TOÁN
Tiết 51: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng 11 trừ đi một số, thực hiện được phép trừ có nhớ dạng 11 – 5; 31 – 5; 51 - 15 .
- Biết tìm số hạng trong một tổng .
- Giải bài toán có lời văn ( toán đơn 1 phép tính trừ ) .
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: SGK cho GV và HS
Thöù hai ngaøy 15 thaùng 11 naêm 2010 TOÁN Tiết 51: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Thuộc bảng 11 trừ đi một số, thực hiện được phép trừ có nhớ dạng 11 – 5; 31 – 5; 51 - 15 . - Biết tìm số hạng trong một tổng . - Giải bài toán có lời văn ( toán đơn 1 phép tính trừ ) . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: SGK cho GV và HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - Gọi HS đọc bảng 11 trừ đi một số. - GV nhận xét, cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng 2. HD luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả . Bài 2: Đặt tính rồi tính - Gọi HS nêu yêu cầu của bài . - Hỏi : Khi đặt tính phải chú ý điều gì ? - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 con tính. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập . - Nhận xét và cho điểm HS . Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu và tên gọi thành phần của x - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc về tìm số hạng trong một tổng rồi cho các em làm bài - GV cùng HS nhận xét. Bài 4: - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt . - Hỏi : Bán đi nghĩa là thế nào ? - Muốn biết còn lại bao nhiêu kilôgam ta phải làm gì ? - Yêu cầu HS trình bày bài giải vào Vở bài tập rồi gọi 1 HS đọc chữa . - Nhận xét và cho điểm HS . Bài 5: Điền dấu+ hoặc – vào chỗ trống - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài . - Viết lên bảng : 9 ... 6 = 15 và hỏi : cần điền dấu gì, + hay - ? Vì sao ? . Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS đọc chữa bài, mỗi HS đọc chữa 1 cột tính . - GV cùng HS nhận xét kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cùng HS hệ thống nội dung bài học. - Nhận xét tiết học và nhắc HS về làm lại các bài tập. - 2 HS đọc - HS nhắc lại tên bài học, ghi vở. Bài 1: HS đọc yc. - 2 HS nêu yêu cầu và cách làm - HS làm bài bằng bút chì vào SGK sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ ) đọc Bài 2: HS đọc yc. - Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục . - Làm bài cá nhân. Sau đó nhận xét bài bạn trên bảng về đặt tính, thực hiện tính . -Lớp nhận xét kết quả từng phép tính. Bài 3: HS đọc yc. - 2 HS nêu - Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia . - Làm bài tập, 3 HS làm bảng lớp. - Lớp tự kiểm tra bài mình. Bài 4: HS đọc đề bài. - HS đọc đề bài và phân tích đề Tóm tắt Có : 51 kg . Bán đi : 26 kg . Còn lại : ... kg ? - Bán đi nghĩa là bớt đi, lấy đi . - Thực hiện phép tính : 51 – 26 . Bài giải Số kilôgam táo còn lại là : 51 - 26 = 25 ( kg ) Đáp số : 25 kg táo . Bài 5: HS đọc yc. - Điền dấu + vì 9 + 6 = 15 . - HS làm bài. - Theo dõi bài chữa của bạn, kiểm tra bài mình . Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thöù ba ngaøy 16 thaùng 11 naêm 2010 TOÁN Tiết 52: 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 12 – 8 I. MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 12 – 8. - Tự lập và học thuộc bảng các công thức 12 trừ đi một số . - Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 12 – 8 để giải các bài toán có liên quan . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: SGK cho GV và HS; Que tính . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - GV chấm điểm vở bài tập, nhận xét chung. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng 2. Giới thiệu phép trừ 12- 8: Bước 1: Bài toán: Có 12 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? - Viết lên bảng 12 – 8 = ? Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả và thông báo lại . - Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình . - 12 que tính bớt 8 que tính còn lại mấy que tính ? - Vậy 12 trừ 8 bằng bao nhiêu . Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt và thực hiện phép tính . - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính . - Yêu cầu một vài HS khác nhắc lại . 3. Lập bảng trừ 12: - Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả các phép tính trong phần bài học. Yêu cầu HS thông báo kết quả và ghi lên bảng . - Xoá dần bảng công thức 12 trừ đi một số cho HS thuộc lòng 4. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả phần a. - Gọi HS đọc chữa bài . - Yêu cầu HS giải thích vì sao kết quả 3 + 9 và 9 + 3 bằng nhau . - Yêu cầu giải thích vì sao khi biết 9 + 3 = 12 có thể ghi ngay kết quả của 12 – 3 và 12 – 9 mà không cần tính . - Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b . - Yêu cầu giải thích vì sao 12 – 2 – 7 có kết quả bằng 12 - 9 . - Nhận xét và cho điểm HS . Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài . - GV cùng HS nhận xét. Bài 3: - Yêu cầu HS nêu lại cách tìm hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ rồi làm bài. - Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính trong bài . Bài 4: - Hỏi : Bài toán cho biết gì ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Mời 1 HS lên bảng tóm tắt và giải, cả lớp làm bài vào Vở bài tập . 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS đọc lại bảng công thức 12 trừ đi một số. - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà học thuộc bảng công thức trong bài . - HS ghi vở. - Nghe và nhắc lại bài toán. - Thực hiện phép trừ 12 – 8. - Thao tác trên que tính . Trả lời : 12 que tính, bớt 8 que tính, còn lại 4 que tính . - Đầu tiên bớt 2 que tính. Sau đó tháo bó que tính và bớt đi 6 que nữa (vì 2 + 6 = 8). Vậy còn lại 4 que tính. - Còn lại 4 que tính . - 12 trừ 8 bằng 4 . _ 12 - Viết 12 rồi viết 8 xuống dưới 8 thẳng cột với 2. Viết dấu - và 4 kẻ vạch ngang. - 12 trừ 8 bằng 4 viết 4 thẳng cột đơn vị . - Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi vào bài học . Nối tiếp nhau thông báo kết quả của từng phép tính. - HS học thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số . Bài 1: HS đọc yc. - 2 HS nêu yêu cầu và cách làm - Làm bài vào Vở bài tập . - Đọc chữa bài. Cả lớp tự kiểm tra bài mình . - Vì đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi . - Vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia . 9 và 3 là các số hạng, 12 là tổng trong phép cộng 9 + 3 = 12 . - Cả lớp làm bài sau đó 1 HS đọc chữa bài cho cả lớp kiểm tra . - Vì 12 = 12 và 9 = 2 + 7 . Bài 2: HS đọc yc. - HS làm bài, 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài cho nhau . Bài 3: HS đọc yc. - Trả lời . 3 HS lên bảng làm bài và trả lời cách làm. Bài 4: HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết có 12 quyển vở, trong đó có 6 quyển bìa đỏ . - Tìm số vở có bìa xanh . Tóm tắt Xanh và đỏ : 12 quyển Đỏ : 6 quyển Xanh : ... quyển ? Bài giải Số quyển vở có bìa xanh là : 12 – 6 = 6 ( quyển vở ) Đáp số : 6 quyển vở . Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thöù tö ngaøy 17 thaùng 11 naêm 2010 TOÁN Tiết 53: 32 – 8 I. MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 32 – 8 - Biết giải các bài toán có liên quan (toán có lời văn có một phép trừ) - Biết tìm số hạng của một tổng II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Que tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học A- Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 12 trừ đi một số. - Nhận xét và cho điểm HS. B- Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng. 2. Giới thiệu phép trừ 32- 8: Bước 1 : Nêu vấn đề - Nêu: Có 32 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - Để biết còn lại bao nhiêu que tính chúng ta phải làm như thế nào ? -Viết lên bảng 32 – 8. Bước 2 : Đi tìm kết quả - Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận, tìm cách bớt đi 8 que tính và nêu số que còn lại. -Còn lại bao nhiêu que tính . - Hỏi con làm như thế nào để tìm ra 24 que tính. -Vậy 32que tính bớt 8 que tính còn bao nhiêu que tính ? - Vậy 32 trừ 8 bằng bao nhiêu ? Bước 3 : Đặt tính và thực hiện phép tính - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính. Sau đó yêu cầu nó rõ cách đặt tính, cách thực hiện phép tính. - Hỏi : Con đặt tính như thế nào? - Tính từ đâu đến đâu ? Hãy nhẩm to kết quả của từng bước tính . - Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính . 2.2- Luyện tập – thực hành : Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS lên bảng làm bài . - Nêu cách thực hiện phép tính: 52 – 9,72 –8 - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài . - Hỏi: Để tính hiệu ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài . - Hỏi : Cho đi nghĩa là thế nào ? - Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải Tóm tắt Có : 22 nhãn vở Cho đi : 9 nhãn vở Còn lại : ... nhãn vở Bài 4: Tìm x - Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài . - Hỏi : x là gì trong các phép tính của bài ? - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. 2 HS làm bài trên bảng lớp. Sau đó nhận xét, cho điểm 4. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 32 – 8 . - Nhận xét và tổng kết tiết học . - 3 HS đọc - HS ghi vở. - Nghe, nhắc lại đề toán. - Chúng ta thực hiện phép trừ 32 – 8 - Thảo luận theo cặp. Thao tác trên que tính . - Còn lại 24 que tính . - HS có thể bớt theo nhiầu cách khác nhau . - 32 que tính , bớt 8 que tính còn 24 que tính . - 32 trừ 8 bằng 24 . _ 32 -Viết 32 rồi viết 8 ở dưới thẳng 8 cột với 2. Viết dấu trừ và kẻ 24 vạch ngang . - Tính từ phải sang trái. 2 không trừ được 8, lấy 12 trừ 8 bằng 4. Viết 4, nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. Bài 1: HS đọc yc. - Làm bài cá nhân . - 3 HS làm bảng lớp - Trả lời . Bài 2: HS đọc yc. - Đọc yêu cầu. - Ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ. - 3 HS làm trên bảng lớp. - Nhận xét từng bài cả về cách đặt tính cũng như thực hiện phép tính. Bài 3: HS đọc đề bài. -Nghĩa là bớt đi, trừ đi. - Làm bài tập. Bài giải Số nhãn vở Hoà còn lại là : 22 – 9 = 13 ( nhãn vở ) Đáp số : 13 nhãn vở Bài 4: HS đọc yc. - x là số hạng chưa biết trong phép cộng . - Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết . - Làm bài tập Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thöù naêm ngaøy 18 thaùng 11 naêm 2010 TOÁN Tiết 54: 52 – 28 I. MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 52 – 28 . - Biết giải bài toán có một phép trừ, dạng 52-28 - HS tích cực phát hiện, tìm tòi tự chiếm lĩnh kiến thức mới. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Que tính ; SGK cho GV và HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu: - Nhận xét và cho điểm HS . B. Bài mới: 1- Giới thiệu ... ọc to, cả lớp đọc thầm. - HS quan sát. - Hoạt động theo nhóm. - Các nhóm tìm đồ dùng và ghi nội dung vào phiếu theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm đọc bài làm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1HS đọc yêu cầu. - 2HS đọc bài thơ. - HS làm theo yêu cầu. - Đun nước, rút rạ. - Xách siêu nước, ôm rạ, dập lửa, thổi khói. - Việc nhờ ông giúp nhiều hơn. - HS nối tiếp nhau kể. - 5, 6 HS trả lời. - 2HS trả lời. Rút kinh nghiệm tiết dạy: TẬP VIẾT Tiết 11: CHỮ HOA I I. MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng viết chữ: Viết chữ hoa I (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. - Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả, mở rộng vốn từ, phát triển tư duy. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Mẫu chữ hoa I, cụm từ ứng dụng: Ích nước lợi nhà III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - Kiểm tra vở HS viết bài ở nhà. - HS cả lớp viết bảng con chữ H . - 1HS nhắc lại cụm từ Hai sương một nắng đã tập viết ở bài trước .2HS lên bảng viết chữ Hai, cả lớp viết bảng con : Hai . - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới: 1- Giới thiệu bài: GV ghi tên bài 2- Hướng dẫn viết chữ hoa: a, Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ hoa I: - Chữ hoa I cao mấy li, rộng mấy li? - Chữ I hoa gồm có mấy nét ? b, Cách viết : + Nét 1 : giống nét 1 chữ H, ĐB trên ĐK 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang , DB trên ĐK6 . + Nét 2 : từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết nét móc ngược trái, phần cuối uốn vào trong như nét 1 của chữ B, DB trên ĐK 2. - GV viết chữ hoa I trên bảng , vừa viết vừa nhắc lại cách viết . c, Viết bảng con . - Yêu cầu HS viết chữ hoa I vào bảng con 3- Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng a,Giới thiệu cụm từ ứng dụng - Gọi HS đọc cụm từ ứng dụng - Cụm từ ích nước lợi nhà có ý nghĩa gì ? b, Quan sát và nhận xét - Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào? - So sánh chiều cao của chữ I và chữ c . - Những chữ nào có chiều cao bằng chữ I ? - Khoảng giữa các chữ bằng chừng nào ? c, Viết bảng - Yêu cầu HS viết chữ ích vào bảng . 4- Hướng dẫn HS viết vào vở TV - GV nêu yêu cầu viết : + 1 dòng chữ I cỡ vừa . + 1 dòng chữ I cỡ nhỏ . + 1 dòng chữ Ích cỡ vừa. + 1 dòng chữ Ích cỡ nhỏ. + 2 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ - HS viết bài, GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS - Thu một số vở chấm, nhận xét . 5- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS hoàn thành nốt phần luyện viết trong vở TV. - HS thực hiện các yêu cầu kiểm tra của GV . - HS ghi vở - Cao 5 li, rộng 2, 5 li . - Gồm có 2 nét . - Lắng nghe, theo dõi và quan sát . - Theo dõi và quan sát GV viết mẫu . - HS viết bảng . - Đọc : ích nước lợi nhà . - Đưa ra lời khuyên nên làm những việc tốt cho đất nước, cho gia đình . - Gồm 4 tiếng là ích, nước, lợi, nhà . - Chữ I cao 2,5 li, chữ c cao 1 li . - Chữ l, h . - Khoảng cách đủ để viết một chữ cái o. - HS viết bảng . - Lắng nghe yêu cầu . - HS viết bài . - HS xem bài viết đẹp của bạn. Rút kinh nghiệm tiết dạy: TẬP LÀM VĂN Tiết 11: CHIA BUỒN AN ỦI I. MỤC TIÊU: - Biết nói lời chia buồn, an ủi đơn giản với ông, bà trong những tình huống cụ thể. - Biết viết bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Mỗi HS chuẩn bị mảnh giấy nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: - Làm lại BT 2 (tiết TLV tuần 10). - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2- Hướng dẫn làm bài tập a, Bài 1 : Ông ( hoặc bà) em bị mệt. Em hãy nói với ông (hoặc bà) 2, 3 câu để tỏ rõ sự quan tâm của mình. - Gọi HS đọc yêu cầu. + Lưu ý HS : Cần nói lời thăm hỏi sức khoẻ ông (hoặc bà) ân cần, thể hiện sự quan tâm và tình cảm thương yêu. - Yêu cầu HS tập nói theo nhóm đôi. - Gọi HS nói lời thăm hỏi. b, Bài 2: Hãy nói lời an ủi của em với ông (bà) a, Khi cây hoa do ông (bà) trồng bị chết. b, Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tập nói theo nhóm đôi. - Gọi các nhóm lên tập nói lời an ủi. c, Bài 3: Được tin quê em bị bão, bố mẹ về thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn (giống như viết bưu thiếp) thăm hỏi ông bà.. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS đọc bài Bưu thiếp - GV lưu ý HS viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn khoảng 2, 3 câu thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng. - Yêu cầu HS viết lời thăm hỏi. - Gọi HS đọc bài. - GV nhận xét, rút kinh nghiệm. 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS thực hành những điều đã học : viết bưu thiếp thăm hỏi, chia buồn, động viên, an ủi với bạn bè, người thân. - Gọi 2 HS đọc đoạn văn kể về người thân. - HS ghi vở - 2 HS đọc yêu cầu của bài. - HS tập nói trong nhóm - 2, 3 nhóm nói, HS nhận xét. - 2HS đọc yêu cầu. - HS thực hiện yêu cầu - 3, 4 nhóm HS nói, lớp nhận xét, bình chọn lời an ủi phù hợp và hay nhất. - 2 HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc bài. - HS làm theo yêu cầu. - 4, 5 HS đọc bài viết. - Lớp nhận xét bổ sung. Rút kinh nghiệm tiết dạy: ĐẠO ĐỨC Tiết 11: ÔN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: - Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng của 5 bài đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học (nếu có). - Vở bài tập Đạo đức 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Bài cũ: Kiểm tra nội dung bài chăm chỉ học tập - Vì sao cần chăm chỉ học tập? - Chăm chỉ học tập có lợi gì? - GV nhận xét và đánh giá. B. Bài mới: 1- Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài . 2- Các hoạt động chính: a) Ôn bài 1: Học tập sinh hoạt đúng giờ - GV yêu cầu HS làm bài tập 1 : Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng. (GV phát phiếu học tập) - Em đã thực hiện việc học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc như thế nào ? b)Ôn bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi - Khi chót mắc lỗi em cần phải làm gì ? - Biết nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì ? - GV nêu tình huống ở bài tập 2. + Kết luận : Khi chót mắc lỗi, em cần phải tự nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ và đợc mọi người quý mến. c) Ôn bài 3: Gọn gàng ngăn nắp. - Bài 3, 4 : Bày tỏ ý kiến + Kết luận : Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không mất công tìm kiếm. d) Ôn bài 4: Chăm làm việc nhà. Bài 5 : Bày tỏ ý kiến Bài 6 : Xử lí tình huống + Kết luận : Làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình thơng yêu đối với ông bà, bố mẹ e) Ôn bài 5: Chăm chỉ học tập. - Bài 7 : Thế nào là chăm chỉ học tập ? - Hãy nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập? + Kết luận : Chăm chỉ học tập giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn, đợc thầy cô và bạn bè yêu mến, bố mẹ hài lòng, thực hiện tốt quyền được học tập 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học. - 2 học sinh trả lời. - HS ghi vở. - 1HS đọc yêu cầu và các ý kiến - Cả lớp làm bài. - 1 HS đọc chữa bài. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS liên hệ. - HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. - 2, 3 HS bày tỏ ý kiến. - 1HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm việc cá nhân, 1 HS đọc chữa bài, lớp nhận xét. - Tiến hành tương tự như hai bài trên. - HS làm bài, lựa chọn ý kiến đúng. - Một số HS trả lời. Rút kinh nghiệm tiết dạy: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 11: GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU: - HS biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình. - Có ý thức giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình. - Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh vẽ trong SGK (24-25) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Khởi động: - Bài hát nói nên điều gì ? - Giới thiệu bài B. Các hoạt động: a. Hoạt động 1 - Yêu cầu các nhóm quan sát tranh (Tr 24) - GV gợi ý, đi tới từng nhóm để giúp đỡ HS - Làm việc cả lớp => Nhận xét- kết luận - Gia đình bạn Mai gồm : Ông, bà , bố mẹ và em của Mai. Các bức tranh cho thấy gia đình Mai ai cũng tham gia làm việc tuỳ theo sức khoẻ và khả năng của mình. Mọi người trong gia đình phải thương yêu nhau, quan tâm giúp đỡ nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình. - Hát bài Cả nhà thương nhau - Những người trong gia đình đều thương yêu nhau - Nhắc lại đầu bài- Ghi vở. - 2 HS 1 nhóm QS tranh và tập đặt CH để trao đổi với nhau về nội dung tranh: + Gia đình bạn Mai có những ai ? + Ai đang đi đón em bé ở trường mầm non ? + Bố bạn Mai đang làm gì? + Mẹ của Mai đang làm gì ? Mai giúp Mẹ làm gì ? + Hình nào mô tả cảnh nghỉ ngơi trong gia đình Mai ? - Đại diện 1 số nhóm trình bày - HS chú ý lắng nghe b. Hoạt động 2 - Yêu cầu HS nhớ lại những việc đã làm trong gia đình thường ngày của mình - GV ghi lên bảng - Điều gì sẽ xảy ra nếu Bố mẹ và những người khác trong gia đình không làm tròn trách nhiệm của mình. => Trách nhiệm và bổn phận của từng người trong gia đình là phải làm việc nhằm góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hoà thuận c. Hoạt động 3: - Yêu cầu quan sát tranh, gọi 1 HS nêu câu hỏi + Những người trong gia đình Mai thường làm gì vào lúc nghỉ ngơi ? + Vào những lúc nhàn rỗi em và các thành viên trong gia đình thường có những hoạt động giải trí gì ? + Vào những ngày nghỉ, ngày lễ em thường được bố, mẹ cho đi chơi ở đâu ? => Nhận xét - kết luận chung - Mỗi người đều có gia đình. Tham gia công việc gia đình là bổn phận và trách nhiệm của từng người trong gia đình. - Mỗi người trong gia đình phải thương yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau góp phần xây dựng gia đình vui vẻ hạnh phúc... - Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình cần có kế hoạch nghỉ ngơi... 4. Củng cố - dặn dò: - VN thực hiện tốt những công việc của mình để giúp đỡ gia đình - Nhận xét chung tiết học. - Trao đổi trong nhóm - Từng HS đứng lên kể công việc thường ngày của mình, ai thường làm những công việc đó. Những người trong gia đình Những công việc trong gia đình Ông Bà Bố, Mẹ Anh ( chị ) Tên HS -Quan sát tranh H5/Tr 25 - Ông bà ngồi uống nước nói chuyện, bạn gái ngồi bóp lưng cho Ông bà. - Bố mẹ chơi với em bé, dạy em tập đi tập nói. - HS liên hệ trả lời - HS chú ý lắng nghe - Họp mặt vui vẻ - Thăm hỏi người thân - Du lịch, dã ngoại - Mua sắm đồ dùng sinh hoạt Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: