Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 24 - Thứ 3 (buổi sáng)

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 24 - Thứ 3 (buổi sáng)

Toán.

BẢNG CHIA 4.

I.Mục tiêu.Giúp HS :

 + Lập bảng chia 4 dựa vào bảng nhân 4.

 + Thực hành chia cho 4 (chia trong bảng)

 + Áp dụng bảng chia 4 để giải toán có lời văn.

II.Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa mỗi tấm có 4 chấm tròn.

 - Bảng nhóm cho HS làm bài tập 3.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 5 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 24 - Thứ 3 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009.
Toán.
Bảng chia 4.
I.Mục tiêu.Giúp HS : 
 + Lập bảng chia 4 dựa vào bảng nhân 4.
 + Thực hành chia cho 4 (chia trong bảng)
 + áp dụng bảng chia 4 để giải toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa mỗi tấm có 4 chấm tròn.
 - Bảng nhóm cho HS làm bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: Tìm x:
 x x 3 = 18 x x 3 = 27
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
2.Dạy- học bài mới.
1.Lập bảng chia 4
- Giúp HS lập bảng chia 4 dựa vào bảng nhân 4: GV cho phép nhân có thừa số là 4, HS lập phép chia dựa vào phép nhân đã cho có số chia là 4.
2.Học thuộc lòng bảng chia 4.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bảng chia 4.
- Tìm điểm chung của các phép tính trong bảng chia 4 ?
- Nhận xét kết quả của các phép chia trong bảng chia 4 ?
- Yêu cầu HS đọc số được đem chia trong các phép tính của bảng chia 4.
*GV đây chính là dãy số đếm thêm 4 từ 4 đến 40.
3.Luyện tập thực hành.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài, đổi vở để KT bài lẫn nhau.
Bài 2:- Gọi 1 HS đọc y/cầu của bài tập.
- Muốn biết 1 hàng có bao nhiêu HS em làm thế nào ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3:- Gv hướng dẫn tương tự bài 2.
- HS tự làm bài GV thu chấm, nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- Dặn đọc thuộc bảng chia 4.
- 2 HS lên bảng làm, HS lớp làm bảng con.
- 1 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
- HS lập bảng chia 4 từ các phép tính của bảng nhân 4.
4 x 1 = 4 4 : 4 = 1
4 x 2 = 8 8 : 4 = 2
4 x 3 = 12 12 : 4 = 3....
- HS đọc đồng thanh bảng chia 4.
- Các phép tính trong bảng chia 4 có dạng một số chia cho 4.
- Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
- HS đọc : 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32, 36, 40.
- Làm bài theo yêu cầu. 2 HS ngồi cạnh đổi vở kiểm tra chéo.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS lên tóm tắt và giải bài toán, lớp làm vào vở.
Bài giải.
1 hàng có số học sinh là:
 32 : 4 = 8(học sinh)
 Đáp số : 8 học sinh.
- HS tự làm bài, chấm, chữa bài.
- 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 4.
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
 Kể chuyện.
Quả tim khỉ.
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- HS dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV tái hiện được ND của từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Dựng lại câu chuyện theo các vai.
- Biết thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II.Đồ dùng dạy học.- Tranh trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
 - 3 HS lên bảng kể theo vai câu chuyện "Bác sĩ Sói"
 - GV nhận xét, cho điểm HS.
2.Dạy- học bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn kể chuyện.
a.Kể từng đoạn câu chuyện.
*Bước 1: Kể trong nhóm.
 - GV yêu cầu HS kể theo nhóm đôi dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý kể chuyện.
*Bước 2: Kể trước lớp
 - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
 - GV theo dõi, đặt câu hỏi gợi ý nếu HS còn lúng túng.
b.Kể lại toàn bộ câu chuyện.
 - Yêu cầu HS kể chuyện theo vai.
 - Gọi nhiều HS kể.
 - GV nhận xét, hướng dẫn cho HS kể cho đúng giọng của các nhân vật.
- NX .
3.Củng cố dặn dò.
 - Qua câu chuyện em rút ra bài học gì ?
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Tập kể lại chuyện .
 - Chuẩn bị giờ sau .
 - 3 HS lên bảng kể chuyện.
 - HS lớp nhận xét.
- Mỗi HS kể về một bức tranh. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung thêm cho bạn.
- Các nhóm cử đại diện lên kể.
- HS lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt.
- HS kể theo vai: Người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
	 Chính tả(Nghe – viết)
 Quả tim khỉ.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- HS nghe viết đúng một đoạn trong bài : Quả tim Khỉ.
- Củng cố quy tắc chính tả s / x, ut / uc.
- Giáo dục học sinh ý thức viết đúng chính tả .
II.Đồ dùng dạy học: GV :- Bảng phụ ghi sẵn ND các bài tập.
 HS : - Bảng con .
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.- Y/c hs viết các từ :
le te, long lanh, nồng nàn, lo lắng.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2.Dạy – học bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn viết chính tả.
*Ghi nhớ nội dung: - GV đọc bài viết.
 + Đoạn văn có những nhân vật nào ?
 + Vì sao Cá Sấu lại khóc ?
 + Khỉ đã đối xử với Cá Sấu như thế nào?
*Hướng dẫn trình bày.
*Hướng dẫn viết từ khó.
 - Cá Sấu, nghe, những, hoa quả...
*Viết chính tả.
 - GV đọc cho HS viết bài.
 - Đọc cho HS soát lỗi.
*Chấm bài, nhận xét.
 - Thu chấm 6-7 bài, nhận xét.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2:- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
 - Yêu cầu HS lên bảng làm.
 - Gọi HS nhận xét, GV chốt lại kết quả bài làm đúng.
 - GV nhận xét, cho điểm HS.
Bài 3:- Tổ chức cho HS làm bài dưới hình thức trò chơi.
+ GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung.
+ GV nêu yêu cầu, chia lớp làm 2 nhóm và cho HS thực hành chơi.
 - GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
3.Củng cố dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS hoàn thành bài tập.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại, lớp dọc thầm theo.
+ Khỉ và Cá Sấu.
+ Vì chẳng có ai chơi với Cá Sấu.
+ Thăm hỏi, kết bạn và hái quả cho Cá Sấu ăn.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe và viết bài.
- HS đổi vở soát lỗi.
- Điền s/x vào chỗ trống.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, nhận xét.
- Lớp chia làm hai đội chơi trò chơi thi tìm tên con vật...
VD: sói, sư tử, sóc, sứa, sò...
- HS nghe nhận xét, dặn dò.
 Tự nhiên - xã hội .
 Cây sống ở đâu ?
I- Mục tiêu: Giúp học sinh :
- HS biết được cây có thể sống ở khắp nơi: trên cạn,dưới nước và trên không cây có rễ hút được chất bổ dưỡng trong không khí. 
- Phân biệt được các loại cây trồng ở những nơi khác nhau.
- HS yêu thích sưu tầm cây cối, biết chăm sóc và bảo vệ cây.
II- Đồ dùng dạy học: 
- ảnh minh hoạ trong SGK trang 50, 51.- 1 số tranh ảnh về cây cối.
III- Hoạt động dạy học:
 HĐ của GV
 HĐ của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu phần ghi nhớ bài trước?
2- Bài mới:
 Giới thiệu-ghi bài.
* Hoạt động 1:Cây sống ở đâu? 
- Hỏi : Hãy kể về một loại cây mà em biết theo các nội dung sau:
1.Tên cây 
2.Cây đựoc trồng ở đâu?
- Yêu cầu thảo luận nhóm, chỉ nói tên cây, nơi cây đựơc trồng. 
- Yêu cầu các nhóm hs trình bày.
- Hỏi: Vậy cô có biết, cây có thể trồng ở những đâu?
* Hoạt động 2: Trò chơi:Tôi sống ở đâu?
- Gv phổ biến luật chơi :
Chia lớp thành 2 đội chơi 
Đội nào nhiều hơn là đội thắng cuộc 
* Hoạt động 3:Thi nói về loài cây.
- Yêu cầu hs đã chuẩn bị sẵn 1 bức tranh , ảnh nói về một loài cây.
 - Gv nghe, nhận xét,bổ sung 
Hoạt động 4 :Cây có thể sống ở đâu?
- Hỏi : Em thấy cây thường được trồng ở đâu? Cây có đẹp không?
- GV nhận xét bổ xung.
3- Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
 Hs thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu của GV.
- Cây mít 
- Đợc trồng ở ngoài vườn, trên cạn 
- Các nhóm hs trình bày 
- 1, 2 cá nhận hs trả lời :
+ Cây có thể được trồng ở trên cạn, 
dưới nước và trên không.
- Hs chơi mẫu.
Đội 1 :Nói tên một loài cây ?
Đội 2 :Nói tên cây đó sống ở đâu ?
HS trả lời nhanh .
HS thi nói về loài cây.
1.Giới thiệu tên cây.
2.Nơi ở của loài cây đó.
3.Mô tả về đặc điểm của các loài cây.
- Cá nhân hs lên trình bày- nx.
- Trên cạn, dưới lớp, trên không
- Trong rừng, trong sân trường, trong công viên, . . .
- Đẹp ạ.

Tài liệu đính kèm:

  • docThu 3 (sang) - Tuan 24.doc