Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 12 năm 2010

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 12 năm 2010

Tập đọc

Tiết 45+46: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: vùng vằng, la cà, hiểu nghĩa diễn đạt qua các hình ảnh: mỏi mắt mong chờ (lá) đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con (cây) xoè cành ôm cây.

2. Kỹ năng.

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu có nhiều dấu phẩy.

- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.

3. Thái độ.

 - Luôn quý trọng, vâng lời cha mẹ.

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Tuần 12 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 12
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Tiết 45+46: Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: vùng vằng, la cà, hiểu nghĩa diễn đạt qua các hình ảnh: mỏi mắt mong chờ (lá) đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con (cây) xoè cành ôm cây.
2. Kỹ năng.	
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu có nhiều dấu phẩy.
- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc.
3. Thái độ.
	- Luôn quý trọng, vâng lời cha mẹ.
II. Đồ dung dạy học:
+ Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ chép câu văn luyện ngắt, nghỉ.
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Đọc bài: Đi chợ
- 1 HS đọc đoạn 1 và 2
- 1 em đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
- Qua câu chuyện cho em biết điều gì ?
- Sự ngốc nghếch buông cười của cậu bé.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Luyện đọc.
 a) GV đọc mẫu toàn bài.
 - Tóm tắt nội dung, HD giọng đọc chung.
- Lắng nghe.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
- GV uốn nắn sửa sai cho HS khi đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Chia đoạn: Bài đã chia đoạn có đánh số theo thứ tự từng đoạn (riêng đoạn 2 cần tách làm hai: "không biết như mây" ;"hoa tànvỗ về".
- 3 đoạn.
- HS tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi các câu trên bảng phụ
- 1 HS đọc lại
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
 - Giải nghĩa từ
- Vùng vằng: Có ý giận dỗi, cáu kỉnh
- Ghé qua chỗ này, dừng ở chỗ khác để chơi gọi là gì ?
- La cà (1 HS đọc phần chú giải).
- Mỏi mắt chờ mong: Chờ đợi mong mỏi quá lâu.
- Trổ ra: Nhô ra, mọc ra
 - Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 2.
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét 
- Chốt cách đọc – chuyển ý tìm hiểu bài.
- Các nhóm thi đọc cá nhân từng đoạn, cả bài.
3.3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: (1 HS đọc)
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi ?
- Cậu bé ham chơi bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.
Câu 2: (1 HS đọc)
- HS đọc thầm phần đầu đoạn 2
- Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà ?
- Đi la cà khắp nơi cậu vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ mẹ và trở về nhà.
- Trở về nhà không thấy mẹ cậu đã làm gì ?
- Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
Câu 3: (1 HS đọc)
 - HS đọc phần còn lại của đoạn 3
- Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào ? 
 - Từ các cành lá những cành hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây; rồi hoa rụng, quả xuất hiện
- Thấy quả ở cây này có gì lạ ?
 - Lớn nhanh da căng mịn màu xanh óng ánhtự rơi vào lòng bé.
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ ?
- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xoè cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
Câu 5: ( Dành cho HS khá, giỏi)
 - (1 HS đọc)
- Theo em nếu được gặp lại mẹ cậu bé sẽ nói gì ?
- Con đã biết lỗi xin mẹ tha thứ cho con
- Câu chuyện cho em biết điều gì ?
Nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
3.4. Luyện đọc lại:
- Các nhóm thi đọc
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, bình chọn
 4. Củng cố. 
 - Nhắc lại nội dung bài học.
- 1 HS nhắc lại.
5. Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
 - Lắng nghe.
- Chuẩn bị cho giờ kể chuyện.
Toán
 Tiết 56: Tìm số bị trừ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Nắm được cách tìm x trong các bài tập dạng x- a= b (với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ)
- Biết được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên hai điểm đó.
2. Kỹ năng.
- Biết cách tìm một số bị trừ khi biết hiệu và số trừ.
- Vẽ được đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên cho điểm đó.
3. Thái độ.
	- Yêu thích toán học.
II. Đồ dùng dạy học.
	+ Giáo viên: SGK, bảng phụ.
	+ Học sinh: SGK.
II. Hoạt động dạy học.
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn đinh tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm x: Yêu cầu HS làm bảng con
- Mời 1 em lên bảng
x + 18 = 52
 x = 52 – 18
 x = 34
27 + x = 82
 x = 82 – 27
 x = 55
- Nhận xét, chữa bài, chấm điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Lắng nghe.
- Giới thiệu cách tìm số bị trừ chưa biết.
- Có 10 ô vuông (đưa mảnh giấy có 10 ô vuông). Hỏi còn bao nhiêu ô vuông ?
- Còn lại 6 ô vuông.
- Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông.
- Thực hiện phép trừ
10 – 4 = 6
- Hãy gọi tên và các thành phần trong phép tính ?
 SBT ST Hiệu
- Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6.
- Đọc phép tính tương ứng còn lại ?
 x + 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
- x được gọi là gì ?
- x là số bị trừ chưa biết
- 6 được gọi là gì ?
- 6 là hiệu
- 4 được gọi là gì ?
- 4 là số trừ
- Muốn tìm số bị trừ tư làm thế nào?
- Lấy hiệu cộng với số trừ
- 4- 6 HS nêu lại
3.2. Thực hành:
Bài 1: Tìm x
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm phần a
a) x – 4 = 8
 x = 8 + 4
 x = 12
b)
x – 9 = 18
 x = 18 + 9
 x = 27
- ý c dành cho HS khá giỏi.
- GV nhận xét, chữa bài, chốt.
c)
x – 10 = 25
 x = 25 + 10
 x = 35
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cho HS nêu lại cách tìm hiệu, tìm số bị trừ sau đó yêu cầu HS tự làm
- HS làm bài vào sách
- 3 HS lên bảng
- Cột 4, 5 dành cho HS khá, giỏi.
Số bị trừ
11
21
49
62
94
Số trừ
4
12
34
27
48
- Nhận xét chữa bài, chốt.
Hiệu
7
9
15
35
46
Bài 3: Số ( Dành cho HS khá, giỏi)
- Bài toán cho biết gì về các số cần điền ?
- Là số bị trừ trong phép trừ.
- 7 trừ 2 bằng 5 (điền 7)
- 10 trừ 4 bằng 6 (điền 10)
- 5 trừ 5 bằng 0 (điền 5)
Bài 4:
- Cho HS chấm 4 điểm và ghi tên (như SGK)
- Vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD. Cắt nhau tại điểm 0. Ghi tên điểm 0.
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố. 
- Gọi HS nhắc lại cách tìm số bị trừ
- 3 HS nhắc lại.
5. Dặn dò.
- Nhắc HS học và làm bài tập ở nhà
- Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật
( Đ/c: Tuấn –Soạn, giảng)
Luyện toán
 Luyện tập ( VBT )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Biết tìm số bị trừ.
2. Kỹ năng.
- Làm được các bài tập trong VBT.
3. Thái độ.
	- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
	+ Giáo viên: SGK, bảng phụ, VBT.
	+ Học sinh: VBT, vở luyện toán.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
- 2 HS nêu
3. Luyện tập:
Bài 1: Tìm x
- Gọi HS nêu YC; HD HS thực hiện
- 2 HS nêu YC, cách thực hiện
- HS làm trên bảng con ( ý a, d )
- Làm bài VBT, nêu kết quả.
 - GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: Số ? ( Điền vào bảng )
- 3 HS làm trên bảng lớp, lớp làm VBT
- Lớp chữa bài, đánh giá điểm
- GV nhận xét, chữa bài, chấm điểm
Bài 3: Số ? ( Điền vào ô trống )
 - Chữa bài, chấm điểm
- 2 HS nêu YC bài tập, 1 HS làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài tập VBT
- Chữa bài
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng( VBT - trang 58 )
- GV nhận xét, chữa bài và chấm điểm.
- 1 HS nêu YC bài, cách thực hiện
- HS làm bài VBT, 2 HS làm trên bảng lớp.
4. Củng cố. 
- YC HS nhắc lại ND giờ luyện tập
- 2 HS nhắc lại
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
- Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Luyện đọc
sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Hiểu được nội dung của bài qua luyện đọc
2. Kỹ năng.
- Đọc đúng, trôi chảy đạt yêu cầu về tốc độ đọc bài tập đọc đã học Sự tích cây vú sữa
3. Thái độ.
	- HS có ý thức rèn đọc.
II. Đồ dùng dạy - học:
	 + Giáo viên: Bảng phụ viết các đoạn luyện đọc.
	 + Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài
- 2 HS khá đọc bài tập đọc Cây xoài của ông em đã học, nhắc lại ND bài
3. HD đọc bài: ( Bảng phụ )
- Bài: Sự tích cây vú sữa
- HD HS đọc nối tiếp câu, đọc đoạn
- Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu trong đoạn văn.
- Luyện đọc nối tiếp câu, luyện phát âm đúng
- Luyện đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi ND. ( cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh dãy, thi đọc giữ các nhóm )
- Đọc toàn bài ( diễn cảm )
- 3 - 5 HS khá giỏi đọc.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, biểu dương và nhắc HS cách đọc đúng.
- Nghe, ghi nhớ
4. Dặn dò:
- YC HS nêu ND bài đã học
- Nhắc HS học ở nhà
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
- 3 HS nêu
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2010
Thể dục
 Tiết 23:Trò chơi: "Nhóm ba, nhóm bảy" - đi đều
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp ( nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải ).
- Học trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy
- Ôn đi đều
2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
- Thực hiện động tác đều và đẹp.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực học môn thể dục.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi. 
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
+ Đội hình 4 hàng dọc
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ chân, tay đầu gối, hông
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
 - Cán sự điều khiển ( Đội hình 4 hàng ngang )
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Đội hình vòng tròn
- Ôn bài thể dục phát triển chung đã học.
- Cán sự lớp điều khiển
B. Phần cơ bản:
- Trò chơi: "Nhóm ba, nhóm bảy"
- GV nêu tên giải thích làm mẫu trò chơi.
- Đi đều
- Chia tổ ôn tập
- Các tổ điều khiển
C. củng cố - Dặn dò:
- Cúi người thả lỏng
- Thực hiện.
- Trò chơi: Có chúng em
- Chơi trò chơi.
- Hệ thống bài
- Giáo viên nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
- Lắng nghe.
Toán
Tiết 57: 13 trừ đi một số 13 - 5
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Nắm được cách thực hiện phép trừ dạng 13 - 5, lập được bảng 13 trừ đi một số.
2. Kỹ năng.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 – 5. Biết đặt tính, tính, tính nhẩm dạng 13 -5.
II. đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: 1 bó 1 chục que tính và 13 que tính rời, SGK, bảng nhóm.
+ Học sinh: Que tính, bảng con, SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Cả lớp làm bảng c ... ây vú sữa; Mẹ.
3. Thái độ.
	- HS có ý thức rèn đọc.
II. Đồ dùng dạy - học:
	+ Giáo viên: Bảng phụ viết các đoạn luyện đọc
	+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài
- 2 HS khá đọc hai bài tập đọc Sự tích cây vú sữa; Mẹ. đã học, nhắc lại ND bài.
3. HD đọc từng bài: ( Bảng phụ )
- Bài: Sự tích cây vú sữa; Mẹ.
- HD HS đọc nối tiếp câu, đọc đoạn
- Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu trong đoạn văn.
- Luyện đọc nối tiếp câu, luyện phát âm đúng
- Luyện đọc đoạn, kết hợp trả lời câu hỏi ND. ( cá nhân, nhóm đôi, đồng thanh dãy, thi đọc giữ các nhóm )
- Đọc toàn bài ( diễn cảm )
- 3 - 5 HS khá giỏi đọc.
- Lớp nhận xét
- Nhận xét, biểu dương và nhắc HS cách đọc đúng.
- Nghe, ghi nhớ
 4. Củng cố. 
- YC HS nêu ND bài đã học
 5. Dặn dò:
- Nhắc HS học ở nhà
- Nhận xét, đánh giá giờ luyện đọc
 - 3 HS nêu
 - Lắng nghe.
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010.
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
2. Kỹ năng.
- Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 5, 53 - 15.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15.
3. Thái độ.
	- Yêu thích toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
	+ Giáo viên: SGK, bảng phụ.
	+ Học sinh: SGK, VBT.
II. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hát.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài.
3. bài mới:
Bài 1: Tính nhẩm
- Củng cố 13 trừ đi một số
- HS làm SGK
13 – 4 = 9
12 – 7 = 6
13 – 5 = 8
12 – 8 = 5
13 – 6 = 7
12 – 9 = 4
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: Bảng con
- Lớp làm vào bảng con
- 1 số HS lên bảng chữa
- Nêu cách đặt tính rồi tính
- Nêu cách tính
a)
-
-
-
-
-
-
63
 73
33
35
 29
8
 28 44
25
b)
93
83
43
46
27
14
 47
 56
 29
Bài 3: Tính. ( Dành cho HS khá, giỏi)
- HS làm SGK
- Tính trừ từ trái sang phải
- Gọi 1 số HS lên bảng
33 – 9 – 4 = 20
63 – 7 – 6 = 50
33 – 13 = 20
63 – 13 = 50
Bài 4:
- 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS đọc đề toán
- Nêu kế hoạch giải 
- 1 HS tóm tắt
- 1 em giải
Bài giải:
Cô giáo còn lại số quyển vở là:
63 – 48 = 15 (quyển vở)
Đáp số: 15 quyển vở.
Bài 5: ( Dành cho HS khá, giỏi)
- 1 HS đọc yêu cầu
 - Tự đối chiếu kết quả với từng câu trả lời, chọn ra câu trả lời đúng.
- Khoanh vào chữ C (17)
-
43
26
17
4. Củng cố. 
5. Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
Tự nhiên xã hội
 Tiết 12: đồ dùng trong gia đình
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
	- Nắm được tên và tác dụng của các đồ dùng trong gia đình.
2. Kỹ năng.
- Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình.
- Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
3. Thái độ.
	- Luôn biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình ngăn nắp, sạch sẽ.
II. Đồ dùng – dạy học:
+ Giáo viên:
- Hình vẽ trong SGK 
- Một số đồ chơi: Bộ ấm chén, nồi chảo, bàn ghế.
- Phiếu học tập
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hát.
- Hôm trước chung ta học bài gì ?
- Gia đình
- Những lúc nghỉ ngơi mọi người trong gia đình bạn thường làm gì ?
- HS trả lời
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Lắng nghe.
3.2. Khởi động: Kể tên đồ vật
- Kể tên 5 đồ vật có trong gia đình em ?
- Bàn, ghế, ti vi, tủ lạnh
- Những đồ vật mà các em kể đó người ta gọi là đồ dùng trong gia đình. Đây chính là nội dung bài học.
-Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp.
-Mục tiêu: 
- Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà.
- Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
-Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Kể tên các đồ dùng có trong gia đình ?
- HS quan sát hình 1, 2, 3
- Hình 1: Vẽ gì ?
- Hình 1: Bàn, ghế, để sách.
- Hình 2: Vẽ gì ?
- Hình 2: Tủ lạnh, bếp ga, bàn ghế để ăn cơm
- Hình 3: Vẽ gì ?
- Hình 3: Nồi cơm điện, ti vi lọ hoa để cắm hoa.
- Ngoài những đồ dùng có trong SGK, ở nhà các em còn có những đồ dùng nào nữa ?
- HS tiếp nối nhau kể.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu học tập
- Các nhóm thảo luận theo phiếu
Những đồ dùng trong gia đình
Số
TT
Đồ gỗ
Nhựa
Sứ
Thuỷ tinh
Đồ dùng sử dụng điện
1
Bàn
Rổ nhựa
Bát
Cốc
Nồi cơm điện
2
Ghế
Rá nhựa
Đĩa
Quạt điện
3
Tủ
Lọ hoa
Tủ lạnh
4
Giường
Ti vi
5
Chạn bát
Điện thoại
6
Giá sách
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm cử đại diện trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung
-Kết luận: Mỗi gia đình có những đồ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
-Hoạt động 2: Bảo quản giữ gìn một số đồ dùng trong gia đình.
-Mục tiêu: 
- Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình.
- Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp (đặc biệt khi sử dụng một số đồ dùng dễ vỡ).
-Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- HS quan sát H4, H5, 6
- Các bạn trong tranh 4 đang làm gì ?
- Đang lau bàn
- Hình 5: Bạn trai đang làm gì ?
- Đang sửa ấm chén
- Hình 6: Bạn gái đang làm gì ?
- Những việc đó có tác dụng gì ?
- Nhà em thưởng sử dụng những đồ dùng nào ?
- Những đồ dùng bằng sứ thuỷ tinh muốn bền đẹp cần lưu ý điều gì ?
- Phải cẩn thận không bị vỡ.
- Với đồ dùng bằng điện ta cần chú ý gì khi sử dụng ?
- Phải cẩn thận không bị điện giật.
- Đối với bàn ghế giường tủ ta phải giữ dùng như thế nào ?
- Không viết vẽ bậy lên giường tủ, lau chùi thường xuyên.
-Kết luận: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách lau chùi thường xuyên.
4. Củng cố. 
- Nhắc lại nội dung bài học
- 2 HS nhắc lại.
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe.
Tập làm văn
 Tiết 12: Gọi điện
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Đọc hiểu bài Gọi điện, biết một số thao tác gọi điện thoại; trả lời được các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, cách giao tiếp khi gọi điện thoại ( BT1 ).
2. Kỹ năng.
- Viết được 3,4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở BT2.
- Biết dùng từ, đặt câu đúng: Trình bày sáng rõ các câu trao đổi qua điện thoại.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: Máy điện thoại.
+ Học sinh: SGK.
III. Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 1, 2 HS đọc bài tập 1 (Đọc tình huống trả lời).
- 2 HS đọc.
- 2, 3 HS đọc bức thư ngắn (Thăm hỏi ông bà bài tập 3).
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- 2 HS đọc thành tiếng bài gọi điện
- Cả lớp đọc thầm lại để trả lời câu hỏi a, b, c.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
a) Sắp xếp lại các việc phải làm khi gọi điện.
1. Tìm số máy của bạn trong sổ.
2. Nhấc ông nghe lên
3. Nhấn số
b) Em hiểu các tín hiệu sau nói điều gì ?
- "Tút" ngắn liên tục: Máy đang bận (người ở bên kia đang nói chuyện) "tút" dài ngắt quãng: Chưa có ai nhấc máy (người ở đầu dây bên kia chưa kịp cầm máy hoặc đi vắng).
c) Nếu bố mẹ của bạn cầm máy em xin phép nói chuyện với bạn thế nào ?
- Chào hỏi bố (mẹ) của bạn và tự giới thiệu: tên, quan hệ thế nào với người muốn nói chuyện.
- Xin phép bố (mẹ) của bạn cho nói chuyện với bạn.
- Cảm ơn bố (mẹ) bạn.
Bài 2: Viết 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài 2
- Gợi ý HS viết
- Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì ?
- Rủ em đến thăm một bạn trong lớp bị ốm.
- Bạn có thể sẽ nói với em thế nào ?
-VD: Hoàn đấy a, mình là Tâm đây ! này, bạn Hà vừa bị ốm đấy, bạn có cùng đi với mình đến thăm Hà được không ?
- Em đồng ý và hẹn ngày giờ cùng đi, em sẽ nõi lại thế nào ?
VD: Đúng 5 giờ chiều nay, mình sẽ đến nhà Tâm rồi cùng đi nhé !
b) Bạn gọi điện thoại cho em lúc em đang làm gì ?
- Đang đọc bài.
- Bạn rủ em đi đâu ?
- Đi chơi
- Em hình dung bạn sẽ nói với em thế nào ?
VD: A lô ! Thành đấy phải không ? tớ là Quân đây ! cậu đi thả diều với chúng tớ đi !
- Em từ chối (không đồng ý) vì còn bạn học, sẽ trả lời bạn ra sao ?
- Nếu bạn chưa viết xong cho về nhà viết.
- Gọi 1 HS đọc bài viết.
- HS chọn tình huống a ( hoặc b ) để viết 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại (ghi dấu gạch ngang đầu dòng trước lời nhân vật).
4. Củng cố. 
- 2 HS nhắc lại số việc cần làm khi gọi điện thoại.
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ
- Lắng nghe.
- Về nhà làm bài tập 3 cho hoàn chỉnh.
Thủ công
 Tiết 11: ôn tập chương I – kĩ thuật gấp hình
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Củng cố được kiến thứ, kĩ năng gấp hình đã hình đã học.
2. Kỹ năng.
- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi.
3. Thái độ.
	- Biết trân trọng sản phẩm lao động.
II. chuẩn bị:
+ Giáo viên: Các mẫu gấp của bài 1, 2, 3, 4, 5.
+ Học sinh: Giấy thủ công.
III. Nội dung kiểm tra:
- Đề kiểm tra: Em hãy gấp một trong những hình gấp đã học.
- Nêu mục đích yêu cầu bài kiểm tra
+ Gấp được một trong những sản phẩm đã học. Hình gấp đúng quy trình cân đối, các nếp gấp phẳng.
+ Giúp học sinh nhớ lại các hình đã học.
+ Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra.
IV. Đánh giá:
- Đánh giá kết quả của vịêc kiểm tra qua sản phẩm hoàn thành theo 2 bước.
+ Hoàn thành:
- Chuẩn bị đầu đủ nguyên vật liệu..
- Gấp hình đúng quy trình
- Gấp hình cân đối nếp gấp phẳng
+ Chưa hoàn thành:
- Gấp chưa đúng quy trình.
- Nếp gấp không phẳng.
IV. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét về ý thức chuẩn bị bài
- Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết học sau
Sinh hoạt
Kiểm điểm đánh giá tuần XII
I. Mục tiêu:
	- Kiểm điểm, đánh giá các hoạt động trong tuần XII
	- Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động tuần XIII
II. Nội dung:
A. Đánh giá hoạt động tuần XII:
	1) Nền nếp:
- Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số 26/26
- Ra vào lớp đúng thời gian quy định
	2) Học tập
- Có đủ đồ dùng, sách vở học tập
- Đã có chuẩn bị cho học tập, có ý thức học và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
- Một số em chưa có ý thức học tập: quên đồ dùng học tập, không làm bài tập ở nhà
( Hoàng, Thắng, )
- Trong lớp chưa chú ý học tập ( Chinh, Thiện)
	3) Trang phục:
- 100% HS có đủ trang phục theo quy định của nhà trường
- Chấp hành thời gian và các hoạt động theo quy định của Liên đội
	4) Vệ sinh: 
- Tham gia VS riêng, chung sạch sẽ theo quy định
- Trang phục gọn gàng
B. Phương hướng tuần XIII:
	- Duy trì các mặt hoạt động tích cực đã đạt
	- Thi đua học tốt chào mừng ngày 20/11
	- Tiếp tục rèn viết, phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng HS khá giỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 CKTKN.doc