LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Học thuộc lòng bảng chia 5- Củng cố biểu tượng về : Một phần năm.
- Áp dụng bảng chia 5 để giải các bài tập có liên quan
- Biết thực hiện phép tính chia với các số đo đại lượng đã học.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II. Đồ dùng dạy – học : GV : Bảng phụ.
HS : Vở.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009 Toán . Luyện tập. I. Mục tiêu: Giúp HS : - Học thuộc lòng bảng chia 5- Củng cố biểu tượng về : Một phần năm. - áp dụng bảng chia 5 để giải các bài tập có liên quan - Biết thực hiện phép tính chia với các số đo đại lượng đã học. - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt . II. Đồ dùng dạy – học : GV : Bảng phụ. HS : Vở. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gv vẽ lên bảng 1 số hình hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu 1 5 - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS. - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu BT. - Kết luận về lời giải đúng- cho điểm HS. Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Có tất cả bao nhiêu quyển vở? - Chia đều cho 5 bạn là chia như thế nào? - Yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài . - Chữa bài, cho điểm HS. Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 5: Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK tự làm bài. - Vì sao em nói ở hình a đã khoanh vào 1 số con voi? - Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5. - Nhận xét giờ học . - HS hoàn thành bài tronh giờ tự học. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS làmbài trên bảng lớp. - Cả lớp làm BT vào vở, nhận xét. - HS đọc thuộc lòng bảng chia 5- NX - HS nêu yêu cầu BT. - 4 HS lên bảng làm BT- lớp làm BT vào vở- nhận xét, chữa bài. - HS đọc yêu cầu BT. Có tất cả 35 quyển vở chia đều cho 5 bạn. - Chia thành 5 phần bằng nhau. - HS làm bài vào vở . - 1 HS lên bảng chữa bài. - HS đọc đề bài- Tóm tắt. - Lớp làm bài theo yêu cầu. - Hình nào đã khoanh vào 1 số con voi? 5 - Hình a đã khoanh vào 1 số con voi. 5 - Vì hình a có tất cả 15 con voichia làm 5 phần bằng nhau thì mỗi phần sẽ có 3 con voi. - HS đọc thuộc lòng bảng chia 5. - HS nghe dặn dò. Chính tả(tập chép) Sơn Tinh Thủy Tinh. I Mục tiêu: Giúp học sinh : - HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt câu chuyện: Sơn Tinh Thủy Tinh. - HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/ tr. - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng, đẹp. - Giáo dục học sinh ý thức viết cẩn thận, sạch , đẹp . II Đồ dùng dạyhọc: GV :- Bảng phụ , phấn màu. HS : - Bảng con , vở . II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm trabài cũ: - GV đọc các tiếng : sâu bọ, xâu kim, xinh đẹp, sinh sống. - GV nhận xét, cho điểm, vào bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi bảng: b. Hướng dẫn viết chính tả: a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn: - GVtreo bảng phụ ghi đoạn văn- Đọc . - Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì? b) Hướng dẫn HS cách trình bày: - Tìm những chữ viết hoa và g/thích tại sao? - Ngoài tên riêng ra còn từ nào cần viết hoa? *HDviết từ khó: - GV theo dõi sửa sai cho HS. * Chép bài . *Soát lỗi * GV chấm bài, nhận xét. c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: * Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề, nêu y/c của bài. - GV hướng dẫn HS thi làm bài tập nhanh. - 5 HS làm xong trước tuyên dương. -GV nhận xét *Bài 3: Tổ chức cho HS thi tìm từ - Chứa tiếng bắt đầu bằng ch (hoặc tr): chổi rơm, chi chít, chang chang. -GV nhận xét chung. Trong cùng 1 thời gian đội nào xong trước , thì thắng cuộc. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét gìơ học. - Dặn dò HS về nhà viết lại các lỗi đã viết sai trong bài viết chính tả. - HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào bảng con . - HS khác nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - HS theo dõi. - Lớp quan sát bảng phụ và đọc thầm, - 1 HS đọc lại. - HS nêu và giải thích vì sao? - Vua Hùng Vương thứ 18 có một ngời con gái đẹp tuyệt trần. Khi nhà vua kén chồng cho con gái thì 2 chàng trai đến cầu hôn. - Các chữ cái đầu câu và các chữ chỉ tên riêng như: Sơn Tinh, Thủy Tinh. - HS tự nêu và viết vào bảng con, 2 HS lên bảng: - Viết bài và soát lỗi, thu bài. - 1HS đọc và nêu y/c của bài. - 2 HS làm bảng. - Cả lớp làm bài tập vào vở. VD: a) trú mưa - chú ý truyền tin – chuyền cành -1 HS đọc đề và nêu y/c của bài. - Thi theo nhóm VD: - Chứa tiếng có thanh hỏi (thanh ngã): ngõ hẹp, ngủ say, ngỏ lời, ngẩng đầu. + Nhận xét nhóm thắng cuộc. - HS nghe dặn dò. Kể chuyện Sơn tinh – thuỷ tinh . I. Mục tiêu:Giúp HS : - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: Sơn Tinh, ThuỷTinh. * HS biết thay đổi giọng kể chuyện cho phù hợp với nội dung - Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. -Rèn cho HS kỹ năng nghe, nói .HS có khả năng theo dõi bạn kể - HS biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. - Giáo dục HS yêu thích kể chuyện. II Đồ dùng dạy học : GV:- Tranh SGK. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi hs kể câu chuyện :Quả tim Khỉ - Y/c nêu ý nghĩa câu chuyện? - GV nhận xét chốt lại , cho điểm vào bài. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài- ghi bảng: b. Hướng dẫn lời kể từng đoạn truyện: * Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện : - GV gắn bảng 3 tranh minh hoạ - GV h/dẫn HS nêu nội dung từng tranh. - Từ tranh 1 đến tranh 3. Bước 1: Kể chuyện trong nhóm. -GV chia nhóm – cho HS kể trong nhóm. - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Bước 2: Kể trước lớp: - GV tổ chức cho HS thi kể giữa các nhóm. - GV theo dõi giúp đỡ HS bằng câu hỏi gợi ý gợi mở cho HS kể được chuyện. + Thi kể lại từng đoạn theo tranh. + GV nhận xét, cho điểm. c. Kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV tổ chức cho HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.( có thể phân vai dựng lại câu chuyện – 3 vai) - GV và HS nhận xét. - Bình chọn HS, nhóm kể hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu ý nghĩa câu chuyện? - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện . - 2 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện Quả tim Khỉ nêu ý nghĩa câu chuyện? - HS khác nhận xét bổ sung. - HS nghe. - HS sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện Đáp án đúng : Tranh 3- 2- 1 - HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh. - HS nghe lại nội dung từng tranh trong SGK để nhớ lại câu chuyện đã học. - HS trả lời câu hỏi, tìm hiểu lại truyện. - H1 kể à một, hai bạn kể lại. + HS nêu , HS nhận xét bổ sung. - HS quan sát tranh: 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn cuả câu chuyện trước nhóm. Hết 1 lượt quay lại từ đoạn 1. - 3HS trong nhóm , lần lượt kể nx - HS đại diện nhóm kể một đoạn. - Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể. - HS thực hành thi kể chuyện. - Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể - HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. ( theo vai : Người dẫn chuyện , ) Tự nhiên – xã hội T 25. Một số loài cây sống trên cạn I- Mục tiêu:Giúp học sinh : - Nhận dạng và nói được 1 số loài cây sống trên cạn. - Nêu được lợi ích của những loài cây đó. - Hình thành và rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả. - Giáo dục học sinh yêu quý , chăm sóc và bảo vệ các cây trồng . II- Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh trong SGK trang 52, 53; 1 số tranh ảnh (do Hs sưu tầm). - Cây cối có ở sân trường, vườn trường. Phấn màu, bút dạ bảng. III- Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ: - Nêu phần ghi nhớ bài trước? 2- Bài mới: * Giới thiệu-ghi bài. - Yêu cầu hs thảo luận nhóm, kể tên một số loài cây sống trên cạn GV nhận xét. * Hoạt động 1: - Yêu cầu thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của các loại cây đó. - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Hỏi trong tất cả cây các em vừa nói, cây nào thuộc : 1.Loại cây ăn quả ? 2.Loại cây lương thực, thực phẩm 3.Loại cây cho bóng mát 4.Loại cây lấy gỗ? 5.Loại cây làm thuốc? - Gv chốt kiến thức * Hoạt động 3: - Phổ biến luật chơi : GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ vẽ 1cây. HS tìm loại cây đúng gắn vào. - Yêu cầu các nhóm hs trình bày kết quả. - Gv nhận xét. 3- Củng cố dặn dò. - GV chốt lại bài . - Liên hệ thực tế . - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. - Hs trả lời. - Hs thảo luận. Nhóm thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi loài cây mà mình biết vào giấy. Cây sống trên cạn Tên cây Đăc điểm của cây ích lợi của cây .. Đại diện các nhóm hs trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhận xét bổ xung. - Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm HS lên trình bày - Các nhóm khác nhận xét.
Tài liệu đính kèm: