Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 20 - Thứ 6 (buổi sáng)

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 20 - Thứ 6 (buổi sáng)

Toán

 BẢNG NHÂN 5 .

I.Mục tiêu: Giúp học sinh :

 -Thành lập bảng nhân 5 và học thuộc bảng nhân này.

 - Áp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng một p/tính nhân.

 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .

II.Đồ dùng dạy học: GV + HS :-10 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn

 -Kẻ sẵn nội dung BT 3 lên bảng.

 

doc 5 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 20 - Thứ 6 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009
 Toán
 Bảng nhân 5 .
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 -Thành lập bảng nhân 5 và học thuộc bảng nhân này.
 - áp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng một p/tính nhân. 
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II.Đồ dùng dạy học: GV + HS :-10 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn 
 -Kẻ sẵn nội dung BT 3 lên bảng. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
	Hoạt động của GV 	
1. Kiểm tra bài cũ: Chuyển tổng sau thành tích: 5 + 5 + 5 = ; 5 + 5 + 5 + 5 + 5 =
2. Dạy học bài mới. 
a.Hướng dẫn HS thành lập bảng nhân 5
 -Gắn một tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?. 
 5 chấm tròn được lấy mấy lần?. 
 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 5 x1 = 5 ( ghi lên bảng).
 - Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn và hỏi: 5 chấm tròn được lấy mấy lần?. 
 Vậy 5 được lấy mấy lần. 
 - Hãy lập phép tính tương ứng. 
 5 nhân 2 bằng mấy?. 
 - GV viết lên bảng phép nhân cho HS đọc.
 - Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại 
 - Cho HS thi đọc thuộc lòng. 
b.Luyện tập thực hành. 
Bài 1:- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài. 
Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài 
 - Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập vào vở 1 HS làm bài trên bảng lớp. 
 - Chữa bài- nhận xét - cho điểm.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu BT. 
 - Số đầu tiên trong dãy số là số nào?. 
 - Tiếp sau số 5 là số nào?. 
 - GV hd HS làm tiếp bài.
 - Chữa bài- cho HS đọc xuôi - đọc ngược.
3.Củng cố dặn dò. 
 - Gọi HS đọc thộc lòng bảng nhân 5 vừa học. 
 - Nhận xét giờ học.
	Hoạt động của HS	
-2 HS lên bảng làm, HS lớp làm nháp.
-HS nhận xét.
- Quan sát hoạt động của GV và trả lời có 5 chấm tròn. 
 -lấy 1 lần 
 -HS đọc phép nhân 5 nhân 1 bằng 5.
 - Quan sát thao tác của GV.
 - lấy2 lần. 
 - Đó là phép nhân 5 x 2 
 5 nhân 2 bằng 10. 
 - 5 nhân 2 bằng 10 ( 3 đến 5 HS đọc). 
 - Lập các phép tính còn lại .
 - Đọc thuộc lòng. 
 - Thi đọc thộc lòng bảng nhân 5. 
 - Tính nhẩm. 
 - Làm bài- kiểm tra bài làm của bạn 
 - Đọc đề bài.
- Tóm tắt: 1 tuần làm 5 ngày 
 4 tuần làm.....ngày. 
 - Làm bài - chữa bài - nhận xét. 
 - HS nêu. 
 - Số 5 
 - Số 10 , 5 cộng thêm 5 bằng 10. 
 - Làm bài tập. 
 - Đọc xuôi - đọc ngược theo yêu cầu. 
- Hoàn thành bài tập .
 Chính tả(Nghe – viết)
 T 20.Mưa bóng mây.
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - HS nghe và viết lại đúng bài thơ: Mưa bóng mây. 
 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt x/s, iêt/ iêc. 
 - Giáo dục học sinh ý thức viết sạch đẹp .
II. Đồ dùng dạy học: GV :- Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả 
 HS : - Bảng con , vở .
III. Các hoạt động dạy học chủ yêu: 
1. Kiểm tra bài cũ.
 - Gọi HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp: hoa sen, cây xoan, sáo, giọt sương, xương cá.
2. Dạy học bài mới . 
a.Giới thiệu bài; 
b.Hướng dẫn viết chính tả. 
*Hướng dẫn HS chuẩn bị; 
 - GV đọc bài thơ 1 lần.
 - Cơn mưa bóng mây lạ như thế nào?. 
 - Em bé và cơn mưa cùng làm gì?. 
 - Cơn mưa bóng mây giống các bạn nhỏ ở điểm nào? 
*Hướng dẫn trình bày: 
 - Bài thơ có mấy khổ thơ?. 
 - Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ?. 
 - Chữ đầu câu thơ viết như thế nào?. 
 - Trong bài thơ có những dấu câu nào được sử dụng?. 
 - Giữa các khổ thơ viết thế nào? 
*Hướng dẫn viết từ khó: 
 - Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết. 
 - Yêu cầu HS đọc - viết các từ vừa tìm được. 
 *Viết chính tả: 
 - GV đọc cho HS viết bài.
 *Soát lỗi - chấm bài: 
c,Hướng dẫn HS làm bài tập . 
a.Bài 2: 
 GV hướng dẫn HS làm bài.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. 
- Nhận xét - chữa bài. 
D.Củng cố- dặn dò: 
 -Nhận xét giờ học. 
 - Dặn HS chú ý các trờng hợp chính tả cần phân biệt trong bài. 
-2 HS lên bảng lớp viết, lớp viết vào nháp.
-HS lớp nhận xét.
 - Theo dõi GV đọc. 1 HS đọc lại bài.
 - Thoáng mưa rồi tạnh ngay. 
 - Dung dăng cùng đùa vui. 
 - Cũng làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cười. 
 - 3 khổ thơ. 
 - Mỗi khổ thơ có 4 câu thơ. 
 - Viết hoa. 
 - Dấu phẩy, dấu chấm, dấu 2 chấm, dấu ngoặc kép. 
- Để cách một dòng. 
- HS đọc: nào, lạ, làm nũng, thoáng, mây, ngay. 
-HS lớp viết bảng con.
- HS nghe, viết bài. 
- HS đổi vở soát lỗi – NX.
- HS thảo luận và làm bài sau đó đổi vở cho nhau- nhận xét - chữa bài. 
 - HS nghe nhận xét, dặn dò.
 Tập làm văn.
T 20 . Tả ngắn về bốn mùa.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - HS biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân.
 -Viết được một đoạn văn ngắn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
 -Bước đầu biết nhần xét và chữa lỗi câu văn cho bạn.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt .
II.Đồ dùng dạy học. GV : - Câu hỏi gợi ý bài tập 2 viết trên bảng phụ.
 - Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
 - Gọi HS nêu miệng lại bài tập 2(Tr. 12)
2.Dạy bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
+Bài văn miêu tả cảnh gì ?
+Tìm những dấu hiệu cho biết mùa xuân đến?
+Mùa xuân đến cảnh vật thay đổi như thế nào ?
+Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV vấn đáp, HS trả lời:
 +Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
 +Mặt trời mùa hè như thế nào ?
 +Khi mùa hè đến cây trái trong vườn như thế nào?
 +Mùa hè thường có hoa gì?
 +Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
 +Mùa hè này em sẽ làm gì?
 - GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở.
 - Gọi HS đọc và nhận xét.
 - GV chữa bài cho từng HS.Chú ý lỗi về câu từ.
3.Củng cố dặn dò.
 - GV nhận xét giờ học.
 -Về đọc lại đoạn văn. 
 - Dặn dò chuẩn bị cho giờ sau.
-HS nêu miệng lại bài tập 2. 
- Lớp nhận xét
-HS đọc yêu cầu của bài.
-3HS đọc lại đoạn văn.
+Cảnh mùa xuân đến.
+Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức. Trên các cành ... có nụ.
+Trời ấm áp, cây cối xanh tươi...
+Nhìn và ngửi.
-HS đọc đoạn văn.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
+Mùa hè bắt đầu từ tháng 6.
+Mặt trời chói chang.
+Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức,mùi nhãn lồng...
+Hoa phượng nở đỏ rực.
+Chúng em được nghỉ hè.
+HS trả lời.
+HS viết bài trong 5-7 phút.
+Nhiều HS đọc và chữa bài.
 - HS nghe nhận xét, dặn dò.
 Sinh hoạt lớp
 Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 20
I .Mục tiêu: Giúp HS :
	- Nhận thấy được ưu khuyết điểm của lớp và bản thân, từ đó có hướng 
 phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện .
	- Rèn cho học sinh tính tự giác , thật thà.
	- Giáo dục học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt.
II .Chuẩn bị:
 - Sổ theo dõi các hoạt động
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1, ổn định tổ chức:
 - Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 - Cả lớp hát.
2,Tiến hành sinh hoạt:
- Lớp tưởng gọi từng tổ trởng lên nhận xét các hoạt động của tổ mình:
 +Tổ 1 : + Tổ 2:... + Tổ 3: ...
-HS phát biểu ý kiến:
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần 20
- HS phát biểu ý kiến: 
- GV nhận xét chung các hoạt động của lớp.
 + Ưu diểm:- Đa số các em có ý thức chấp hành nề nếp,học tập có nhiều cố gắng.
 Điển hình là các em : Thế Anh ,Lệ , Thu, Liên 
 - Vệ sinh sạch sẽ 
 - Truy bài nghiêm túc , có chất lượng .
 + Tồn tại : Ngoài sự cố gắng của các em ,lớp ta vẫn còn một số em chưa cố gắng
 Chưa có ý thức chuẩn bị bài, chưa thuộc bài như em :Quyên, Ngọc
 - Trong lớp còn hay mất trật tự : Bắc , Tuấn . .
 - Một số hs còn viết chữ xấu : Hoàng A, Ngọc .
+Biện pháp khắc phục: 
 - Cần cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện .
 - Cần cố gắng chú ý nghe giảng , hăng hái xây dựng bài .
 - Khắc phục những tồn tại .
- Tổ chức cho học sinh vui văn nghệ .
- Thi kể chuyện người tốt , việc tốt .
3,Đề ra phương hướng học tập tuần 21 :
 - Duy trì sĩ số và nề nếp học tập
	- Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập
 - Học bài và làm bài đầy đủ trớc khi đến lớp...
 - Thi đua học tập tốt mừng Đảng mừng xuân 3-2
 - Tích cực rèn chữ viết .

Tài liệu đính kèm:

  • docThu 6(sang) - Tuan 20.doc