Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 19 - Trường TH Thị Trấn Lấp Vò

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 19 - Trường TH Thị Trấn Lấp Vò

MÔN: TẬP ĐỌC

TIẾT 53: CHUYỆN BỐN MÙA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc rành mạch toàn bài; Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4; HS khá giỏi trả lời được CH3).

2. Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.

- Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

3. Thái độ:

- Ham thích học môn Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh họa bài đọc trong sgk. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3.

- HS: SGK.

 

doc 180 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 19 - Trường TH Thị Trấn Lấp Vò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 19
HỌC KỲ II
LỚP: 2/4
Thứ/ ngày
Tiết
Môn dạy
Tên bài dạy
Hai
04/01/2010
19
53
54
91
19
Đạo đức
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Hát
Trả lại của rơi
Chuyện bốn mùa
Chuyện bốn mùa (TT)
Tổng của nhiều số
Học bài: Trên đường đến trường
Ba
05/01/2010
37
19
92
37
Chính tả
TNXH
Toán
Kể chuyện
Thể dục
Chuyện bốn mùa
Đường giao thông
Phép nhân
Chuyện bón mùa
Tư
06/01/2010
55
93
19
38
Tập đọc
Toán
Mỹ thuật
Luyện từ
Thư Trung Thu
Thừa số – tích 
Từ ngữ chỉ các mùa 
Năm
07/01/2010
38
94
19
19
Thể dục Chính tả
Toán
Tập viết
Thư trung thu
Bảng nhân
Chữ hoa P: 
Sáu
08/01/2010
19
95
19
Tập làm văn
Toán
Thủ công
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu
Luyện tập 
Gấp cắt trang trí thiệp chúc mừng
GVCN
 Lê Thị Gành
	Ngày soạn: 03/01/2010 
Ngày dạy: 04/01/2010
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 53: CHUYỆN BỐN MÙA 
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Đọc rành mạch toàn bài; Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4; HS khá giỏi trả lời được CH3).
Kỹ năng: 
Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
Thái độ: 
Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3. 
HS: SGK. 
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài cũ (3’)
Ôn tập học kì I.
A. Mở đầu:
GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai: Ở học kì I, các em đã được học các chủ điểm nói về bản thân, về bạn bè, trường học, thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, những người bạn trong nhà. Từ học kì II, sách Tiếng Việt 2 sẽ đưa các em đến với thế giới tự nhiên xung quanh qua các chủ điểm 4 mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối. Sách còn cung cấp cho các em những hiểu biết về Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, và về nhân dân Việt Nam qua các chủ điểm Bác Hồ, Nhân dân.
HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 1 em đọc tên 7 chủ điểm; quan sát tranh minh họa chủ điểm mở đầu – Bốn mùa.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm Bốn mùa. GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong sách, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? (Tranh vẽ một bà cụ béo tốt, vẻ mặt tươi cười ngồi giữa bốn cô gái xinh đẹp, mỗi người có cách ăn mặc riêng)
Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc chuyện bốn mùa.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: SGK, bảng cài, từ câu.
GV đọc mẫu toàn bài:
Chú ý phát âm rõ, chính xác, giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời Đông khi nói với Xuân trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông nói về mình lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng bà Đất vui vẻ, rành rẽ. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: sung sướng nhất là, ai cũng yêu, đâm chồi nẩy lộc, đơm trái ngọt, nghỉ hè, tinh nghịch, thích, chẳng ai yêu, đều có ích, đều đáng yêu, . . .
Hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
a) Đọc từng câu.
HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. 1 HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em tự đứng lên đọc nối tiếp. Chú ý:
Các từ có vần khó: Vườn bưởi, tựu trường.
Các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phướng ngữ: sung sướng, nảy lộc, trát ngọt, rước, bếp lửa, . . .(MB); nhất, nảy lộc, tinh nghịch, vườn bưởi, cỗ, thủ thỉ, ấp ủ, . . .(MN)
Từ mới: bập bùng.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
GV hướng dẫn HS ngắt hơi và nhấn giọng trong các câu sau:
Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, / có giấy ngủ ấm trong chăn.//
Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc. Giải nghĩa thêm từ thiếu nhi (trẻ em dưới 16 tuổi).
Chú ý: Chướng trình lớp 2 không đặt yêu cầu dạy HS đọc diễn cảm, nhưng GV vẫn cần hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung bài. Với một số câu văn, câu thơ dài hoặc có những hiện tượng đặc biệt. GV đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng để giúp HS nắm được cách đọc. Cần chú ý hướng dẫn các em đọc ngắt giọng, nhấn giọng một cách tự nhiên, không biến thành đọc nhát gừng (vì hiểu ngắt giọng một cách máy móc) hoặc đọc quá to những tiếng cần nhấn.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
Lần lượt từng HS trong nhóm (bàn, tổ) đọc, các HS khác nghe, góp ý. GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN: từng đoạn, cả bài)
e) Cả lớp đọc ĐT (1 đoạn)
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2
- Hát
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc từng đoạn
- HS đọc từng câu.
- Nêu từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc từng đoạn.
- Thi đua đọc giữa các nhóm.
MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT 54: CHUYỆN BỐN MÙA (TT )
III. Các hoạt động:
	Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ (3’) Chuyện bốn mùa (Tiết 1)
GV yêu cầu HS đọc lại bài.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) 
Chuyện bốn mùa (Tiết 2)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Ÿ Phương pháp: Trực quan, phân tích.
ị ĐDDH: Bảng cài, từ khó, câu.
GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn, cả bài và trao đổi về nội dung bài văn theo các câu hỏi cuối bài. 
GV chốt lại từng câu hoặc ghi nhận ý kiến đúng của HS.
Câu hỏi 1:
Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. 
Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? 
GV hỏi thêm các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? 
Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? 
GV hỏi thêm: Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? 
Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? 
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
- Có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm.
- Có những ngày nghỉ hè của học trò
- Có vườn bưởi tím vàng.
- Có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ.
- Trời xanh cao, HS nhớ ngày tựu trường.
- Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, giấc ngủ ấm trong chăn.
- Aáp ủ mầm sống để xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Em thích nhất mùa nào? Vì sao? 
GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn.
v Hoạt động 2: Luyện đọc.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
ị ĐDDH: SGK.
GV hướng dẫn 2, 3 nhóm HS 
Thi đọc truyện theo vai.
GV nhắc các em chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã hướng dẫn.
GV cho HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Lá thư nhầm địa chỉ.
- Hát
- 2 HS đọc lại bài.
- Chia nhỏ lớp cho HS thảo luận theo bàn, nhóm. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp thảo luận.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.
- HS quan sát tranh
- Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét.
- Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.
- Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
- Không khác nhau, vì cả đều nói điều hay của mùa xuân: Xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- Chia lớp thành 3 nhóm, trả lời vào bảng tổng hợp.
- Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết.
- Em thích mùa hè vì được cha mẹ cho đi tắm biển.
- Em thích nhất mùa thu vì đó là mùa mát mẻ nhất trong năm.
- Em thích mùa đông vì được mặc quần áo đẹp.
- Bài văn ca ngợi 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Mỗi nhóm 6 em phân các vai: Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
- Các nhóm thi đua.
MÔN: TOÁN
TIẾT 91: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
Nhận biết tổng của nhiều số. Bài 1 (cột 1, 2)
Biết cách tính tổng của nhiều số. Bài 2 (cột 1, 2, 3, 4), bài 3 (a, b).
2. Kỹ năng: 
Tính chính xác tổng của nhiều số.
Chuẩn bị học phép nhân 
3. Thái độ: 
Yêu thích học môn Toán. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bài dạy
HS: Dụng cụ môn học
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: Hát (1') 
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
3. Bài mới: Để cộng nhiều số lại với nhau chúng ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động học của Trò
Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
 Mục tiêu: Giú ... ùc hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
Treo tranh minh hoạ và đặt câu hỏi:
Bức tranh minh hoạ điều gì?
Khi đánh rơi sách, bạn HS đã nói gì?
Lúc đó, bạn có sách bị rơi nói thế nào.
Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
Theo con, bạn có sách bị rơi thể hiện thái độ gì khi nhận lời xin lỗi của bạn mình?
Khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi, chúng ta nên bỏ qua và thông cảm với họ.
Bài 2
GV viết sẵn các tình huống vào băng giấy. Gọi 1 cặp HS lên thực hành: 1 HS đọc yêu cầu trên băng giấy và 1 HS thực hiện yêu cầu.
Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác.
Động viên HS tích cực nói.
1 tình huống cho nhiều lượt HS thực hành hoặc GV có thể tìm thêm các tình huống khác.
Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS sắp xếp được các câu đã cho thành một đoạn văn.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ.
Đoạn văn tả về loài chim gì?
Yêu cầu HS tự làm và đọc phần bài làm của mình.
Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS ghi nhớ thực hành đáp lại lời xin lỗi của người khác trong cuộc sống hằng ngày và chuẩn bị bài sau.
Hát
5 HS đọc đoạn văn viết về một loài chim mà con yêu thích.
Quan sát tranh.
Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh.
Bạn nói: Xin lỗi. Tớ vô ý quá!
Bạn nói: Không sao.
2 HS đóng vai.
Bạn rất lịch sự và thông cảm với bạn.
Tình huống a:
HS 1: Một bạn vội, nói với bạn trên cầu thang “Xin lỗi, cho tớ đi trước một chút”. Bạn sẽ đáp lại thế nào?
HS 2: Mời bạn./ Không sao bạn cứ đi trước đi./ Mời bạn lên trước./ Ồ, có gì đâu, bạn lên trước đi./
Tình huống b:
Không sao./ Có sao đâu./ Không có gì/ Có gì nghiêm trọng đâu mà bạn phải xin lỗi./
Tình huống c: 
- Không sao. Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé./ Không sao đâu, tớ giặt là nó sẽ sạch lại thôi. Lần sau bạn nên cẩn thận hơn nhé./ Tiếc quá, nhưng chắc là mình sẽ tẩy sạch nó được thôi./
Tình huống d: 
- Mai cậu mang đi nhé./ Không sao. Mai cậu mang đi tớ cũng được./ Ồ, mai mang trả tớ cũng được mà./
Đọc yêu cầu của bài.
HS đọc thầm trên bảng phụ.
Chim gáy.
HS tự làm.
3 đến 5 HS đọc phần bài làm. 
Sắp xếp theo thứ tự: b-d-a-c: 
Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù  cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.
HS viết vào Vở Bài tập.
MÔN: TOÁN
TIẾT 110: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Thuộc bảng chia 2. bài 1.
Biết giải bài toán có 1 phép chia (trong bảng chia 2).Bài 2, bài 3.
Biết thực hành chia 1 nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau. Bài 5. HS khá giỏi làm được bài 4.
Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 2.
Thái độ: 
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh . SGK.
HS: Vở
III. Các hoạt động	
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Bài cũ (3’) Một phần hai.
Hình nào đãkhoanh vào ½ số con cá?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS học thuộc bảng chia 2.
Bài 1: Dựa vào bảng chia 2, HS tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép chia.
- GV nhận xét.
Bài 2: HS thực hiện mỗi lần một cặp hai phép tính: nhân 2 và chia 2.
2 x 6 = 12
12: 2 = 6
 - GV nhận xét.
Bài 3:
HS tính nhẩm 18 chia 2 bằng 9
HS trình bày bài giải
Bài giải
Số lá cờ của mỗi tổ là:
 18: 2 = 9 (lá cờ)	
Đáp số: 9 lá cờ
Bài 4:
HS tính nhẩm: 20 chia 2 bằng 10.
HS tự trình bày bài giải (như hình 3)
GV nhận xét 
v Hoạt động 2: Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
Bài 5:
HS quan sát tranh vẽ, nhận xét, trả lời.
Hình a) có 4 con chim đang bay và 4 con chim đang đậu. Có 1/2 số con chim đang bay.
Hình c) có 3 con chim đang bay và 3 con chim đang đậu. Có 1/2 số con chim đang bay.
GV nhận xét – Tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Số bị chia – Số chia – Thương
Hát
HS thực hiện: Hình b) đãkhoanh vào ½ số con cá.
Bạn nhận xét.
HS tính nhẩm để tìm kết quả của mỗi phép chia.Sửa bài.
2 x 6 = 12 2 x 8 = 16
12: 2 = 6	 
16: 2 = 8
 2 x 2 = 4 
 2 x 1 = 2
 4 : 2 = 2	 2 : 2 = 1
HS nhận xét 
2 HS ngồi cạnh nhau tính nhẩm 18 chia 2 bằng 9. Bạn nhận xét.
2 HS lên bảng giải. HS dưới lớp giải vào vở.
HS tính nhẩm
HS tính nhẩm.
Bài giải
Số hàng có tất cả:
 20: 2 = 10 (hàng)
Đáp số: 10 hàng
HS quan sát tranh vẽ
2 dãy HS thi đua trả lời.Bạn nhận xét.
MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT 22: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN .
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
 - Biết đặt tên được cho từng đoạn truyện. (BT1) .
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. (BT2).
 - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. (BT3).
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn phát biểu hoặc kể, nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh không nên kiêu căng, xem thường người khác.
II. Đồ dùng:
1.Giáo viên: Tranh “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”.
2.Học sinh: Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “ Chim sơn ca và bông cúc trắng”Cho điểm từng em -Nhận xét.
3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
 -Tranh: Bức tranh minh họa cho câu chuyện nào ? Tiết kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ quan sát tranh và kể lại câu chuyện “Một trí khôn hơn trăm trí khôn”.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động học của Trò
Hoạt động 1: Đặt tên cho từng đoạn truyện .
Mục tiêu: Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. Biết đặt tên được cho từng đoạn truyện .
 -Gọi 1 em đọc yêu cầu bài 1.
-Vì sao tác giả lại đặt tên cho đoạn 1 là Chú Chồn kiêu ngạo ?
-Tên của từng đoạn truyện phải thể hiện được điều gì ?
-Hãy suy nghĩ và đặt tên khác cho truyện mà vẫn thể hiện nội dung của đoạn truyện này ?
- Nhận xét. 
-Nhận xét, chấm điểm nhóm.
Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn truyện.
Mục tiêu: Biết nhìn tranh kể lại từng đoạn .
-Bước 1.
-Bước 2 .
-GV gợi ý cho học sinh còn lúng túng.
Đoạn 1: Gà Rừng và Chồn là đôi bạn nhưng Chồn có tính xấu gì ? Chồn tỏ ý coi thường bạn như thế nào ?
Đoạn 2: Chuyện gì đã xảy ra với đôi bạn ?
-Người thợ săn đã làm gì ?
-Gà Rừng nói gì với Chồn ?
-Lúc đó Chồn như thế nào ?
Đoạn 3: Gà Rừng nói gì với Chồn ?
-Gà Rừng nghĩ ra mưu mẹo gì ?
Đoạn 4:
-Sau khi thoát nạn thái độ của Chồn ra sao ?
-Chồn nói gì với Gà Rừng ?
-Nhận xét, chấm điểm nhóm.
-Yêu cầu kể theo vai (có trang phục)
-Nhận xét: giọng kể, điệu bộ, nét mặt. 
-Khen thưởng cá nhân, nhóm kể hay.
-1 em đọc yêu cầu, đọc cả mẫu.
-4 em nối tiếp nhau nêu yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
-Đọc thầm đoạn 1-2.
-Vì đoạn này kể về sự kiêu ngạo hợm hĩnh của Chồn.
-Nội dung của từng đoạn truyện đó.
-HS suy nghĩ và trả lời.
- Nhận xét. 
 - Thảo luận nhóm. 
-Đại diện nhóm trình bày.
Đoạn 2: Trí khôn của Chồn/ Chồn và Gà Rừng gặp nguy hiểm 
Đoạn 3:Trí khôn của Gà Rừng/ Gà Rừng thể hiện trí khôn .
Đoạn 4: Gà Rừng và Chồn gặp lại nhau/ Chồn cảm phục Gà Rừng 
-Nhận xét, bổ sung.
-Kể trong nhóm
-Nhận xét bổ sung.
-Kể trước lớp. Nhận xét.
- Nhận xét. 
-Chồn luôn coi thường bạn:
Cậu có bao nhiêu trí khôn? Mình chỉ có một trí khôn. Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm.
-Đôi bạn gặp người thợ săn, 
-Reo lên chọc gậy vào hang.
-Cậu có trăm trí khôn nghỉ kế 
-Chồn sợ hãi buồn bã chẳng có 
-Mình sẽ làm thế cậu cứ thế nhé.
-Giả vờ chết.. bỗng vùng chạy.
-Khiêm tốn.
-Một trí khôn của cậu còn hơn 
-4 em kể nối tiếp 1 lần.
-Đại diện các nhóm thi kể .
-Học sinh kể theo vai.
-Kể bằng lời của mình. 
-Tập kể lại chuyện.
4. Củng cố:(5’)
 -Nhận xét tiết học.	 
IV. Hoạt động nối tiếp:
 - Dặn dò. Kể lại câu chuyện .
SINH HOẠT LỚP
I/. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được tình hình hoạt động tuần qua của lớp.
HS mạnh dạng đứng lên nhận xét (cán sự lớp) một cách chân thật
Mỗi cá nhân nhận ra thiếu sót để cùng khắc phục. Bên cạnh phát huy mặt mạnh để hoàn thành tốt học tập ở thời gian sau
II/. Cách tiến hành:
Các tổ báo cáo
1/. Ưu Điểm:
Lớp đi học đều, đúng giờ.
Chăm ngoan lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi.
Trong giờ học nhiều bạn phát biểu ý kiến xây dựng bài tốt.
Ở nhà đa số các bạn viết bài làm bài đầy đủ.
Biết bảo vệ của công.
2/. Khuyết điểm:
Còn một vài bạn nghỉ học không xin phép.
Một số bạn đọc còn quá chậm (đánh vần từng âm), viết quá cẩu thả, chữ xấu, tập vỡ bôi xóa, rách bẩn.
Một số bạn hay bỏ quên tập ở nhà, quên không viết bài, làm bài ở nhà.
Trong giờ học còn một số bạn nói chuyện nhiều làm mất trật tự lớp.
3/. Tuyên dương:
 Vĩnh Toàn, Như Ý, Hoàng Phúc
4/. Phê Bình:
 Huỳnh Nam, Hồng Aùnh.
5/. Hướng tới:
	Tuyên dương các bạn học tốt trước lớp, trước sân cờ. Đồng thời củng nhắc nhỡ các bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trước lớp, trước sân cờ – hướng tới lớp tốt hơn.
 GVCN
 Lê Thị Gành

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 2 Tong Hop Tuan 19 22.doc