Toán
T 120. BẢNG CHIA 5.
I.Mục tiêu.- Giúp HS :
+ Lập bảng chia 5.Thực hành chia 5 (Chia trong bảng)
+ Áp dụng bảng chia 5 để giải bài toán có liên quan.
+ Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả trong phép chia.
+ Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn Toán .
II.Đồ dùng dạy học :- Các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn.
Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009 . Toán T 120. Bảng chia 5. I.Mục tiêu.- Giúp HS : + Lập bảng chia 5.Thực hành chia 5 (Chia trong bảng) + áp dụng bảng chia 5 để giải bài toán có liên quan. + Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả trong phép chia. + Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn Toán . II.Đồ dùng dạy học :- Các tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng chia 4. 2.Dạy bài mới. a.Hướng dẫn HS lập bảng chia 5. - GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn: + 4 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ? + Hãy nêu phép tính tìm số chấm tròn ? - GV nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn, hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ? - Đọc phép tính thích hợp tìm số tấm bìa ? - GV viết lên bảng: 20 : 5 = 4 - Yêu cầu HS đọc. * Tiến hành tương tự với các p/tính khác. b.Học thuộc bảng chia 5. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh bảng chia 5. - Tìm điểm chung của các phép chia trong bảng chia 5 ? - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng chia 5. - Thi đọc thuộc lòng bảng chia 5. c.Luyện tập thực hành. Bài 1:- Nêu yêu cầu của bài tập ? - Muốn tìm thương ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài, chữa bài. Bài 2:- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng chữa bài. - GV chốt lại kết quả bài làm đúng. Bài 3:- Hướng dẫn tương tự bài 2. 3.Củng cố dặn dò. - Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5. - GV nhận xét giờ học, dặn dò... - 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 4. - 4 tấm bìa có 20 chấm tròn. 5 x 4 = 20 - HS phân tích bài toán và trả lời: Có tất cả 4 tấm bìa. 20 : 5 = 4 - HS lớp đọc đồng thanh. - HS đọc đồng thanh. - Các phép chia trong bảng chia 5 đều có dạng một số chia cho 5... - HS tự học thuộc bảng chia 5. - Thi đọc thuộc bảng chia 5. - Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng. - Lấy số bị chia chia cho số chia. - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài . - HS tự làm bài, chữa bài. - 2 HS đọc thuộc bảng chia 5. - Nghe nhận xét, dặn dò. Chính tả( Nghe – viết) T 48. Voi nhà. I.Mục tiêu: Giúp học sinh : - HS nghe và viết đúng,đủ đoạn:Con voi lúc lắc vòi ...hướng bản Tun trong bài : Voi nhà. - Làm đúng các BT chính tả phân biệt s/x;ut/uc. - Giáo dục học sinh có ý thức viết đúng chính tả . II.Đồ dùng dạy học :GV : - Bảng phụ ghi ND các BT chính tả. HS : - Bảng con . III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp: phù sa, xa xôi, ngôi sao, lao xao. 2. Dạy học bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn viết chính tả: *Hướng dẫn HS ghi nhớ nội dung: - GV đọc đoạn văn viết. - Mọi người lo lắng như thế nào? - Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ? *HD cách trình bày . - Đọan trích có mấy câu? - Hãy đọc câu nói của Tứ? - Câu nói của Tứ được viết cùng những đấu câu nào ? - Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? .- Y/C HS viết các từ khó: lúc lắc, lo lắng, quặp, lôi mạnh... *Viết chính tả: *Soát lỗi- chấm bài. c. Hướng dãn HS làm BT chính tả. Bài 2a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Treo bảng phụ ghi sẵn ND BT. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Y/C lớp làm bài vào vở bài tập. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2b.- Yêu cầu HS đọc đề bài. - Đọc bài làm. - GV chốt lại kết quả bài làm đúng. 3.Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS hoàn thành bài tập . - 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp. - Nhận xét bài viết. - 1 HS đọc lại, lớp theo dõi. + Lo voi đập tan xe. + Quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lại lôi mạnh chiếc xe qua. - Có 7 câu. - HS đọc. - Đặt sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang, cuối câu có dấu chấm than. - HS nêu. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe GV đọc, viết bài. - Soát lỗi. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài theo yêu cầu. Đáp án: sâu bọ, xâu kim, củ sắn, xắn tay, sinh sống, xinh đẹp... - HS đọc đề bài, tự làm bài. - Đọc bài làm, nhận xét. - HS nghe nhận xét, dặn dò. Tập làm văn. T 24. Đáp lời phủ định. Nghe - trả lời câu hỏi. I.Mục tiêu: Giúp học sinh : - HS biết đáp lời phủ định của người khác bằng lời của em trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. - Nghe chuyện ngắn vui "Vì sao" Trả lời các câu hỏi về ND chuyện. - Biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình. - Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn . II.Đồ dùng dạy học. - Các tình huống viết vào giấy. - Các câu hỏi gợi ý viết ra bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ. - Gọi HS làm lại bài tập 3 của tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm. 2.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: - Yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi: + Bức tranh minh hoạ điều gì ? + Khi gọi điện thoại đến, bạn nói thế nào ? + Cô chủ nhà nói thế nào? + Lời nói của cô chủ nhà là lời phủ định... bạn HS đã nói thế nào ? *GV yêu cầu 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống trên. Bài 2: Thực hành. - GV viết sẵn các tình huống vào bảng phụ. - Gọi 2 HS lên bảng thực hành. - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 3: - GV kể chuyện 2 lần. - Treo bảng phụ ghi câu hỏi, hướng dẫn HS trả lời từng câu hỏi. - Gọi HS kể lại câu chuyện. - GV nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố, dặn dò. - GV chốt lại bài . - Nhận xét giờ học. - Dặn HS hoàn thành bài tập. - 1 HS lên bảng làm, HS lớp nhận xét. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. + 1 bạn HS gọi điện thoại ... + "Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ." + "ở đây không có Hoa." + "Thế ạ! Cháu xin lỗi cô." - 2 HS lên bảng đóng vai. *VD : Tình huống a. + HS 1: Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ ? + HS 2: Rất tiếc cô không biết. - HS nghe kể chuyện. - HS trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn. - HS kể chuyện trước lớp. - HS nhận xét bạn kể. - HS nghe nhận xét, dặn dò. Sinh hoạt lớp Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 24 I .Mục tiêu: Giúp HS : - Nhận thấy đợc ưu khuyết điểm của lớp và bản thân, từ đó có hướng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện . - Rèn cho học sinh tính tự giác , thật thà. - Giáo dục học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt. II .Chuẩn bị: - Sổ theo dõi các hoạt động III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1, ổn định tổ chức: - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Cả lớp hát. 2,Tiến hành sinh hoạt: - Lớp trưởng gọi từng tổ trưởng lên nhận xét các hoạt động của tổ mình: +Tổ 1 : + Tổ 2:... + Tổ 3: ... -HS phát biểu ý kiến: - Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần 24 - HS phát biểu ý kiến: - GV nhận xét chung các hoạt động của lớp. + Ưu diểm:- Đa số các em có ý thức chấp hành nề nếp,học tập có nhiều cố gắng. Điển hình là các em : Thu, Lệ , Tuấn , Huyền - Vệ sinh sạch sẽ - Truy bài nghiêm túc , có chất lượng . + Tồn tại : Ngoài sự cố gắng của các em ,lớp ta vẫn còn một số em chưa cố gắng Chưa có ý thức chuẩn bị bài, chưa thuộc bài như em :Quyên, Ngọc - Trong lớp còn hay mất trật tự : Bắc , Huyền. . . - Một số hs còn viết chữ xấu : Bắc , Hai. +Biện pháp khắc phục: - Cần cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện . - Cần cố gắng chú ý nghe giảng , hăng hái xây dựng bài . - Khắc phục những tồn tại . - Tổ chức cho học sinh vui văn nghệ . - Thi kể chuyện người tốt , việc tốt . 3,Đề ra phương hướng học tập tuần 25 : - Duy trì sĩ số và nề nếp học tập - Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp... - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày thành lập đoàn 26-3 - Tích cực rèn chữ viết .
Tài liệu đính kèm: