. - Về câu chuyện giữa hai anh em nói chuyện với nhau về loài cá vì sao nó không biết nói.. + Lâm chê em ngớ ngẩn nhưng chính Lâm lại không hiểu gì cả( Loài cá có ngôn ngữ riêng của nó nói với bầy đàn) - Đoạn văn có 5 câu. - Viết lùi vào 1ô,viết hoa chữ cái đầu . - Tìm và nêu các chữ : - 2 HS lên bảng viết. - Lớp viết lên bảng con. - HS nhìn bảng chép bài vào vở. - Đổi vở soát bài . - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. + Cả lớp làm bảng con - Nhận xét bổ sung. - Cả lớp làm vở bài tập . - HS nghe nhận xét, dặn dò. Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009 . Toán Tìm số bị chia. I. Mục tiêu:Giúp học sinh - Biết cách số bị chia trong phép chia khi biết các thành phần còn lại. - Biết cách trình bày bài giải. - Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn Toán . II. Đồ dùng dạy học: 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 hình vuông( tròn, tam giác...) Các thẻ từ ghi: Số bị chia Số chia Thương III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Yêu cầu HS nêu lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia. - Giới thiệu bài. 2.. Ôn tập về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. a) Thao tác với đồ dùng trực quan. - Gắn lên bảng 6 hình vuông thành 2 hàng như phần bài học SGK GV nêu BT: Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông? - Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông có trong mỗi hàng?( Nghe HS trả lời và viết phép tính lên bảng) - Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên? - Gắn các thẻ từ lên bảng để định danh tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên như phần bài học SGK. 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương + Nêu bài toán 2:Có một số hình vuông được xếp thành 2 hàng, mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi 2 hàng có bao nhiêu hình vuông? - Hãy nêu phép tính giúp em tìm đợc số hình vuông có trong cả hai hàng ? - Viết lên bảng phép tính nhân 3 x 2 = 6. b) Quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Yêu cầu HS đọc lại 2 phép tính đã lập trong bài. - Trong phép chia 6: 2 =3 thì 6 gọi là gì? 2 và 3 gọi là gì? + Gv kết luận. 2.Hướng dẫn HS cách tìm số bị chia. + Gv viết lên bảng: x : 2 = 5 - Yêu cầu HS đọc. - Giải thích: Số x là số bị chia chưa biết trong phép chia x : 2 = 5 - Muốn tìm số bị chia chưa biết x trong phép chia này ta làm như thế nào? - Hãy nêu phép tính để tìm x? - Vậy x bằng mấy? - Yêu cầu HS đọc lại cả bài toán. + KL: Muốn số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. 3. Thực hành: Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi HS đọc kết quả . GV ghi bảng kết quả , nhận xét, chốt lại kết quả đúng- cho điểm HS. Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi HS đọc- chữa bài – giải thích cách làm. - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Gọi 1 HS lên bảng làm- yêu cầu lớp làm bài vào vở nháp. - Nhận xét, chữa bài- cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò: - GV chốt lại bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn HS hoàn thành bài tập . - Các thành phần của phép chia là : Số bị chia, số chia, kết quả của phép chia gọi là thương. - HS theo dõi. - HS suy nghĩ và trả lời: Mỗi hàng có 3 hình vuông. Phép chia 6: 2 = 3. - 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương - HS theo dõi, phân tích, trả lời. - Phép nhân 3 x 2 = 6 - HS đọc lại phép tính. - 6 gọi là số bị chia, 2 gọi là số chia, 3 gọi là thương. - Đọc : x chia 2 bằng 5. - Ta lấy thương nhân với số chia. - HS viết và tính: X : 2 = 5. X = 5 x 2 X = 10 - HS đọc lại cả bài toán. - HS tự làm bài tính nhẩm, nêu kết quả. - HS khác theo dõi bài của bạn, kiểm tra bài của mình. Tính nhẩm: 6 : 3 = 8 : 2 = 12 : 3= 2 x 3 = 4 x 2 = 4 x 3 =... - Tìm x . a) x : 2 = 3 b) x : 3 = 2 c) x : 3 = 4 x = 3 x 2 x = 6 . . - HS đọc – tóm tắt . - HS lên bảng làm, lớp làm BT vào vở . Tóm tắt : 1 học sinh : 5 chiếc kẹo 3 học sinh : chiếc kẹo Bài giải : Tất cả có số chiếc kẹo là : 5 x 3 = 15 (chiếc kẹo) Đáp số : 15 chiếc kẹo - Nhận xét. Kể chuyện Tôm Càng và Cá Con. I.Mục tiêu:Giúp HS : - Biết dựa vào gợi ý,tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: -Rèn kỹ năng nói cho HS,biết t/đổi giọng kể chuyện cho phù hợp với n/dung. -Biết p/hợp lời kể với đ/bộ, nét mặt.Biết phân vai dựng lại câu chuyện kể tự nhiên - HS có khả năng theo dõi bạn kể.HS biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. * Giáo dục HS yêu thích kể chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng ghi các gợi ý tóm tắt của từng đoạn truyện. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ: - GV cho HS nối tiếp nhau kể câu chuyện : Sơn Tinh Thuỷ Tinh , nêu ý nghĩa câu chuyện? - GV cho HS khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chốt lại , cho điểm vào bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài- ghi bảng: b. Hướng dẫn lời kể từng đoạn truyện: *Kể lại từng đoạn truyện theo tranh - GV hướng dẫn HS quan sát tranh kể theo tranh.Nói vắn tắt nội dung từng tranh. - GV chọn đại diện nhóm có trình độ tương đương lên thi kể chuyện. + 2 nhóm thi kể : Mỗi nhóm có 4 HS nối tiếp kể 4 đoạn câu chuyện trước lớp. + 4 HS đại diện 4 nhóm kể trước lớp. b. Phân vai dựng lại câu chuyện : - GV cho HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV hướng dẫn HS phân vai dựng lại câu chuyện – 3 vai * Lưu ý : Thể hiện giọng nói , điệu bộ của từng nhân vật .. - GV và HS nhận xét. - GV cho HS dựng lại câu chuyện - Bình chọn HS, nhóm kể hay nhất. * GV động viên tuyên dương HS.kể tốt, kể có tiến bộ. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu ý nghĩa câu chuyện? - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - 2 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh - nêu ý nghĩa câu chuyện? - HS khác nhận xét bổ sung. - HS nghe. - HS quan sát tranh , nghe lại nội dung từng tranh trong SGK để nhớ lại câu chuyện đã học. - HS trả lời câu hỏi, tìm hiểu lại truyện. - HS kể theo gợi ý bằng lời của mình. - Đại diện nhóm,mỗi hs chỉ kể một đoạn - Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể. - HS thực hành thi kể chuyện. - Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể - HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. ( theo vai : Người dẫn chuyện , ) - HS nghe. - HS nêu , HS khác nhận xét bổ sung. VD: Cá Con và Tôm Càng đều là người có tài riêng: Tôm Càng cứ được bạn qua khỏi cơn nguy hiểm , tình bạn của cả hai càng thêm thắm thiết. - Giáo dục HS thêm yêu quý tình bạn. Tự nhiên – xã hội T 26.Một số loài cây sống dưới nước I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Nêu được tên và ích lợi của 1 số loài cây sống dưới nước. - Phân biệt được 1 số nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở dưới đáy nước. - Hình thành và phát triển kỹ năng quan sát và nhạn xét mô tả. - Thích sưu tầm, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ cây cối. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh trong SGK trang 54, 55; các tranh ảnh sưu tầm về loài cây sống dưới nước; sưu tầm các vật thật: bèo tây, rau rút, hoa sen III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số loài cây sống trên cạn? 2. Bài mới: * Giới thiệu-ghi bài. * Hoạt động 1: Tìm hiểu các loài cây sống dưới nước. - GV cho HS quan sát các cây sống dới nước ở ao hồ,ruộng... - GV cho HS ghi vào phiếu . - GV yêu cầu đọc yêu cầu phiếu. - GV gọi đại diện trình bày. - GV kết luận. * Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS chuẩn bị tranh ảnh và các vật thật sống dưới nước. Yêu cầu HS dán tranh ảnh vào giấy khổ to. - Gv nhận xét. *Hoạt động 3 :Trò chơi tiếp sức. - Chia lớp làm 3 nhóm. - GV phổ biến cách chơi . - GV tổ cho HS chơi.Nhận xét bổ xung. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. - GV dặn hs về học bài. -HS trả lời. - HS quan sát và trả lời phiếu. - HS làm vào phiếu . Nêu đặc điểm giúp cây sống trôi nổi ? Nêu đặc điểm giúp cây sống dưới đáy ao hồ ? - Đại diện HS trình bày. - HS nhận xét. - HS trang trí tranh ảnh ,cây thật của các thành viên trong tổ. -HS trưng bày sản phẩm theo tổ mình . -HS quan sát nhận xét. - HS nghe phổ biến cách chơi . -HS chia nhóm tiến hành chơi theo hiệu lệnh GV . -HS chơi .
Tài liệu đính kèm: